Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 78 trang )


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN VĂN DŨNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



HÀ NỘI – 2013

3

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện đề tài với nhiều nỗ lực và cố gắng, khi luận
văn tốt nghiệp hoàn thành cũng là lúc tôi muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới
những người Thầy, người Cô, người hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó trưởng bộ môn Quản lý & Kinh tế
Dược Trường đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm
nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học,
các thầy cô giáo trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy,
chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên


cứu tại Trường
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bắc Giang đã hết sức tạo điều kiện, giúp tôi thu thập số liệu để hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn tới mẹ, các em và tất cả
người thân trong gia đình tôi, những người luôn luôn ở bên động viên giúp đỡ
tôi những lúc khó khăn, chăm lo cho tôi trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên

Nguyễn Văn Dũng



4

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………
1
Chương 1 TỔNG QUAN ……………………………………………….
3
1.1 Thị trường thuốc trên thế giới và Việt Nam ………………………
3
1.1.1 Thế giới ……………………………………………………………
3
1.1.2 Việt Nam ……………………………………………….………….
5
1.1.2.1 Tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc bình quân đầu người giai
đoạn 2003- 2011…………………………………………………
6

1.1.2.2 Tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện công lập………………….
7
1.2 Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện……………………
9
1.2.1 Chẩn đoán, kê đơn …………………………………………….
9
1.2.2 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân……………………………….
12
1.2.3. Giám sát tuân thủ điều trị…………………………………….
15
1.2.4 Thông tin thuốc trong bệnh viện………………………………
17
1.3 Sử dụng thuốc hợp lý và các tiêu chí đánh giá…………………
18
1.3.1 Sử dụng thuốc hợp lý………………………………………….
18
1.3.2 Nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng thuốc không hợp lý
19
1.3.3 Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc ngoại trú…………………
21
1.4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang………………………………
23
1.4.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực………………………………………
23
1.4.2 Khoa Dược……………………………………………………
25
1.4.2.1 Vị trí…………………………………………………………….
25
1.4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ…………………………………………
25

1.4.2.3 Cơ cấu tổ chức khoa dược
26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…
27
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….
27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………….
27
2.3 Phương pháp nghiên cứu………………………………………….
27
2.3.1. Cơ cấu sử dụng thuốc của bệnh nhân nội trú……………
27
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang…………
27

5

2.3.1.2. Cách thức thu thập số liệu……………………….
27
2.3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá……………… ………………
28
2.3.1.4. Công thức tính……………………………………………
28
2.3.1.5. Phương pháp xử lý số liệu……………………………
28
2.3.2. So sánh thực trạng kê đơn, cấp phát của bệnh nhân ngoại
trú BHYT và bệnh nhân ngoại trú tự nguyện……………………

29
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………….

29
2.3.2.2. Cỡ mẫu…………………………………………… …….
29
2.3.2.3. Cách thức lấy số liệu……………………………………
29
2.3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá…………………………………
30
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu……………………………
30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….
32
3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh viện…….
32
3.1.1. Tình hình bệnh tật tại bệnh viện………………………………
32
3.1.2. Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý………………………….
33
3.1.2.2. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu…….
35
3.1.2.3 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc – tên thương mại………………
36
3.1.3.Phân tích cơ cấu một số nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao
36
3.1.3.1. Cơ cấu sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh
trùng và chống nhiễm khuẩn…………………………………………….
36
3.1.3.2 Một số hoạt chất chống nhiễm khuẩn có nhiều biệt
dược…
38
3.1.3.3. Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc giải độc và dùng trong

các trường hợp ngộ độc……………………………………

40
3.2 Kê đơn điều trị bệnh nhân ngoại trú…………………………….
41
3.2.1. Thực trạng thực hiện đúng qui chế ghi đơn thuốc…….
41
3.2.2. Một số chỉ số kê đơn ………………………… ………
44
3.2.2.1.Số thuốc trung bình được kê trên một đơn thuốc……
44

6

3.2.2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kháng sinh,
thuốc tiêm truyền, thuốc hỗ trợ và vitamin……………………………

46
3.2.2.3. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên INN và mang tên
thương mại…………………………………………………………………

47
3.2.2.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong đơn
thuốc
48
3.2.2.5. Tỷ lệ thuốc trong đơn ngoại trú tự nguyện có trong
nhà thuốc bệnh viện…………………………………………………
49
3.2.2.6 Chi phí thuốc và thuốc kháng sinh trung bình mỗi
đơn thuốc…………………………………………………………………


50
Chương 4 BÀN LUẬN………………………………
53
4.1 Cơ cấu thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh viện
53
4.2 Thực trạng kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú…
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO




7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADR
Adverse drug reaction
Phản ứng có hại của thuốc
BHYT

