Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu nồng độ NT proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








VƯƠNG THỊ THANH TÂM



NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-PROBNP TRÊN BỆNH
NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC











HÀ NỘI 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







VƯƠNG THỊ THANH TÂM




NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-PROBNP TRÊN BỆNH
NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI







LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH : HÓA SINH DƯỢC
MÃ SỐ : 60720408






Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Thiện Ngọc

HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được
bày tỏ lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Bộ môn Hóa sinh, phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội, Khoa Thận tiết niệu, Khoa Hóa sinh, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viên Bạch
Mai đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Phạm Thiện Ngọc, ngƣời thầy đã hết lòng dạy dỗ và trực tiếp hƣơng dẫn,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các anh chị nhân viên phòng Lƣu trữ Bệnh viên Bạch Mai đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu tại bệnh viện.
Khoa Hóa sinh bệnh viên bạch Mai đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả những ngƣời thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.


Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014

Vƣơng Thị Thanh Tâm










MỤC LỤC


Trang
Đặt vấn đề
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
3
1.1 BỆNH SUY THẬN MẠN VÀ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH……………
1.1.1 Đại cƣơng về suy thận mạn………………………………………
3
3

1.1.2 Dịch tễ bệnh suy thận mạn………………………………………
3
1.1.3 Các giai đoạn của suy thận mạn …………………………………
4
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận mạn…………
1.1.4.1 . Lâm sàng ………………………………………………
1.1.4.2. Biểu hiện cận lâm sàng của STM ………………………
5
5
6
1.1.5. Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn……………
7
1.1.5.1. Biến chứng tim……………………………………………
7
1.1.5.2. Biến chứng mạch………………………………………….
9


1.2 NT- PROBNP VÀ SUY THẬN MẠN……………………………………
9
1.2.1 Cấu trúc và tác dụng sinh học của NT-proBNP …………………
10
1.2.2 Cơ chế phóng thích nồng độ NT-proBNP huyết thanh …………
1278
1.2.3. Sự thanh thải nồng độ NT-proBNP huyết thanh …………………
14
1.2.4. Định lƣợng nồng độ NT-proBNP huyết thanh……………………
15
1.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nồng độ NT-proBNP huyết thanh……
16

1.3 NGHIÊN CỨU VỀ NT-PROBNP TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN
MẠN
18
1.3.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài………………………………………
18
1.3.2 Các nghiên cứu trong nƣớc………………………………………
19
CHƢƠNG 2 :ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Phƣơng tiện nghiên cứu…………………………………………
21
21
21
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………
2.1.2.1 Tiêu chuẩn phân giai đoạn bệnh thận mạn tính………….
21
21

2.1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân STM………………
22
2.1.2.3. Các tiêu chuẩn khác……………………………………….
23
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………….
24
2.1.4 Địa điểm , thời gian nghiên cứu………………………………….
24
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢÚ
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………….
2.2.3 Cách tiến hành nghiên cứu…………………………………………

24
24
24
24
2.3 XỬ LÝ KẾT QUẢ……………………………………………………
2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU…………………………………………….
25
25
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới
3.1.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây suy thận mạn
26
26
26
26
27
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN
CỨU
3.2.1. Lâm sàng
3.2.1.1. Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp
3.2.1.2. Tỉ lệ tăng huyết áp và trị số HA của nhóm nghiên cứu
3.2.2. Cận lâm sàng
3.2.2.1. Huyết học
3.2.2.2. Protein, Albumin và các nitơ phi protein máu
3.2.2.3. Một số thành phần mỡ máu
3.2.2.4. Một số thông số liên quan đến chuyển hóa Ca-phosho
3.2.2.5. Xét nghiệm sinh hóa nƣớc tiểu ở nhóm nghiên cứu
3.3 KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NT-PROBNP

3.3.1 Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng và mức lọc cầu thận
3.3.2 Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng theo tuổi và giới
3.3.3 Nồng độ NT-proBNP với nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn…
27

27
27
28
28
28
29
29
29
30
30
30
31
31

3.3.4 Nồng độ NT-proBNP ở hai nhóm BN có và không có suy tim …
32
3.3.5 Nồng độ NT-proBNP theo mức độ phân suất tống máu EF trên
siêu âm tim……………………………………………………………………
3.3.6 Nồng độ NT-proBNP theo nhóm tăng huyết áp và không tăng
huyết áp………………………………………………………………………

32

32
3.3.7 Nồng độ NT-proBNP theo nhóm thiếu máu và không thiếu máu.

