Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc morphin cho bệnh nhân ung thư ngoại trú tại huyện an lão thành phố hải phòng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 79 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


ĐÀO XUÂN HUY



KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC MORPHIN CHO
BỆNH NHÂN UNG THƯ NGOẠI TRÚ TẠI
HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
NĂM 2013




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI – 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



ĐÀO XUÂN HUY




KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC MORPHIN CHO
BỆNH NHÂN UNG THƯ NGOẠI TRÚ TẠI
HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
NĂM 2013


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK

60.72.04.12

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS.Nguyễn Thị Thái Hằng
Nơi thực hiện: -Trường Đại Học Dược Hà Nội
- Công ty cổ phần dược phẩm Hải Phòng-

Hiệu thuốc An Lão
Thời gian :11/2013 đến 03/2014

HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài cũng là lúc hoàn thành luận
văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn và kính trọng tới
- Cô PGS.TS.Nguyễn Thị Thái Hằng nguyên trưởng bộ môn Tổ
chức quản lý kinh tế Dược người đã dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho tôi
trong thời gian học tập và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn :
- Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, bộ môn Tổ chức quản lý
kinh tế Dược trường đại học Dược Hà Nội,
- Các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội là người đã dạy dỗ
tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin trân thành cảm ơn tới:
- Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Y Tế Hải Phòng
- Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty CPDP Hải Phòng - Hiệu thuốc An
Lão và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập nâng cao kiến thức
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn bố mẹ những người thân yêu trong gia đình, các anh
chị và các bạn trong lớp chuyên khoa cấp I khóa 15 tại Hải Phòng cùng
chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và dành cho tôi những tình cảm ,
sự động viên quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 03 năm2014


Đào Xuân Huy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT Phần viết tắt Viết đầy đủ
1 ACTH Adrenocorticotropic hormone(hormone kích
vỏ thượng thận)
2 ADH Hormon kháng niệu
3 BYT-KCB

Bộ Y tế - Khám chữa bệnh
4 CPDP

Cổ phần Dược phẩm
5 CN Chi nhánh
6 DSĐH Dược sỹ đại học
7 FSH Follicle-stimulating Hormone
16 GDP Good Distribution Practices
(Thực hành tốt phân phối thuốc)
17 GSP Good Storage Practices(Thực hành tốt bảo
quản thuốc)
18 GPP Good Pharmacy Practices (Thực hành tốt
quản lý nhà thuốc)
13 LH Luteinizing hormone(Hormon tuyến yên)
14 NSAIDS Non Steroidal Antiim flamamtory Drug
(Thuốc chống viêm không Steroid)
8 "N" Đơn thuốc nghiện
9 QĐ Quyết định
10 QĐ- BYT Quyết định - Bộ y tế
19 SPF Sun Protection Factor (bảo vệ khỏi nắng)

11 TT-BYT Thông tư - Bộ y tế
12 TSH Thyroid-stimulating Hormone(hormone kích
thích tuyến giáp)
15 WHO World Helth O rganization(Tổ chức y tế thế
giới)

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
Chương I: TỔNG QUAN 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ 7
1.1.1.Khái liệm cơ bản về bệnh ung thư 7
1.1.2.Bản chất của bệnh ung thư 7
1.1.3. Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư 8
1.1.4 Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới 10
1.1.5 Tình hình mắc bệnh ung thư tại Việt Nam 12
1.3 Cách dùng thuốc giảm đau ung thư 15
1.3.1 Các cấp độ đau 15
1.3.2 Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau 17
1.3.3 Các bậc dùng thuốc giảm đau 17
1.4 Quản lý, kê đơn thuốc và bán thuốc Morphin theo đơn 18
1.5 Thuốc giảm đau gây nghiện Morphin 19
1.6 Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ CN.Hiệu thuốc An Lão 28
Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
2.3 Tiêu chuẩn lựa chọn 31
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
Nội dung nghiên cứu. 32
2.5 Chọn mẫu và thu thập số liệu 32
2.6 Các chỉ tiêu đánh giá: 33
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Khảo sát vệc kê đơn thuốc gây nghiện Morphin của bác sỹ cho bệnh nhân ung thư
điều trị ngoại trú 35

2
3.1.1 Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện quy chế chuyên môn trong đơn thuốc gây
nghiện ngoại trú 41
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 49
3.2.1.Phân bố theo tuổi và theo giới tính 49
3.2.2. Khảo sát các loại bệnh ung thư mắc phải trên địa bàn 51
3.2.3. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư phổi, Phế quản ngoại trú.
52
3.2.4. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc của bệnh nhân ung thư Dạ dày ngoại trú 54
3.2.5. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Đại tràng ngoại trú 56
3.2.6. Khảo sát Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Miệng ngoại trú 57
3.2.7. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Da ngoại trú 58
3.2.8. Khảo sát Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Xương, cột sống ngoại trú 60
3.2.9. Khảo sát Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Vú ngoại trú 61
3.2.10. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Máu, lá lách
ngoại trú 62
3.2.11. Khảo sát thời gian Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư Gan ngoại trú 62
BÀN LUẬN 66
4.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 66
4.1.1 Về đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 66

