Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện mắt tỉnh hà nam từ 2012 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.27 KB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NHƢ LỆ

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH HÀ NAM
TỪ 2012 ĐẾN 2013
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA DƢỢC CẤP I

HÀ NỘI 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NHƢ LỆ

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH HÀ NAM
TỪ 2012 ĐẾN 2013

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Minh Hiền
Nơi thực hiện: Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội
Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
Thời gian thực hiện: 11/2013 – 03/2014

HÀ NỘI 2014




LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn vô hạn, em xin chân thành
cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng - Nguyên Trƣởng bộ môn Quản
lý và kinh tế Dƣợc.
TS. Hồng Thị Minh Hiền.
Cơ là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần em
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại
học Dược Hà Nội, các thầy cô bộ mơn Quản lý và kinh tế Dược cùng tồn
thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tơi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện
Mắt tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt khóa học. Xin cảm ơn
bạn bè, đồng nghiệp, các bác sĩ, dược sĩ của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, chồng, con,
anh chị em và những người thân yêu của tôi, những người đã nuôi dưỡng,
chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

HỌC VIÊN

Trần Thị Nhƣ Lệ



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADR

:

Adverse Drug Reaction- Phản ứng có hại của thuốc

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BYT

:

Bộ Y tế

CSSKBĐ

:

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

DMT

:


Danh mục thuốc

DMTBV

:

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

:

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

:

Danh mục thuốc thiết yếu

DSĐH

:

Dƣợc sĩ đại học

DSTH

:


Dƣợc sĩ trung học

GMP

:

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GSP

:

Thực hành tốt bảo quản thuốc

HĐT - ĐT :

Hội đồng thuốc và điều trị

KTV

:

Kỹ thuật viên

KHTH

:

Kế hoạch tổng hợp


ICD

:

International Classification Diseases

THVM

:

Thối hóa võng mạc

TCKT

:

Tài chính kế tốn

WHO

:

World Heatth Oraganization - Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
Trang
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cơng tác phịng chống mù lịa ở Việt Nam ................. 3
1.2. Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam trong cơng tác phịng chống mù lịa .. 5
1.3. Cung ứng thuốc trong bệnh viện ...................................................... 10
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................. 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 24
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 26
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27
3.1. Hoạt động lựa chọn thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam .......... 27
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam 27
3.1.2. Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam………………..28
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam xây dựng năm
2012 – 2013 ................................................................................................ 30
3.2. Mua sắm thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam ........................... 35
3.2.1. Quy trình mua thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam .................... 35
3.2.2. Kinh phí mua thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam...................... 36
3.2.3. Cơ cấu kinh phí mua thuốc nội/ thuốc ngoại của Bệnh viện Mắt tỉnh
Hà Nam năm 2012 – 2013 ......................................................................... 37
3.2.4. Nguồn cung ứng thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam ................. 38
3.2.5. Danh sách các công ty cung ứng thuốc tại BV năm 2012-2013 ....... 41


3.3. Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà
Nam ............................................................................................................. 42
3.3.1. Tồn trữ và bảo quản .......................................................................... 42
3.3.2. Cấp phát thuốc .................................................................................. 45
3.3.3. Báo cáo thống kê ............................................................................... 49

3.4. Giám sát sử dụng thuốc và thông tin thuốc trong Bệnh viện Mắt
tỉnh Hà Nam............................................................................................... 50
3.4.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc: ................................................. 50
3.4.2. Giám sát kê đơn thuốc....................................................................... 51
3.4.3. Giám sát tủ thuốc trực tại các khoa lâm sàng ................................... 53
3.4.4. Thông tin thuốc ................................................................................ 55
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 58
4.1. Bàn luận về hoạt động lựa chọn thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
..................................................................................................................... 58
4.2. Bàn luận về hoạt động mua thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam... 59
4.3. Bàn luận về hoạt động tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc của Bệnh
viện Mắt tỉnh Hà Nam ................................................................................ 61
4.4. Bàn luận về hoạt động giám sát sử dụng thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh
Hà Nam ...................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 65
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo ........................................................................................


