Trang 1
TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI
ĐỀ THI THỬ 1 NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I. (4,0 điểm)
1. Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên nước ta.
2. Giải thích sự khác biệt về khí hậu đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
Câu II. (6,0 điểm)
1. So sánh địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao
lại có sự khác biệt đó?
2. Trình bày biểu hiện của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi ở
nước ta.
Câu III. (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta (1990-2013)
Năm
1990
1995
1999
2006
2013
Diện tích (nghìn ha)
6.042
6.765
7.653
7.324
7.900
Sản lượng (nghìn
tấn)
19.225
24.963
31.393
35.859
44.100
1. Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2013.
2. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của
nước ta qua thời kỳ 1990-2013.
3. Nhận xét về sự biến động diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta thời kỳ
1990-2013.
Câu IV(4 điểm)
1. Trình bày đặc điểm thiên nhiên đai cận nhiệt gió mùa trên núi.
2. Giải thích tại sao giới động vật tự nhiên nước ta phong phú đa dạng nhưng
đang bị giảm sút nghiêm trọng?
HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh:………………………
Trang 2
TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI
- –
ĐỀ THI THỬ 1 NĂM 2015
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
4,0
1
Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên nước ta.
2,0
Ảnh hưởng:
- Quy định thiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa…
- Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú đa dạng……
- Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên………
- Nằm trong vùng nhiều thiên tai…….
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Giải thích sự khác biệt về khí hậu đông Trường Sơn và Tây Nguyên
2,0
Lượng mưa:
- Đông Trường Sơn: Mưa thu- đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới. Thời kỳ này Tây Nguyên là nùa khô:
- Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Lúc
này đông tRường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió phơn khô nóng.
Nhiệt độ:
- Có sự chênh lệch giữa hai vùng: Đông trường Sơn nhiệt cao hơn (ảnh
hưởng của gió phơn); Tây nguyên nhiệt thấp hơn do ảnh hưởng của độ cao
1,0
1,0
II
6,0
1
So sánh địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tại sao lại có sự khác biệt đó?
4,0
So sánh
Giống nhau
- Đều được hình thành tạ các vùng sụt võng theo các đứt gãy sâu.
- Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên vùng biển nông, thềm
lục địa mở rộng. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hướng nghiêng
chung TB-ĐN. Hiện nay cả hai đồng bằng vẫn tiếp tục mở rộng
Khác nhau
- Nguyên nhân hình thành:
ĐBSH do sông Hồng, S.Thái Bình bồi đắp; ĐBSCL do S. Tiền và S. Hậu
bồi đắp.
- Diện tích:
ĐBSH nhỏ hơn ĐBSCL(dẫn chứng)
- Độ cao:
ĐBSH cao hơn ĐBSCL (dẫn chứng)
1,0
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
Trang 3
- Địa hình:
ĐBSH nhiều ô trũng ngập nước, ruộng bậc cao bạc màu, đòi núi sót cồn
cát, bãi bồi, có đê ngăn lũ; ĐBSCL nhiều vùng trũng lớn, gờ đất cao ven
sông, cồn cát ven biển, sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
Giải thích
Sự khác biệt về địa hình của hai đồng bằng do:
- Biên độ sụt võng khác nhau (dẫn chứng)
- Khả năng bồi tụ khác nhau (dẫn chứng)
- Tác động của con người (dẫn chứng)
1,0
2
Trình bày biểu hiện của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần
sông ngòi ở nước ta.
2,0
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Có 2360 con sông chiều dài trên 10km.
+ Dọc bờ biển, trung bình 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước 839 tỷ m
3
/năm.
+ Tổng lượng phù sa hàng năm 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa:
+ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Chế độ dòng chảy diễn biến thất thường.
1,0
0,5
0,5
III
6,0
a
Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2013
Năng suất lúa của nước ta NS = SL/DT (tạ/ha)
Đơn vị:(tạ/ha)
Năm
1990
1995
1999
2006
2013
Năng suất
31,8
36,9
41,0
48,9
55,8
1,0
0,5
0,5
b
Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ
3,0
Tốc độ tăng trưởng DT, SL, NS
Đơn vị:%
Năm
1990
1995
1999
2006
2013
Diện tích
100
112
127
121
131
Năng suất
100
130
163
186
244
Sản lượng
100
116
129
154
175
Vẽ biểu đồ
1,0
2,0
c
Nhận xét
2,0
- Diện tích, sản lượng, năng suất lúa nước ta 1990-2013 có sự biến động.
