Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.06 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
Trang
A.Lời mở đầu ………………………………………………………………………2
B.Nội dung
I.Những vấn đề lí luận về kinh tế thị trường ……………………………………..3
1.Quan niệm và đặc điểm của kinh tế tư nhân …………………………………3
2.Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và
phát kinh tế tư nhân ……………………………………………………………...4
3.Bài học lịch sử về phát triển kinh tế tư nhân
rút ra từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới …………………………..4
3.1.Khảo sát tư tưởng của Lê-nin về sự cần thiết phát
triển kinh tế tư nhân trong thời kì chính sách kinh tế mới ……………….4
3.2.Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân Trung Quốc
trong bối cảnh hội nhập …………………………………………………….5
II.Thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong quá trình hình thành
và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ……………8
1.Tiền đề phát triển ……………………………………………………………….8
1.1.Thời kì trước đổi mới ………………………………………………………..8
1.2.Thời kì đổi mới ………………………………………………………………8
2.Đánh giá chung về thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam ………………….8
2.1.Thành tựu ……………………………………………………………………9
2.2.Tồn tại và nguyên nhân những tồn tại ……………………9
III.Một số giả pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự sự phát triển kinh tế
nhân Việt Nam trong nền kinh tế……………………………………. …11
1.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân ………………......11
2.Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho kinh tế tư nhân …………………..….11
3.Phát triển các mối quan hệ hợp doanh giữa nhà nước với tư nhân
giữa tư nhân trong nước với nước ngoài………………………………………12
4.Đổi mới cơ chế chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế tư nhân ……………………………………………………..13


5.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhà nước đối với các hoạt
động kinh doanh của kinh tế tư nhân ………………………………………....13
C.Kết luận……………………………………………………………………………14
D.Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………15
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.Lời mở đầu
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Qua hai mươi năm thưc hiện công cuôc đổi mới, chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã
hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và
lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với những triển vọng tốt đẹp. Đóng góp vào
thành công đó chúng ta không thể không nhắc tới khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta
hiện nay. Có thể nói rằng, quan điểm của Đảng về việc từng bước phát triển khu vực
kinh tế tư nhân cho nó đi đúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quan điểm
hoàn toàn đúng đắn. Nó phản ánh xu thế khách quan của lịch sử.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về thành phần
kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, xác định những đặc điểm của thành phần kinh
tế tư nhân, đưa ra những phương hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phần
kinh tế tư nhân, mang lại hiệu quả cao theo mong muốn là chủ đề hoàn toàn thiết
thực
Mặt khác, chủ trương phát triển thành phần kinh tế tư nhân của Đảng và nhà nước ta
được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ý kiến
chưa thống nhất với quan điểm trên thậm chí còn nhận thức không đúng về vai trò
của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với tất cả lí do đó tôi đã chọn đề tài:”Kinh tế t ư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” nhằm khẳng định hơn nữa tầm
quan trọng của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển thành phần
kinh tế này và đưa ra một số biện pháp khắc phục các hạn chế đó.
Tác giả đề án
Lưu Huy Thưởng
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. NỘI DUNG
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
I.Những vấn đề lí luận về nền kinh tế tư nhân
1.Quan niệm và đặc điểm của kinh tế tư nhân
Quan niệm:
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, với lao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm: kinh
tế cá thể, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Cho đến nay có nhiều cách khác để xác định cơ cấu và các nấc thang phát triển
của kinh tế tư nhân. Sau cách mạng Tháng Mười 1917, V.I.Lênin đã chỉ ra kết cấu
kinh tế tư nhân ở nước Nga lúc đó gồm:”Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, kinh tế
sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân.” Ở nước ta, từ khi đổi mới trong các
văn kiện Đại hội đã xác định có những thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân
dược chia làm hai thành phần:”Kinh tế cá thể, tiểu chủ, và kinh tế tư bản tư
nhân.”Đến báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng lại xác định thành phần kinh tế tư
nhân bao gồm: “Cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân.”
Đặc điểm:
-Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân- một trong những động lực thúc
đẩy xã hội. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ xưa đền nay đã cho thấy
lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển.
Điều cốt yếu là phải tạo ra và sử dụng động lực đó cho phù hợp phục vụ cho lợi ích
chung của toàn xã hội. Nền kinh tế thị trường tồn tại mấy trăm năm vẫn chủ yễu dựa
trên lợi ích cá nhân. Do gắn liền với lợi ích cá nhân nên kinh tế tư nhân có sức sống