4.1.2 Về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc gây nghiện của bác sỹ 68
4.1.3. Về dược sĩ bảo quản lưu trữ, bán thuốc gây nghiện tại CN công ty CPDP Hải
Phòng-Hiệu thuốc An Lão 70

3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.Tỷ lệ % người mắc bệnh ung thư giữa các nước giàu và nước nghèo . 11
Bảng 1.2: Một số bệnh ung thư thường gặp nhất (tính đến năm2010) 11
Bảng 1.3 Một số bệnh ung thư thường gặp ở Hà Nội (tính đến năm 2010) 13
Bảng 1.4 Một số bệnh ung thư thường gặp ở Hồ Chí Minh (tính đến năm 2010). 14
Bảng 1.5: Xác định mức độ đau bằng bảng thang điểm 1-10 16
Bảng 3.6. thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc gây nghiện Morphin 37
Bảng 3.7. Ghi thông tin bệnh nhân 41
Bảng 3.8. Ghi tên thuốc trong đơn 43
Bảng 3.9. Ghi hướng dẫn sử dụng trong đơn 44
Bảng 3.10. Khảo sát nhóm tuổi mắc bệnh và giới tính 50
Bảng 3.11. Khảo sát cơ cấu các bệnh ung thư bệnh nhân mắc phải điều trị
ngoại trú tại huyện An Lão 51
Bảng 3.12. khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư phổi sử dụng thuốc 52
Bảng 3.13. khảo sát thời gian bệnh nhân ung Dạ Dày sử dụng thuốc theo tháng54
Bảng 3.14. khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư Đại tràng sử dụng thuốc
theo tháng 56
Bảng 3.15. Khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư miệng, lưỡi, thực quản 57
Bảng 3.16. khảo sát thời gian dùng thuốc bệnh nhân ung thư Da sử dụng
theo tháng 58
Bảng 3.17. khảo sát thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ung thư Xương,
cột sống. 60
Bảng 3.18. khảo sát số thuốc bệnh nhân ung thư vú sử dụng theo tháng 61
Bảng 3.19. khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư Máu, lá lách sử dụng theo

tháng 62
Bảng 3.20. khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư Gan sử dụng thuốc theo
tháng 62
Bảng 3.21. khảo sát thời gian bệnh nhân ung thư đường liệu sử dụng thuốc
theo tháng 64



4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 3.2. Khảo sát cơ cấu các bệnh ung thư bệnh nhân mắc phải điều trị ngoại trú tại
huyện An Lão 51

Hình 3.3. Biểu đồ thời gian bệnh nhân ung thư phổi sử dụng thuốc theo tháng 53

Hình 3.4 Biểu đồ số tháng bệnh nhân ung thư Dạ Dày dùng thuốc theo tháng 55

Hình 3.5. Biểu đồ thời gian bệnh nhân ung thư Đại tràng dùng thuốc theo tháng 56

Hình 3.7. Biểu đồ thời gian bệnh nhân ung thư Da dùng thuốc theo tháng 59

Hình 3.8. Biểu đồ thời gian bệnh nhân ung thư Xương, Cột sống dùng thuốc theo tháng
60

Hình 3.9. Biểu đồ số tháng bệnh nhân ung thư Gan dùng thuốc theo tháng 63

Hình 3.10 Biểu đồ thời gian bệnh nhân ung thư đường liệu dùng thuốc theo tháng 64




5
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư đang là căn bệnh phổ biến mà cả thế giới đều quan tâm. Ung
thư có thể có ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể con người. Không thể dễ
dàng kể hết tên các loại ung thư đã được phát hiện ở thời điểm hiện tại.
Một tính năng sác định của ung thư là các tế bào bất thường phát triển
nhanh chóng vượt ra ngoài giới hạn thông thường của nó, xâm nhập vào
các bộ phận liền kề và lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể, quá trình
đó được gọi là di căn, là nguyên nhân chính gây ra tử vong cho người bệnh.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) số 792 tháng 2 năm 2011, ung thư
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tỉ lệ ung thư năm
2008 chiếm 13% so với số lượng 7,6 triệu người trong số 57 triệu ca tử
vong do bệnh tật toàn cầu.[13]
Các bệnh ung thư gây chết chóc nhiều nhất trên thế giới năm 2008
theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới công bố tháng 2 năm 2011 là:
1. Ung thư phổi: 1.400.000 người
2. Ung thư dạ dày: 740.000 người
3. U ng thư gan: 700.000 Người
4. Ung thư đại trực tràng 610.000 ngưởi
5. Ung thư vú: 460.000 người.
- Sự đau đớn do bệnh ung thư gây ra sẽ mang lại cho tâm lý con
người một phản ứng căng thẳng mạnh mẽ, mạch máu toàn thân thu hẹp, dạ
dày hoạt động kém mất cảm giác thèm ăn và hệ miễn dịch cũng yếu theo,
kéo dài sự sống ít. Phát hiện lâm sàng, 30% đến 50% số các bệnh nhân ung
thư giai đoạn sớm và 75% đến 95% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, có di
căn sẽ có triệu chứng đau. Đau đớn do ung thư làm bệnh nhân như bị phá
hủy ý chí và mất đi niềm tin vào việc điều trị. Họ có thể khóc, kêu la, đêm
không ngủ. Trên thực tế, khi bệnh nhân chịu đựng những cơn đau dữ dội do