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam


7

Bảng 1.2

Cơ cấu nhân lực Dược của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

8

Bảng 3.3

Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện Mắt Hà Nam năm 2012-2013

28

Bảng 3.4

DMT Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam năm 2012-2013

31

Bảng 3.5

Thuốc chống nhiễm khuẩn- KST

32

Bảng 3.6

Kháng sinh Beta lactam trong DMT Bệnh viện Mắt Hà Nam


33

Bảng 3.7

Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại nhập

34

Bảng 3.8

Giá trị của thuốc nội và thuốc ngoại mua năm 2012-2013

36

Bảng 3.9

Kinh phí mua thuốc nội và thuốc ngoại nhập năm 2012-2013

37

Bảng 3.10 Các thuốc trúng thầu có hàm lượng không phổ biến và giá cao

40

Bảng 3.11 Phân loại kho dược của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

43

Bảng 3.12 Trang thiết bị tồn trữ, bảo quản thuốc của khoa Dược


44

Bảng 3.13 Tỷ lệ danh mục thuốc tủ trực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

54

Bảng 3.14 Nhóm thuốc trong tủ trực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

54

Bảng 3.15 Một số hình thức thơng tin thuốc tại Bệnh viện Mắt Hà Nam

56

Bảng 3.16 Các thuốc hay gây ra ADR tại Bệnh viện Mắt năm 2013

57


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ tổ chức quản lý của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam


6

Hình 1.2

Biểu đồ cơ cấu nhân lực dược của Bệnh viện Mắt Hà Nam

7

Hình 1.3

Chu trình cung ứng thuốc.

10

Hình 1.4

Căn cứ để xây dựng DMT Bệnh viện.

12

Hình 1.5

Chu trình mua thuốc

15

Hình 3.6

Quy trình lựa chọn thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam


27

Hình 3.7

Biểu đồ cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại nhập năm 2012-2013

34

Hình 3.8

Quy trình mua thuốc

35

Hình 3.9

Biểu đồ kinh phí mua thuốc nội và thuốc ngoại nhập BV Mắt

37

Hình 3.10 Quy trình cấp phát thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

45

Hình 3.11 Quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú BV Mắt tỉnh Hà Nam

47

Hình 3.12 Biểu đồ số lượt cấp thuốc ngoại trú năm 2012-2013


48

Hình 3.13 Quy trình hồn trả thuốc nội trú trong Bệnh viện Mắt Hà Nam

49

Hình 3.14 Quy trình giám sát thực hiện DMT tại bệnh viện Mắt Hà Nam

50

Hình 3.15 Mối quan hệ giữa bác sĩ - dược sĩ - y tá - người bệnh

52

Hình 3.16

Biểu đồ các thuốc gây ra ADR tại BV Mắt Hà Nam năm 2013

57


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác chữa bệnh cho nhân dân, bệnh viện là nơi thể hiện
tập trung nhất các quan điểm của Đảng và nhà nước về chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Cơng tác Dược bệnh viện có vai trị vơ cùng quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Một trong những
hoạt động có ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân của
bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời, đảm bảo chất lượng
của khoa dược. Vì vậy, hoạt động cung ứng thuốc kém hiệu quả và bất hợp

lý trong các bệnh viện đang là một vấn đề bất cập ảnh hưởng lớn đến chất
lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nó diễn ra ở rất nhiều
nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam[30].
Ở Việt Nam hoạt động cung ứng thuốc trong Bệnh viện đã đạt được
những thành tựu đáng kể: 96% khoa Dược cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu
điều trị; 99% bệnh viện đảm bảo đúng thuốc trong danh mục của bệnh viện
và 94% bệnh viện đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn gốc thuốc[19].
Công tác dược lâm sàng đang được nhiều bệnh viện quan tâm để nâng cao
hiệu quả sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Đặc biệt là công tác theo
dõi ADR của thuốc hầu hết các cán bộ y tế trong khối bệnh viện quan tâm
để có những cảnh báo thơng minh cho người bệnh…Bên cạnh những thành
tựu trên thì dước tác động của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không tốt
đến hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện như việc kê đơn không hợp
lý, lạm dụng vitamin, thuốc bổ và kháng sinh…[27]
Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam là Bệnh viện chuyên khoa hạng 3 trực
thuộc Sở Y tế Hà Nam, có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe về mắt
cho nhân dân trong tỉnh. Với nhiệm vụ cao cả đó cơng tác cung ứng thuốc
đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác chuyên môn tại
Bệnh viện đang được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
1