- Sản lượng, năng suất tăng liên tục, diện tích cũng có xu hướng tăng chung
nhưng năm 2006 có xu hướng giảm (dẫn chứng)
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất 299%, đến năng suất 175%,
thấp nhất là diện tích 131%.
1,0
0,5
0,5
Trang 4
4,0
IV
1
Trình bày đặc điểm thiên nhiên đai cận nhiệt gió mùa trên núi.
2,0
- Độ cao: Miền bắc: 600-700 đến 2600m; miền nam 900-1000 đến 2600m.
- Khí hậu: Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt trên 25
0
C; Mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Đất: + Feralit có mùn: 600m đến 1600-1700m
+ Đất mùn: Trên 1600-1700m
- Hệ sinh thái: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, nhiều chim thú quý cận nhiệt
phương bắc. Trên 1600-1700m, rừng sinh trưởng kém, đơn giải về thành phần
loài.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Giải thích tại sao giới động vật tự nhiên nước ta phong phú đa dạng
nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng?
2,0
- Phong phú đa dạng do ảnh hưởng của vị trí dịa lý…
- Sự giảm sút nghiêm trọng: Rừng bị tàn phá, săn bắn, buôn bán trái phép,
ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chính sách phát triển chưa hợp lý
1,0
1,0
Tổng
20,0
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 – Lần 1
Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Môn: Địa Lí – Thời gian: 180 phút
Câu I: (2,5 điểm)
1. Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
2. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Bắc Bộ.
Câu II: (3 điểm)
1. Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân và biểu hiện?
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Câu II: (2 điểm): Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (Đơn vị: %)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 100,0 79,3 17,9 2,8
1995 100,0 78,1 18,9 3,0
2000 100,0 78,2 19,3 2,5
2005 100,0 73,5 24,7 1,8
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.
2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu IV: (2,5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21 Công nghiệp chung và kiến thức được học. Anh (chị)
hãy:
1. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch đó.
…………………Hết……………………
Hướng dẫn chấm
Ý
Nội dung Điểm
Câu I
1
Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam? 1,0
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính
chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh
khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên đường di cư của nhiều loài động thực
vật nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng
quý giá
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa
các miền
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới cần có những
biện pháp phòng chống tích cực.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Bắc Bộ. 1,5
- Đặc điểm:
+ Hướng của sông ngòi: tây bắc - đông nam và vòng cung, phần lớn đều đổ ra
biển Đông, trừ hệ thống sông Kỳ Cùng- Bằng Giang đổ vào sông Tây Giang
(Trung Quốc)
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có các hệ thống sông : Hồng, Thái Bình, Mã,
Kỳ Cùng - Bằng Giang
+ Chế độ nước: có mùa lũ khoảng từ tháng VI đến tháng X, mùa cạn từ tháng
XI đến tháng IV năm sau. Sông có độ dốc lớn, lượng phù sa nhiều.
- Giải thích:
+ Các dãy núi chính của vùng chạy theo hai hướng: tây bắc - đông nam và
vòng cung.
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của miền nên mạng lưới sông
ngòi dày đặc, sông đào lòng mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
+ Bắc Bộ có mùa đông rõ rệt nhất nước ta với đặc trưng thời tiết là lạnh-khô
(nửa đầu mùa đông) và lạnh -ẩm-mưa phùn (cuối đông) nên sông ngòi cạn
nước vào mùa đông.
