Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vai trò của tri thức và tri thức khoa học trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.43 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Trên phạm vi toàn thế giới, trong khu vực và ở nước ta hiện nay, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác định là giai đoạn phát triển tất yếu mà
mỗi quốc gia sớm hay muộn đều phải trải qua, là hiện tượng có tính quy luật
phổ biến trong tiến trình vận động và phát triển của các nước, nhất là đối với
những quốc gia đang phát triển muốn vươn lên thành nước có trình độ phát
triển cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đặc biệt là đối với nước ta, tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hóa là nhiêm
vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đến nay, nhiệm
vụ đó vẫn được coi là nhiệm vụ trọng tâm khi chúng ta đã bước sang giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Vai trò của tri thức và tri thức khoa học trong phát triển kinh tế
xã hội nói chung và trong quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tri thức và tri thức khoa học có vai trò cưc kỳ to lớn trong đời sống xã
hội cũng như trong hoạt động kinh tế của loài người. Đồng thời chúng cũng
có ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ nhất, chúng tác động tới nguồn nhân
lực, yếu tố quan trọng nhất của mọi hoạt động. Thứ hai, ứng dụng tri thức và
tri thức khoa học trong kinh tế tạo ra nền kinh tế tri thức. Quá trình công
nghiệp hóa ở nước ta diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và toàn cầu
hóa đạt ra yêu cầu mới đối với người Việt Nam. Đó là phải không ngừng
học tập sáng tạo và vận dụng những tri thức có được vào thực tiễn hoạt
động, thực tiễn phát triển kinh tế. Đồng thời đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với
Đảng và Chính phủ trong hoạch định chính sách, góp phần tạo điều kiện tốt
nhất để quá trình công nghiệp hóa của chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “Vai trò của tri thức và tri thức khoa học đối


với quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam” có ý nghĩa rất to lớn. Giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng
của tri thức và tri thức khoa học, từ đó đề ra những lý luận, những phương
hướng, biện pháp trong việc ứng dụng chúng vào thực tiễn hoạt động, qua
đó hoạt động trong thực tế ngày càng có hiệu quả hơn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Luận giải vai trò của tri thức và tri thức khoa học trong thực
tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
1.1 Khái niệm về tri thức và tri thức khoa học.
Khi luận bàn về một sự vật, hiện tượng trước hết chúng ta phải
xác định một định nghĩa cho nó. Vậy Tri thức và Tri thức khoa học là
gì?
"Tri thức" có vai trò như là một từ của một ngôn ngữ, đồng thời,
"Tri thức" cũng có vai trò là sự diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các
mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
Dưới phương diện là một từ của một ngôn ngữ, "Tri thức" có thể được
hiểu một các rất dễ dàng bằng cách dở một cuốn từ điển ngôn ngữ bất
kỳ ra, và đọc mục từ "Tri thức" ở trong đó. “Từ điển tiếng Việt” viện
ngôn ngữ học định nghĩa: “Tri thức là những hiểu biết có hệ thống về
sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội”(Nhà xuất bản Đà Nẵng- Trung
tâm từ điển học- Hà Nội- Đà Nẵng- 2000), hoặc “Tri thức là những
điều hiểu biết do từng trải và học tập mà thu được”(Nhà xuất bản văn
hóa thông tin, Hà Nội 1999). Nói tóm lại, "Tri thức" nhìn dưới góc độ
ngôn ngữ học là một khái niệm rõ ràng và dễ hiểu.
Dưới phương diện là sự diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các
mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, Tri thức có ý nghĩa
Triết học của nó. Tri thức và các yếu tố khác như: tình cảm, niềm tin, lý
trí, ý chí… tạo thành kết cấu theo chiều ngang của ý thức. Trong đó tri
thức là yểu tố cơ bản, cốt lõi. Tri thức là kết quả của quá trình nhận

thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng
những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới
hinh thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác (trích theo Giáo
trình triết học Mác- LêNin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Tri thức
có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức thông thường, tri thức khoa học.
Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của
mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp bề ngoài và rời rạc. Đối
ngược với nó là tri thức khoa học, tri thức khoa học phản ánh trình độ
của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực (trích theo Giáo trình
triết học Mác- LêNin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Người ta chia
tri thức khoa học thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận.
Việc hiểu được định nghĩa của tri thức nói chung và tri thức khoa
học nói riêng, chúng ta có thêm nhiều cơ sở cho việc phân tích vai trò
của chúng đối với đời sống xã hội, phát triển kinh tế đối với thế giới
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nói chung và quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng.
1.2 Tri thức và tri thức khoa học đối với đời sống xã hội.
Chúng ta đều biêt rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp
phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn
minh nhân loại. Mặc dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của
tri thức, về quá trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí
tuệ...Vẫn không ngừng được tranh luận và chưa có được câu trả lời
thoả đáng, nhưng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế, văn
hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện, và tác động ngày càng
lớn đến sự phát triển xã hội loài người.
Tri thức nảy sinh gắn liền với nền văn minh loài người, con người
ngày càng nhận thức sâu sắc hơn nội hàm mới của tri thức và không
ngừng sáng tạo ra tri thức mới, dần dần xây dựng và hoàn thiện hệ
thống tri thức mới:

+ Kỷ nguyên: Người nguyên thuỷ, sinh hoạt mông muội.
1.500.000 - 200.000 BCE ? Con người đi thẳng và có khả năng bắt
chước.
100.000 BCE: Tiếng nói của loài người cổ xưa.
40.000 - 20.000 BCE: Những bức hoạ trong hang động.
4000 BCE - 1400 CE: Sự phát triển của chữ viết.
+ Thời đại của các phương tiện truyền thông và máy phát sóng.
1450: Công việc in ấn được hình thành.
1750-???: Cách mạng công nghiệp nổ ra.
1800: Máy in dùng năng lượng hơi nước xuất hiện.
1930: Đài phát thanh ra đời.
1955-1960: Xuất hiện vô tuyến truyền hình.
1980-1990: Sự phổ biến rộng rãi của các máy tính cá nhân và các
trạm phát sóng.
1994-1999: Web mô phỏng Thế giới rộng lớn.
+ Thời đại chúng ta.
1999-2005: Web có mặt ở khắp mọi nơi. (Trích theo bài Sự phát
triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức – tạp chí triết học số ra
ngày 28 tháng 9 năm 2004).
Lịch sử văn minh của loài người cũng xưa cổ như chính lịch sử
loài người. Nhờ có quá trình lĩnh hội, tích lũy, sử dụng và truyền thụ tri
thức đã làm cho con người vượt lên trên muôn loài, đứng ở đỉnh cao
của bậc thang tiến hóa, đồng thời tạo ra cơ chế di truyền mới: di truyền
xã hội giúp con người vượt khỏi giới hạn tuổi trời cho tạo đà cho những
thế hệ tiếp theo, trở thành một nhân loại vĩnh viễn sinh tồn. Nhà triết
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
học nổi tiếng người Anh đã nói rằng: “Giả dụ nhân loại bị một tai nạn
khủng khiếp nào đó, toàn bộ khoa học kỹ thuật của hình thái vật chất
đều bị tiêu hủy sạch, chỉ còn lại hệ thống tri thức của hình thái tinh thần
như thư viện chẳng hạn, với khả năng học tập của con người thì sau