33
3.4 MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA NT-PROBNP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM
SÀNG, CẬN LÂM SÀNG .
3.4.1 Tƣơng quan giữa NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng………
3.4.2 Tƣơng quan giữa NT-proBNP với một số yếu tố cận lâm sàng…
33

33
34
CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU……………………
4.1.1. Về tuổi ……………………………………………………………
4.1.2. Về giới ……………………………………………………………
4.1.3. Về nguyên nhân suy thận ………………………………………
37
37
37
38
38
4.2. BÀN LUẬN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA
NHÓM NGHIÊN CỨU
4.2.1. Thiếu máu ………………………………………………………
4.2.2. Phù ………………………………………………………………
4.2.3. Tăng huyết áp …………………………………………………….
4.2.4 Suy tim …………………………………………………………….
4.2.5 Kết quả siêu âm tim………………………………………………
39

39
39

40
41
41
4.3. NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƢƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN
MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC.
4.3.1. Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng ở bệnh nhân suy thận mạn …
4.3.2. Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng với các chỉ số lâm sàng . ……
4.3.3 Tƣơng quan giữa NT-proBNP với kết quả cận lâm sàng, huyết
học ……………………………………………………………………………
41

41
45

45
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
48
49


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


ANP……………… Peptid lợi niệu thải Natri type A (A-type natriuretic
peptide)
BN…………………Bệnh nhân
BNP……………… Peptid lợi niệu não (Brain natriuretic peptide)
CNP……………… Peptid lợi niệu thải Natri type C (C-type natriuretic
peptide)

DNP……………… Peptid lợi niệu thải Natri type D (D- type natriuretic
peptide)
CI………………… Khoảng tin cậy (Confidence Interval)
CAPD………………Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous
Ambulatory Peritioneal Dialysis)
EF ………………….Phân suất tống máu ( Ejection Fraction)
KDOQI…………… Kidney Disease Outcomes Quality Initiative
NKF……………… Hội thận học quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney
Foundation)
NT-proBNP ……… N-Terminal Pro-B type Natriuretic Peptide
proBNP…………….Pro-B type Natriuretic Peptide
STM……………… Suy thận mạn
THA……………… Tăng huyết áp
MLCT………………Mức lọc cầu thận
GFR……………… Mức lọc cầu thận(Glomerular Filtration Rate)
RAA ……………… Renine – Anggiotensin - Alodosterone







DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 : Phân loại giai đoạn STM theo GS Nguyễn Văn Xang …………
5
Bảng 1.2 : Đặc điểm của BNP và NT-proBNP……………………………….
Bảng 1.3 : Các yếu tố ảnh hƣởng tới nồng độ NT-proBNP…………………
12

17
Bảng 1.4 : Các nghiên cứu của nƣớc ngoài về NT-proBNP trên bệnh nhân
STM………………………………………………………………………….

18
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân giai đoạn bệnh thận mạn tính…………………
21
Bảng 2.2. Phân loại THA theo JNC VII……………………………………
23
Bảng 2.3. Phân độ thiếu máu dựa theo nồng độ Hemoglobin………………
Bảng 2.4 : Tiêu chuẩn đánh giá chức năng tống máu của thất trái qua EF
trên siêu âm tim……………………………………………………………….
23

24
Bảng 3.1: phân bố bệnh nhân theo giới
26
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới
26
Bảng 3.3: Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp
27
Bảng3.4. Tỉ lệ tăng huyết áp và trị số HA của nhóm nghiên cứu
28
Bảng 3.5: Một số chỉ số huyết học
28
Bảng 3.6: Protein, Albumin và các nitơ phi protein máu
29
Bảng 3.7: Một số thành phần mỡ máu
29
Bảng 3.8: Thông số liên quan chuyển hóa Ca-phospho và PTH

29
Bảng 3.9: Xét nghiệm sinh hóa nƣớc tiểu ở nhóm nghiên cứu
30
Bảng 3.10: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng và MLCT
30
Bảng 3.11 : Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng giữa hai nhóm tuổi
31
Bảng 3.12: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng giữa hai giới
31
Bảng 3.13: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng theo nguyên nhân gây STM
31
Bảng 3.14: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng giữa hai nhóm suy tim và
không suy tim

32
Bảng 3.15: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng theo mức độ phân suất tống
máu

32
Bảng 3.16: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng giữa nhóm BN có THA và


không THA
32
Bảng 3.17: Nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng giữa nhóm thiếu máu và
không thiếu máu……………………………………………………………

33
Bảng 3.18: Mối tƣơng quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng với một
số yếu tố lâm sàng


33
Bảng 3.19: Mối tƣơng quan giữa NT-proBNP với một số yếu tố cận lâm
sàng…………………………………………………………………………

34

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1 : Cấu trúc của NT- proBNP… …………………………………
11
Hình 1.2 Tổng hợp, phóng thích và tƣơng tác các thụ thể của BNP và NT-
proBNP [53]…………………………………………………………………

13

Hình 3.1: Phân bố nguyên nhân gây suy thận mạn
27
Hình 3.2 : Mối tƣơng quan giữa nồng độ NT- proBNP (pmol/L) với phân
suất tống máu EF (%)………………………………………………………