0,25
Câu
II
1
Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân và … 1,5
- Nguyên nhân:
+ Do lãnh thổ nước ta trải dài…15 vĩ tuyến
+ Do ảnh hưởng của địa hình: các dãy núi ĐT, các dãy núi đâm ngang ra biển,
do ảnh hưởng của gió mùa
- Biểu hiện:
Khu vực phía Bắc Khu vực phía Pham
- Ranh giới
- Đặc trưng
- Đặc điểm
khí hậu
- Cảnh
quan thiên
nhiên
- Vĩ tuyến 16 trở ra
- Thiên nhiên mang đặc trưng
cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm khá
cao. Có mùa đông lạnh từ 2-3
tháng: Tb < 18
0
C. Biên độ
nhiệt lớn. Cảnh sắc thiên
nhiên thay đổi theo mùa X-H-
T-Đ
- Đới rừng nhiệt đới gió mùa
là cảnh quan thiên nhiên tiêu
biểu của miền. Thành phần
loài: Nhiệt đới chiếm ưu thế,
ngoài ra còn có các loài cây á
nhiệt đới, vùng đồng bằng vào
mùa đông trồng được cả cây
rau ôn đới
- Vĩ tuyến 16 trở vào
- Thiên nhiên mang đặc trưng
cho vùng khí hậu cận xích
đạo gió mùa không có mùa
đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm cao
Không có tháng nào nhiệt độ
xuống dưới 20
0
C. Biên độ
nhiệt nhỏ.Cảnh sắc thiên
nhiên thay đổi theo 2 mùa
- Đới rừng cận xích đạo gió
mùa là cảnh quan thiên nhiên
tiêu biểu của miền.Thành
phần loài: phần lớn thuộc
vùng xích đạo và nhiệt đới từ
phương nam đi lên hoặc từ
phía Tây Ấn Độ-Mianma di
cư sang.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Đặc điểm nguồn lao động nước ta 1,5
- Số lượng:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số nước ta đông, thuộc loại trẻ( dẫn
chứng)
+ Tốc độ tăng nguồn lao động tương đối cao nên hàng năm số lao động được
bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
+ Mặt mạnh:
* Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất đặt biệt là
sản xuất nông nghiệp.
* Trình độ lao động nói chung ngày càng được nâng cao (DC)
+ Mặt hạn chế:
* Thiếu kỹ luất, tác phong công nghiệp chưa cao; thiếu lao động có tay nghề,
đặc biệt là đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề
* Phân bố không đều cả về sô lượng và chất lượng (DC)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
III
1
Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
+ Chính xác về khoảng cách năm.
+ Có chú giải và tên biểu đồ.
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
- Biểu đồ:
1,0
BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA
0,5
2
Nhận xét và giải thích 1,0
- Nhận xét
+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai
đoạn 1990 - 2005 có sự chuyển dịch, nhưng còn chậm:
+ Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng giảm tỉ trọng của trồng trọt và tăng tỉ
trọng của chăn nuôi (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng tiến bộ là tất yếu.
+ Giảm tỉ trọng của trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực) và tăng tỉ trọng của
chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Dịch vụ nông nghiệp chiếm
tỉ trọng không đáng kể và còn đóng vai trò nhỏ bé trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
IV
1. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố
công nghiệp.
1,5
Hết
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp không đều giữa các vùng lãnh thổ
- Các vùng tập trung công nghiệp, tốc độ phát triển nhanh: Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Duyên Hải Miền Trung: sự phát triển công nghiệp và mức độ tập trung công
nghiệp vào loại trung bình.
- Các vùng công nghiệp kém phát triển: Tây Nguyên, Tây Bắc.
- Sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ quá lớn: (DC)
+ Giữa vùng phát triển nhất so với vùng chậm phát triển nhất chênh nhau quá
xa về giá trị sản xuất công nghiệp (giữa Đông Nam Bộ so với Tây Bắc, Tây
Nguyên).
+ Ngay giữa các vùng được coi phát triển cũng có sự chênh lệch (giữa Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2. Giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch đó.
- Các vùng có sự phát triển và mức độ tập trung cao là do có sự đồng bộ về
các nhân tố về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở
hạ tầng, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, thị trường tiêu thụ và
các chương trình hợp tác đầu tư nước ngoài.
- Các vùng chậm phát triển và mức độ tập trung thấp là do sự thiếu đồng bộ
các nhân tố trên.
0,5
0,5
Tổng Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV 10,0
TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II
***
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày vị trí địa lí của nước ta.
2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh về chuyên môn hóa sản xuất
nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu III (2,0 điểm)
Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm quy mô lớn.
Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta, giai đoạn 1990-2005
Năm
Sản phẩm
1990 1995 2000 2005
Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1
Dầu mỏ (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5
Điện (tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005.
2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn trên.
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa - THPT Cẩm Giàng II năm 2015
Câu Ý Đáp án Điểm
I 1 Vị trí địa lí: 1,0
- Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần
trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Hệ tọa độ địa lí trên đất liền: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23
0
23’ B tại
xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở
vĩ độ 8
0
34’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau;
điểm cực Tây ở kinh độ 102
0
09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109
0
24’Đ tại
xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới
khoảng vĩ độ 6
0
50’B và từ khoảng kinh độ 101
0
Đ đến 117
0
20’Đ
tại Biển Đông.
- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với Biển
Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105
0
Đ
chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong
khu vực múi giờ thứ 7.
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối
với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
1,0
* Các thế mạnh:
- Khoáng sản: tập trung nhiều loại như: đồng, chì, thiếc, sắt,
crôm, bôxit, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…là nguyên, nhiên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền lâm- nông
nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật.
Các cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả (Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ…), phát triển
chăn nuôi đại gia súc.
- Nguồn thủy năng dồi dào: sông dốc, nhiều nước, có tiềm năng
thủy điện lớn. Tiềm năng du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu,
rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
0,25
0,25
0,25
thái, nghỉ dưỡng, tham quan.
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho giao thông, khai thác
tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Thiên tai: lũ quét,
mưa đá, sương muối…khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
0,25
II
1 Những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. 1,5
* Thế mạnh:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, năm 2005 dân số hoạt động
kinh tế ở nước ta là 42,53 triệu người (chiếm 51,2% tổng số dân),
mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất
phong phú.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Hạn chế:
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu hiện nay, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công
nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
- Chất lượng lao động giữa các vùng không đồng đều.
- Có sự chênh lệch lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và
nông thôn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 So sánh về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng
bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
1,5
* Đồng bằng Sông Hồng:
- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả.
Đay, cói.
- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi trồng thủy sản
nước ngọt, thủy sản nước mặn, lợ.
* Đồng bằng Sông Cửu Long:
0,25
0,25
0,25
- Lúa có chất lượng cao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói). Cây ăn quả nhiệt
đới.
- Thủy sản (đặc biệt là tôm). Gia cầm (vịt đàn).
0,25
0,25
0,25
III Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành
công nghiệp trọng điểm của nước ta? Dựa vào Atlat Địa lí
VN, kể tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm quy mô lớn.
2,0
* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công
nghiệp trọng điểm vì :
- Cơ cấu ngành đa dạng.
- Nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
* Tên 5 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
quy mô lớn:
- Hải Phòng.
- Nha Trang.
- Thủ Dầu Một.
- Biên Hòa.
- Cần Thơ. (hoặc Cà Mau).
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
IV
1
Vẽ biểu đồ: 2,0
- Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường. Có 2 cột: một cột biểu diễn sản
lượng than, một cột biểu diễn sản lượng dầu mỏ. Một đường biểu
diễn sản lượng điện.
- Biểu đồ có 2 trục tung, mỗi trục tung biểu diễn một đơn vị:
(triệu tấn và tỉ kWh), trục hoành biểu diễn thời gian (năm).
- Biểu đồ vẽ chính xác, đẹp, ghi số liệu trên cột và đường biểu
diễn, có đủ chú giải và tên biểu đồ.
(Nếu vẽ sai hoặc thiếu, mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm)
2 Nhận xét: 1,0
Sản lượng than, dầu mỏ và điện ở nước ta, giai đoạn 1990-2005
đều tăng:
- Sản lượng than tăng (dẫn chứng)
- Sản lượng dầu mỏ tăng (dẫn chứng)
- Sản lượng điện tăng (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II + III + IV = 10,0 điểm
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ
Câu I.
1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế
nào đến sự phân hóa khí hậu trong vùng?
2. Chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây
hậu quả như thế nào cho sự phát triển kinh tế xã hội?
Câu II.
1. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay. Hãy giải thích
nguyên nhân của sự phân hóa đó.
2. Tại sao phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông
Hồng? Nêu các định hướng chính trong tương lai.