6
ung thư gây ra, ảnh hưởng xấu đến gia đình còn nhiều hơn cả đối với chính
bản thân của căn bệnh. Với ý nghĩ chịu đựng được đau đớn hoặc sợ hãi các
chất giảm đau gây nghiện như Morphin, thì đa số bệnh nhân lựa chọn sự
chịu đựng. Nhìn từ góc độ khoa học thì không giảm đau chính là một hình
thức tự tàn hại bản thân mình của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối,
đặc biệt đối với những bệnh nhân vì đau đớn mà không ăn không ngủ được
sức đề kháng sẽ giảm sút nghiêm trọng và ung thư ngày một phát triển
mạnh hơn, Với tình hình tốc độ phát triển như hiện nay, theo tổ chức Y tế
Thế giới dự đoán đến năm 2030, loài người sẽ đối mặt với số tử vong do
các bệnh ung thư tăng lên hơn 11 triệu người trên toàn thế giới.Tổ chức Y
tế Thế giới và cơ quan quốc tế ngiên cứu chống ung thư, cộng tác với các
tổ chức Liên Hiệp Quốc và đối tác trong lĩnh vực kiểm soát và phòng
chống ung thư quốc tế đã công bố một kế hoạch hành động mà nội dung
chính là cần phải tiếp cận thông tin nhiều về việc điều trị triệu chứng giảm
đau trong ung thư giai đoạn cuối.[11], [12].
Do đó để góp phần nâng cao tính an toàn, hiêu quả điều trị trong sử
dụng thuốc giảm đau ung thư tại địa bàn huyện An Lão tôi đã thực hiện đề
tài “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc Morphin cho bệnh nhân ung
thư ngoại trú tại huyện An Lão-thành phố Hải phòng năm 2013” nhằm
mục tiêu:
1. Khảo sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của bác sĩ khi kê đơn
thuốc gây nghiện cho bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú năm 2013.
2. Khảo sát hoạt động lưu trữ, bảo quản, cấp phát thuốc gây nghiện
của dược sĩ cho bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú trên địa bàn huyên An
Lão năm 2013.
Từ đó có những ý kiến góp phần nâng cao tính an toàn, hợp lý trong
sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú tại địa bàn huyện
An Lão.


7
Chương I
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ
1.1.1.Khái liệm cơ bản về bệnh ung thư
- Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác
nhân sinh ung thư, tế bào phát triển một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không
tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
1.1.2.Bản chất của bệnh ung thư
- Đa số người bệnh ung thư đều hình thành các khối u. U ác tính
hoàn toàn khác hẳn với khối u lành tính.
* U lành tính: chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc sung
quanh lên ranh giới rõ, mật độ thường mềm hoặc chắc, không sâm lấn,
không di căn, khi bóc đi sẽ khỏi bệnh.
* U ác tính: thường phát triển mạnh, u thường không có ranh giới rõ,
xâm lấn ra xung quanh, thường di căn xa theo đường mạch và đường máu.
* Đa số các bệnh ung thư thường có biểu hiện mạn tính, có quá trình
phát sinh và phát triển lâu dài qua nhiều giai đoạn trừ một số nhỏ ung thư ở
trẻ em tiến triển nhanh do đột biến gien từ bào thai.
+ Theo tổ chức ung thư quốc tế (UICC) thì tỉ lệ ung thư trẻ em là 1/600.
* Theo thống kê ung thư Hà Nội (1988 – 1990) thì các ung thư sau
đây thường gặp ở trẻ em: [11]
Ung thư hạch bạch huyết chiếm 35,5%
Ung thư xương, ung thư mô mềm chiếm 11,4%
Ung thư hệ thần kinh trung ương chiếm 11%
U lymphô ác chiếm 10%
Ung thư hốc mắt chiếm 8,5%


8
* Các ung thư người lớn đều qua giai đoạn tiềm tàng có khi hàng
trục năm, đặc biệt là ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư cổ tử cung…
* Khi khối u phát triển nhanh mới có các triệu chứng lâm sàng. Đau
thường là triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.
1.1.3. Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư
* Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến chính bản thân người hút
thuốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của những người xung
quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần các
chất gây nghiệm Nicotine và Carbon monoxide trong thuốc lá có thể làm
ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, gây nên hiện tượng suy hô hấp.
Các chất khác như phenol và benzopyrens gây bệnh viêm phế quản và rối
loạn thông khí, từ đó dẫn đến bệnh ung thư phổi nguy hiểm.
Ngoài ung thư phổi, một số bệnh ung thư nguy hiểm khác cũng liên quan
trực tiếp tới việc hút thuốc lá như: ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
*Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm tổn
thương da gây ung thư da. Tia cực tím nhiều nhất trong mùa hè, từ 11 giờ
trưa đến 3 giờ chiều. Nên tránh nắng khi bóng của bạn ngắn hơn bạn. Đội
nón, dùng áo tay dài hoặc kem chống nắng có SPF từ 15-30 mới ngăn chặn
được các tia cực tím độc hại.
* Rượu: Uống nhiều riệu có nguy cơ bị ung thư miệng, họng thực
quản và thanh quản. Bệnh nhân vừa hút thuốc vừa uống rượu càng có nhiều
nguy cơ hơn. Rượu còn gia tăng nguy cơ bị ung thư gan, ung thư vú.
* Điều trị hormon thay thế: Nhiều phụ nữ dùng hormon thay thế trị
chứng bốc hỏa, khô âm đạo và loãng xương lúc mãn kinh. Nhiều khảo cứu
cho thấy oestrogen tăng nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú khi dùng
oestrogen liều cao lâu dài. Nguy cơ ít bị ung thư khi dùng progesteron phối
hợp. Nhiều khảo cứu gia còn tìm tòi bằng chứng giữa nguy cơ và lợi ích