35
Hình 3.3 : Mối tƣơng quan giữa nồng độ NT-proBNP (pmol/L)
với MLCT (ml/phút/1.73m
2
)…………………………………………………

35
Hình 3.4 : Mối tƣơng quan giữa nồng độ NT-proBNP (pmol/L) với

nồng độ creatinin máu ( µmol/L)……………………………………………

36










1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe của toàn thế giới, với tỉ lệ mắc
và tần suất đang gia tăng, tiên lượng xấu và chi phí điều trị cao. Ở Mỹ người ta ước
đoán tần suất bệnh thận mạn ở tất cả các giai đoạn là 20 triệu người, tỉ lệ tử vong trên
20% mỗi năm khi lọc thận với hơn phân nửa số tử vong là do bệnh tim mạch. Ước tính
năm 2010, số bệnh nhân phải lọc thận là 650,000 người, chi phí điều trị cho bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối khoảng 23 tỷ USD [25]. Còn ở Anh, tỷ suất mới mắc hàng
năm của bệnh thận giai đoạn cuối đã gia tăng gấp đôi trong thập niên qua, ước tính
khoảng 100 bệnh nhân trên 1 triệu dân [23], [32]. Năm 1998, Tổ chức y tế quốc gia về
thận học của Hoa Kỳ (National Kidney Foundation – NKF) đã nhấn mạnh nguy cơ cao
của bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn và tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao
hơn 10 – 30 lần ở bệnh nhân lọc thận so với dân số chung. NKF cũng khuyến cáo rằng
những bệnh nhân suy thận mạn nên được xem là nhóm nguy cơ cao nhất cho những

biến cố tim mạch và những can thiệp có hiệu quả trong dân số chung nên được ứng
dụng cho bệnh nhân bị suy thận mạn [44],[45]. Khoảng 30-45% bệnh nhân bị suy thận
mạn giai đoạn cuối đã bị biến chứng tim mạch tiến triển như rối loạn chức năng tâm
thu, tâm trương, rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim … và cuối
cùng là suy tim [3], [10], [16].
Hormone lợi niệu tâm nhĩ (Atrial Natriuretic hormone) được bắt đầu nghiên
cứu từ những năm 1980, sau đó các tác giả khác đã xác nhận Natriuretic Peptide là dấu
chỉ điểm của suy tim với các loại ANP, BNP, CNP và DNP cùng các thành phần của
chúng. N-Terminal Pro-B type Natriuretic Peptide (NT-ProBNP) là marker đang được
dùng nhiều nhất để dự báo nguy cơ suy tim cho bệnh nhân ở nhiều nhóm đối tượng
bệnh lý khác nhau. BNP được tiết ra khi có tăng áp lực lên thành tim. Trong những
bệnh nhân suy thận mạn thì việc quá tải thể tích cùng với kích hoạt hệ thống renin-
angiotensin-aldosterone là những yếu tố quan trọng gây tăng tiết BNP này [41].
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về NT-proBNP trong chẩn đoán các
bệnh về tim mạch, tuy nhiên lượng nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận mạn còn rất
2

hạn chế, trong khi đó suy thận mạn được coi là nhóm có nguy cơ tim mạch cao. Để
hiểu rõ hơn về NT-proBNP trong suy thận, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
nồng độ NT-proBNP trên bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh Viện Bạch Mai‟ nhằm
mục tiêu:

1. Đánh giá sự khác biệt về nồng độ NT-proBNP huyết tương của bệnh nhân theo
nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh suy thận mạn và biến chứng suy tim .
2. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với một số chỉ
số lâm sàng và cận lâm sàng khác trên bệnh nhân suy thận mạn: tuổi, giới,
huyết áp, creatinin, hemoglobulin, albumin máu, mức lọc cầu thận và phân suất
tống máu EF trên siêu âm tim.




















3


CHƢƠNG I : TỔNG QUAN

1.1 BỆNH SUY THẬN MẠN VÀ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH
1.1.1 Đại cƣơng về suy thận mạn
Suy thận mạn (STM) là một hội chứng biểu hiện hậu quả của các bệnh thận
mạn tính gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức lọc cầu
thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường
(120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn [5], [15], [16].
Theo KDOQI 2002 (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative) bệnh thận được coi
là mạn tính khi có một trong hai tiêu chuẩn sau [44], [45] :

- Tổn thương thận kéo dài trên 3 tháng ( có kèm hoặc không kèm giảm độ lọc cầu
thận ) dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc hoặc rối loạn chức năng thận bao gồm :
+ Bất thường bệnh học mô thận phát hiện qua sinh thiết thận .
+ Bằng chứng của tổn thương thận qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu hoặc xét
nghiệm hình ảnh.
- Mức lọc cầu thận (GFR) giảm < 60ml/phút/1.73m
2
(da) kéo dài trên 3 tháng ,
kèm hoặc không kèm bằng chứng của tổn thương thận.
1.1.2 Dịch tễ bệnh suy thận mạn
Xác định tỷ lệ mới mắc, mắc bệnh suy thận mạn (STM) là một vấn đề khó khăn
bởi trong STM giai đoạn đầu người bệnh thường ít đi khám bệnh vì ít hoặc không có
triệu chứng lâm sàng. STM trước giai đoạn cuối ít được biết rõ và không được theo
dõi, nhưng tỷ lệ mới mắc STM giai đoạn cuối cần được điều trị thay thế thận thì có thể
biết được một cách chính xác. Theo thống kê ở Pháp tỷ lệ mới mắc STM giai đoạn
cuối là 120 trường hợp/1 triệu dân/năm. Ở Mỹ và Nhật là 300 trường hợp/1 triệu
dân/năm [23], [25].
Tỷ lệ mắc bệnh STM có khuynh hướng gia tăng theo thời gian và khác nhau
giữa nước này và nước khác. STM là một bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn. Thống
kê của Pháp trong số 70 bệnh nhân mới mắc STM giai đoạn cuối thì chỉ có 5 bệnh
nhân là trẻ em và thanh niên còn 65 bệnh nhân là người lớn. STM cũng có liên quan
4