Bảo hiểm y tế
CBVC

Cán bộ viên chức

CT

Công thức
DLS

Dược lâm sàng
DM TTY

Danh mục thuốc thiết yếu
DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu
GDP
Gross domestic product
Tổng thu nhập quốc dân
GTTT

Giá trị tiêu thụ
HC

Hoạt chất
HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị
HSTC & CĐ

Hồi sức tích cực & chống độc

INN
International nonproprietary
names
Thuốc gốc quốc tế
INRUD
International Network for the
Rational Use of Drugs
Hiệp hội sử dụng thuốc hợp lý
thế giới
PHCN

Phục hồi chức năng
PT-GMHS

Phẫu thuật- Gây mê hồi sức
SL

Số lượng
SLMH

Số lượng mặt hàng
TTT

Thông tin thuốc
USD

Đô la Mĩ
VLTL

Vật lý trị liệu

VNĐ

Việt Nam đồng
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới.
YHCT

Y học cổ truyền


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên Bảng
Trang
1.1
Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2003- 2011
3
1.2
Doanh số bán thuốc theo khu vực giai đoạn 2009-2011
4
1.3
Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2011
5
1.4
Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003- 2011 tại Việt Nam
6
1.5

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước so với thuốc ngoại nhập của
các bệnh viện công lập
8
1.6
Các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý
20
1.7
Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc của WHO
22
3.8
Muời bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất năm 2011 tại bệnh viện
32
3.9
Cơ cấu sử dụng các nhóm thuốc tại các khoa lâm sàng
34
3.10
Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước- thuốc nhập khẩu tiêu thụ
thuốc tại bệnh viện
35
3.11
Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên INN và mang tên thương mại
36
3.12
Cơ cấu sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và
chống nhiễm khuẩn
37
3.13
Một số hoạt chất chống nhiễm khuẩn có nhiều biệt dược
38
3.14

Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc giải độc và dùng trong các
trường hợp ngộ độc.
40
3.15
Thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn điều trị ngoại trú
41
3.16
Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc
44
3.17
Tỷ lệ thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền, thuốc hỗ trợ và
vitamin kê trong đơn thuốc
46
3.18
Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên thương mại
47
3.19
Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu
48
3.20
Tỷ lệ thuốc trong đơn không có trong hiệu thuốc bệnh viện
49
3.21
Chi phí thuốc, thuốc kháng sinh trung bình của đơn thuốc
50


9

DANH MỤC HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
1.1
Sơ đồ chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện
9
1.2
Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú
13
1.3
Chu trình cấp phát thuốc nội trú
14
1.4
Mối quan hệ giữa Bác sĩ – Dược sĩ – Y tá – Bệnh nhân
trong quá trình sử dụng thuốc
16
1.5
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
24
1.6
Mô hình tổ chức khoa dược
26
3.7
Một số sai phạm trong thủ tục hành chính trong kê đơn
42
3.8
Một số sai sót trong ghi tên thuốc, liều dùng
43
3.9
Tỷ lệ phân bố số thuốc trong mỗi đơn thuốc

44
3.10
Số thuốc ít nhất và nhiều nhất được kê trong đơn
45
3.11
Tỷ lệ thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền và thuốc hỗ trợ,
vitamin và khoáng chất trong đơn

46
3.12
Tỷ lệ đơn thiếu thuốc trong hiệu thuốc bệnh viện
49
3.13
Chi phí thuốc, thuốc kháng sinh trung bình
51




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu bảo đảm sức khỏe của nhân dân
tăng lên đồng nghĩa với mức độ sử dụng thuốc tăng. Theo báo cáo chi phí sử
dụng thuốc của người dân Việt Nam trong 10 năm đã tăng gần 4 lần (năm
2001, tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam là 6,0 USD/người; năm
2010, giá trị này là 22,25 USD/ người) [10] [37]. Trong đó các cơ sở y tế
công lập là đối tượng sử dụng chính. Năm 2010, theo thống kê 1018 bệnh
viện công lập trong cả nước tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện
là 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cơ cấu