Câu III.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nêu tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích
gieo trồng chiếm trên 50% .
2. Giải thích tại sao các tỉnh này lại có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lớn?
Câu IV.
Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta
giai đoạn 1990 - 2010
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
1990 2 341,0 54 640,0 27 017,0 4 359,0
1995 4 515,0 92 255,5 28 466,9 7 306,9
2000 6 258,2 141 139,0 43 015,4 15 552,5
2005 8 786,8 298 051,3 111 145,9 42 051,5
2010 7 861,5 587 041,2 144 227,0 61 593,2
1.Tính tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của
nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (lấy năm 1990 = 100%)
2. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân
theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 - 2010
3. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo
ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
…………. Hết …………
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu I
(2
điểm)
1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. Đặc điểm đó có ảnh hưởng
như thế nào đến sự phân hóa khí hậu trong vùng? (1đ)
- Đặc điểm (0,5đ)
+ Nằm giữa sông thung lũng sông Hồng và sông Cả
+ Địa hình cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế
+ Hướng núi và hướng nghiêng: Tây Bắc - Đông Nam
0,25
+ Địa hình chia 3 dải: phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phái tây là địa
hình núi trung bình của các dãy Pu đen đinh, Pu sam sao, ở giữa là các cao
nguyên, sơn nguyên đá vôi
+ Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: s.Đà, s. Mã, s.
Chu.
0,25
- Ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu (0,5đ)
+ Làm cho khí hậu phân hoá theo độ cao (diễn giải) 0,25
+ Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng của địa hình 0,25
2. Chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Sự phân bố dân cư chưa
hợp lí gây hậu quả như thế nào cho sự phát triển kinh tế xã hội? (1đ)
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí (0,5đ)
+ Giữa miền núi với đồng bằng (diễn giải) 0,25
+ Giữa nông thôn với thành thị (diễn giải) 0,25
Trong trường hợp hs không nói được 1 trong 2 ý trên mà diễn giải
được cả 2 ý dưới đây thì cho 0,25đ
+ Giữa các tỉnh/ thành phố
+ Ngay trong một vùng: Đông Bắc & Tây Bắc
- Hậu quả (0,5đ)
+ Ở đồng bằng: đất chật người đông, tài nguyên bị khai thác quá mức, dư
thừa lao động
+ Ở miền núi: thiếu lao động, tài nguyên phong phú nhưng chưa khai thác
hợp lí
0,25
+ Nông thôn dư thừa lao động nhưng thiếu việc làm
+ Thành thị: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị, thiếu nhà ở
0,25
Câu II
(3điểm)
1. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay. Hãy giải
thích nguyên nhân của sự phân hóa đó. (1,5đ)
* Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta (1đ)
- Hoạt động công nghiệp tập trung vào một số khu vực (diễn giải)
+ Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận 0,25
+ Nam Bộ 0,25
+ Duyên hải miền Trung
+ Các khu vực còn lại
0,25
- Sự phân hóa về tỉ trọng giá trị sản xuất: Đông Nam Bộ (53%), tiếp theo là
ĐbsHồng, Đbs Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều, các vùng còn lại
chiếm ti trong không đáng kể
0,25
* Nguyên nhân (0,5đ)
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố:VTĐL, 0,25
tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng
- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao gắn liền với: sự có
mặt của tài nguyên thiên nhiên hoặc gần nguồn tài nguyên,vị trí địa lí thuận
lợi ,nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng
0,25
* Trong trường hợp hs không nói được đủ 2 ý trên mà nói được ý sau
đây thì cho thêm 0,25 đ:
2. Tại sao phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng? Nêu các định hướng chính trong tương lai. (1,5đ)
* Phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng (0,5đ)
- Đbs.Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế -xã hội của cả nước
- Cơ cấu kinh tế của vùng chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
hiện nay và tương lai
0,25
- Dân số quá đông, mật độ cao nên việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ sẽ
không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và đời sống
- Khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có của vùng
0,25
* Các định hướng chính trong tương lai (1đ)
- Tếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trong của khu vực II và III
trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn
với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
0,25
- Trong nội bộ từng ngành:
+ KVI: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây CN, cây
thực phẩm và cây ăn quả
0,25
+ KVII: hình thành các ngành CN trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các
thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng: chế biến lương thực- thực
phẩm, dệt may và da giày, VLXD, cơ khí- kĩ thuật điện, điện tử.