mãnh liệt. Quá trình quốc hữu hóa và tập thể hóa cao độ trong các nền kinh tế mệnh
lệnh trước đây đã bằng mọi cách xóa bỏ kinh tế tư nhân. Trong môi trường khắc
nghiệt đó, kinh tế tư nhân vẫn len lỏi tồn tại.
-Kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức
kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa ra
đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Có thể nói, quá trình đó bắt đầu từ
thời kì tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tuy nhiên, trong hàng ngàn năm tồn
tại cho đến trước khi xuất hiện nền sản xuất đại công nghiệp, đó là một nền sản xuất
hàng hóa giản đơn gắn liền với sản xuất nhỏ tự cung tự cấp.
-Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường
khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Nói
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cách khác, cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng sinh tồn của kinh tế tư nhân mà
điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất này là sản
phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong cơ chế thị trường. Bất kì
một nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến
khích mô hình tổ chức doanh nghiệp này. Ngược lại, mô hình tổ chức doanh nghiệp
tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường của
cơ chế thị trường.
2.Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nà phát triển kinh tế tư
nhân.
Phát triển kinh tế tư nhân là một tất yếu xuất phát từ qui luật về sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có tác dụng thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu chúng ta chỉ coi kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể là nền tảng mà không đặt kinh tế tư nhân vào đúng vị trí của nó, thì về thực
chất chúng ta vẫn coi sở hữu là mục đích của mọi chính sách – chúng ta không thể
để quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
như trước đây cũng như không thể “ép” kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải có

tiềm lực lớn hơn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong khi chúng ta chưa đủ khả năng làm điều đó một cách hiệu quả.
Nếu so sánh, đối chiếu với các hình thức sở hữu khác, thì phải thừa nhận rằng
trong nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là hình thức sở hữu
phù hợp hơn cả. Trong hình thức sở hữu đó, mục đích của sản xuất hàng hoá không
phải là sản xuất ra giá trị sử dụng mà thông qua sản xuất giá trị sử dụng để thực hiện
giá trị của hàng hoá, và từ đó đạt được lợi nhuận. Để làm được điều này, trước hết
phải xác định rõ quan hệ hàng hoá, sau đó mới xác định quan hệ lợi ích được thực
hiện trong hàng hoá. Do hàng hoá được sản xuất ra từ các tư liệu sản xuất, nên muốn
xác định quan hệ hàng hoá thì phải xác định được các quan hệ sản xuất để sản xuất
ra hàng hoá đó. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản đã đáp ứng được
yêu cầu này; bởi một đặc trưng của chủ yếu của nền kinh tế thị trường là thừa nhận
lợi ích cá nhân và dựa trên cở cấu quyền tài sản phân tán. Thực tế cho thấy, nếu
không có sự giao dịch chuyển nhượng tài sản giữa các doanh nghiệp, giữa các cá
nhân sản xuất hàng hoá, thì cũng không có cạnh tranh về giá cả và thị trường theo
đúng nghĩa của nó; do vậy cũng không có nền kinh tế thị trường thực sự.
3.Bài học lịch sử về phát triển kinh tế tư nhân rút ra từ kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới.
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.1. Khảo sát tư tưởng của Lênin về sự cần thiết phát triển kinh tế tư nhân
trong thời kì chính sách kinh tế mới.
Sau cuộc nội chiến, để thoát khỏi khủng hoảng, V.I.Lênin đã đề xướng chính
sách kinh tế mới. Trong chính sách kinh tế mới của mình, Lênin đã chỉ ra để thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ phải sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành
phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa
nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ
nghĩa tư bản nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ
hạch tóan kinh tế.

