BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH
NETILMICIN SULFAT SỬ DỤNG LÀM
THUỐC TIÊM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH
NETILMICIN SULFAT SỬ DỤNG LÀM
THUỐC TIÊM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn:
1. DS. Đào Minh Huy
2. DS. Chử Quốc Huy
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế - ĐH Dược Hà Nội
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
DS. Đào Minh Huy
DS. Chử Quốc Huy
Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trần Linh, các thầy cô và các kỹ
thuật viên Bộ môn Bào chế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm tại bộ môn.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và cán bộ
nhân viên trường đại học Dược Hà Nội – những người đã dạy bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt 5 năm học tập tại đây.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa
luận.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Hằng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 Đại cƣơng về thuốc tiêm 2
1.1.1. Định nghĩa 2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định và biện pháp nâng cao độ ổn
định…………………………………………………………………………………… 2
1.2 Đại cƣơng về netilmicin 8
1.2.1. Công thức hóa học 8
1.2.2. Nguồn gốc 9
1.2.3. Tính chất 9
1.2.4. Các đặc tính dược động học 9
1.2.5. Các đặc tính dược lực học 10
1.2.6. Dạng thuốc, chỉ định, liều dùng 10
1.2.7. Tác dụng không mong muốn và lưu ý khi sử dụng 11
1.2.8. Một số chế phẩm thuốc netilmicin trên thị trường 12
1.3 Một số nghiên cứu về độ ổn định của netilmicin. 12
CHƢƠNG 2:NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 15
2.1.1. Nguyên vật liệu 15
2.1.2. Phương tiện, thiết bị nghiên cứu 16
2.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Phương pháp bào chế 16
2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của dung dịch netilmicin. 20
2.3.3. Phương pháp khảo sát sơ bộ độ ổn định của thuốc tiêm netilmicin 22
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24
3.1 Thẩm định phƣơng pháp định lƣợng netilmicin sulfat bằng phƣơng
pháp HPLC 24
3.1.1. Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký 24
3.1.2. Thẩm định quy trình định lượng 25
3.2 Đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố đối với sự ổn định của dung
dịch netilmicin sulfat 29
3.2.1. Ảnh hưởng của pH 29
3.2.2. Ảnh hưởng của hệ đệm 30
3.2.3. Ảnh hưởng chất chống oxy hóa 31
3.2.4. Ảnh hưởng của quy trình bào chế tới độ ổn định của dung dịch. 35
3.3 Công thức dự kiến và quy trình bào chế. 37
3.3.1. Công thức dự kiến 37
3.3.2. Quy trình bào chế. 37
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
4.1 Kết luận 39
4.2 Đề xuất. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C
max
Nồng độ đỉnh trong huyết tương
CT
Công thức
DMSO
Dimethyl sulfoxid
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance
liquid chromatography)
RSD
Độ lệch chuẩn tương đối (Relative standard
deviation)
RTL
Điều kiện nhiệt độ phòng có chiếu sáng (Room
temperature in the light)
SD
Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
S
pic
Diện tích pic sắc ký
TLC
Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography)
USP
Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)
Vđ
Vừa đủ
ΔpH
Thay đổi pH
DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng
Tên
Trang
Bảng 1.1
Một số hệ đệm hay dùng trong pha chế thuốc tiêm
4
Bảng 1.2
Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hóa
trong thuốc tiêm
6
Bảng 1.3
Liều dùng khuyến cáo của netilmicin cho các bệnh nhân
chức năng thận bình thường
11
Bảng 1.4
Một số chế phẩm có chứa netilmicin trên thị trường
12
Bảng 2.1
Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
15
Bảng 3.1
Bảng kết quả kiểm tra tính thích hợp của hệ thống sắc ký
24
Bảng 3.2
Mối tương quan giữa nồng độ netilmicin và diện tích pic
26
Bảng 3.3
Bảng kiểm tra độ lặp lại của phương pháp
27
Bảng 3.4
Bảng kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp
28
Bảng 3.5
Ảnh hưởng của pH đến màu sắc của dung dịch netilmicin
29
Bảng 3.6
Ảnh hưởng của hệ đệm tới màu sắc, pH và hàm lượng
của dung dịch
30
Bảng 3.7
Ảnh hưởng của nồng độ chất chống oxy hóa natri
metabisulfit đối với độ ổn định của dung dịch netilmicin
31
Bảng 3.8
Thành phần trong công thức khảo sát ảnh hưởng của
chất hiệp đồng chống oxy hóa
32
Bảng 3.9
Ảnh hưởng của chất hiệp đồng chống oxy hóa đối với độ
ổn định của dung dịch netilmicin
32
Bảng 3.10
Thành phần trong công thức bào chế khảo sát ảnh hưởng
của các chất chống oxy hóa.