9
của hormon liệu pháp. Dù sao bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ khi phải dùng đến
hormon.
* Bỏ bữa sáng gây bệnh ung thư túi mật
Bỏ bữa sáng là nguyên nhân trực tiếp của bệnh sỏi thận và túi mật
thường gặp. Vì sau 8 tiếng cho giấc ngủ dài ban đêm, thức ăn của bữa tối
đã được tiêu hoá hết và dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị.
* Thức khuya gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền
liệt ở đàn ông thường thức khuya cao gấp 2 lần so với những người bình
thường khác.
*Lười vận động gây bệnh ung thư dạ dày
Tổ chức y tế thế giới đã nghiên cứu và kết luận, mỗi năm, trên thế
giới có tới 200 người chết do nguyên nhân lười vận động. Khi chúng ta
lười vận động, các chất béo không được chuyển hoá và sử dụng hết sẽ tích
tụ trong dạ dày, gây nên bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày và lâu ngày sẽ dẫn
tới bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.
* Tình dục không an toàn gây bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung và các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đang trở
thành vấn nạn với những người phụ nữ hiện đại. Những năm gần đây, số
lượng phụ nữ mắc các bệnh trên ngày một tăng và đang dần trẻ hoá.
* Những người thân và một vài loại ung thư: Ung thư hắc tố, ung
thư vú buồng trứng, ruột già có khuynh hướng xảy ra nhiều hơn trong
cùng gia đình: chưa hẳn là di truyền mà do yếu tố môi trường của gia đình
hay ngẫu nhiên.
Có thể phòng tránh bệnh ung thư: Nhiều người nghe nói đến chuyên
phòng ngừa bệnh ung thư đã tỏ vẻ nghi ngờ. Chưa biết nguyên nhân nên
điều trị còn chưa được thì làm sao phòng ngừa. Thế nhưng ở một mức độ
nào đó, vẫn có thể phòng ngừa ung thư. Theo Tổ chức y tế thế giới, trên


10
toàn cầu với tổng số người bị ung thư thì 1/3 có thể phòng ngừa; 1/3 có thể
phát hiện sớm, điều trị tốt; 1/3 chuẩn đoán trễ, săn sóc nâng đỡ.
Tránh tiếp súc với những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra hoặc tạo
điều kiện cho ung thư.
Các yếu tố gồm 3 loại:
- Các yếu tố chắc chắn gây ung thư mà chỉ có cách loại bỏ đi thì mới
tránh được bệnh, đó là thuốc lá, rượu, một số hóa chất công nghiệp…
- Yếu tố chắc chắn gây ung thư mà có thể tránh được nhờ các
phương pháp bảo vệ chặt chẽ: các tia phóng xạ.
- Yếu tố mà tác dụng gây ung thư chưa được rõ ràng và chưa được
chứng minh cụ thể trên người: một số thức ăn, các chất được cho thêm vào
thức ăn và các nội tiết tố.
* Phát hiện và điều trị các thương tổn vốn lành tính (gọi là tổn
thương tiền ung), nhưng về lâu dài có khả năng trở thành ung thư.
Khả năng phòng ngừa ung thư kiểu này rất có ý nghĩa và có hiệu quả
đối với các ung thư ruột già, ruột cùng và nhất là ung thư cổ tử cung. Một
bệnh của ruột già, ruột cùng gọi là đa pôlíp có tính di truyền và có khả năng
hóa thành ung thư. Điều trị các pôlíp này là cách đề phòng. [19]
1.1.4 Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế(International
Agency for Research on Cancer, IARC) thì năm 2012, trên toàn thế giới
ước tính có khoảng 10,9 triệu người mới mắc bệnh ung thư. Nhìn chung số
bệnh nhân ung thư ngày càng tăng.
Một điểm đáng lưu ý khác là người ta đã dự báo được tỉ lệ người
mắc bệnh ung thư ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, các
nước nghèo đã dần dần thay đổi theo thời gian.[11]




11

Bảng 1.1.Tỷ lệ % người mắc bệnh ung thư giữa các nước phát
triển và nước kém phát triển

NĂM
TỈ LỆ MẮC BỆNH UNG THƯ (%)
Nước phát triển Nước kém phát triển
1990 50 50
2010 40 60