0,25
+ KVIII: Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân
hành, giáo dục- đào tạo
0,25
Câu III
(2điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1.Nêu tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện
tích gieo trồng chiếm trên 50%. (1 đ)
Tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện
tích gieo trồng chiếm trên 50% : Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng,
Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre.
*Hs phải nêu được từ 7 tỉnh trở lên mới được điểm tối đa
Nếu nêu được 5 tỉnh thì chỉ được 50% điểm của câu này
1
2.Giải thích tại sao các tỉnh này lại có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp
lớn? (1đ)
Các tỉnh trên tập trung nhiều thế mạnh:
*Tự nhiên(0,5đ)
- Đất đai: ba gian, đất xám trên phù sa cổ 0,25
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây CN ưa nhiệt, phơi sấy sản phẩm
- Sông ngòi: các hệ thông sông > cung cấp nước tưới
0,25
*Kinh tế- xã hội (0,5đ)
- Nguồn lao động nhiều kinh nghiệm
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước
0,25
- Thị trường tiêu thụ mở rộng
- Công nghiệp chế biến phát triển
0,25
Câu IV
(3điểm)
1.Tính tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành
vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (lấy năm 1990= 100%) (0,5đ)
Bảng:
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
1990 100,0 100,0 100,0 100,0
1995 192,9 168,8 105,3 167,6
2000 267,3 258,3 159,2 356,8
2005 375,3 545,5 411,4 964,7
2010 335,8 1074,3 533,8 1413,0
0,5
2. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận
chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (1,5đ)
- Vẽ đúng dạng biểu đồ đường, các dạng biểu đồ khác không cho điểm
- Đủ yếu tố: Tương
đối chính xác và đủ các năm, không bắt buộc ghi số liệu trên biểu đồ 1,5
- Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố
trừ 0,25đ
*Trường hợp không có chú giải hoặc chú giải sai thì giám khảo đối
chiếu bđ đã vẽ với số liệu các năm đã cho, nếu thấy phù hợp thì cho phần
biểu đồ
3. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển
phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. (1đ)
*Nhận xét (0,5đ)
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của 4 ngành vận tải
của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 đều tăng (dẫn chứng )
0,25
- Tốc độ tăng trưởng khác nhau: ngành có tốc độ tăng trưởng khối lượng
hàng hóa vận chuyển tăng nhanh nhất là đường biển (dẫn chứng ), đứng
thứ 2 là đường bộ (dẫn chứng ), thứ 3 là đường sông (dẫn chứng ), thấp
nhất là đường sắt (dẫn chứng )
0,25
*Giải thích (0,5đ)
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai
đoạn 1990 – 2010 tăng mạnh do nền kinh tế phát triển sau Đổi mới-> nhu
cầu vận chuyển tăng
0,25
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phụ thuộc vào đặc
điểm kinh tế- kỹ thuật và nhu cầu vận chuyển của từng ngành. Vận tải
đường biển gắn liền với hoạt động ngoại thương, vận tải đường sông gặp
nhiều khó khăn do các nhân tố tự nhiên, vận tải đường sắt chậm đổi mới, ít
được đầu tư, vận tải đường bộ cơ động trên nhiều loại địa hình, được đầu tư
0,25
nhiều
Tổng điểm toàn bài (I + II + III + IV) 10,00
SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA LÂN THỨ 2 NĂM 2014 - 2015
TRƯỜNG THPTHẬU LỘC 2 Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (4,0 điểm).
1. Trình bày đặc điểm chung về địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những đặc
điểm đó có ảnh hưởng gì tới sông ngòi của miền?
2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có nhiều chuyển biến. Giải
thích nguyên nhân.
Câu II (6,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. Tại sao trong những
năm gần đây ngành nuôi trồng tăng tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất
của ngành thủy sản?
2. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp
điện lực. Kể tên 4 nhà máy thủy điện với công suất mỗi nhà máy từ 400MW trở lên
đang hoạt động ở Việt Nam.