Xuất phát từ thực tế với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động
cung ứng thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
từ 2012 đến 2013” với mục tiêu:
Mô tả hoạt động lựa chọn, mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc.
Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
từ 2012 đến 2013.
Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất góp phần nâng cao chất lượng

trong cung ứng thuốc trong Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cơng tác phịng chống mù lòa ở Việt Nam :
Ở Việt Nam, tỷ lệ mù lòa ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều bệnh lý
về mắt phức tạp, đặc biệt tỷ lệ mắc mới và tồn đọng hàng trăm nghìn ca
mỗi năm chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nhân lực của
ngành mắt nhất là các huyện vùng cao cũng đang là một trong những khó
khăn trong cơng tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam. Hàng năm, các trung
tâm nhãn khoa lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế đã đào tạo
hàng trăm bác sỹ chuyên khoa mắt, hàng trăm điều dưỡng mắt nhưng hầu
hết khi ra trường lại ở lại thành phố lớn, không về tuyến tỉnh công tác. Hiện
nay, ở tuyến tỉnh rất thiếu bác sỹ chun khoa mắt, phẫu thuật viên có trình
độ, tay nghề cao. Tỉnh Kon Tum chỉ có 03 bác sỹ chuyên khoa mắt; tỉnh
Quảng Nam với 1,5 triệu dân cũng chỉ có 05 bác sỹ chuyên khoa mắt. Các
tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng hoặc các tỉnh khu vực Tây
Nguyên thiếu bác sỹ mắt nghiêm trọng; tình trạng này ở tuyến huyện còn
nghiêm trọng hơn. Hiện cả nước có khoảng 690 quận, huyện nhưng chỉ có
khoảng hơn 200 quận huyện có bác sĩ nhãn khoa, năng lực rất hạn chế, chỉ
có thể sơ khám mắt thơng thường [26]. Với đội ngũ cán bộ nhãn khoa
mỏng như vậy đã tạo ra “vùng trắng” bác sỹ nhãn khoa và những nơi này
phòng tuyến mù lòa bị “thủng” trầm trọng; người dân, nhất là những người
nghèo khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ nhãn khoa, chăm sóc mắt.
Đây chính là ngun nhân khiến số lượng mù lịa có thể phịng chữa được
tồn

đọng


hàng

năm

tăng

cao,

rất

khó

kiểm

sốt.

Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam
hiện còn khá cao chiếm 0,6% dân số. Số liệu điều tra năm 2013 cho thấy,
hiện có khoảng 400.000 người mù cả hai mắt, nếu tính mù một mắt cả nước
có tới 2 triệu người [24]. Nguyên nhân chính gây mù được các nhà chuyên
môn chỉ ra: Bệnh đục thủy tinh thể chiếm 66,1%; các bệnh đau mắt, các
3


bệnh nửa phần sau nhãn cầu chiếm 16,6%; bệnh glocom chiếm 6,5%; tật
khúc xạ chiếm 2,5% và bệnh mắt hột chiếm 1,7% [24]. Trong số nguyên
nhân gây mù hiện nay có tới trên 80% là có thể phịng và chữa được. Bên
cạnh đó, tình trạng tật khúc xạ cận thị ,viễn thị, loạn thị ở lứa tuổi thanh
thiếu niên cũng đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Cả nước ước tính

có 3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính,
trong đó 2/3 bị cận thị. Mắc các tật khúc xạ nếu không được phát hiện sớm
và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lịa. Theo thống kê có tới 30% số người
mù lịa khơng biết bệnh có thể chữa khỏi và chữa ở đâu, gần 1/3 số người
mù không có tiền để chữa trị [26].
Cơng tác phịng chống mù lòa là vấn đề của sức khỏe cộng đồng, đòi
hỏi sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền các cấp, sự chung tay của cộng đồng
xã hội và nhận thức trong mỗi người dân tham gia trận tuyến này. Ở các
vùng sâu, vùng xa, người nghèo và người dân khó có thể tiếp cận được với
các dịch vụ nhãn khoa nên đã dẫn đến mù lịa.
Đến nay, đã có 58/63 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phịng chống mù lồ
cấp tỉnh, tỷ lệ mù lòa trong cả nước đã giảm nhiều, nhiều người mù đã lấy
lại được ánh sáng, người dân đã được chăm sóc mắt với chất lượng ngày
càng tốt hơn. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới là giảm tỷ lệ
mù lòa xuống dưới 0,3% vào năm 2020, thời gian tới ngành y tế tiếp tục
tăng cường kiểm soát những nguyên nhân hàng đầu gây mù lịa; coi trọng
kiểm sốt bệnh đục thủy tinh thể gây mù, hàng năm phẫu thuật ít nhất
170.000 ca và phấn đấu phẫu thuật được 250.000 ca đục thể thủy tinh vào
năm 2014; thanh toán bệnh mắt hột vào năm 2017 [26]; thiết lập và phát
triển mạng lưới chăm sóc mắt trẻ em tại các trung tâm lớn ở các vùng trong
cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ tăng cường đào tạo cán bộ nhãn
khoa, phẫu thuật viên; tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật cho tuyến
dưới; coi trọng và dành kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền nâng
4