* Các nước phát triển tỉ lệ ung thư giảm dần và các nước kém phát
triển có tỉ lệ mắc bệnh ung thư tăng dần lên. Trong đó ung thư tiền liệt
tuyến, ung thư đại trực tràng thường gặp ở các nước phát triển, Ở các nước
đang phát triển chủ yếu lại gặp các loại ung thư cổ tử cung, vòm họng, thực
quản, gan…
* Tỉ lệ mắc ung thư và đạc biệt tỉ lệ chết do ung thư giữa nam và nữ
có sự khác biệt rõ rệt. Tỉ lệ tử vong chung trên toàn cầu giữa nam / nữ là
1,3. Tỉ lệ này cao hơn ở nam vì các ung thư ác tính cao như ung thư phổi,
thực quản, dạ dày…thường gặp cao hơn so với nữ.
Bảng 1.2: Một số bệnh ung thư thường gặp nhất (tính đến
năm2010)
Loại ung thư Số lượng người
Phổi 1,35 triệu người
Vú 1,15 triệu người
Đại trực tràng 1,02 triệu người
Dạ dày 0,,934 triệu người
Gan 0,626 triệu người



12
Theo thống kê, trên toàn cầu số lượng mắc bệnh ung thư còn đang
sống trên 5 năm sau khi chuẩn đoán là 24.570.000 người. [8], [11]
1.1.5 Tình hình mắc bệnh ung thư tại Việt Nam
* Cũng như các nước trên thế giới, Việt nam số người mắc bệnh ung
thư có su hướng ngày càng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp
xã hội, mọi ngành nghề khác nhau.
*Theo thông tin từ Bộ Y Tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hàng năm, Việt Nam có khoảng 150.000 - 200.000 người mắc
bệnh ung thư mới và khoảng 75.000 - 100.000 người tử vong vì căn bệnh
này. Ung thư hiện nay đang là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt
Nam và thực sự là mối quan tâm của cả Nước.[13], [17]
* Tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số
tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc và khoảng 50 –
70 nghìn người chết vì ung thư. Theo thống kê thì hiện có 10 loại ung thư
thường gặp nhất ở nước ta, tuy nhiên có sự khác biệt về tỉ lệ mắc từng loại
ung thư này giữa 2 thành phố .
Tại Hà Nội
* Ở nam giới ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là ung thư
dạ dày, gan, đại trực tràng. Các ung thư khác chiếm tỉ lệ thấp hơn.
* Ở nữ giới ung thư vú đứng vị trí hàng đầu, ung thư dạ dày đứng ở
vị trí thứ 2 (tương tự như ở nam giới) và ung thư phổi chỉ ở vị trí thứ 3.
Đây là điểm khác biệt khá đặc trưng về loại ung thư thường gặp ở nam và
nữ sống tại khu vực thành phố Hà Nội. Riêng ung thư đại trực tràng chỉ
đứng hàng thứ 4 chung cho cả 2 giới nam và nữ. Ung thư cổ tử cung ở nữ
chỉ chiếm vị trí thứ 5. Các loại ung thư khác chỉ chiếm tỉ lệ thấp.[17]


13

Bảng 1.3 Một số bệnh ung thư thường gặp ở Hà Nội
(tính đến năm 2010)

TT

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NAM NỮ
Loại ung thư Tỉ lệ (%) Loại ung thư Tỉ lệ (%)

1 Phổi 34,0 Vú 20,3
2 Dạ dày 26,7 Dạ dày 13,0
3 Gan 17,0 Phổi 8,6
4 Đại trực tràng 9,5 Đại trực tràng 6,4
5 Vòm hầu 6,5 Cổ tử cung 4,6
6 Thực quản 4,1 Buồng trứng 4,3
7 Da 2,1 Gan 4,0
8 Thanh quản 2,0 Thân tử cung 3,4
9 Tiền liệt tuyến 1,5 Tuyến giáp 2,0
10 Khoang miệng 0,8 Khoang miệng 0,3

Tại thành phố Hồ Chí Minh
* Ở nam giới: ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất và ở vị trí hàng đầu.
Tiếp đến mới là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng… Các loại ung thư
khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Như vậy, khác với thành phố Hà Nội, ung thư
phổi chiếm tỉ lệ cao nhất chứ không phải ung thư gan như ở thành phố Hồ
Chí Minh. Các loại ung thư khác có tỉ lệ chênh lệch không rõ rệt giữa 2
thành phố.
* Ở nữ giới: tại thành phố Hồ Chí Minh ung thư cổ tử cung chiếm tỉ
lệ cao nhất. Điều này khác với thành phố Hà Nội, ung thư vú ở vị trí số 1.


14
Trong khi đó ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4 và
không phải là loại thường gặp. Các loại ung thư khác có tỉ lệ mắc gần
tương tự nhau giữa 2 thành phố.
Bảng 1.4 Một số bệnh ung thư thường gặp ở Hồ Chí Minh
(tính đến năm 2010).