sử dụng thuốc theo đối tượng hầu như không thay đổi so với năm trước, tiền
thuốc bảo hiểm y tế chiếm 65,9%, đối tượng viện phí trực tiếp chiếm 28,7%
trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng và tổng giá trị sử dụng thuốc của các bệnh
viện công lập chiếm khoảng 40% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong cả
nước [2], [18]. Như vậy để hoàn thành mục tiêu chính mà ngành Dược đã đặt
ra là đảm bảo cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến tận người
dân và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả thì việc quản lý tốt
hoạt động sử dụng thuốc tại các bệnh viện có một vai trò rất quan trọng.
Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành nhiều chỉ thị, thông tư qui định về sử thuốc
tại các cơ sở y tế công lập như: chỉ thị 05/2004/CT-BYT và được sửa đổi bổ
sung trong quyết định 05/2008/QĐ-BYT và mới đây nhất là Thông tư
23/2011/TT-BYT hướng dẫn việc sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh. Nhưng tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện vẫn còn nhiều
vấn đề chưa hợp lý: thuốc biệt dược, thuốc ngoài danh mục thuốc thiết yếu,
thuốc ngoại nhập chiếm tỉ lệ cao, tình trạng lạm dụng kháng sinh, kê đơn
thuốc biệt dược, thuốc bổ, vitamin còn phổ biến… Theo một số báo cáo sử
dụng thuốc, kháng sinh nhập khẩu chiếm 30%-40% tổng giá trị nhập khẩu

2

thuốc, tỷ lệ sử dụng chiếm 32,7% và chi phí sử dụng kháng sinh chiếm 56%-
58% tổng chi phí thuốc sử dụng [19] [20] [36] .
Một bệnh viện hạng hai với 500 giường bệnh, đóng vai trò chính trong
việc chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh.
Nhằm tìm hiểu hoạt động quản lý sử dụng thực tế tại bệnh viện tỉnh Bắc
Giang, một bệnh viện tỉnh hạng hai với 500 giường bệnh, đóng vai trò chính
trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011” với hai mục tiêu chính sau:
- Mô tả cơ cấu thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh viện.

- So sánh thực trạng kê đơn, cấp phát thuốc của bệnh nhân ngoại trú
BHYT và bệnh nhân ngoại trú tự nguyện thông qua một số chỉ số.
Từ đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao việc sử dụng thuốc hợp lý.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Thị trường thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Thế giới
Cùng với sự phát triển xã hội thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con
người ngày càng nâng cao. Nhờ việc áp dụng các ứng dụng khoa học mới,
công nghiệp dược phẩm trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ trong những
năm đầu của thế kỷ XXI. Theo thống kê của IMS Health, doanh số bán thuốc
trên thế giới không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2003- 2011.
Tổng doanh số ngành dược thế giới năm 2011 là 942 tỉ USD, so với năm
2003 (567 tỷ USD) tăng trưởng 66,1%. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng
nổi trội so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới (vào khoảng 4%
năm 2011) và nhiều nhóm ngành khác (Bảng 1.1) [45].
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2003- 2011
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
Doanh số
567
611
656
702
752
800
858
896
942
Tăng trưởng
hàng năm (%)*
9,0
7,8
7,4
7,0
7,1
8,4
7,3
4,5
5,1
*So sánh tương đối: chưa tính tới lạm phát
Nhưng có một thực tế đáng quan tâm là sự phân bố sử dụng thuốc không
đều giữa các khu vực, giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Theo báo cáo của tập đoàn IMS Health, thị trường Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ lớn
nhất so với các khu vực khác (khoảng 40% doanh số dược phẩm bán ra trên
thế giới hàng năm), trong khi toàn bộ Châu Á (trừ Nhật Bản), Châu Phi, Châu

Úc chỉ chiếm khoảng 15% [44].


4

Bảng 1.2: Doanh số bán thuốc theo khu vực giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỷ USD
Khu vực
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
DS
%
DS
%
DS
%
Bắc Mỹ
329,1
38,4
336,2
37,5
346,2
36,7
Châu Âu
242,2
28,2
249,2
27,8
255,1

27,1
Châu Á/Châu Phi/
Châu Úc
126,6
14,8
144,3
16,1
163,1
17,3
Nhật Bản
108,6
12,7
108,7
12,1
114,7
12,2
Châu Mỹ Latinh
51,3
5,9
57,8
6,5
62,9
6,7
Thế giới
857,9
100,0
896,3
100
942,2
100,0

Mặc dù doanh số bán thuốc rất lớn nhưng lượng thuốc được tiêu thụ chỉ
tập trung ở một số nhóm thuốc điều trị chủ yếu như: ung thư, hạ cholesterol
và triglycerid, hô hấp, chống đái tháo đường… (Bảng 1.3). Điều này hoàn
toàn phù hợp với mô hình bệnh tật hiện nay trên thế giới: các bệnh tim mạch
ung thư, đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao. Năm 2011, nhóm thuốc ung thư vẫn
đứng đầu về doanh số trên toàn cầu, với mức tăng trưởng 9,3% so với năm
2010, điều này cho thấy bệnh ung thư vẫn đang gia tăng trên thế giới. Các
nhóm thuốc có tỷ lệ tăng trưởng nhanh là nhóm thuốc điều trị bệnh tự miễn,
đái tháo đường, thuốc điều trị HIV, điều này cho thấy sự thay đổi của mô hình
bệnh trên thế giới hiện nay là tăng các bệnh thuộc nhóm bệnh không nhiễm
trùng và giảm dần các bệnh thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng [43].