Câu III (6,0 điểm).
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
Năm Diện tích lúa cả năm
(nghìn ha)
Sản lượng lúa cả
năm (nghìn tấn)
Trong đó sản lượng lúa
đông xuân (nghìn tấn)
1995 6 766 24 964 10 737
1999 7 654 31 394 14 103
2000 7 666 32 530 15 571
2002 7 504 34 447 16 720
2005 7 329 35 833 17 332
2006 7 325 35 850 17 588
2007 7 207 35 942 17 762
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2007.
2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta ở giai đoạn trên.
Câu IV (4,0 điểm).
1. Phân tích điều kiện tự nhiên để khai thác thủy sản nước ta. Vì sao cần ưu tiên khai
thác thủy sản xa bờ?
2. Trình bày đặc điểm của khu công nghiệp nước ta. Tại sao sau năm 1990, hình thức
này lại tăng nhanh về số lượng và đa dạng về hình thức?
………… Hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
SỞ GD&ĐT THANH HÓA THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA NĂM 2014 - 2015
TRƯỜNG THPTHẬU LỘC 2 Môn: ĐỊA LÝ
(Đáp án – thang điểm có 04 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I
(4,0đ)
1 Đặc điểm chung địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, ảnh hưởng của đặc
điểm đó tới sông ngòi của miền:
2đ
- Đặc điểm chung địa hình.
+ Chủ yếu là địa hình đồi núi, trong đó có những dãy núi cao, đồ sộ ( Hoàng Liên Sơn,
Trường Sơn Bắc…)
+ Hướng nghiêng chung địa hình: Tây Bắc – Đông Nam; hướng núi: Tây Bắc – Đông
Nam và Tây – Đông.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ Đồng bằng Châu thổ → Đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
- Ảnh hưởng:
+ Quy định hướng sông ngòi của miền: Hướng TB – ĐN (dẫn chứng); hướng Tây –
Đông (dẫn chứng).
+ Ảnh hưởng đến chiều dài, độ dốc của sông: sông Tây Bắc dài, diện tích lưu vực lớn,
độ dốc trung bình nhỏ; sông Bắc Trung Bộ ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
+ Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, tới khả năng xâm thực, vận chuyển và bồi tụ sông
ngòi.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5
2 Cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có chuyển biến. Nguyên nhân 2đ
- Cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có chuyển biến theo hướng: giảm tỉ trọng
lao động trong khu vực I, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực II và khu vực III. Sự
chuyển dich này hoàn toàn phù hợp với tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế, tuy
nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.(dẫn chứng)
- Nguyên nhân:
+ Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Những chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế
+ Xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển, hiệu quả kinh tế của công nghiệp và dịch vụ
cao hơn nhiều so với nông nghiệp.
+ Xu hướng chung của thế giới….
1,0đ
1,0đ
II
(6,0đ)
1 Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. Nuôi trồng tăng tỷ trọng trong
cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản:
3,5đ
- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Tình hình chung:
Sản lượng thủy sản tăng nhanh, 2005 đạt hơn 3,4 triệu tấn.
Bình quân thủy sản/người tăng, hiện nay đạt 42kg/người/năm.
Nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản lượng và giá trị sản xuất
ngành thủy sản.
+ Khai thác:
Sản lượng khai thác tăng (dẫn chứng)
Phân bố: tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh khai thác thủy sản, các tỉnh
dẫn đầu (dẫn chứng).
+ Nuôi trồng:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt gần 1 triệu ha.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
Nhiều giống thủy sản được nuôi trồng, quan trọng nhất là tôm, cá tra, cá ba
sa…
Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng…
- Nuôi trồng tăng tỷ trọng vì:
+ Nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
+ Thực hiện chính sách coi trọng và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
+ So với khai thác, thủy sản nuôi trồng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
1,5đ
2 Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực 2,5đ
- Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực (cả thủy
điện lẫn nhiệt điện).
- Về thủy điện, nước ta có nguồn trữ năng lớn trên các hệ thống sông Hồng (11 triệu
KW), sông Xexan, sông Srêbôk, sông Đồng Nai.