với giới tính, tỷ lệ mắc bệnh ở nam hơn nữ hai lần (2/1). Độ tuổi trung bình của số
bệnh nhân mới bắt đầu điều trị STM giai đoạn cuối tăng dần: năm 1987 là 55 tuổi, năm
1998 là 61 tuổi [45].
Tại Việt Nam,theo thống kê năm 2010, số bệnh nhân STM đã lên tới 8 triệu
người. Đặc biệt, con số này ngày càng tăng nhanh cùng với tốc độ phát triển của các
yếu tố nguy cơ như: bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, tim
mạch…trong đó có gần 80.000 người bị suy thận chuyển sang giai đoạn cuối cần phải

lọc máu và hàng nghìn người khác cần ghép thận để kéo dài sự sống [16].
Suy thận mạn được coi là một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu và có xu hướng
tăng lên do sự tăng lên của các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là do đái tháo đường và tăng
huyết áp. Ở Mỹ năm 1999 có tới 340,000 người bị STM đòi hỏi phải điều trị lọc máu
hoặc ghép thận nhưng đến 2010 số người này có thể lên tới 651,000 [25] ,[32]. Năm
2002 nước Mỹ đã phải tiêu tốn 19,2 triệu đôla cho viêc điều trị bệnh nhân STM ở
người lớn . Đồng thời một số nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy ở các nước phát
triển thì đái tháo đường và tăng huyết áp (THA) là hai nguyên nhân chính của STM
[15], [25]. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu cụ thể về số người bị STM nhưng theo
thống kê của Nguyễn Thị Thịnh và cộng sự [14] trên 2256 bệnh nhân điều trị nội trú
tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 1991 đến 1995 có đến 40,4% bệnh
nhân bị suy thận (cả suy thận cấp và mạn). Những kết quả này chứng tỏ rằng STM vẫn
đang có xu hướng gia tăng ở cả Việt Nam và thế giới, là một gánh nặng cho xã hội.
Như chúng ta đã biết STM là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm
tháng, khi suy thận ở giai đoạn nặng thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân
bằng của nội môi gây ra hàng loạt những biến loạn về sinh hóa và lâm sàng của các cơ
quan trong cơ thể mà hậu quả cuối cùng của STM được biểu hiện bằng hội chứng urê
máu cao, đòi hỏi phải điều trị bằng các phương pháp thay thế thận suy như: ghép thận,
thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory
Peritioneal Dialysis – CAPD) mới có thể duy trì được sự sống cho người bệnh.
1.1.3 Các giai đoạn của suy thận mạn
- Theo hội thận học Hoa Kỳ (2002) bệnh thận mạn tính được phân loại giai đoạn dựa
theo MLCT: chia làm 5 giai đoạn [15], [45].
5

Giai đoạn I: MLCT: 90 – 130 ml/ph/1,73m2
Giai đoạn II: MLCT: 60 – 90 ml/ph/1,73m2
Giai đoạn III: MLCT: 30 – 60 ml/ph/1,73m2
Giai đoạn IV: MLCT: 15 – 30 ml/ph/1,73m2
Giai đoạn V: MLCT: 0 – 15 ml/ph/1,73m2

Bảng 1.1 : Phân loại giai đoạn STM theo GS Nguyễn Văn Xang [2], [7] :
Mức độ suy thận
MLCT
(ml/ph)
Creatinin máu (µmol/l)

Chỉ định điều trị

Thận bình thường
120
70 - 130

Suy thận giai đoạn I
60 – 40
<130
Bảo tồn
Suy thận giai đoạn II
40 - 21
130 - 299
Bảo tồn
Suy thận giai đoạn
IIIa
20 - 11
300 - 499
Bảo tồn
Suy thận giai đoạn
IIIb
10 - 5
500 - 900
Lọc máu

Suy thận giai đoạn IV
< 5
>900
Lọc máu/ Ghép
thận

1.1.4. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA STM
1.1.4.1 . Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân STM rất phong phú và thường có biến chứng đi
kèm nên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân STM có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu
sau:
Phù
Hay gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn, do suy tim kết hợp và do
các yếu tố nội tiết khác gây giữ muối, nước. Trong khi đó STM do viêm thận bể thận
mạn thường không có phù [5], [7], [15].
Thiếu máu
6