33
Bảng 3.11
Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa
34
Bảng 3.12
Ảnh hưởng của sục khí nitrogen khi đóng ống
35
Bảng 3.13
Ảnh hưởng của điều kiện tiệt khuẩn bằng nhiệt
36
Bảng 3.14
Công thức dự kiến
37
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
Tên
Trang
Hình 1.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm
2
Hình 2.1
Quy trình xử lý lọ, nút cao su và nút nhôm
18
Hình 2.2
Quy trình pha chế dung dịch thuốc tiêm netilmicin
19
Hình 3.1
Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ
netilmicin và Spic
26
Hình 3.2
Ảnh chụp các dung dịch netilmicin chứa các chất
chống oxy hóa khác nhau sau 5 tuần bảo quản ở điều
kiện thường
34
Hình 3.3
Quy trình bào chế dung dịch thuốc tiêm netilmicin
sulfat
38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là loại dược phẩm không thể thiếu trong công tác điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn. Netilmicin là một kháng sinh thuộc họ aminoglycosid
có phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), ngoài ra còn tác
dụng trên cả các chủng vi khuẩn đã kháng thuốc [8], [16]. Đặc biệt, theo một
số nghiên cứu, netilmicin còn làm giảm độc tính trên tai và trên thận so với
các kháng sinh cùng nhóm [11]. Chính vì vậy đây là một trong những kháng
sinh quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn.
Netilmicin cũng như các kháng sinh aminoglycosid khác tồn tại trong
dung dịch dưới dạng cation phân cực cao và khó hấp thu theo đường uống.
Do đó các dạng bào chế thường gặp là thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt. Tại thời
điểm hiện nay, trên thị trường thuốc tiêm netilmicin phải nhập khẩu hoàn
toàn, chưa có cơ sở trong nước sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bào chế dung dịch netilmicin sulfat sử dụng
làm thuốc tiêm” với mục tiêu chính:
Sơ bộ xây dựng công thức và quy trình bào chế dung dịch sử dụng làm
thuốc tiêm netilmicin 100 mg/ml.
2
1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 Đại cƣơng về thuốc tiêm
1.1.1. Định nghĩa
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch,
nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để
tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau [1].
Thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua các hàng rào bảo vệ
tự nhiên của cơ thể như da và niêm mạc, do đó thuốc tiêm phải là những chế
phẩm vô khuẩn, tinh khiết để không gây tai biến cho người dùng thuốc. Vì
vậy, để pha chế, sản xuất các thuốc tiêm đạt yêu cầu, phải tiến hành nghiên
cứu xây dựng công thức tối ưu đảm bảo độ ổn định, có hiệu lực và an toàn,
trước hết phải có thông tin khoa học về dược chất, các yếu tố ảnh hưởng đến
độ ổn định của thuốc tiêm [1].
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định và biện pháp nâng cao độ ổn
định
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm
Điều kiện bảo
quản:
- Nhiệt độ.
- Độ ẩm.
- Ánh sáng.
Độ ổn định vật lý, hóa
học, vi sinh, điều trị,
độc tính của thuốc tiêm
Công thức
thuốc:
- Bản chất dược
chất.