5

Bảng 1.3: Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2011
Đơn vị: tỷ USD
STT
Nhóm thuốc
Năm 2010
Năm 2011
Doanh số
Doanh số
Tăng trưởng
tương đối (%)
1
Ung thư
56,9
62,2
9,3
2

Hô hấp
36,0
39,4
9,4
3
Chống đái tháo đường
34,4
39,2
14,0
4
Hạ lipid
36,4
38,7
6,3
5
Chống loạn thần
25,5
28,4
11,1
6
Kháng thụ thể AG II
26,7
27,4
2,6
7
Ức chế bơm proton
28,0
26,9
-3,9
8

Tự miễn
20,8
24,4
17,3
9
Thuốc giảm đau
20,3
20,4
0,5
10
Chống HIV
15,5
17,4
12,2

Tổng 10 nhóm
300,5
324,4


Tổng thế giới
794,8
855,5

*Ghi chú:Tăng trưởng tương đối là so sánh chưa tính đến lạm phát của các năm.
1.1.2 Việt Nam
Do sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, những diễn biến phức tạp của thời
tiết, dịch bệnh, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây đã
có xu hướng bị chậm lại (tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là
5,32 %, năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 5,89%) [33]. Nhưng thị trường

dược phẩm Việt Nam vẫn phát triển với tốc độ tương đối ổn định, theo dự báo
trong 5 năm, từ 2009 đến 2014 sẽ tăng trưởng từ 17%- 19% và đã đạt mức 2,4
tỷ USD vào năm 2011, tăng 27% so với năm 2010 (1,9 tỷ USD) [21]

6

1.1.2.1 Tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn
2003- 2011
Bảng 1.4: Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003- 2011 tại Việt Nam
Năm
Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng
(1000 USD)
Tổng giá trị SX
trong nước
(1000 USD)
Tổng giá trị
nhập khẩu
(1000 USD)
Tiền thuốc
bình quân
đầu người
(USD)
2003
608.699
241.870
451.352
7,6
2004
707.535

305.950
600.995
8,6
2005
817.396
395.157
650.180
9,9
2006
956.353
475.403
710.000
11,2
2007
1.136.353
600.630
810.711
13,4
2008
1.425.657
715.435
923.288
16,5
2009
1.696.135
831.205
1.170.828
19,8
2010
1.913.661

919.039
1.252.572
22,25
2011
2.432.500
1.140.000
1.527.000
27,60

Tốc độ tăng trưởng của thị trường Dược phẩm Việt Nam là tương đối
nhanh (trên 10% mỗi năm, đặc biệt là năm 2011 tăng 27,1%), trong vòng 9
năm từ 2003 đến 2011 tổng giá trị sử dụng thuốc tăng lên 4 lần (từ 608 triệu
USD năm 2003 lên 2,4 tỷ USD năm 2011). Tiền thuốc bình quân đầu người
năm 2011 đạt mức 27,6 USD, tăng gần 4 lần so với năm 2003 (tiền thuốc bình
quân đầu người là 7,6 USD) [10, 21, 37] . Qua đó cho thấy nhu cầu được
chăm lo, đảm bảo sức khỏe của người dân ngày tăng lên và ngành y tế ngày
càng cần phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu này.

7

1.1.2.2 Tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện công lập
Trong tổng chi phí sử dụng thuốc của cả nước, chi phí sử dụng thuốc tại
các bệnh viện chiếm tỷ trọng lớn vì đây là cơ sở khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe trực tiếp cho nhân dân. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 theo
thống kê của 1018 bệnh viện công lập trong cả nước là hơn 15 nghìn tỷ đồng,
tăng 22,4% so với năm 2009, tiền thuốc sản xuất trong nước là 5849 tỷ đồng
chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Trong đó, tổng trị giá tiền
mua thuốc của 34 bệnh viện trung ương là 3187 tỷ đồng, nhưng chủ yếu kinh
phí là sử dụng các thuốc nhập khẩu (2809 tỷ đồng, chiếm 88,1% tổng chi phí),
còn lại kinh phí sử dụng các thuốc sản xuất trong nước chỉ là hơn 378 tỷ đồng