- Về nhiệt điện, nước ta có nguồn dự trữ than đá ở khu vực phía Bắc (tỉnh Quảng
Ninh) và khí đốt trên thềm lục địa phía Nam (các bể trầm tích : Cửu Long, Nam Côn
Sơn, Thổ Chu - Mã Lai). Dẫn chứng
Hai nguồn nhiên liệu này là điều kiện để phát triển ngành nhiệt điện ở nước ta đã làm
tăng nhanh tỉ trọng của ngành nhiệt điện so với tổng sản lượng điện ở nước ta (70%).
Tên các nhà máy thủy điện có công suất 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam:
Hòa Bình, Sơn La, Xexan, Trị An.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
III
(6,0đ)
1 Biểu đồ thích hợp nhất: 3,0đ
- Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường)
- Yêu cầu:
Có tên, ghi chú.
Chính xác về khoảng cách năm.
Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
2
Nhận xét và giải thích: BSL: Năng suất lúa cả năm và tỷ trọng sản lượng lúa Đông
Xuân trong sản lượng lúa cả nước.
Năm 1995 1999 2000 2002 2005 2006 2007
Năng
suất
(tạ/ha)
36,9 41,0 42,4 45,9 48,9 48,9 49,9
Tỷ
trọng
lúa
ĐX
(%)
43,0 44,9 47,9 48,5 48,4 49,0 49,4
- Nhận xét:
+ Diện tích:
Giai đoạn 1995 – 2007 diện tích lúa cả năm tăng (dẫn chứng).
Tốc độ tăng không ổn định: giai đoạn 1995 – 2000 tăng liên tục sau đó 2000 –
2007 giảm (dẫn chứng).
+ Năng suất: Năng suất lúa cả năm tăng, tăng liên tục và tăng tương đối nhanh (dẫn
chứng)
3,0đ
0,5đ
1,5đ
IV
(4,0đ)
1
+ Sản lượng:
Tổng sản lượng lúa cả năm và sản lượng lúa Đông Xuân tăng (dẫn chứng)
Tỷ trọng sản lượng lúa đông xuân tăng trong tổng sản lượng lúa (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Diện tích tăng do khai hoang phục hóa, do nâng cao hệ số sử dụng đất. Giai đoạn
2000 – 2007 giảm chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng.
+ Năng suất tăng do áp dụng KHKT váo sản xuất lúa.
+ Sản lượng tăng chủ yếu do năng suất tăng. Lúa đông xuân tăng tỷ trọng trong tổng
sản lượng lúa vì đây là vụ lúa cho năng suất cao và ổn định.
1,0
* Điều kiện
- Thuận lợi
+Nguồn lợi thủy sản (loài, trữ lượng, phân bố các ngư trường)
+ Khí hậu
- Khó khăn: nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm sút, thiên tai, TQ tranh chấp…
* Ưu tiên khai thác thủy sản xa bờ do:
- tiềm năng còn lớn trong khi ven bờ đang suy giảm
- Khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển – đảo…
1,0đ
1,0đ
2
- Đặc điểm của khu công nghiệp:
- Nguyên nhân
+ Sau năm 1990 nước ta bắt đầu công cuộc CNH, HĐH
xuất hiện hình thức
+ Tăng nhanh nhằm thu hút vốn đầu tư, tập trung cơ sở hạ tầng và các nguồn lực để
phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,…
+ Đa dạng nhằm định hướng phát triển và thúc đẩy năng lực khoa học công nghệ, tạo
động lực cho sự phát triển công nghiệp…
1,0đ
1,0đ
Câu I (2,0 điểm)
Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành các đặc điểm
tự nhiên nước ta. Anh (chị) hãy:
1) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của nước ta.
2) Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam
là do vị trí địa lí, lãnh thổ quy định.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:
1) Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50
nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn
tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
2) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta.
Câu IV (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng
1995 2005
Tổng số 1 584,4 3 465,9
Đánh bắt 1 195,3 1 987,9
Nuôi trồng 389,1 1 478,0
1) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo
hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005.
2) Nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân
theo hoạt động của nước ta.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh………… ……………………………….SBD………………
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: Địa lý
Ngày thi 7/3/2015
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)