Khái niệm:
FII (đầu tư gián tiếp) được định nghĩa là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định
chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán (còn gọi là đầu tư Portfolio).
Đặc điểm:
- Hình thức: nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
- Đặc điểm:
1. Vốn đầu tư có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn ---> biến động nhiều hơn FDI do nhà đầu tư có thể
thêm hoặc rút vốn nhanh chóng hơn FDI.
2. Nhà đầu tư nguồn vốn này không chắc chắn được quyền quyết định trong cty mà họ nắm giữ cổ
phần vì Việt Nam quy định room cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% cổ phần trong một công
ty.
Tuy hiện nay tổng vốn FII vẫn còn rất nhỏ so với FDI nhưng các nhà kinh tế vẫn đang đau đầu về
việc quản lý nguồn vốn bất ổn này khi mà TTCK VN vẫn còn quá non yếu. Mọi người đều ghi nhớ
rằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 cũng bắt nguồn từ việc quản lý lỏng lẻo FII mà ra.
=>Nhược điểm:
+ Dòng vốn FII mang tính đầu cơ cao, chảy mạnh vào VN với kỳ vọng thu lợi nhuận nhanh chóng
và tạo ra rất nhiều BONG BÓNG KINH TẾ . Nên khi thị trường hoặc nền kinh tế vĩ mô gặp bất
lợi, thì dòng vốn FII sẽ giảm rất nhanh (Dòng vốn FII chảy mạnh vào VN thông qua sự phát triển
của thị trường Chứng khoán sau những lần IPO cổ phần hóa của những doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2007 cũng là năm phát triển nóng của thị trường Bất động sản nên một phần vốn cũng chảy
vào thị trường này, góp phần đẩy giá bất động sản lên cao ngất ngưởng)
+ Dòng vốn này rất "nhạy cảm " với niềm tin và " trạng thái tâm lý" của nhà đầu tư. Với mong
muốn thu lợi nhuận nhanh chóng thì khi tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài ko ổn định
thì để giảm khả năng lỗ, họ sẽ nhanh chóng rút số tiền họ đã đầu tư ( hay đầu cơ ), gây hiện tượng
" xì bong bóng".
+ Dòng vốn này cũng sẽ tận dụng những khe hở thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý kém của
VN để kiếm lợi nhuận nhanh, đầu cơ chèn ép thị trường ( đầu cơ USD do chính sách tỷ giá cứng
nhắc, khó thay đổi ).
=>Trên thực tế, FII chỉ là nguồn tài trợ cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của VN hiện nay.
=>Ưu điểm:
_FII có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động,
mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp
cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có
tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế…
_Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho
thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ
phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần
giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…).
Khó khăn:
_Những chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút FII của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng
chi tiết, cụ thể như đối với FDI. Đặc biệt, sau các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tâm lý
chung đối với nguồn vốn FII là tương đối e dè, lo ngại trước những tác động của nguồn vốn này
đối với nền kinh tế trong nước.
_Trên thực tế, công tác thu thập dữ liệu và bảo vệ nguồn vốn đầu FII phục vụ cho điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô không thể thực hiện được một cách chính xác. Cơ quan chức năng chỉ kiểm soát
được dòng vốn đầu tư FII trên TTCK tập trung trên cơ sở cấp mã số giao dịch, còn đối với sự tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường tự do thì không kiểm soát được.
_Đối với Ngân hàng Nhà nước, việc theo dõi hoạt động lưu chuyển của dòng vốn FII liên quan tới
hoạt động đầu tư trên TTCK, cũng như hoạt động góp vốn, mua cổ phần đầu tư nói chung chưa
được bóc tách từ hoạt động lưu chuyển ngoại hối nói chung hay các hoạt động khác trên tài khoản
vốn. Bên cạnh đó, thị trường tài chính chưa phát triển, còn thiếu tính đồng bộ và yếu tố phát triển
bền vững. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hạn chế trong việc thu hút dòng vốn FII, cũng như duy
trì sự ổn định của dòng vốn này.
_Chỉ khi nào thị trường tài chính phát triển minh bạch, sản phẩm tài chính đa dạng, cơ chế xác
định giá chứng khoán vận hành theo cơ chế thị trường, thì mới đảm bảo dòng vốn FII ngoài ổn
định, giảm thiểu nguy cơ đào thoát vốn.