(chiếm 11,9%), giảm so với năm 2009 (12,3%) [2] [18]. Điều này phản ánh
một điều là các công ty trong nước mới chỉ sản xuất được các thuốc điều trị
thông thường, dạng bào chế đơn giản, chưa sản xuất được các loại thuốc
chuyên khoa sâu, các loại thuốc này được dùng chủ yếu ở các bệnh viện tuyến
trung ương, nơi có nhiều bệnh nhân nặng. Tại bệnh viện Phụ sản TƯ năm
2006 thuốc ngoại chiếm 78,9% giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện [26],
tại bệnh viện Châm cứu TƯ tỷ lệ thuốc ngoại năm 2006 là 63,4%, năm 2007
là 65,6 % [27]. Chiếm tỷ lệ tiền mua thuốc lớn nhất là các bệnh viện tuyến
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , thống kê tổng trị giá tiền mua thuốc
sản xuất trong nước của 307 bệnh viện tuyến này là hơn 6.588 tỷ VNĐ chiếm
45% tổng giá trị tiền mua thuốc, thuốc sản xuất trong nước là 2.232 tỷ VNĐ
(chiếm 33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%). Các bệnh viện tuyến
huyện là sử dụng các thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao nhất, 559
bệnh viện tuyến huyện trong cả nước năm 2010 mua 2.900 tỷ VND tiền thuốc
sản xuất trong nước, chiếm 61,6% so với tổng số tiền mua thuốc của các
bệnh viện này (4721 tỷ VNĐ) [2] [18] [21]. Điều này một phần là do các bệnh
viện tuyến huyện là nơi khám chữa bệnh tuyến cơ sở và thường chỉ điều trị
các bệnh thông thường cho người dân.

8

Bảng 1.5: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước so với thuốc ngoại nhập
của các bệnh viện công lập
(Đơn vị tính : triệu đồng)

2009
2010
So sánh
2009/2010


Giá trị
%
Giá trị
%
%
Thuốc nhập khẩu
7.619.786
61,8
9.246.561
61,3
121,3
Thuốc sản xuất
trong nước
4.709.964
38,2
5.849.119
38,7
124
Tổng số
12.329.750
100,0
15.095.680
100,0
122,4
Tiền thuốc thực tế sử dụng tại các bệnh viện trên năm 2010 là 13,7
nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cơ cấu sử dụng
thuốc theo đối tượng năm 2010 hầu như không thay đổi so với năm 2009, tiền
thuốc BHYT chi trả vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 65,9% (tương ứng 9.050 tỷ
VND). Ngoài ra, đối tượng viện phí trực tiếp cũng chiếm tỷ lệ tương đối
28,7% (3.941tỷ VND) trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng [21] [30] [31].

Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có giá trị
sử dụng thuốc cao nhất: Hà Nội sử dụng khoảng 1802 tỷ đồng tiền thuốc
trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 3151 tỷ đồng, và các tỉnh còn lại là
khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Các bệnh viện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử
dụng trên 30 % tổng số tiền thuốc sử dụng trong các bệnh viện cả nước, do
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố tập trung nhiều
bệnh viện tuyến trung ương đầu ngành [18].

Năm
Chỉ số

9

1.2. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện
Sử dụng thuốc là một trong 4 bước của quy trình cung ứng thuốc trong
bệnh viện, đây là một trong những giai đoạn phức tạp và quan trọng nhất vì
nó liên quan đến mục đích cuối cùng của cả chu trình cung ứng thuốc, đó là
hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện được khái quát như sau:[4] [46]






Hình 1.1: Sơ đồ chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.2.1 Chẩn đoán, kê đơn
Đây là khâu rất quan trọng trong việc sử dụng thuốc, đây là yếu tố đầu
tiên quyết định trực tiếp tới hiệu quả điều trị của người bệnh vì chỉ có chuẩn
đoán đúng, kê thuốc đúng thì người bệnh mới có thể khỏi bệnh được. Do đó,

việc quản lý tốt khâu này luôn được đề cao. Trên thế giới, vấn đề này được
quy định rất chặt chẽ và rõ ràng bằng các văn bản pháp luật. Ở Việt Nam
cũng, việc chẩn đoán và kê đơn được Bộ y tế quy định rất chặt chẽ thông qua
các văn bản pháp qui. Nội dung của các văn bản đã qui định rõ quá trình chẩn
đoán, kê đơn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau: [5]
- Khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử
dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng
24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy
hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc
ngừng sử dụng thuốc. [8]
Tuân thủ điều trị
Cấp phát thuốc
cho người bệnh
Kê đơn
Chẩn đoán
Theo dõi

10

- Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh gồm:
Bác sỹ, y sĩ, lương y, y sĩ y học cổ truyền, hộ sinh viên. Các yêu cầu bảo đảm
khi chỉ định thuốc: phải phù hợp với: chẩn đoán và diễn biến bệnh; tình trạng
bệnh lý và cơ địa người bệnh; tuổi và cân nặng; hướng dẫn điều trị (nếu có)
và không lạm dụng thuốc. [12]
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Nội dung chỉ định thuốc
bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng
thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng
thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. [16]
- Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:

+ Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
+ Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm .
Ngoài ra, thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của
thuốc cho điều dưỡng chăm sóc và người bệnh (gia đình người bệnh).
Đặc biệt theo Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung
ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã yêu cầu: “Đảm bảo đủ thuốc chữa
bệnh theo DMTCY sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh, không để người bệnh
nội trú phải tự mua thuốc trong DMTCY”. Để đảm bảo thuốc chữa bệnh
HĐT & ĐT của bệnh viện phải thường xuyên rà soát DMTBV để bổ sung các
thuốc mới cho điều trị hợp lý và loại bỏ thuốc kém hiệu quả điều trị và các
thầy thuốc cần phải thực hiện tốt qui định trên.
Mặc dù được văn bản pháp luật qui định rất chặt chẽ nhưng hoạt động
chẩn đoán, kê đơn vẫn còn nhiều sai sót, đặc biệt là trong hoạt động kê thuốc

11

cho bệnh nhân. Qua khảo sát 24 bệnh viện trên cả nước cho thấy có 10/24
(42%) bệnh viện có sai sót trong ghi chép sử dụng thuốc. Cũng khảo sát trên
chỉ ra rằng có 10/24 (42%) bệnh viện sai sót về tên thuốc, 4/19 (21,1%) sai về
liều dùng, 5/19 (26,3%) sai về đường dùng, 8/19 (42,1%) sai về nồng độ, hàm
lượng, 11/20 (55%) sai sót về khoảng cách dùng thuốc, 6/20 (30%) sai về thời
gian dùng thuốc [6] [13].
Trong việc kê đơn còn lạm dụng glucocorticoid, vitamin liều cao còn
phổ biến [7]. Lạm dụng kháng sinh nhất là cephalosporin thế hệ 3, kê nhiều
thuốc trong một đơn (có bệnh viện khảo sát, bác sỹ kê từ 14-16 thuốc/ đơn,
đặc biệt có đơn kê 20 thuốc), dẫn đến nhiều tương tác thuốc [6].
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới, cho thấy sai sót

phổ biến là viết tắt không phù hợp, tiếp sau đó là tính sai liều. Nguyên nhân
thường là do chữ khó đọc. Với đơn viết tay, một nửa số thuốc có sai sót y
khoa, 1/5 số đơn có thể gây hại [48], 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi
cân nặng hay ghi sai, 6% không ghi ngày hay ghi sai ngày kê đơn, 38% sai
sót dưới liều, 18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi thiếu hay sai khoảng thời
gian sử dụng là 28,3% và 0,9%[49]. Bác sĩ chủ yếu kê đơn thuốc theo tên
thương mại, kê đơn thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4% [47].
Qua một nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2006, thuốc
nhập ngoại chiếm 78,9%, thuốc biệt dược chiếm 74%, thuốc kháng sinh
chiếm 18,1% trong tổng số thuốc sử dụng [26].
Dẫn đến tình trạng trên một phần là do HĐT & ĐT dù có nhiều nỗ lực
nhưng chưa chú ý nhiều đến các hoạt động sau: giám sát kê đơn (bình bệnh
án, bình đơn thuốc) theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, thông tin thuốc
và tập huấn sử dụng thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ mà chủ yếu chỉ làm khi có
đoàn kiểm tra [6].
Trong việc giám sát kê đơn trong điều trị ngoại trú cũng còn rất nhiều sai
phạm, tại Việt Nam theo Cục quản lý khám chữa bệnh 80% khoa Dược bệnh

12

viện tuyến trung ương được trang bị phần mềm quản lý thuốc liên kết với các
khoa lâm sàng để kê đơn và phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, nhưng mới
30 % ứng dụng đầy đủ theo qui chế của Bộ y tế. Ở Hà Nội trong 58 bệnh viện
được kiểm tra thì vẫn còn 6 bệnh viện sai sót trong kê đơn [36]. Tại bệnh viện
Phụ sản trung ương không ghi rõ thời điểm dùng thuốc chiếm 49,5%, không
ghi rõ liều chiếm 9% [26]; Bệnh viện E: tỷ lệ không ghi đầy đủ họ tên, tuổi
bệnh nhân là 11,33%, thuốc kê theo tên generic chỉ chiếm 28,67%, có tới
59,67% thuốc một thành phần ghi theo tên biệt dược, tỷ lệ ghi đủ cách dùng,
liều dùng thuốc chỉ là 22% [38]
Tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc bổ rất phổ biến: kháng