cao nhận thức của các cấp chính quyền, nâng cao kiến thức chăm sóc và
bảo vệ mắt trong cộng đồng...
1.2. Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam trong cơng tác phịng chống mù lòa:
Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trực

thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Nam với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc
mắt và phịng chống mù lịa cho nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện được xây
dựng trên diện tích gần 10.000 m2, quy mơ 100 giường bệnh với 10 khoa
phịng chức năng. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn tốt,
nhiệt tình trong cơng việc, u nghề cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại
như: Máy phẫu thuật phaco, máy laser YAG, siêu âm A-B, hiển vi phẫu
thuật, máy đo tật khúc xạ tự động…Trung bình mỗi năm hàng chục nghìn
bệnh nhân được khám, điều trị và phẫu thuật trả lại ánh sáng.
1.2.1. Hệ thống tổ chức và cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà
Nam:
Bệnh viện gồm 10 khoa phòng chia làm 3 khối theo hình 1.1

5


Ban Giám đốc

Các phòng chức năng

Khối cận lâm sàng

Khối lâm sàng

Phòng KHTH

Khoa Dƣợc

Khoa Khám bệnh

Khoa XN-CĐHA


Khoa Điều trị

Khoa Dinh dƣỡng

Phòng TC - HC

Khoa PT- hồi sức cấp cứu

P. Điều dƣỡng

P.Tài chính-kế tốn

Hình1.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý nghiệp vụ của BV Mắt tỉnh Hà Nam
* Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện:
Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam được trình bày ở
bảng 1.1 và hình 1.2:

6


Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam

1

Số lƣợng
(ngƣời)

Y tá, kỹ thuật viên, Điều dưỡng
cao đẳng


Tỷ trọng (%)

32

Phân loại cán bộ

TT

40,50

2

Đại học điều dưỡng

12

15,19

3

DSTH

5

6,33

4

Bác sĩ ( sau đại học)


12

15,19

5

Bác sỹ

02

2,53

6

Đại học khác

6

7,59

7

Cán bộ khác

8

10,14

8


DS ĐH

2

2,53

79

100

Tổng cộng

Tỷ trọng (%)

Y tá, kỹ thuật viên, Điều
dưỡng cao đẳng
Đại học điều dưỡng

40.5
DSTH
Bác sĩ ( sau đại học)

2.53

Bác sỹ
10.14

15.19


Đại học khác
Cán bộ khác

7.59
2.53

6.33
15.19

DS ĐH

Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
Tỷ lệ cán bộ dược so với toàn bệnh viện là 8,86% (7/79): 2 dược sỹ
đại học, chưa có trên đại học. Trình độ Bác sỹ có trình độ sau đại học là
7


15,19% ( 12/79), Bác sĩ 2,53% ( 2/79), Tỷ lệ y tá, KTV, Điều dưỡng cao
đẳng 50,50%
( 32/79). Số này có ảnh hưởng đến hoạt động khám, chữa bệnh: Hiểu
biết chỉ định dùng thuốc, quyết định phác đồ điều trị và nhu cầu thuốc của
Bệnh viện. Trình độ chun mơn của cán bộ y tế có tốt thì việc khám chữa
bệnh mới đạt hiệu quả cao.
* Cơ cấu nhân lực dƣợc
Cơ cấu nhân lực dược thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực dƣợc
Trình độ cán bộ

