Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Lê Hồng Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.3 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:……………………… Số báo danh:…… Phòng thi:…………….
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc
sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi
không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và
cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và
cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.
(2) Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên
của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động
đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
(3) Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi
ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người
trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc
hỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị,
Tạp chí điện tử tiasang.co.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Cho biết câu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy nêu các tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của mình. Trả
lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Làm sao bây giờ? Ta phải chống,


Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
Súng liền nổ ngay cùng một loạt
Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi
Chúng con còn thơ, ai dạy nuôi
Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời!
Mẹ ngồi khóc con cúi đầu cũng khóc
Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín”, con im
Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi chôn cất
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố,
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả!
(Dọn về làng – Nông Quốc Chấn, Ngữ Văn 12, tập 1, tr.140)
Câu 5. Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các dòng thơ sau:
“Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
Súng liền nổ ngay cùng một loạt
Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi ” (0,25 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhập vai vào nhân vật trữ tình và cho biết thái độ của mình đối với giặc.
Trả lời trong khoảng 3-5 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Vào đại học, có phải là con đường tiến thân duy nhất?”

Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của mình về
vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về số phận của Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô
Hoài) và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh
Châu).
- HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA ĐỀ THI MINH HỌA-KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1
Cho biết câu khái quát chủ đề của đoạn trích trên?
- Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có
cuộc sống trí tuệ.
0.5
2
Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
-Thao tác lập luận chứng minh (thao tác chứng minh hoặc chứng minh đều
được điểm tối đa)
0.25
3
Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên?
Tác dụng của việc đọc sách; Tầm quan trọng của việc đọc sách; Sự cần thiết
phải đọc sách; Con người không thể thiếu sách; Chúng ta không thể không
đọc sách
0.25
4

Nêu các tác dụng của việc đọc sách.
1
2
-Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về tự nhiên, xã hội, con người.
-Sách giúp ta nâng cao tri thức về mọi lĩnh vực, nếu ta đọc nhiều sách.
0,25
5
3
-Sách là người bạn tâm tình mỗi khi ta vui buồn, giúp ta ngày càng hoàn thiện
về nhân cách. (hoặc Sách như một người bạn, giúp ta sống tốt hơn, giúp ta
thành con người tốt.)
Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
0,25
-Phương thức: tự sự; miêu tả; biểu cảm. 0.25
6
Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng
-Điệp từ: Cha. 0,25
7
Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
-Hai mẹ con chứng kiến tận mắt cha bị giặc Pháp giết hại, họ phải kìm nén
nỗi đau, chôn cất thi thể của cha để tiếp tục đánh giặc. Lúc này, lòng căm thù
giặc của họ đã đến tột độ.
(hoặc Người cha bị giặc Pháp giết hại, hai mẹ con đau đớn chứng kiến cảnh
đó, hai mẹ con chôn cất thi thể của cha và quyết tâm sống chết với giặc.)
0.5
8
Thái độ của mình đối với giặc.
-HS có thể bộc lộ nhiều cảm xúc, thái độ khác nhau, nhưng thái độ chung đối
với giặc là: căm thù tột độ, không đội trời chung, muốn băm vằm lũ giặc, thề
không cùng sống. HS tỏ được một trong những thái độ trên đều được điểm tối

đa.
0.5
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 “Vào đại học, có phải là con đường tiến thân duy nhất?” 3.0
1 Giới thiệu được vấn đề:
-Mỗi năm có hàng triệu học sinh đi thi đại học.
-Phải chăng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ
ngày nay?
0.5
2 Bàn luận vấn đề: 2.0
LĐ1 Vào đại học đó là con đường tiến thân đáng mơ ước của bao học
sinh
0.5
-Xã hội bao giờ cũng cần những công dân có tri thức để giúp ích cho
đất nước. Khi chúng ta rời xa mái trường THPT thì đại học là môi
trường bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành lí tưởng nhất. Mà muốn giúp
ích cho xã hội thì chúng ta phải nắm vững kiến thức về một lĩnh vực
nhất định, “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
-Để tiếp thu những kiến thức, tri thức tốt nhất, thì tuổi trẻ là thời điểm
tiếp thu hợp lí. Vì vậy, khi tốt nghiệp xong THPT, ai cũng muốn tiếp
tục vào cổng trường đại học, để việc tiếp thu được liên tục.
-Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học, nên mọi
gia đình, mọi bậc phụ huynh đều khuyến khích con em mình tiếp tục
học. Được bố mẹ và gia đình động viên, khích lệ học thì niềm đam mê
của chúng tôi lại càng dâng cao hơn. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại
này, tôi và các bạn đang nỗ lực vượt qua kì thi tốt nghiệp để được vào
cánh cửa đại học.
LĐ2 Tuy nhiên, không phải ai sau khi học xong trung học đều vào được
cổng trường đại học, bởi nhiều lí do:

0.25
-Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện học tiếp.
-Do sức khỏe, khả năng không đủ.
-Do không có niềm đam mê, không có chí cầu tiến.
LĐ3 Không nên coi đại học là con đương duy nhất. Vậy có con đường
nào khác?
0.5
-Nếu cúng ta không có khả năng để tiếp thu tri thức thì chúng ta có thể
học nghề, để trở thành người thợ giỏi. Giúp cho xã hội bão hòa được
tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
-Có thể mình chọn bậc học thấp hơn, sau đó liên thông lên đại học.
-Nếu hoàn cảnh gia đình không đủ kinh phí để học tiếp thì chúng ta có
thể vừa làm vừa học.
LĐ4 Nhiều người đã đạt được ước mơ nhưng không biết nắm giữ. 0.25
-Có nhiều người đã được vào cánh cổng mình mơ ước, nhưng lại để nó
dở dang, bởi những vui thú cuộc đời.
-Nhiều bạn đã phải khép lại cánh cổng của mình vì ham vui, ham chơi,
không lo học, để sau đó phải thi lại, học lại vŕ bị đuổi học. Thật đáng
tiếc thay. Bởi họ không coi việc học là kim chỉ nam.
LĐ5 Rút ra bài học cho bản thân 0.5
-Dù tiến thân bằng con đường nào, cũng phải coi việc học là công việc
suốt đời, nếu không bạn sẽ bị xã hội đào thải.
-Dù ở môi trường nào, chúng ta cũng không ngừng học tập để nâng cao
trình độ, trí tuệ cho bản thân.
-Tuy nhiên, không phải chăm chăm vào việc bồi dưỡng cái tài cho
mình mà quên đi cái đức. Song hành với việc bồi dưỡng trí tuệ, chúng
ta nên hoàn thiện nhân cách bản thân mình.
3 Đánh giá chung 0.5
-Tựu trung lại, đại học đúng là con đường đẹp đẽ, đáng mơ ước. Chúng
ta cần nỗ lực hết mình để đạt được nó, nhưng không phải là bằng mọi

giá. Bởi nó chỉ là một trong những con đường dẫn đến thành công ở
đời. Ngoài ra còn rất nhiều con đường đang chờ đợi chúng ta khám
phá.
2 Cảm nhận về số phận của Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
(Tô Hoài) và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).
4.0
1 Dẫn dắt vào vấn đề 0.5
-Những số phận bất hạnh, khổ đau thường làm rung động những tâm
hồn nhạy cảm. Và Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu là một trong số những
nhà văn khó kìm lòng trước những cảnh đời đau khổ, bởi vậy chúng ta
hôm nay mới thấu hiểu được số phận của Mị trong tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” (Tô Hoài) và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).
-Tuy hai Mị và người đàn bà hàng chài có số phận không mấy hạnh
phúc, nhưng cuộc đời của họ lại không giống nhau. Đúng là “mỗi cây
mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.
(hoặc HS có thể giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt đến
hai nhân vật đều được điểm tối đa)
2 Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” 1.5
-Là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, lại là cô gái hiếu thảo. Mị đáng
được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
-Nhưng vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị phải làm con dâu gạt nợ
cho nhà thống lí Pá Tra. Từ đây, cuộc sống của cô là một chuỗi ngày
dài đầy bất hạnh, tủi nhục.
-Mị bị vắt kiệt hết sức lao động (dẫn chứng: kể ra các công việc của Mị
hàng ngày, hàng năm), cuộc sống của Mị thậm chí không bằng cả con
trâu, con ngựa, vì “con trâu, con ngựa đêm nó còn được đứng gãi
chân, nhai cỏ, còn đàn bà con gái nhà này, vùi vào việc cả ngày lẫn
đêm”.