sinh nhập khẩu chiếm 30-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc hàng năm của cả
nước và tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 32,7% tổng giá trị tiền thuốc mỗi
trong cả nước [36]. Theo một thống kê tại Hải Phòng một vài vùng có tỷ lệ
đơn thuốc sử dụng kháng sinh lên tới 65%; tại một phòng khám bệnh viện
huyện cho thấy một đơn thuốc có trung bình 4,2 thuốc, số đơn có ít nhất một
kháng sinh chiếm 62%, còn số thuốc được kê nằm trong DM TTY chỉ có tỷ lệ
là 38% [34].
1.2.2 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược bệnh viện
đảm nhiệm. Thuốc sau khi dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ được cấp phát cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc đưa lên các khoa điều trị nội trú để bệnh
nhân sử dụng. Mặc dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát giữa bệnh
nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú, nhưng cả hai đều phải tuân theo một số
quy tắc bắt buộc là quy tắc “ba kiểm tra, ba đối chiếu” [7] [16] [17]:
- Ba kiểm tra gồm có:
+ Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng
+ Bao bì, nhãn thuốc
+ Chất lượng thuốc

13

- Ba đối chiếu gồm:
+ Tên thuốc ở đơn
+ Nồng độ hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao.
1.2.2.1 Bệnh nhân ngoại trú
Đối với cấp phát thuốc ngoại trú, chu trình cấp phát gồm 6 bước chính:






Hình 1.2: Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú [41, 46]
- Tiếp nhận và xác nhận các đơn thuốc: người tiếp nhận đơn phải xác
nhận đầy đủ và kiểm tra lại họ tên của bệnh nhân sử dụng thuốc.
- Hiểu và phân tích đơn: bao gồm : đọc đơn thuốc, xác định đúng tên
các loại thuốc trong đơn, hiểu một cách chính xác các chữ viết tắt của người
kê đơn, kiểm tra liều lượng, tính toán chính xác liều lượng và số lượng các
thuốc trong đơn.
Tất cả các tính toán nên được kiểm tra hai lần bởi người cấp phát hoặc bởi
một nhân viên khác. Bởi một số lỗi về tính toán sai về liều lượng thuốc có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
- Chuẩn bị nhãn cho các thuốc được phát: gồm các thủ tục tự kiểm tra ,
tính toán lại để đảm bảo độ chính xác, cũng như các nội dung theo quy định
của thuốc cấp phát lẻ. Đóng gói và dán nhãn thuốc: tùy theo dạng thuốc đóng
gói phù hợp: viên nén hoặc viên nang nên đóng gói vào một chai, bao bì
nhựa
Kiểm tra lại
trước khi cấp
phát
Ghi lại
công việc
Cấp thuốc và
hướng dẫn
sử dụng
Tiếp nhận,
xác nhận đơn
thuốc
Hiểu và phân
tích đơn

thuốc
Chuẩn bị,
dán nhãn cho
các gói thuốc

14

- Ghi lại công việc: Việc ghi lại các thuốc trong đơn được cấp phát có
thể được sử dụng để hồi cứu nhằm xác minh các thuốc đã cấp phát cho bệnh,
từ đó góp phần theo dõi bất kỳ vấn đề nào liên quan tới các loại thuốc đã cấp
phát sử dụng cho bệnh nhân.
- Thực hiện kiểm tra lần cuối trước khi cấp phát: kiểm tra cuối cùng sẽ
bao gồm việc đọc và giải thích các thuốc trong đơn.
- Phát thuốc cho bệnh nhân với các hướng dẫn và lời khuyên rõ ràng:
Cảnh báo về tác dụng không mong muốn thường gặp cho bệnh nhân
trước khi sử dụng thuốc như: buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, màu sắc nước tiểu thay
đổi Còn đối với các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng chỉ nên thông
báo trực tiếp cho bệnh nhân sau khi tham khảo thêm ý kiến của người kê đơn,
những người có tính đến những rủi ro cho bệnh nhân khi kê thuốc vì nó có thể
làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh từ đó ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Có
một thực tế là đa phần ở các cơ sở y tế Việt Nam, người hướng dẫn sử dụng
trực tiếp là bác sĩ và thường được ghi ngay trong đơn thuốc, đây là một yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị của bệnh nhân ngoại trú vì nó
thường không đầy đủ rõ ràng [41].
1.2.2.2 Bệnh nhân nội trú
Chu trình cấp phát cho các bệnh nhân nội trú tại khoa Dược được khái
quát gồm các giai đoạn chính sau:





Hình 1.3: Chu trình cấp phát thuốc nội trú
Nhận phiếu tổng
hợp thuốc của các
khoa lâm sàng
Duyệt phiếu
lĩnh thuốc
Kiểm tra
đối chiếu
Chuẩn bị,
đóng gói,
dán nhãn
Cấp phát tới
khoa lâm sàng
Vào thẻ kho cấp
phát hàng ngày