- Dung môi, pH.
-Tá dược khác.
- Bao bì.
Kỹ thuật bào chế:
- Sục khí nitrogen.
- Phương pháp tiệt khuẩn.
-Trình tự pha chế.
3
1.1.2.1. Các yếu tố thuộc về công thức
a. Bản chất của dược chất
Các dược chất khác nhau có tính chất lý hóa học khác nhau, độ bền vững
cũng khác nhau. Do đó tùy từng dược chất cần phải nghiên cứu xây dựng các
công thức vã kỹ thuật bào chế đảm bảo độ ổn định, an toàn và hiệu lực điều
trị. Một số biện pháp nâng cao độ ổn định của dược chất [1]:
Sử dụng dung môi, chất hỗ trợ có độ tinh khiết cao.
Điều chỉnh pH của chế phẩm đến một khoảng giá trị thích hợp, mà tại
pH đó, tốc độ phản ứng oxy hóa của dược chất là thấp nhất.
Thêm chất chống oxy hóa: chất chống oxy hóa là những chất rất dễ bị
oxy hóa và có thế oxy hóa thấp hơn so với thế oxy hóa của dược chất,
nên chúng sẽ bị oxy hóa trước dược chất.
Sử dụng hỗn hợp dung môi nước và các dung môi đồng tan để hạn
chế quá trình thủy phân đối với những dược chất dễ bị thủy phân
trong nước.
b. Ảnh hưởng của dung môi
Các dược chất dễ thủy phân sẽ dễ bị thủy phân trong dung môi nước,
đồng thời dung môi không tinh khiết làm cho các phản ứng phân hủy một số
dược chất xảy ra nhanh hơn. Nước dùng trong pha chế thuốc tiêm được ghi
trong Dược điển là nước cất. Để đảm bảo độ ổn định nên sử dụng dung môi
có độ tinh khiết cao, loại khí carbonic và oxy hòa tan ra khỏi nước cất pha
tiêm [1].
c. Ảnh hưởng của pH và hệ đệm
4
Mỗi dược chất thường ổn định nhất trong dung dịch nước ở một khoảng
giá trị pH nhất định nào đó ( ít bị oxy hóa, không chuyển dạng kết tinh…), cả
trong quá trình pha chế, bảo quản chế phẩm tới khi sử dụng [1].
pH của thuốc tiêm có thể bị thay đổi trong quá trình bảo quản chế phẩm
do nhiều nguyên nhân: do dược chất bị phân hủy; do tương tác các thành phần
trong thuốc tiêm với nhau; do sự hòa tan các chất từ bề mặt bao bì; do sự xâm
nhập của các khí từ môi trường bên ngoài qua bao bì chất dẻo hay cao su vào
thuốc [1].
Do đó phải nghiên cứu chọn pH tối ưu cho độ ổn định của dược chất,
chọn lựa chất điều chỉnh pH, hệ đệm thích hợp chống lại sự oxy hóa và thủy
phân dược chất.
Khi dùng hệ đệm trong thuốc tiêm chỉ nên dùng với nồng độ đủ để duy
trì pH của dung dịch ổn định, đồng thời cho phép các hệ đệm sinh lý trong các
dịch của cơ thể dễ dàng điều chỉnh pH tại nơi tiêm thuốc về pH bình thường
của máu là 7,4. Tuyệt đối không dùng hệ đệm boric/borat trong các công thức
thuốc tiêm vì acid boric đi qua được màng hồng cầu, gây vỡ hồng cầu rất
mạnh [1].
Bảng 1.1: Một số hệ đệm hay dùng trong pha chế thuốc tiêm [1].