TT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NAM NỮ
Loại ung thư Tỉ lệ (%) Loại ung thư Tỉ lệ (%)

1
Gan 26,6 Cổ tử cung 28,6
2
Phổi 25,6 Vú 16,0
3
Dạ dày 17,0 Đại trực tràng 10,0
4
Đại trực tràng 14,8 Phổi 8,7
5
Tuyến tiền liệt 4,8 Dạ dày 8,2
6
Hốc miệng 4,6 Gan 5,6
7
Vòm hầu 4,5 Buồng trứng 5,2
8
Thực quản 4,3 Tuyến giáp 3,8

9
Lympho không
Hogdkin
3,9 Thân tử cung 3,1
10
Bệnh bạch cầu 3,6 Bệnh bạch cầu 3,0

Tại một số tỉnh, thành phố khác
* Thành phố Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, bệnh viện E Hà
Nội, một số bệnh viện tỉnh như Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Khánh
Hoà, Tiền Giang… Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều gặp các
loại ung thư phổ biến tương tư như ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành

15
phố Hồ Chí Minh, đó là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, khoang
miệng… đối với nam giới và đối với nữ giới là ung thư vú, dạ dày, cổ tử
cung, đại trực tràng… Tuy nhiên tỷ lệ này là khác nhau cho từng loại ung
thư ở từng địa phương. Chẳng hạn tại Hải Phòng, ung thư phổi chiếm vị trí
số 1 với tỷ lệ mắc thô là 17,7/100.000 dân và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là :
22,4/100.000 dân. Trong khi đó ở Thừa Thiên - Huế tỷ lệ mắc thô của ung
thư phổi là 6,7/100.000 dân và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,1/100.000
dân, nghĩa là thấp hơn so với thành phố Hải Phòng.
*Trên toàn quốc, Việt Nam chỉ có một số bệnh viện nhà nước hàng
đầu có thể tiến hành việc chữa trị ung thư một cách hiệu quả, bao gồm:
bệnh viện Ung thư Quốc gia (bệnh viện K) và bệnh viện Bạch Mai ở Hà
Nội; bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Ung bướu
Gia Định và bệnh viện Chợ Rẫy tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng,
Việt Nam có khoảng 2.000 giường bệnh để chữa bệnh ung thư, chỉ đáp ứng
được 20% - 30% nhu cầu được điều trị của bệnh nhân. Điều này dẫn đến
thực trạng các bệnh viện điều trị ung thư tại Việt Nam luôn luôn trong tình

trạng quá tải. Tại những bệnh viện này, 3 bệnh nhân phải chung một
giường bệnh trong quá trình điều trị thường nhật. Rất nhiều bệnh nhân phải
nằm ngoài hành lang hoặc thậm chí là ngoài sân bệnh viện. [8],[17]
1.3 Cách dùng thuốc giảm đau ung thư
1.3.1 Các cấp độ đau
Tin vào lời kể của bệnh nhân về đau, dựa vào sự mô tả này để xác
định kiểu đau và nguyên nhân gây đau.
- Đau ở nội tạng do mô mềm tổn thương, ví dụ: cơn đau gan và căng
tức do các thùy gan căng lớn.
- Đau đột ngột, đau tăng lên khi vận động.
- Đau thần kinh do giây thần kinh bị tổn thương.
- Các cơn đau ruột do tắc nghẽn hay kích thích.

16
Các cơn đau phải được đánh giá và chuẩn đoán dựa vào đặc điểm
của nó và “PQST’’.
P: yếu tố làm dịu hay gây đau(điều gì làm đau hay đau tăng lên)
Q: Tính chất cơn đau(đau giống như gì,để bệnh nhân tự mô tả hoặc
đưa một số từ gợi ý như: nóng rát, tên bắn, dao đâm )
R: Hướng lan là một đặc điểm để ta xác định hướng nguồn gốc và
loại đau.
S: Mức độ trầm trọng đau đến mức nào? Thường áp dụng thang điểm
từ 0 – 10
Bảng 1.5: Xác định mức độ đau bằng bảng thang điểm 1-10
Không đau Đau vừa Đau nhiều nhất
1 2

3 4 5 6 7 8 9 10

* Bệnh nhân có thể quen dùng “8 phần 10” hay “5 phần 10” để mô tả

cơn đau của họ sau khi được hướng dẫn. [20]
* Trẻ em có thể dùng loại bảng điểm có hình ảnh để dễ hiểu hơn.
Đau do cảm giác:
loại đau thường gặp nhất bắt đầu từ các thụ thể nhận cảm giác đau ở
thần kinh ngoại biên khi nó bị đè ép, căng, kéo hay bị kích thích bởi các
chất trung gian hóa học như prostaglandin phóng thích từ tổ chức viêm (thí
dụ: một ung thư xâm lẫn vào mô mềm, u làm căng thùy gan, phá hủy
xương).
Đau do cảm giác thường chia thành các dạng sau:
- Đau nông (trầy xước, sùi loét da, viêm sùi loét da liêm mạc).
- Đau sâu: Đau xương, khớp.
- Đau nội tạng: bụng, gan, tạng rỗng…