một quá trình phấn đấu gian khổ con người lại vẫn có thể tái tạo văn
minh, tiếp tục tiến lên ở một trình độ khá cao” (Trích theo Hành trang
thời đại kinh tế tri thức – Nhà xuất bản giao thông vận tải). Những tiến
độ nhanh chóng dồn dập của công nghệ thông tin và truyền thông đã
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đưa hoạt động tri thức về gần với cuộc
sống hàng ngày. Ngày nay, chúng ta càng ngày càng thấy rõ rằng trong
cuộc sống thường nhật, trong việc quản lý, kinh doanh, làm ăn hàng
ngày chúng ta cũng rất cần có thêm những tri thức, có thể có ý nghĩa
phổ biến hẹp hơn, có mức độ chính xác thấp hơn, có đời sống ngắn
hơn... nhưng lại đáp ứng trực tiếp hơn các yêu cầu giải quyết công việc
của con người.
Hoạt động nhận thức của con người bao gồm việc tìm kiềm tri
thức để tăng cường hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, đồng
thời sử dụng các tri thức có được để tạo nên các kỹ thuật, công nghệ và
giải pháp nhằm không ngừng cải thiện cuộc sống của mình. Trải qua
nhiều thế kỷ tích luỹ, và ngày nay có thêm sự trợ giúp đắc lực của
công nghệ thông tin, chúng ta đã có khả năng sử dụng rộng rãi tri thức
trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Và dĩ nhiên, con người không chỉ
thụ động sử dụng những tri thức đã tìm kiếm được, mà càng ngày càng
chủ động tìm kiếm, thu thập thêm nhiều tri thức cho hoạt động của
mình. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với con người trong
thời đại mới, thời đại của nền kinh tế tri thức, với bối cảnh toàn cầu hóa
tạo ra môi trường kinh tế xã hội thường xuyên biến đổi, liên tục thay
đổi.
Tri thức, có thể nói, là bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Tri
thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp),
chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao
thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...
Đó là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan
mà con người tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh

và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát
triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá
trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, tri thức còn quan trọng hơn bao
giờ hết. Nó đang dần dần trở thành lực lượng lao động trực tiếp quan
trọng nhất. Điều đó dẫn đến những thay đổi lớn lao không chỉ trong
quản lý và sản xuất kinh doanh, mà còn làm đảo lộn cuộc sống con
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
người, thay đổi các quan niệm, các thói quen, các thước đo giá trị. Báo
chí đang nói rất nhiều về một nền kinh tế tri thức, nhưng như vậy chưa
đủ. Ngày nay, đã đến lúc phải nói đến một xã hội tri thức, trong đó tri
thức sẽ quyết định các thước đo giá trị không chỉ của mỗi cá nhân mà
còn của cả một dân tộc. Tất nhiên, tri thức chỉ có thể trở thành một bộ
phận của văn hoá nếu như nó định hướng và được định hướng cho các
ứng xử của con người và cộng đồng người. Tri thức từ các qui luật phổ
biến có thể cho ta các định hướng vĩ mô, nhưng không phải lúc nào
cũng có thể giúp ta lấy những quyết định cụ thể hàng ngày. Mà cuộc
sống “vi mô” cụ thể không còn là thuận lợi cho cơ quan, doanh nghiệp
phải có khả năng thường xuyên tự tổ chức và tổ chức lại. Và cơ sở quan
trọng cho những khả năng đó là một tiềm lực tri thức phong phú, và
một năng lực xử lý tri thức nhạy bén, linh hoạt. Đẩy mạnh việc ứng
dụng có hiều quả những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin hiện
đại, và phát huy mọi năng lực trí tuệ hướng tới sáng tạo và đổi mới của
con người là hai nhân tố chủ chốt tạo nên năng lực cần thiết cho đất
nước đi tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức trong tương lai. Toàn
bộ tri thức đều có mục tiêu là quay trở lại thực tiễn và tích cực tác động
đến sự phát triển của thực tiễn. Nhiệm vụ của con người không những
phải nhận thức mà còn phải biết sử dụng tri thức và tri thức khoa học
coi đó là kim chỉ nam cho hành động nhằm cải tạo thế giới đáp ứng
toàn diện nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Điều đó đòi hỏi
con người với tư cách là con người khao khát tri thức cần ra sức phấn