Là dấu hiệu rất thường gặp mức độ nặng nhẹ tùy theo giai đoạn. Suy thận càng nặng
thì thiếu máu càng nhiều. Đây là một dấu hiệu quan trọng trên lâm sàng để chẩn đoán
phân biệt với các trường hợp urê máu cao do nguyên nhân cấp tính.[5],[7],[15].
Tăng huyết áp
Là biểu hiện rất thường gặp, khoảng 80% bệnh nhân có THA. Trên lâm sàng rất khó
phân biệt giữa THA do suy thận hay suy thận do THA ở những bệnh nhân đến muộn
hoặc không được theo dõi ngay từ đầu [3], [5], [7], [15].
Suy tim
Thường xuất hiện ở giai đoạn muộn do giữ muối, giữ nước, thiếu máu và THA lâu
ngày của quá trình suy thận đồng thời góp phần làm nặng nề thêm cho bệnh nhân STM
[3],[7],[15],[32].
Một số dấu hiệu khác: Xuất huyết, ngứa, chuột rút, viêm thần kinh ngoại vi,

hôn mê.
1.1.4.2. Biểu hiện cận lâm sàng của STM
Mức lọc cầu thận giảm: Mức lọc cầu thận giảm một cách từ từ theo thời gian,
khi mức lọc cầu thận càng giảm nhiều thì suy thận càng nặng.
Nitơ phi protein máu tăng cao: Urê, creatinin và acid uric máu tăng. [5,7,15,16].
Kali máu tăng: Khi suy thận nặng có kèm theo toan máu hoặc không.
PH máu giảm: Suy thận giai đoạn 3 - 4, pH máu sẽ giảm, dự trữ kiềm giảm,
kiềm dư giảm (BE) biểu hiện của toan máu
Rối loạn calci và phospho máu : Khi suy thận càng nặng thì calci máu càng
giảm và phospho máu càng tăng nên khi có dấu hiệu tăng calci máu và giảm
phospho máu là có khả năng có cường cận giáp trạng thứ phát [32][45].
Thay đổi về huyết học
Thiếu máu là một biểu hiện thường xuyên của STM và là một trong các
yếu tố góp phần làm gia tăng tình trạng suy tim. Các yếu tố tham gia vào cơ chế
bệnh sinh của thiếu máu trong STM chủ yếu do giảm đời sống hồng cầu, thiếu
hụt erythropoietin, [5], [15], [16].
Rối loạn lipid máu
7

Ngay từ giai đoạn suy thận nhẹ có thể thấy thành phần của apoprotein
thay đổi. Tăng lipid máu chủ yếu là tăng triglyceid, rối loạn lipid máu thường
làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, gây thiếu máu não, nguy hiểm nhất
là thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim [15].Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị
Kim Dung [5] cho thấy có đến 88,8% bệnh nhân STM điều trị bảo tồn có rối
loạn ít nhất một thành phần lipoprotein đồng thời có 45,8% tăng triglycerid và
43,9% giảm HDL- C. Kết quả nghiên cứu của Mai Thị Hiền ở bệnh nhân STM
điều trị bằng lọc CAPD ngoại trú cũng cho thấy có 63,8% bệnh nhân có rối loạn
ít nhất một thành phần lipoprotein máu [6].

1.1.5. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong bệnh thận mạn chính là bệnh tim mạch , tỷ
lệ này tăng cao ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
1.1.5.1. Biến chứng tim:
Đây là biến chứng chiếm tỷ lệ cao và là một trong những nguyên nhân tử vong chính
(40 – 60%) [3], [13], [32], [45]. Các biến chứng gồm có
+ Tăng huyết áp gặp ở 80 – 90% trong số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và
thường dẫn đến hàng loạt các biến chứng nặng nề ở tim, não, mắt …
+ Viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim do tăng urê máu.
+ Phì đại thất trái và suy tim trái là một trong những nguyên nhân gây tử vong của
bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ.
+ Suy mạch vành, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim do rối loạn điện giải (tăng kali
máu), suy tim, bệnh mạch vành.
Trong đó rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân suy thận mạn được quan tâm
hơn cả. Bệnh nhân STM có rối loạn chức năng thất trái có thể biểu hiện về phương
diện lâm sàng bằng suy tim, loạn nhịp, tụt huyết áp lúc điều trị hay các triệu chứng của
thiếu máu cơ tim và cả hai thể rối loạn chức năng tâm trương lẫn tâm thu đều có thể
xảy ra [13],[24].
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái thường có trước rối loạn chức năng tâm
thu thất trái . Rối loạn chức năng tâm trương thường biểu hiện bằng suy tim xảy ra khi
8

bệnh nhân chỉ hơi thừa nước và muối, hiếm khi xảy ra biểu hiện suy tim khi thể tích
dịch bình thường. Ngược lại rối loạn chức năng tâm thu khi trầm trọng sẽ gây suy tim
ứ huyết dù bệnh nhân không thừa muối và nước [3],[13]
Rối loạn chức năng tâm thu thất trái có biểu hiện lâm sàng bằng suy tim ứ huyết
, thường tụt huyết áp khi điều trị thận nhân tạo hoặc loạn nhịp tim .Rối loạn chức năng
tâm thu thất trái khi phân số tống máu EF ≤ 55% và phân suất co cơ FS ≤ 28%. Ở
bệnh nhân STM có điều trị thận nhân tạo thì rối loạn chức năng tâm thu thất trái
thường do bệnh cơ tim giãn, đôi khi do giảm động lan tỏa mà không có giãn thất trái.
Yếu tố nguy cơ đưa đến bệnh cơ tim giãn ở bệnh nhân STM vẫn chưa được biết rõ .