17
Đau do thần kinh:
Đau xuất phát từ chính các sợi thần kinh khi bị kích thích bởi đè ép
hay gián đoạn ví dụ: Ung thư xâm lấn vào đám rối thần kinh cánh tay.
* Chuẩn đoán bằng cách:
Tìm yếu tố bệnh lý có thể gây tổn thương hay kích thích các trục và
sợi thần kinh.
Kiểm tra các triệu chứng của dây thần kinh: tê tay, thay đổi cảm
giác, yếu cơ,…
* Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường ít đáp ứng.
Hai dạng đau này đòi hỏi điều trị với các loại thuốc khác nhau. Đau
do cảm giác luôn đáp ứng với các thuốc giảm đau, bao gồm thuốc có nguồn
gốc opioids. Đau thần kinh có thể giảm đau một phần với thuốc và có
nguồn gốc opioids và cần cho thêm các thuốc ổn định màng tế bào thần
kinh và thuốc có ảnh hưởng lên chất dẫn truyền (thí dụ : thuốc chống trầm
cảm và thuốc động king).
1.3.2 Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau

* Theo đường uống: dùng đơn giản, dễ dàng nhất.
* Theo bậc thang: Bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioide,
nếu đau không giảm thì dùng Opioide nhẹ rồi đến mạnh(Morphin).
* Theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác,
nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn
đau xảy ra.
* Theo từng cá thể: không có liều chuẩn cho những thuốc Opioide,
liều đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.
* Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.
1.3.3 Các bậc dùng thuốc giảm đau
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là
một cách khuyến khích việc sử dụng thích hợp các Opioide giảm đau ở các

18
quốc gia ít sử dụng loại thuốc này. Bảng này nhấn mạnh trong các cơn đau
dữ dội cần cho thuốc giảm đau mạnh (Thí dụ: các loại thuốc Opioides) và
không giới hạn liều tối đa. Liều hợp lý là liều mang lại hiệu quả giảm đau
mà không có rối loạn nào do tác dụng phụ của thuốc. Thuốc Opioides là
một thuật ngữ dùng để chỉ các “OPIATES” có nguồn gốc tự nhiên như
Morphin và loại Narcotic tổng hợp như Methaadone.[12]
BẬC III: Đau tột bậc, dùng Morphin, phethidine, Oxycodone
BẬC II: Đau dữ dội dùng Codeine, Tramadon, NSAID’S
BẬC I: Đau vừa phải dùng Paracetamon, Apirine, NSAID’S
1.4 Quản lý, kê đơn thuốc và bán thuốc Morphin theo đơn
Trong khi chăm sóc bệnh nhân ung thư bác sỹ và người nhà nên
khích lệ bệnh nhân nói ra đau ở đâu, đau thế nào. Thực tế thì đau đớn do
ung thư có thể điều trị để giảm nhẹ, và hơn nữa còn làm cho bệnh tiến triển
tốt hơn, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người chăm
sóc bên cạnh việc khuyên bệnh nhân nói ra sự đau đớn thì nên an ủi họ rằng
sẽ không gây phiền phức cho người khác khi nói ra, họ sẽ không vì vậy mà

cảm thấy chán nản hay phiền muộn nữa. Sử dụng hợp lý các liệu pháp giảm
đau, các loại thuốc và các kiến thức ung thư hiện có sẽ có thể giải quyết
được vấn đề đau đớn cho bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
cũng được cải thiện nhiều. Ngoài ra, nói với bệnh nhân không nên lo lắng
về việc giảm đau sẽ gây nghiện. Do nguyên nhân lịch sử, bất luận là xã hội
hay giới y học khi sử dụng thuốc giảm đau dạng thuốc phiện thì đều rất
thận trọng, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ điều trị giảm đau đớn
do ung thư gây ra.
Người bệnh ung thư giai đoạn cuối rất cần sử dụng các loại thuốc
giảm đau mạnh (Opioid: thuộc nhóm gây nghiện) để kéo dài chất lượng
cuộc sống. Tuy nhiên, việc quản lý, cấp phát thuốc thuốc gây nghiện trong
thời gian qua còn gây nhiều khó khăn cho người bệnh vì phải qua nhiều

19
khâu xét duyệt để cấp thuốc, bên cạnh đó quản lý không chặt chẽ, cấp phát
không đúng sẽ gây tình trạng nghiện thuốc ở người bệnh.[1], [2]
- Ngày 23/10/2009, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) có
công văn số 1230/KCB–NV gửi các cơ sở khám chữa bệnh.
1. Người được cấp có thẩm quyền phân công khám chữa bệnh tại
trạm Y tế xã, phường, thị trấn tới khám ghi xác nhận người bệnh còn sống,
xác định mức độ đau của người bệnh và kính chuyển tuyến trên (bệnh viện
Đa khoa huyện, thị) kê đơn opioid cho người bệnh.
2. Người nhà bệnh nhân mang giấy xác nhận này kèm sổ điều trị
bệnh mạn tính cùng giấy cam kết sử dụng hợp lý opioid lên tuyến trên.
Về phía các cơ sở y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng chỉ đạo:
1. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: Người được cấp có thẩm quyền
phân công khám chữa bệnh tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn tới khám và
kê đơn opioids cho người bệnh, mỗi lần kê đơn không vượt quá 07
ngày.[1],[3] [4]
1.5 Thuốc giảm đau gây nghiện Morphin