_Các rào cản thu hút FII
Việt Nam gia nhập WTO, vận nước đang lên… là những cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thu hút
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này cần phải có sự nỗ lực mạnh mẽ từ phía Nhà
nước, Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ các rào cản trong lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài. Đối với đầu tư gián tiếp (FII), mặc dù trong thời gian vừa qua đã có xu hướng tăng
nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ vốn FII trên FDI thấp và quy mô nhỏ. Nguyên nhân là do còn một số
rào cản nhất định trong thu hút vốn FII là:
+Chưa có chính sách thu hút vốn và quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài hiệu quả. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các tác động tiêu cực của dòng vốn FII chưa được phân tích,
đánh giá đúng vai trò, tiềm năng của nó. Do đó, các nhà hoạch định chính sách còn khá e ngại
trước dòng vốn FII biểu hiện thông qua sự phân biệt đối sử, và các quy định nhằm hạn chế ngành
nghề, và tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.
+Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, hệ thống
pháp lý và các quy phạm chưa hoàn thiện, khả năng quản trị doanh nghiệp của các công ty còn
thấp, một số tiêu chí đánh giá chưa theo chuẩn quốc tế, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất
cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực… là
hàng loạt nguyên nhân dẫn đến thị trường tài chính không minh bạch. Đối với các nhà đầu tư nước
ngoài chuyên nghiệp thì đầu tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quyết định
không khôn ngoan.
+Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm (khoảng 8% các doanh nghiệp trong tổng số
các doanh nghiệp nhà nước phải cơ cấu lại), quy mô của các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp
cổ phần hóa phần lớn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+Các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về Việt Nam.
+Quy mô và chất lượng các sản phẩm thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế. Đây là nguyên
nhân cơ bản khiến các quỹ đầu tư chưa thật nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.
Thuận lợi:
->Tiềm năng thu hút FII
_Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn
FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần;
nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng
vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu
tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
_Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một
khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1%
là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
_Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ
được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi
quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có
nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm
năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn
nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên... Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam
ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế
giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập
WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu
hút vốn đầu tư nước ngoài.
->Tóm lại: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn
đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, vị thế đất nước
đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực trạng thu hút FII vào Việt Nam:
_Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng chưa quan tâm
thích đáng đến nguồn vốn FII. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu
hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động
tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai
đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các
nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%).
_Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, năm 2006 đã
xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Quỹ
Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa, nâng quy mô vốn
đến thời điểm hiện tại lên 171 triệu USD. Phía VinaCapital, đơn vị quản lý Quỹ VOF, kỳ vọng sẽ
đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong vòng 6 đến 9 tháng; sau đó sẽ tiếp tục gọi vốn để tăng
quy mô của Quỹ VOF lên 250 triệu USD vào cuối năm 2006. Theo bản báo cáo của Citigroup
ngày 27.9.2006, nhóm nghiên cứu của Citigroup nhận định Việt Nam là thế lực mới nổi lên
“powerhouse” của khu vực Đông Nam Á, và cho rằng đô thị hóa là một thách thức đối với Việt
Nam. Do vậy, Chính phủ sẽ có những ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp lẫn gián
tiếp vào lĩnh vực này.
_Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan
trọng của kinh tế tư nhân đối sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của
môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu.
Các giải pháp thu hút FII
Việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO là một trong những giải pháp quan trọng
để Việt Nam giải quyết các rào cản trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp (FII). Ngoài ra, cần phải tính
đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FII và hạn chế các tác động tiệu cực
của dòng vốn này trong thời kỳ hậu WTO. Chúng tôi xin có một số kiến nghị đối với các nhà
hoạch định chính sách:
- Cần sớm ban hành và thực thi Chính sách mở cửa thu hút đầu tư gián tiếp (FII), và xem xét nới
lỏng phạm vi ngành nghề hoạt động và tỷ lệ nắm giữ cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đối với
các doanh nghiệp nhà nước.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm gia tăng tính minh bạch thị trường tài chính, gia tăng quy
mô và chất lượng các sản phẩm tài chính. Sớm có những hướng dẫn cụ thể Luật chứng khoán.
Khuyến khích phát triển các công ty quản lý quỹ.
- Tăng cường các kênh thông tin, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
- Tiếp tục chính sách tự do hóa tài sản vãng lai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự luân chuyển
của dòng vốn.
- Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết.
Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính -
chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh
của hệ thống tài chính.