Hệ đệm
Khoảng pH
Nồng độ thƣờng dùng
(%)
Acid acetic và muối
3,5-5,7
1-2
Acid citric và muối
2,5-6,0
1-3
Acid phosphoric và muối
6,0-8,0
0,8-2
Acid glutamic và muối
8,2-10,2
1-2
5
d. Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa
Nhiều dược chất như adrenalin, morphin, vitamin C…tự bản thân chúng
là các chất khử nên rất dễ bị oxy hóa. Các phân tử dược chất bị oxy hóa càng
nhanh khi ở dạng dung dịch, dẫn đến giảm hàm lượng dược chất trong chế
phẩm, làm giảm tác dụng điều trị thậm chí có thể gây phản ứng độc khi tiêm
vào cơ thể [1].
Bản chất của quá trình oxy hóa là sự tự oxy hóa, xảy ra theo phản ứng
chuỗi, được khởi đầu bằng một lượng rất nhỏ oxy hoặc gốc tự do, được thúc
đấy nhanh hơn khi có vết ion kim loại nặng (Cu
++
, Fe
+++
), pH không thích
hợp, tia tử ngoại và nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn [1].
Để đảm bảo hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc tiêm có thành phần
dược chất dễ bị oxy hóa cần phải vận dụng đông thời nhiều biện pháp để bảo
vệ dược chất, hạn chế đến mức thấp nhất lượng dược chất bị oxy hóa trong
quá trình pha chế và bảo quản chế phẩm [1].
- Sử dụng dược chất, dung môi, chất hỗ trợ có độ tinh khiết cao.
- Điều chỉnh pH của chế phẩm đến một khoảng giá trị thích hợp.
- Thêm chất chống oxy hóa:
+ Các chất sinh SO
2
: các muối natri hay kali sulfit, bisulfit, metabisulfit
và dithionit là những chất chống oxy hóa thường dùng nhất trong các thuốc
tiêm nước.
+ Rongalit: có thể dùng để chống oxy hóa cho nhiều thuốc tiêm, tác
dụng tốt ở pH cao từ 9-11.
+ Các chất khử, một số hợp chất có lưu huỳnh như cystein.
6
- Thêm chất hiệp đồng chống oxy hóa: có tác dụng khóa vết các ion kim
loại dưới dạng các phức, làm mất tác dụng xúc tác của ion kim loại trong
phản ứng oxy hóa dược chất. Thường dùng là muối dinatri của acid
ethylendiamin tetra-acetic (dinatri edetat), một số acid như acid citric, acid
tartric…
Các chất chống oxy hóa như các sulfit có thể gây phản ứng dị ứng trong
một số trường hợp, vì thế chỉ nên sử dụng các chất chống oxy hóa ở mức
nồng độ tối thiểu. Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hóa trong
thuốc tiêm được ghi ở bảng sau:
Bảng 1.2: Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hóa
trong thuốc tiêm [1].
Tên chất
Nồng độ thƣờng dùng
(%)
Natri sulfit
Natri bisulfit
Natri metabisulfit
Rongalit
Dinatri edetat
0,1-1,0
0,1-1,0
0,1-1,0
0,1-0,15
0,01-0,05
e. Ảnh hưởng của tá dược khác.
Tùy thuộc từng loại tá dược cần nghiên cứu sử dụng các tá dược thích
hợp (chất làm tăng độ tan, chất bảo quản…) để đảm bảo độ ổn định của chế
phẩm [1].
Chất làm tăng độ tan dược chất: thể tích thuốc tiêm phải phù hợp với sức
dung nạp của đường tiêm, và thể tích đó phải chứa một lượng dược chất đủ
để có tác dụng điều trị. Do vậy, khi pha chế dung dịch thuốc tiêm mà dược
7
chất ít tan trong dung môi phải áp dụng các biện pháp thích hợp để làm
tăng độ tan của dược chất [1].
Chất sát khuẩn: chất sát khuẩn được thêm vào trong một số công thức
thuốc tiêm với nồng độ thích hợp nhằm duy trì độ vô khuẩn của thuốc
trong quá trình pha chế - sản xuất và trong quá trình sử dụng thuốc. Phải
cho thêm chất sát khuẩn vào các chế phẩm thuốc tiêm đóng đơn liều,
nhưng được pha chế - sản xuất bằng kỹ thuật vô khuẩn, sản phẩm sau khi
đóng ống (lọ) không được tiệt khuẩn bằng nhiệt [1].