TT


Số lƣợng (ngƣời)

1

DSĐH

2

2

Dược sỹ trung học

5

Tổng

7

Nhân lực dược bệnh viện chiếm tỷ lệ thấp so với toàn bệnh viện
8,86%. Tỷ lệ dược sỹ đại học với bác sỹ là quá thấp (2/14) so với thế giới
và khu vực (trên thế giới mỗi DSĐH có 3,3 bác sỹ, ở Việt Nam năm 1995
là 1/5, năm 2000 là 1/7). Hiện nay khoa Dược bệnh viện chưa có dược sĩ
lâm sàng để có thể làm công tác chuyên về dược lâm sàng.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dƣợc bệnh viện Mắt tỉnh Hà
Nam:
* Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện về tồn bộ cơng tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo
8



cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực
hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán,
điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai,
thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y,
sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng
thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên
quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra,
đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng
kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
9



- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ
sở y tế chưa có phịng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu
các cơ sở đó giao nhiệm vụ[8].
1.3. Cung ứng thuốc trong bệnh viện:
Cung ứng thuốc trong bệnh viện là một chuỗi các hoạt động bao gồm
từ việc lựa chọn thuốc, mua sắm, cấp và sử dụng thuốc. Theo WHO chu
trình cung ứng thuốc đươc biểu diễn như sau:

Lựa chọn thuốc

Sử dụng thuốc

Các lĩnh vực quản lý
khác

Mua sắm thuốc

Cấp phát thuốc

Hình 1.3: Chu trình cung ứng thuốc
Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm: Lựa chọn mua
thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc là một chu trình khép kín. Để cho chu
trình hoạt động có hiệu quả thì cần một tổ chức có khả năng điều tiết và
gắn kết các bước của chu trình cung ứng thuốc, đồng thời tổ chức này phải
có khả năng hướng dẫn, điều chỉnh chu trình thơng qua các chính sách của
mình. Trong bệnh viện thì Hội đồng thuốc và điều trị chính là tổ chức có
10



khả năng điều phối toàn bộ hoạt động cung ứng thuốc. Tuy nhiên, ở một số
các bệnh viện vùng nông thơn thì HĐT-ĐT mới chỉ xây dựng trên văn bản
giấy tờ, cịn cơng tác cung ứng thuốc lại do giám đốc và khoa dược quyết
định. Do đó cơng tác cung ứng thuốc trong bệnh viện còn nhiều bất cập ảnh
hưởng tới công tác khám chữa cho nhân dân [30].
1.3.1. Lựa chọn thuốc:
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mơ hình bệnh
tật, trang thiết bị, trình độ của cán bộ y tế của bệnh viện, nguồn lực tài
chính, các yếu tố mơi trường…Tổ chức Y tế thế giới năm 1999 đã xây
dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau:
Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng
rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Thuốc được lựa chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả
dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản
và sử dụng nhất định.
Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu
chí trên thì phải cần lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như
hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
Khi so sánh chí phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho
tồn bộ q trình điều trị chứ khơng phải chi phí tính theo đơn vị của từng
thuốc. Khi mà các thuốc khơng hồn tồn giống nhau thì khi chọn cần phải
tiến hành phân tích hiệu quả-chi phí.
Trong một số trường hợp, sự chọn lựa còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc các đặc điểm tại địa
phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,
cung ứng.
11



Thuốc thiết yếu nên bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng
đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng
yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về
hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện trong danh mục
thuốc bệnh viện. Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là công
việc đầu tiên trong quy trình cung ứng thuốc. Danh mục thuốc là cơ sở đảm
bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý, an
toàn và hiệu quả. Tùy theo chức năng nhiệm vụ cơ sở vật chất, trình độ
chun mơn… mà chúng ta xây dựng danh mục thuốc cho phù hợp với
từng đơn vị. Căn cứ để xây dựng DMT bệnh viện:

HĐT & ĐT
Mơ hình bệnh tật

Phác đồ điều trị

Trình độ chun
mơn

Chức năng, nhiệm
vụ, kinh phí

Các chính sách về thuốc của
nhà nước (DMTCY,
DMTTY)