15

Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú khác với cấp phát thuốc cho bệnh
ngoại trú, thuốc của các bệnh nhân nội trú được điều dưỡng tổng hợp theo
từng khoa rồi mới gửi xuống cho khoa Dược. Cho nên hai điểm khác biệt
chính giữa cấp phát ngoại trú và nội trú là:
+ Duyệt phiếu lĩnh thuốc: sau khi tiếp nhận phiếu lĩnh thuốc của các
khoa lâm sàng, nhân viên khoa Dược có nhiệm vụ kiểm tra lại và duyệt thuốc,
người duyệt thuốc phải từ dược sĩ đại học được ủy quyền trở lên.
+ Cấp phát tới khoa lâm sàng: Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của
đơn vị, khoa dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận
thuốc tại khoa Dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược từ
chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót;

thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm
sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc… Thuốc sau khi
được y tá hay điều dưỡng khoa nhận đủ sau đó chia cho từng bệnh nhân theo
chỉ định thuốc hàng ngày của bác sĩ trong bệnh án [16] [17] [41].
1.2.3 Giám sát tuân thủ điều trị:
Do đặc thù của việc sử thuốc tại bệnh viện nên quá trình giám sát tuân
thủ hướng dẫn sử dụng có hình thành một mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ
lâm sàng, y tá điều dưỡng và bệnh nhân. Mối quan hệ giữa các đối tượng trên
được thể hiện trong hình 1.4 [11].
Vai trò cụ thể mỗi đối tượng trong mối quan hệ đó như sau [15]:
- Bác sĩ:
+ Lập hồ sơ bệnh án cụ thể về thuốc điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp
chăm sóc, chế độ dinh dưỡng…
+ Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên,
an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
+ Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm tra, giám
sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.

16

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa Bác sĩ – Dược sĩ – Y tá – Bệnh nhân
trong quá trình sử dụng thuốc [11]
- Dược sĩ lâm sàng:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, các thuốc mới tư vấn cho bác sĩ
để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh. Giúp bác sĩ điều trị
hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
+ Đánh giá hiệu quả dùng thuốc, tác dụng của thuốc với người bệnh.
+ Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra y tá và điều dưỡng viên
về thực hiện đúng y lệnh; theo dõi ADR.
- Y tá (điều dưỡng) trong khoa lâm sàng

+ Chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người
bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ
liều theo y lệnh.
+ Trước khi bệnh nhân dùng thuốc: Công khai thuốc dùng hàng ngày
cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng
thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công
khai thuốc (kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh). Hướng dẫn, giải thích cho người
Dược sĩ lâm sàng
o Cung cấp thông tin, tư
vấn thuốc cho Bác sĩ.
o Theo dõi, đánh giá việc
dùng thuốc.
o Thu thập thông tin ADR
Y tá, điều dưỡng
o Chăm sóc bệnh
nhân.
o Trực tiếp cho bệnh
nhân dùng thuốc.
Bệnh
nhân
Bác sĩ
o Chẩn đoán, kê đơn, chỉ
định dùng thuốc.
o Theo dõi diễn biến bệnh.


17

bệnh tuân thủ điều trị. Chuẩn bị phương tiện và thuốc: đảm bảo sạch sẽ, sắp
xếp gọn gàng, dễ thấy

+ Trong khi bệnh nhân dùng thuốc: đảm bảo vệ sinh chống nhiễm
khuẩn, đảm bảo 5 đúng (đúng người, đúng liều, đúng thuốc, đúng đường dùng
và đúng thời gian), trực tiếp chứng kiến bệnh nhân dùng thuốc.
+ Sau khi bệnh nhân dùng thuốc: phát hiện những diễn biến bất thường
và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời. Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho
mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã
thực hiện. Bảo quản số thuốc còn lại (nếu có) và xử lý các dụng cụ liên quan
đến dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định.
- Bệnh nhân:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh: phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ
thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh
hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc
không đúng chỉ định của thầy thuốc.
+ Tôn trọng nhân viên y tế. [16] [17]
1.2.4 Thông tin thuốc trong bệnh viện
Thông tin thuốc là hoạt động của đơn vị TTT bệnh viện, do bộ phân
dược lâm sàng phụ trách, cũng là một phần trong chu trình sử dụng thuốc.
TTT là một hoạt động thiết yếu đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc sử
dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý. TTT phải chính xác, khách quan, trung
thực, đầy đủ, cập nhật, hệ thống hóa, định hướng cho đối tượng cần đến.
Nội dung thông tin bao gồm các thông tin về:
- Phản ứng có hại của thuốc, các nguy hại của thuốc.
- Các khuyến cáo về liều dùng, sinh khả dụng, sinh dược học so sánh
giữa các thuốc có tên biệt dược khác nhau.
- Các báo cáo thẩm định về phản ứng có hại của thuốc.

×