1.1.2.2. Ảnh hưởng của bao bì.
Bao bì đựng thuốc tiêm luôn tiếp xúc trực tiếp với các dược chất, trong
quá trình bảo quản, các thành phần từ bề mặt bao bì có thể khuếch tán vào
thuốc, tương tác với các thành phần có trong thuốc, làm biến chất dược chất
trong chế phẩm, làm giảm hàm lượng dược chất, làm giảm hiệu lực điều trị và
độ an toàn của thuốc. Do vậy, cần lựa chọn bao bì có những đặc tính phù hợp
với thuốc tiêm để đảm bảo chất lượng của thuốc [1].
1.1.2.3. Yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế
Các yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của
thuốc tiêm bao gồm: điều kiện pha chế kín hay hở, nhiệt độ và thời gian pha,
trình tự pha, sự sục khí trơ, các thông số của quá trình tiệt khuẩn. Để hạn chế
phản ứng phân hủy dược chất cần tiến hành pha chế nhanh, hạn chế tiếp xúc
với không khí, bào chế kín, hòa tan tá dược trước rồi mới hòa tan dược chất,
đóng và hàn ống trong bầu khí trơ [2].
1.1.2.4. Yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản
Các yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng…có thể xúc tác cho các phản ứng phân hủy dược chất (oxy hóa, thủy
phân, quang hóa…) ảnh hưởng đến chất lượng thuốc tiêm. Do đó chế phẩm
8
thuốc tiêm phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp để đảm bảo chất
lượng thuốc trong suốt quá trình bảo quản thuốc [2].
Bên cạnh việc cải thiện độ ổn định vật lý, hóa học của chế phẩm cũng
cần phải chú ý đến độ ổn định vi sinh, điều trị và độc tính. Cần có những biện
pháp thích hợp để độ vô khuẩn của thuốc tiêm phải đáp ứng yêu cầu, tác dụng
điều trị của chế phẩm không thay đổi và độc tính của chế phẩm không được
tăng lên trong suốt quá trình bảo quản và lưu hành trên thị trường [5].
1.2 Đại cƣơng về netilmicin
1.2.1. Công thức hóa học
Công thức phân tử: (C
21
H
41
N
5
O
7
)
2
.5H
2
SO
4
Khối lượng phân tử: 1441,5
Tên khoa học:
O-3-Deoxy-4-C-methyl-3-(methylamino)-β-L-arabinopyranosyl-(1 4)-
O-[2,6-diamino-2,3,4,6-tetradeoxy-α-D-glycero-hex-4-enopyranosyl-(1 6)]-
2-deoxy-N
3
-ethyl-L-streptamine sulfate (2:5) [24].
Tên khác: Netillin, Netromycin, 1-N-ethylsisomicin [4], [7].
9
1.2.2. Nguồn gốc
Bán tổng hợp từ sisomicin, một kháng sinh thu được từ môi trường nuôi
cấy Micromonospora inyonensis (1970) [4].
1.2.3. Tính chất
1.2.3.1. Tính chất vật lý.
Netilmicin sulfat là chất bột màu trắng hoặc vàng trắng, rất hút ẩm, rất
dễ tan trong nước, gần như không tan trong ethanol và aceton. Độ tan ở 25°C
trong nước là 288 mg/ml, trong DMSO <1 mg/ml, trong ethanol <1 mg/ml.
Không tan trong hầu hết các alcol và các ether. Nhiệt độ nóng chảy 194-
198°C. Dung dịch netilmicin 40 mg/ml trong nước có pH từ 3,5-5,5. Dung
dịch netilmicin 30 mg/ml có góc quay cực riêng [α]
D
20
+88
o
đến +96
o
[4], [10],
[24].