*Công thức cấu tạo Morphin

* Cơ chế giảm đau của Morphin: Morphine ức chế vỏ não và các
trung khu ở gian não, ức chế cảm giác đau một cách đặc hiệu và chọn lọc
thông qua hoạt hóa (được gọi là đồng vận) các thụ thể chất gây nghiện đặc
biệt là thụ thể μ có ở tủy sống và các trung tâm thần kinh trên tủy khác. Bởi
vậy, morphine và các opiat khác được gọi là thuốc giảm đau trung ương.[9]

20
* Tác dụng trên trần kinh trung ương
+ Tác dụng giảm đau: Morphin là thuốc giảm đau mạnh do làm
tăng ngưỡng nhận cảm giác đau, thuốc còn làm giảm các đáp ứng phản xạ
với đau. Tác dụng giảm đau của morphin là do thuốc kích thích trên
receptor muy và cappa. Morphin ức chế tất cả các điểm chốt trên đường
dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương như tuỷ sống, hành
tuỷ, đồi thị và vỏ não. Như vậy, vị trí tác dụng của morphin và các opioid
chủ yếu nằm trong hệ thần kinh trung ương. Khi dùng morphin, các trung
tâm ở vỏ não vẫn hoạt động bình thường, nhưng cảm giác đau đã mất,
chứng tỏ tác dụng giảm đau của morphin là chọn lọc. Khác với thuốc ngủ,
khi tất cả các trung tâm ở vỏ não bị ức chế, bệnh nhân mới hết đau. Tác
dụng giảm đau của Morphin được tăng cường khi dùng cùng với thuốc an
thần kinh. Morphin làm tăng tác dụng của thuốc gây tê.[6]
Gây ngủ: Morphin làm giảm hoạt động tinh thần và gây ngủ. Với
liều cao có thể gây mê và làm mất tri giác.
Gây sảng khoái: Cùng với tác dụng giảm đau, Morphin làm mất
mọi tác dụng lo lắng, bồn chồn, căng thẳng do đau gây ra nên người bệnh
cảm thấy thanh thản, thư giãm và dễ dẫn tới sảng khoái.
*Trên hô hấp: Morphin tác dụng trên receptor μ2 và ảnh hưởng trực
tiếp đến trung tâm hô hấp. Morphin ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ,
làm trung tâm này giảm nhạy cảm với CO

2
nên cả tần số và biên độ hô hấp
đều giảm. Khi nhiễm độc, nếu chỉ cho thở O
2
ở nồng độ cao, có thể gây
ngừng thở.
Ở trẻ mới đẻ và trẻ còn bú, trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với
morphin và các dẫn xuất của morphin. Morphin qua được hàng rào rau thai,
hàng rào máu - não. Vì vậy, cấm dùng morphin và các opioid cho người có
thai hoặc trẻ em. Morphin còn ức chế trung tâm ho nhưng tác dụng này
không mạnh bằng codein, pholcodin, dextromethorphan

21
* Tác dụng trên vùng dưới đồi
Morphin làm mất thăng bằng cơ chế điều nhiệt làm thân nhiệt giảm nhẹ.
Tuy nhiên, khi dùng liều cao kéo dài, thuốc có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể.
*Tác dụng trên hệ nội tiết: Morphin tác động ngay tại vùng dưới
đồi, ức chế giải phóng GnRH (Go nadotrop in- releasing hormone) và CRF
(corticotropin - releasing factor) do đó làm giảm LH, FSH, ACTH, TSH và
beta endorphin. Các opioid kích thích receptor muy, làm tăng tiết ADH
(hormon kháng niệu), trong khi chất chủ vận của receptor kappa lại làm
giảm tiết ADH, gây lợi niệu.
*Trên đồng tử: Gây co đồng tử do kích thích các receptor muy và
kappa trên trung tâm thần kinh III, morphin và opioid có tác dụng gây co
đồng tử. Khi ngộ độc morphin, đồng tử co rất mạnh, chỉ còn nhỏ như đầu
đanh ghim.
Tác dụng gây nôn và buồn nôn: Morphin kích thích trực tiếp trung
tâm nôn ở sau não thất IV, gây cảm giác buồn nôn và nôn. Khi khi dùng
liều cao thuốc có thể ức chế trung tâm này.
*Tác dụng ngoại biên:

Trên tim mạch: Ở liều điều trị Morphin ít tác dụng trên tim mạch,
liều cao làm hạ huyết áp do ức chế trung tâm vận mạch.
Trên cơ trơn: Cơ trơn của ruột: trên thành ruột và đám rối thần kinh
có nhiều receptor với morphin nội sinh. Morphin làm giảm nhu động ruột,
làm giảm tiết mật, dịch tụy, dịch ruột và làm tăng hấp thu nước, điện giải
qua thành ruột, do đó gây táo bón. Làm co cơ vòng (môn vị, hậu môn )
- Trên các cơ trơn khác: morphin làm tăng trương lực, tăng co bóp nên có
thể gây bí đái (do co thắt cơ vòng bàng quang), làm xuất hiện cơn hen trên
người có tiền sử hen ( do co thắt khí quản).
* Trên da: với liều điều trị morphin gây giãn mạch da và ngứa, mặt,
cổ, nửa thân trên người bệnh bị đỏ.

×