Có thể là tuổi, hút thuốc, thiếu máu cơ tim cục bộ và tăng phosphatase kiềm do cường
tuyến cận giáp. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái thường thấy ở 15% bệnh nhân
STM giai đoạn cuối. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái có tiên lượng xấu , với thời
gian sống sót 45 tháng so với nhóm không có có rối loạn này là 54 tháng [13],[24]
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái biểu hiện lâm sàng bằng suy tim xung
huyết dẫn đến mất khả năng bơm máu của tim để đảm bảo cho nhu cầu của tổ chức .
Rất khó phân biệt suy tim tâm thu và suy tim tâm trương nếu chỉ dựa vào tiền sử, lâm
sàng , Xquang tim phổi và điện tim thông thường mà cần có sự hỗ trợ của siêu âm tim
Doppler.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim tâm thu của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam [7], [8]:
 Bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của suy tim : Khó thở khi gắng sức , khi
nằm , có tiếng T3. T4
 Chức năng tâm thu bình thường hoặc giảm nhẹ : EF ≥ 45% và chỉ số đường
kính trong của thất trái > 3,2 cm/m
2

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim tâm trương của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam [7],
[8]:
 Có triệu chứng cơ năng hay thực thể của tim
 Phân số tống máu EF giảm nhẹ khoảng từ 45 -50 %
 Giãn thất trái.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Hội Tim mạch Châu Âu 2008 [2], [7] :
9

 Bệnh nhân có triệu chứng đặc hiệu của suy tim (khó thở khi gắng sức , mệt mỏi,
phù…) và
 Có các dấu hiệu thực thể của suy tim ( nhịp nhanh, thở nhanh, có ran ở phổi,
tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, gan to…) và
 Có bằng chứng khách quan của tổn thương cấu trúc , chức năng tim khi nghỉ (
tim to, tiếng tim thứ ba, tiếng thổi tâm thu, bất thường trên siêu âm tim, tăng

NT-proBNP)
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Doãn Lợi và cộng sự (2004) nghiên cứu siêu âm
Doppler tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn III, IV cho thấy rằng phì đại thất
trái chiếm 100% trong đó phì đại và giãn thất trái có kèm suy chức năng tâm thu thất
trái chiếm tới 40% ở bệnh nhân STM [10]. Kết quả này càng chứng tỏ rằng biến chứng
tim mạch là rất hay gặp và làm nặng nề thêm cho bệnh nhân STM.

1.1.5.2. Biến chứng mạch:
Đây là biến chứng được đề cập nhiều trong những năm gần đây ở bệnh nhân
STM. Trước đây việc chẩn đoán xơ vữa mạch máu sớm trên lâm sàng gặp rất nhiều
khó khăn và hầu như chỉ được chẩn đoán khi đã có những biểu hiện lâm sàng, thường
dựa vào kết quả xét nghiệm sinh hóa, nhưng các thông số này không thể khẳng định
tình trạng của thương tổn động mạch. Do vậy phát hiện sớm tổn thương xơ vữa động
mạch (giai đoạn tiền lâm sàng) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong thực hành và
điều trị bệnh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận. Theo một số tác giả, quá trình xơ vữa
động mạch xảy ra sớm ở động mạch chủ, động mạch vành, và các động mạch ngoại vi
như động mạch cảnh, động mạch đùi [13], [32]. Cùng với việc ứng dụng siêu âm vào
trong y học, đây là phương pháp thăm dò không xâm nhập, không độc hại, có độ chính
xác cao có thể làm lại nhiều lần… Đặc biệt với sự có mặt của đầu dò có độ phân giải
cao cho phép chúng ta có thể đo được bề dày thành động mạch, quan sát đánh giá và
phát hiện tổn thương sớm của xơ vữa mạch máu [44], [45].

1.2 NT- PROBNP VÀ SUY THẬN MẠN
10

Peptide lợi niệu typ-B còn được gọi là peptide lợi niệu não (BNP: Brain
natriuretic peptide), được phát hiện năm 1988 sau khi phân lập từ não heo. Tuy nhiên,
BNP được phát hiện sớm có nguồn gốc chính từ tim, đại diện cho hormon của tim
.Nguồn gốc chính tổng hợp và tiết ra BNP là cơ thất. Phân tử BNP người được mã
hóabởi gen sao chép đơn ở vị trí nhiễm sắc thể số 1 bao gồm 3 exon và 2 intron. Tiền