-Do bị hành hạ về thể xác quá nhiều nên Mị ngày càng bị tê liệt về tinh
thần “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa”. Trước kia Mị định tự tử bằng lá ngón để chấm dứt cuộc đời,
nhưng nay Mị không còn nghĩ đến việc đó nữa, Mị cứ ngồi trong
buồng mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
-Những tưởng cô gái ấy sẽ buông xuôi theo số phận, nhưng không.
Chính không khí của đêm mùa xuân và tiếng sáo gọi bạn đã thức tĩnh
tâm hồn chai sạn của Mị. Lúc này, “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước… Mị muốn đi chơi,
Mị lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu cho sáng, quấn lại tóc,
với tay lấy cái váy hoa”, nhưng bị A Sử trói đứng, Mị quên mình bị trói, Mị
vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi Mị vùng bước đi.
Nhưng tay chân đau không cựa được ”
-Mị lại phải trở về với cuộc sống trâu, ngựa trước kia, nhưng khi
thấy“một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má của A Phủ, “Mị
chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, nhớ lại chuyện người đàn bà bị
trói đứng đến chết. Cô đã liều lĩnh cắt dây mây cứu A Phủ và chạy theo A
Phủ, bởi “ở đây thì chết mất”. Lòng ham sống của Mị đã giúp cô thoát khỏi
cuộc sống giam cầm, bế tắc. Mị đã biết phá củi, bỏ lồng để hướng tới cuộc
sống tốt đẹp hơn.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3 Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” 1.5
-Khác hoàn toàn với Mị cả về ngoại hình lẫn tính cách.
+ Về ngoại hình: Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà trạc ngoài bốn
mươi, thô kệch, mặt rỗ, xấu xí, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, khắc khổ, tấm

lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
+ Về tính cách: chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”, không hề kêu một tiếng,
không hề chống trả, cũng không chạy trốn khi bị người chồng đánh.
-Có một quá khứ đau buồn: xấu xí không ai lấy và lỡ làng mang thai với một
0.25
0.25
người con trai khác.
- Hiện tại bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng” nhưng vẫn cam chịu, còn van nài “Quý toà bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
- Người phụ nữ ấy giải thích:
+ “Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu
được…”, “… như thế nào là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc
thuyền không có đàn ông…”
+ “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để
chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà
nhà nào cũng trên dưới chục đứa … phải sống cho con chứ không thể sống
cho mình”
-Sống trong đau khổ triền miên, người vợ ấy vẫn cố lục tìm những niềm
hạnh phúc nhỏ nhoi“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no…” ,
“trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận,
vui vẻ”.
Thấu hiểu nỗi khổ cho chồng, cảm thông cho người chồng vũ phu: Trước
đây anh ta là người cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi,
nhưng vì khổ quá nên lão như vậy. Người vợ ấy vẫn thấu hiểu cho chồng và
tha thứ tất cả, vì chị biết chồng bạo hành cũng vì hoàn cảnh.
- Bà tự trách bản thân mình “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một
chiếc thuyền rộng hơn…”thì không đến nổi khổ.
 Đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí là một tâm hồn nhân hậu, giàu lòng vị tha,
giàu đức hi sinh. Là người đàn bà thất học nhưng rất hiểu lẽ đời, hiểu thiên

chức làm mẹ, làm vợ.
0.5
0.25
0.25
4. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai số phận 0.5
-Tương đồng: Đều là những người phụ nữ đáng thương, họ phải sống
cuộc đời bất hạnh trong một thời gian dài.
-Khác biệt: Mị xinh đẹp, có sức sống mãnh liệt, biết vùng dậy đấu
tranh để có được cuộc sống hạnh phúc hơn, còn người đàn bà hàng chài
với vẻ ngoài không mấy xinh đẹp ấy, lại cam chịu, nhẫn nhục, chịu
đựng đòn roi, tất cả vì con cái.
0.25
0.25
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức. Trên đây là những ý cơ bản mà thí sinh cần phải đạt được.
+ Đối với phần đọc hiểu: Chấm theo bản hướng dẫn chấm.
+ Đối với phần làm văn: Cần dựa vào những kiến thức cơ bản, ngoài ra tùy thuộc vào năng
lực diễn đạt để cho điểm. Cần trừ 1 điểm đối với những HS viết sai chính tả từ 10 chữ trở
lên.

-Hết-

×