1.2.3.2. Tính chất hóa học.
Netilmicin tạo muối với acid, trong đó muối với acid sulfuric dễ tan trong
nước nhât. Tạo phức màu tím với ninhydrin (như acid amin). Netilmicin có
chứa nhóm allyl amin, rất dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với oxy không khí, tốc
độ phân hủy tăng khi nhiệt độ tăng cao [4], [7].
1.2.4. Các đặc tính dược động học
Giống như với các kháng sinh aminoglycosid khác, netilmicin hầu như
không được hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương sau
khi tiêm tĩnh mạch liều duy nhất từ 1 đến 2 mg/kg dao động trong khoảng
3,9-16,6 mg/l. Sau khi tiêm bắp, sinh khả dụng của netilmicin là gần như hoàn
toàn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của netilmicin là 5,5- 9,3 mg/l sau khi
tiêm bắp liều 2 mg/kg. Nhiều phác đồ liều netilmicin (thường là 1,7-2,5
mg/kg mỗi 8 giờ trong 7 đến 12 ngày) cho các giá trị C
max
trung bình khoảng
10
6-9 mg/l, trong khi liều dùng một lần mỗi ngày từ 4,5 đến 6,5 mg/kg trong
thời gian tương tự thì giá trị C
max
trung bình khoảng 11- 20 mg/l [8]. Chu kỳ
bán thải của netilmicin thường là 2,0 đến 2,5 giờ. Khoảng 80% liều dùng
được bài tiết trong nước tiểu trong vòng 24 giờ [22].
1.2.5. Các đặc tính dược lực học
Netilmicin là một kháng sinh bán tổng hợp nhóm aminoglycosid, có phổ
tác dụng rộng trên hầu hết các vi khuẩn Gram (+) và trên một số vi khuẩn
Gram (-), bao gồm nhiều vi khuẩn đã kháng gentamicin [9], [16].
Sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn, netilmicin gắn vào tiểu
đơn vị 30S và làm sai lệch quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Kết quả là
tạo ra các protein không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt. Netilmicin đã
được chứng minh có hiệu quả trong nhiễm khuẩn Gram âm của đường da và
cấu trúc da, tiết niệu và đường hô hấp dưới, cũng như trong các bệnh nhiễm
trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng huyết và một số nhiễm trùng khác [3], [8],
[9].
1.2.6. Dạng thuốc, chỉ định, liều dùng
Netilmicin được dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, liều dùng khuyến
cáo người lớn và trẻ em có chức năng thận bình thường như bảng 1.3. Bệnh
nhân suy thận (nhưng ổn định) dùng liều ban đầu giống như liều trên bệnh
nhân có chức năng thận bình thường. Liều tiếp theo phải tính toán theo các
phác đồ có sẵn [8].
11
Bảng 1.3: Liều dùng khuyến cáo của netilmicin cho các bệnh nhân
có chức năng thận bình thường [8].
Bệnh nhân
Liều dùng
Người
lớn
Nhiễm trùng tiết niệu
phức tạp.
1,5-2,0 mg/kg/12 giờ
Nhiễm khuẩn toàn thân
nghiêm trọng
4,0-6,5 mg/kg/ngày
hoặc 1,3-2,2 mg/kg/8 giờ
2,0-3,25 mg/kg/12 giờ
Trẻ
em
6 tuần đến 12 năm
1,8-2,7 mg/kg/8 giờ
hoặc 2,7-4,0 mg/kg /12 giờ
Dưới 6 tuần
4,0-6,5mg/kg/ngày
hoặc 2,0-3,25 mg/kg/12 giờ
1.2.7. Tác dụng không mong muốn và lưu ý khi sử dụng
Cũng như các aminoglycosid khác, tác dụng phụ chủ yếu của netilmicin
là độc tính với thận và thính giác. Nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng
phụ này của netilmicin là ít gặp hơn so với các thuốc cùng nhóm [11].
Netilmicin cũng gây ít độc tính trên dây thần kinh số VIII hơn gentamicin [6].