Nhu cầu thuốc đã sử dụng và
dự đốn trong tương lai

DMT bệnh viện
Hình 1.4: Các căn cứ để xây dụng danh mục thuốc tại bệnh viện
12


* Mơ hình bệnh tật:
Mơ hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định. Tùy theo hạng và tuyến bệnh viện mà mơ hình
bệnh bệnh viện có thể thay đổi (do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí,
kỹ thuật điều trị). Để nghiên cứu mơ hình bệnh tật các bệnh viện sử dụng
phân loại quốc tế bệnh tật ICD bao gồm 21 chứng bệnh [15]. Mơ hình bệnh
tật là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng danh mục
thuốc bệnh viện mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định phát triển toàn
diện trong tương lai.
* Hƣớng dẫn điều trị chuẩn:
Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi đã có một danh
mục thuốc lý tưởng. Hướng dẫn điều trị chuẩn cịn gọi là phác đồ điều trị là
một cơng cụ hiệu quả để tăng cường kê đơn hợp lý khi được sử dụng phối
hợp với các biện pháp mang tính giáo dục khác. Hướng dẫn điều trị chuẩn
có thể hiểu là những thông tin được sắp xếp một cách hệ thống nhằm giúp
các bác sĩ hoặc người kê đơn đưa ra quyết định điều trị đối với những trạng
bệnh lý cụ thể .
Các hướng dẫn điều trị ít nhất cũng phải chứa đựng những thông tin về
các đặc điểm lâm sàng, tiêu chí chẩn đốn, hướng điều trị bao gồm cả điều
trị bằng thuốc cả điều trị không dùng thuốc và các thông tin tham khảo.
Trái với các văn bản pháp quy, hướng dẫn điều trị chuẩn không cấm mà chỉ

đưa ra lời khuyên cho thầy thuốc khi kê đơn và khơng ai khác mà chính
thầy thuốc kê đơn vẫn phải chịu trách nhiệm quyết định hướng điều trị phù
hợp. Hướng dẫn điều trị chuẩn có tác dụng:
- Hướng dẫn nhân viên y tế chẩn đoán và điều trị một số bệnh cụ thể
- Định hướng cho nhân viên y tế mới về các tiêu chuẩn thống nhất trong
điều trị
13


- Là cơ sở giúp thầy thuốc kê đơn đưa ra các quyết định liên quan tới
điều trị
- Là tài liệu tham khảo để dựa vào đó đánh giá chất lượng kê đơn
- Giúp đánh giá các nhu cầu sử dụng thuốc và đặt ra những ưu tiên trong
khâu mua và dự trữ thuốc.
Một số hạn chế của hướng dẫn điều trị chuẩn:
- Quy trình xây dựng phức tạp, mất nhiều thời gian và nhân lực cũng
như tài lực
- Phải luôn cập nhật để nội dung của hướng dẫn điều trị chuẩn không bị
lạc hậu
- Nguy cơ cung cấp những thơng tin thiếu chính xác hoặc khơng đầy đủ
cho thầy thuốc kê đơn, gây hại thay vì gây lợi.
* Danh mục thuốc thiết yếu:
Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục thuốc có đủ chủng loại đáp ứng
yêu cầu điều trị các bệnh thông thường. Tên thuốc trong danh mục là tên
gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp
nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và dễ
quản lý [12], [16].
Theo tổ chức y tế thế giới chỉ cần 1USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo
chữa khỏi 80% chứng bệnh thơng thường của người dân tại cộng đồng để
thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Như vậy việc cung ứng thuốc thiết

yếu với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo là một yêu cầu cấp thiết và là
một trong những nội dung - chính sách quốc gia về thuốc.
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục đặc thù cho mỗi bệnh viện.
Danh mục này phải phù hợp với khả năng tài chính của bệnh viện, phù hợp
với điều kiện, trình độ kê đơn và sau cùng là giá thành điều trị thấp hoặc
chấp nhận được. Danh mục này phải được xem xét, cập nhật điều chỉnh
14


từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Việc bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi
danh mục cần phải cân nhắc thận trọng.
1.3.2. Mua thuốc:
Quản lý mua thuốc thể hiện trong sơ đồ