hormon BNP (proBNP) bao gồm 108 acid amin. Khi phân tử proBNP được tiết vào
trong tuần hoàn, nó được phân tách tại đoạn C-tận cùng thành BNP hoạt hóa với 32
acid amin và NT-proBNP không hoạt hóa gồm 76 acid amin. Peptide thải natri niệu
giữ vai trò cải thiện cân bằng thể tích nội mô, thẩm thấu và điều hòa áp lực hệ thống
tuần hoàn. Gần đây, chứng cứ khoa học chứng minh các peptide thải natri niệu của hệ
tim mạch đóng vai trò nội tiết tự động và bán tự động trong việc kiểm soát cấu trúc và
chức năng cơ tim . Peptide thải natri niệu của hệ tim mạch bao gồm 6 loại: type A
(ANP), type B (BNP), type C (CNP), type D (DNP), type V (VNP) và urodilatin ở
thận. Ngoài ra, có 3 loại thụ thể của peptide thải natri niệu gồm: thụ thể A và B giữ vai
trò tác động sinh học và thụ thể C có vai trò thanh thải peptide và ức chế tăng sinh tế
bào. Các thành phần của peptide thải natri niệu hệ tim mạch bao gồm ANP, BNP,
DNP và VNP được tiết ra từ tim và ở các tế bào khác ngoài tế bào cơ tim. Riêng
peptide thải natri niệu type-C (CNP) được tiết ra từ những tế bào nội mô và đóng vai
trò nội-ngoại tiết ở não và hệ mạch máu. Mặc dù vậy, mỗi loại peptide thải natri niệu
đều có tác dụng giãn mạch, lợi niệu và thải natri niệu [41],[53].

1.2.1 Cấu trúc và tác dụng sinh học của NT-proBNP
BNP là sản phẩm của một tiền hormone gọi là pre-proBNP gồm 108 acid amin.
Peptide này nhanh chóng tách bỏ 26 acid amin để tạo thành tiền chất của BNP với 108
acid amin là proBNP1-108. Sau đó, proBNP1-108 được chia tách bởi các men thủy
phân protein gồm furin và corin thành 2 phần: đoạn cuối gồm 76 acid amin (NT-
proBNP1-76) không có hoạt tính sinh học và phân tử 32 acid amin (BNP1-32) có hoạt
tính sinh học, đặc trưng là cấu trúc vòng 17 acid amin được liên kết bởi cầu nối
disulfid cysteine [41].
11


Hình 1.1 : Cấu trúc của NT-proBNP [41]
Phân tử BNP1-32 được phân tách thành BNP3-32 bởi dipeptidyl peptidase- IV
hoặc BNP7-32 bởi peptidase meprin A. Các peptide này ít có hoạt tính sinh học

[37].Tác dụng sinh học gián tiếp của BNP trong hệ thống tuần hoàn qua tương tác với
thụ thể peptide thải natri type A (NPR-A) tạo ra sản phẩm GMP vòng nội bào.Tác
dụng sinh học chính của BNP là thải natri niệu, lợi niệu, dãn mạch ngoại biên, ức chế
hệ thống renin-angiotensin-aldosteron và thần kinh giao cảm. Ngoài ra, nồng độ BNP
cũng còn ức chế sự co tế bào cơ thất, tiến trình tái định dạng và viêm của tế bào cơ
tim, và cơ trơn. Phân tử BNP được đào thải khỏi huyết tương do gắn với thụ thể
peptide thải natri type C (NPR-C) và thông qua quá trình thủy phân thành các phân tử
protein bởi những endopeptidase trung tính. Ngược lại, phân tử NT-proBNP được đào
thải chủ yếu qua thận.Thời gian bán hủy của phân tử BNP là 20 phút và NT-proBNP là
120 phút. Vì vậy, giải thích tại sao giá trị nồng độ NT- proBNP huyết tương cao hơn 6
lần so với BNP, mặc dù cả hai phân tử này được phóng thích với nồng độ cân bằng
[41], [53] .


12


BNP
NT-proBNP
Acid amin
32
76
Trọng lượng phân tử (kd)
3.5
8.5
Thời gian bán hủy (phút)
22
60-120
Tính ổn định
6 giờ

72 giờ
Thanh thải
Cơ chế chủ yếu
Thụ thể thanh thải

Endopeptidase trung tính
NPR-C

Thận
Thận
Tương quan với độ lọc cầu
thận
Trung bình
Mạnh
Tác dụng sinh học

Không
Giới hạn lâm sàng (pg/ml)
0- 5000
0- 35000
Bảng 1.2 : Đặc điểm của BNP và NT-proBNP
1.2.2 Cơ chế phóng thích nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng
Nồng độ NT-proBNP được tiết 70% từ cơ thất và một lượng nhỏ ở nhĩ. Ngoài ra, nồng
độ NT-proBNP còn được tiết ra ở não, phổi, thận, động mạch chủ và tuyến thượng
thận với nồng độ thấp hơn ở nhĩ [41]. Các nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan giữa
kích thước buồng thất trái, áp lực cuối tâm trương thất trái và nồng độ NT-proBNP
huyết tương. Sự phóng thích của nồng độ NT-proBNP huyết tương được điều tiết bởi
cả áp lực và thể tích thất trái [41],[53]. Tình trạng gia tăng sức căng thành cơ tim là
yếu tố kích thích mạnh mẽ sự phóng thích nồng độ BNP và NT-proBNP huyết tương.
Trong nhiều mô hình thí nghiệm cho thấy gia tăng nhanh chóng (<1 giờ) của mRNA-

BNP sau tình trạng quá tải áp lực cấp tính của nhĩ và thất, những thay đổi này dẫn đến
tăng tiết nồng độ NT-proBNP huyết tương. Ngoài ra, các yếu tố khác gây tiết ra NT-
proBNP đã và đang được làm rõ [53].
13