Tuy nhiên theo nhiều tài liệu khác nhau thì tần suất xuất hiện độc tính này
trên lâm sàng của netilmicin không khác biệt rõ ràng hơn so với các thuốc
khác trong nhóm. Nhưng độc tính trên thận và thính giác do netilmicin nhẹ
nhàng hơn và có hồi phục. Do đó, netilmicin là một loại thuốc kháng khuẩn
hiệu quả để điều trị nhiễm khuẩn nặng, về lý thuyết là an toàn và có thể sử
dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ gặp tác dụng phụ [8]. Ngoài ra còn có
các tác dụng không mong muốn hiếm gặp khác như rối loạn chức năng tiền
đình, ức chế thần kinh cơ, giảm magnesi, calci và kali máu [18].
12
1.2.8. Một số chế phẩm thuốc netilmicin trên thị trường
Bảng 1.4: Một số chế phẩm có chứa netilmicin trên thị trường
Tên biệt dƣợc
Dạng bào chế
Hàm lƣợng
Hãng sản xuất
Biosmicin
Dung dịch tiêm
200 mg/ml
150 mg/1,5 ml
Asia Pharma
Genentan
Dung dịch tiêm
100 mg/2 ml
New Gene Pharma
Hucebo, Huftil
Dung dịch tiêm
150 mg/2 ml
Huons
Netilcine
Dung dịch tiêm
100 mg/2 ml
50 mg/1 ml
Samsung Pharma
Netlisan
Dung dịch tiêm
100 mg/1 ml
Sanjivani Parenteral
Netromycin
Dung dịch tiêm
50 mg/2 ml
100 mg/2 ml
200 mg/2 ml
Schering-Plough
Labo N.V
Như vậy có thể thấy các chế phẩm của netilmicin trên thị trường hiện
nay là dạng thuốc tiêm nhập khẩu, chưa có cơ sở nào trong nước sản xuất.
1.3 Một số nghiên cứu về độ ổn định của netilmicin.
Netilmicin có một liên kết đôi trong phân tử tạo thành nhóm chức
allylamin, chính vì vậy netilmicin rất dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với oxy ngay
cả trong thời gian ngắn, tốc độ oxy hóa tăng khi nhiệt độ tăng cao [7].
Diane Clare Rigge và Martin Frederick Jones đã nghiên cứu độ ổn định
của dung dịch thuốc tiêm netilmicin 10 hoặc 100 mg/ml trong ống tiêm
polypropylen, 7 ± 1
o
C, 25 ± 2
o
C , độ ẩm 60% ± 5% và ở nhiệt độ phòng có
chiếu sáng (RTL). Tiêu chí để đánh giá độ ổn định là sự thay đổi pH, hàm
lượng netilmicin còn lại, sự xuất hiện của tạp chất liên quan (sử dụng TLC),
13
cảm quan của dung dịch và bao bì. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiệt độ
7
o
C dung dịch netilmicin 10 mg/ml hoặc dung dịch netilmicin 100 mg/ml hàm
lượng dược chất, các tạp chất phân hủy xác định bằng TLC không có sự thay
đổi.
Tại nhiệt độ 25
o
C, độ ẩm 60% ở cả hai nồng độ dung dịch có màu (dung
dịch nồng độ 10 mg/ml chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt sau 65
ngày, dung dịch nồng độ 100 mg/ml chuyển từ màu vàng rất nhạt sang màu
vàng đậm sau 102 ngày), trên sắc ký đồ TLC cho thấy sự xuất hiện của tạp
chất. Hàm lượng còn lại 96,3% sau 200 ngày.
Ở điều kiện nhiệt độ phòng có chiếu sáng (RTL), sau 80 ngày bảo quản
dung dịch có nồng độ 10 mg/ml thay đổi từ trong suốt, không màu sang màu
vàng nhạt, hàm lượng còn lại 61,7% và sau 120 ngày chỉ còn lại 52,8%, xuất
hiện 2 tạp chất trên sắc ký đồ TLC sau 42 ngày.