Xác định nhu cầu

Thu thập thông tin về sử
dụng thuốc, đánh giá

Cân đối kinh phí và nhu
cầu

Thanh toán

Chọn phương thức mua

Nhận thuốc và kiểm tra

Chọn nhà cung ứng


Đặt hàng và theo
dõi

Hình 1.5: Chu trình mua thuốc
* Xác định nhu cầu: Xác định số lượng thuốc trong danh mục chính
là xác định được nhu cầu để chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được chủ
động và đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kip thời. Nhu cầu thuốc được
quyết định bởi rất nhiều yếu tố như: Mơ hình bệnh tật, thời tiết, trình độ
chun mơn, phác đồ điều trị…Do đó khi xác định nhu cầu về thuốc của
từng bệnh viện phải nghiên cứu và xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến số
15


lượng thuốc để xác định chính xác nhu cầu điều trị hợp lý ở mỗi bệnh viện
là rất cần thiết [22].
* Chọn phƣơng thức mua thuốc: Chỉ thị 03/BYT-CT ngày
25/02/1997 của Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và
sử dụng thuốc tại bệnh viện ghi rõ: “ Việc mua bán thuốc phải thực hiện
qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ thị thầu công khai theo quy định của
Nhà nước” [7], [9].
Bộ Y tế và Bộ tài chính đã ban hành thơng tư liên tịch số
20/2005/TTLT/BYT/BTC để hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc
trong các cơ sở y tế công lập. Thông tư này áp dụng cho các cơ sở y tế cơng
lập có sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định
để mua thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh với tổng
kinh phí trong năm từ 200 triệu đồng trở lên đối với các cơ sở y tế công lập
trung ương.
Ngày 10 tháng 8 năm 2007, Bộ y tế, Bộ tài chính ban hành thông tư
số 10/2007/TTLT-BYT-BTC thay thế thông tư 20/2005/TTLT-BYT-BTC.
Thông tư 10/2007 thay đổi một số điều khoản so với thông tư 20/2005 như:

Áp dụng cho các cơ sở y tế cơng lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân
sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác để mua thuốc theo quy định tại
thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan (khơng giới hạn số
tiền mua sắm tối thiểu).
Ngày 19 tháng 01 năm 2012, thơng tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC
được Bộ Y tế, Bộ tài chính ban hành thay thế thông tư 10/ 2007/TTLTBYT-BTC với một số nội dung mới như áp dụng cho các cơ sở y tế cơng
lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; nguồn thanh toán từ
quỹ BHYT cho các cơ sở y tế cơng lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân
sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác để mua thuốc theo quy định tại
thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan và các nguồn hợp
16


pháp khác để mua thuốc theo quy định tại thông tư này và các văn bản pháp
luật khác có liên quan.
* Chọn nhà cung ứng: Sau khi chọn được phương thức mua thuốc,
bệnh viện tiến hành lựa chọn nhà cung ứng phù hợp với đơn vị mình. Để
lựa chọn nhà cung ứng cần phân tích đánh giá về các mặt: Năng lực kinh
doanh, uy tín và thương hiệu của nhà cung ứng. Mục tiêu cuối cùng là chọn
được nhà cung ứng có giá cung ứng hợp lý và tin cậy.
* Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng: xem có đúng chủng loại, số
lượng và chất lượng như đã quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký hay
không. Việc đặt hàng sẽ tiến hành theo dự trù nhưng cũng cần phải xác
định lượng hàng và lượng dự trữ để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế
tránh tồn kho hay thiếu thuốc phục vụ công tác chuyên môn.
* Nhận thuốc và kiểm tra: Nhận thuốc và ghi chép sổ sách rõ ràng
số lượng, quy cách, đối chiếu với các hóa đơn, phiếu báo lỗ…
* Thanh tốn: Thanh tốn theo phương thức cụ thể tùy bệnh viện,
có thể bằng tiền mắt, chuyển khoản… Thanh toán theo số lượng đã mua và
đúng giá đã ghi trong bản hợp đồng mua bán.

* Thu thập thông tin về sử dụng, tiêu thụ: Cập nhật thơng tin về
tình hình tiêu thụ để có kế hoạch cho các kỳ mua hàng sau hợp lý, hiệu quả
hơn.
1.3.3. Cấp phát thuốc:
Để tránh xảy ra sai sót trong khâu cấp phát trước khi cấp phát thuốc,
người cấp phát thuốc phải thực hiện:
* 3 kiểm tra:
- Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng.
- Nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc
* 3 đối chiếu:
17


×