đấu trở thành người khai sáng tri thức mới, biết cách làm cho những tri
thức trước kia có được nội dung và hình thức mới. Con người dám gạt
bỏ những tri thức đã lỗi thời, tiếp thu có phê phán những tri thức đã có,
tìm mọi cách tiếp cận những tri thức mới. Để làm được điều này con
người phải biết học tập không ngừng nghỉ, học tập suốt đời.
1.3 Tri thức và tri thức khoa học trong kinh tế.
Tri thức với hệ thống “tri thức lớn” lấy khoa học kỹ thuật và văn
hóa làm chủ thể, đã giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển của
nền văn minh xã hội loài người. Trong khoảng 50 năm trở lại đây,
những phát minh khoa học kỹ thuật và những tri thức về văn hóa tư
tưởng do loài người sáng tạo ra còn nhiều hơn những kết quả mà loài
người đã đạt được trong khoảng 3000 năm trở về trước. Lượng tri thức
tăng như vũ bão. Cuộc cách mạng công nghiệp và nền văn minh công
nghiệp 200 năm trước đã làm sức sản xuất tăng 100 lần, vậy mà vi điện
tử, kỹ thuật, vi tuần hoàn, vi mạch chỉ trong vòng 200 năm trở lại đây
đã làm cho sức sản xuất tăng 1 triệu lần. Trong sự tăng trưởng nhanh
tổng sản phẩm quốc dân toàn cầu, thành phần tri thức tăng 5% đầu thế
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kỷ XX lên 80-90% đầu thế kỷ XXI, và tri thức trở thành nguồn của cải
chính của xã hội và là động lực chủ yếu của văn minh. Do sức sản xuất
của tri thức ở thế kỷ XX phát triển cực mau lẹ, tổng sản phẩm quốc dân
toàn cầu tăng 19 lần. Tri thức đã biến không thành có, tạo nên sự tiến
bộ của xã hội loài người.Ngay từ thế kỷ XVI, nhà triết học nổi tiếng
người Anh: F.Bacon đã đề xuất: “tri thức là sức mạnh”. Đến cuối thời
kỳ kinh tế nông nghiệp, Bacon đã gắn liền tri thức với yếu tố đầu tiên
của nền kinh tế nông nghiệp và sức lao động, qua đó ông xây dựng vai
trò của tri thức trong nền kinh tế nông nghiệp. Rồi 200 năm sau đó, vào
cuối thế kỷ XVIII, Adam Smith, người đặt nền móng mới cho nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa, trong tác phẩm tiến bộ của mình “nghiên cứu về
tính chất và tài phú quốc dân – 1776” ( theo Hành trang thời đại kinh tế

thị trường- Nhà xuất bản Giao thông vận tải) Adam Smith đã gắn liền
tri thức với yếu tố đầu tiên của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Năm
1881, Taylor cha đẻ của quản lý học, lần đầu tiên vận dụng tri thức
trong phân tích kinh tế và thiết kế lao động, sáng lập ra “hệ thống
Taylor” nổi tiếng, vận dụng tri thức vào phân tích và tổ chức lao động
chân tay, thông qua đào tạo làm cho công nhân làm việc kiểu máy móc
một cách khoa học. Thành công của Nhật, Hàn và châu Á sau chiến
tranh thế giới thứ II là do cách đào tạo như thế. Lịch sử tiến sâu vào
nửa sau thế kỷ XX, bản thân tri thức thực sự được xem là tài nguyên cá
nhân, tài nguyên kinh tế chủ chốt. Tri thức là nguồn tài nguyên có ý
nghĩa sâu xa duy nhất. Chỉ cần có tri thức là có thể vận dụng tri thức để
thu được những yếu tố sản xuất đã bị liệt vào hàng thư hai như đất, sức
lao động, nguồn vốn… Như vậy, tri thức không chỉ là sức mạnh, không
chỉ là tư bản mà còn là yếu tố sản xuất đầu tiên, vượt lên trên sức lao
động và tư bản. Chúng ta đang dần thoát ly khỏi thời đại văn minh công
nghiệp tiến vào thời đại của văn minh kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri
thức là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng dễ chấp nhận nhất
hiện nay là định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đưa ra
năm 1995: kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ
cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất luợng cuộc sống (trích theo Giáo
trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
trang 290). Trong nền kinh tế tri thức, những ngành dựa vào tri thức,
dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ có tác
động to lớn ví dụ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học …nhưng
cũng có thể là những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp,
công nghiệp được ứng dụng khoa học công nghệ cao. Từ chỗ chiếm
một tỷ trọng rất không đáng kể ớ các thời kỳ tiền cách mạng công

×