Tác giả cũng đưa ra đề xuất thuốc tiêm netilmicin 10 mg/ml và 100
mg/ml đóng trong ống polypropylen ổn định ở nhiệt độ 7
o
C trong vòng 90
ngày, ở điều kiện 25
o
C, độ ẩm 60% là 30 ngày, và ở điều kiện thường có
chiếu sáng là 9 ngày [21].
Rieutord và cộng sự đã nghiên cứu độ ổn định của aerosol hỗn hợp bao
gồm N-acetylcystein (1 g/5 ml), betamethason (4 mg/1 ml) và netilmicin (100
mg/1 ml) ở pH 6,7, nhiệt độ phòng 25
o
C ± 2
o
C trong vòng 1 giờ. Hàm lượng
các chất sau thời gian bảo quản được định lượng bằng phương pháp HPLC.
Kết quả cho thấy, sau 1 giờ pH của hỗn hợp gần như không thay đổi (6,8),
hàm lượng các chất vẫn đạt yêu cầu điều trị N-acetylcystein (98,5 ± 2,5%),
betamethason (97,4 ± 2,1%) và netilmicin (98,6 ± 2,4%), trên sắc ký đồ
không thấy xuất hiện các pic lạ của tạp chất[20].
14
Karin Goldstein và cộng sự đã nghiên cứu về độ ổn định khi kết hợp
ampicilin, piperacilin, cefotaxim và netilmicin trong dung dịch L-amino acid
trong vòng 1 giờ. Kết quả cho thấy việc kết hợp netilmicin không ảnh hưởng
đến tác dụng của ampicilin, piperacilin và cefotaxim. Ampicilin, piperacilin
và cefotaxim cũng không ảnh hưởng đến nồng độ cũng như tác dụng của
netilmicin trong vòng 1 giờ [14].
Ge Yan-ru và các cộng sự Trung Quốc đã nghiên cứu độ ổn định của
thuốc tiêm netilmicin sulfat bằng cách tối ưu hóa thí nghiệm trực giao, xác
định hàm lượng bằng HPLC. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bào chế thuốc
tiêm bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt tối ưu ở nhiệt độ 105
o
C trong
vòng 30 phút, pH ổn định dược chất nhất là 5,5 và cần phải sử dụng thêm các
tá dược khác để ổn định dược chất [13], [15] .
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong quy trình sản xuất đến chất
lượng thuốc tiêm netilmicin sulfat, Li Yinqiu và cộng sự đã chỉ ra nhiệt độ tiệt
trùng, oxy trong không khí và thời gian sản xuất có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng thuốc tiêm. Do đó trong quá trình sản xuất cần phải kiểm soát chặt chẽ
các yếu tố này [17].
Trong nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô netilmicin sulfat của Shi
Jin và cộng sự cho thấy việc xây dựng công thức có sử dụng natri sulfit làm
giảm tối thiểu quá trình phân hủy của dược chất, tăng độ ổn định [23].
15
2 Chƣơng 2:NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1: Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn chất lƣợng
1
Netilmicin sulfat
Wuxi Fortune
Pharma.Co.Ltd
TCCS
2
Dinatri edetat
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
3
Natri metabisulfit
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
4
Natri bisulfit
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
5
Natri sulfit
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
6
Acid citric
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
7
Natri citrat
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
8
Acid acetic
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
9
Natri hydroxyd
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
10
Acid sulfuric
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
11
Alcol benzylic
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
12
Nước cất pha tiêm
Việt Nam
DĐVN IV
13
Natri dihydrophosphat
Merck
Dùng cho HPLC
14
Acid phosphoric
Merck
Dùng cho HPLC
15
Acetonitril
Merck
Dùng cho HPLC
16
Nước cất
Merck
Dùng cho HPLC
17
Lọ thủy tinh
Hà Lan
Trung tính
18
Nút nhôm, nút cao su
Đức
Nhà sản xuất