Như vậy, khác với thời kì nội chiến, trong điều kiện hòa bình, nước Nga Xôviết đã
chủ trương khôi phục và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó có khu
vực kinh tế tư nhân.
3.2.Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc
-Sau ngày thành thành lập nước,Trung Quốc đã nhanh chóng hình thành một
khu vực kinh tế những lớn mạnh với sự giúp đỡ của Liên Xô. Năm 1949 doanh
nghiệp tư nhân chiếm 63,3%sản lượng công nghiệp nhưng đến năm 1952, tỉ lệ này
nhanh chóng giảm xuống còn 39%. Trong thời gian đó chính phủ kiểm soát kinh tế
tư nhân thông qua biện pháp quốc hữu hóa. Năm 1952, 62% sản phẩm đầu ra của
kinh tế tư nhân theo đặt hàng của nhà nước hay được tiêu thụ thông qua nhà nước.
-Năm 1966, cách mạng văn hóa bùng nổ kinh tế tư nhân không tồn tại kể từ
đó cho đến cuối năm 1978.
-Sau những cải cách ở khu vực nông thôn cuối năm 1978 kinh tế tư nhân đã
xuất hiện. Ban đầu doanh nghiệp tư nhân không được chính thức công nhận, chỉ có
hộ cá thể. Sau đó, kinh tế tư nhân đã có một vị trí khiêm tốn trong nền kinh tế”bổ
sung”cho khu vực nhà nước. Tiếp theo chỉ còn những hạn chế về phạm vi hoạt động
của kinh tế tư nhân .
-Năm 1988 đánh dấu sự thừa nhận chính thức doanh nghiệp tư nhân ở Trung
Quốc. Nhưng đến năm 1989, sự kiện Thiên An Môn đã gây ra những tác động tiêu
cực cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Các nhà chính trị chuyển sang khuynh
hường tả và kinh tế tư nhân bị kết tội là nguồn gốc của xu hướng tư nhân hóa nền
kinh tế Trung Quốc. Kết quả là Quốc vụ viện đã ban hành một chỉ thị củng cố việc
thu thuế hộ cá thể và các doanh nghiệp. Chỉ sau khi ông Đặng Tiểu Bình có bài phát
biểu quan trọng trong chuyến công tác phía nam nổi tiếng năm 1992, khu vực tư
nhân mới được hồi phục. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Trung Quốc khóa XIV đã đưa ra quyết định về việc hình thành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Đây là bước ngoặt của Trung
Quốc trên con đường tiến lên nền kinh tế thị trường.
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Kể từ năm 1993, các chính sách của Đảng và chính phủ Trung Quốc ngày
càng trở nên thân thiết hơn đối với khu vực tư nhân. Ngày 28-8-2004, thủ tướng Ôn
Gia Bảo phát biểu tại hội thảo doanh nghiệp ngoài quốc doanh tổ chức tại thành phố
Ôn Châu, Chiết Giang đã nhấn mạnh:”Theo Nghị Quyết Đại hội XVI của Đảng,
chúng ta cần nắm chắc việc nghiên cứu và xây dựng chính sách về khuyến khích và
ủng hộ phát triển kinh tế ngoái quốc doanh.
Chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật các quy chế thúc đẩy kinh tế ngoài
quốc doanh phát triển một cách lành mạnh.”
-Dấu ấn nổi bật trong những thay đổi về mặt chính sách là sự xác định lại cơ
cấu hệ thống kinh tế Trung Quốc trong báo cáo của chủ tịch Giang Trạch Dân đã chỉ
rõ:”Một đặc điểm cơ bản trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng phát triển với nó còn có những hình thức sở
hữu khác.”Ông nhấn mạnh:”Kinh tế phi nhà nước là một thành phần quan trọng
trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc…” Tư tưởng này đã
được chính thức thừa đưa vào hiến pháp sửa đổi sau đổi mới với nội dung:” Kinh tế
tư nhân và kinh tế cá thể là những thành phần quan trọng trong nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc…””…nhà nước có trách nhiệm bảo đảm tài
sản và thu nhập hợp pháp của khu vực tư nhân”.Đây là một bước tiến lớn trong quá
trình tồn tại và phát triển của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Kinh nghiệm:
*Thống nhất nhận thức quan điểm về kinh tế tư nhân
-Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc chúng ta có thể
thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khu vực tư nhân hoàn
toàn có thể phát triển năng động trong môi trường kinh tế thị trường. Đảng Cộng
sản, nhà nước hoàn toàn có khái niệm quản lí, giám sát và định hướng sự phát triển
của các doanh nghiệp tư nhân.
-Có một thực tế là ở cả Việt nam và Trung Quốc, cam kết chính trị gần như
đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Tại Trung Quốc khu

vực tư nhân đã phát triển mạnh mẽ sau chuyến công du của Đặng Tiểu Bình. Tuyên
bố của ông đã có tác động mạnh mẽ hơn nhiều các đạo luật chính sách, đã thực sự
giải phóng tư tưởng tâm lí và những vướng mắc cản trở sự phát triển của kinh tế tư
nhân lúc đó. Đối với Việt Nam chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng khu vực tư
nhân thực sự là động lực trưởng kinh tế quan trọng, là khu vực chủ yếu giải quyết
việc làm phát huy mọi tiềm lực của người dân. Và để thúc đẩy khu sự phát triển khu
vực kinh tế năng động này Việt nam cần cam kết từ phía Đảng và chính phủ đẻ giải
phóng tư tưởng đối với kinh tế tư nhân.
-Vấn đề giải phóng tiếp theo là quan niệm về sự “bóc lột:”. Chúng ta không
thể coi một doanh nhân bỏ vốn đầu tư, tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định
cho người lao động, đồng thời lại phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh, thậm chí
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6

×