Hình 1.2 Tổng hợp, phóng thích và tƣơng tác các thụ thể của BNP và NT-
proBNP [53]
Các peptide thải natri niệu (BNP và NT-proBNP) được phóng thích nhanh chóng sau
tổn thương thiếu máu cơ tim cấp. Nồng độ NT- proBNP tăng sau thiếu máu cơ tim có
lẽ do nhiều yếu tố khác nhau. Thiếu máu cơ tim gây ra tăng tình trạng căng giãn của tế
bào cơ tim, dẫn đến rối loạn chức năng tâm thu và/hoặc tâm trương thất trái là tác nhân
quan trọng gây phóng thích NT-proBNP huyết tương. Mặc dù, rối loạn chức năng tâm
thu cấp tính và suy bơm là yếu tố quan trọng gây phóng thích nồng độ NT- proBNP
huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, nhưng tình trạng giãn tâm thất bất
thường trong giai đoạn sớm của thiếu máu cơ tim xuất hiện trước khi thay đổi điện tim
và đau thắt ngực cũng có thể gây phóng thích nồng độ NT- proBNP huyết tương. Sau
thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim cấp có tình trạng giãn và tái đồng bộ thất dẫn đến
tăng áp lực trong thất và đường kính tâm thất gây phóng thích nồng độ NT-proBNP
huyết tương . Ngoài ra, thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào cũng kích thích sản xuất
NT-proBNP huyết tương. Những yếu tố khác trong thiếu máu cơ tim bao gồm tăng tần
số tim, những cytokin tiền viêm và nội tiết tố thần kinh như co mạch, chống bài niệu,
14

phì đại và tế bào tăng sinh cũng gây kích thích tổng hợp NT- proBNP. Hơn nữa, thiếu
máu cơ tim gây hoạt hóa biểu thị gen BNP tim dẫn đến tiết ra nồng độ NT-proBNP. .
Ngoài ra, nồng độ NT-proBNP huyết tương tăng ở bệnh nhân suy tim có thể do các
yếu tố phối hợp như lớn tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn chức năng
thận. Những hormon peptid thải natri niệu hệ tim mạch có tác động mạnh trên hệ tim

mạch, dịch cơ thể và cân bằng điện giải. Tác động sinh học chính của BNP huyết
tương là lợi niệu, thải natri niệu, gây dãn mạch và ức chế hệ thần kinh giao cảm [41],
[53] .

1.2.3. Sự thanh thải nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng
Phân tử BNP được thanh thải qua thận do gắn kết với thụ thể peptide thải natri niệu
type C, cũng như bị phân cắt thành các phân đoạn protein thông qua hoạt động của
men endopeptidase trung tính trong máu. Ngược lại, NT-proBNP không có cơ chế
thanh thải chủ động mà nó được thải thụ động chính qua thận.Trước đây, các tác giả
cho rằng NT-proBNP được thải duy nhất ở thận và phụ thuộc vào chức năng thận
nhiều hơn BNP.Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng tỷ lệ bài tiết
thận của BNP và NT-proBNP là như nhau và chỉ khoảng 15-20% [41], [53]. Nghiên
cứu sự thanh thải của thận đối với BNP và NT-proBNP huyết tương của Kimmenade
R và Januzzi JL năm 2009 cho thấy nồng độ BNP và NT-proBNP huyết thanh tương
quan với độ lọc cầu thận là tương đương (r= -0,35 và r= -0,3 với p< 0,001 cả hai
nhóm) [38].
Chức năng thận ảnh hưởng quan trọng đến cả nồng độ BNP và NT- proBNP
huyết thanh.Khi độ lọc cầu thận bình thường, sự ảnh hưởng này tương tự giữa BNP và
NT-proBNP. Nhưng độ lọc cầu thận thấp (GFR <30 ml/phút) Độ lọc cầu thận
(ml/phút/1,73 m
2
) ảnh hưởng đến NT-proBNP có thể ít hơn [29], [30].
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì suy thận có ảnh hưởng đến nồng độ BNP
và NT-proBNP. Suy thận làm giảm độ thanh thải của các peptide này dẫn đến tăng
nồng độ của cả BNP và NT-proBNP trong huyết tương. Theo nghiên cứu 2003 của
MCCullough khảo sát nồng độ BNP và chức năng thận trong chẩn đoán suy tim đã
thiết lập mối tương quan giữa BNP và hệ số lọc cầu thận ở những bệnh nhân có và
15

không có suy tim , đồng thời cho thấy ảnh hưởng của suy thận mạn nên điểm cắt lý

tưởng của BNP khi chẩn đoán suy tim cấp ở các trường hợp khó thở [42]. Các tác giả
cho rằng khi bệnh thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn thì cần phải nâng cao điểm
cắt loại trừ của BNP ( lên khoảng 200pg/ml ). Các quan điểm tương tự cũng được đưa
ra đối với NT-proBNP , nghiên cứu 2006 của tác giả Anwaruddin và cộng sự cho thấy
các kết quả lâm sang về NT-proBNP tương tự các kết quả về BNP đã được báo cáo
trước đó trên bệnh nhân suy thận [20]. Ngoài ra NT-proBNP còn có giá trị tiên lượng
tử vong cao ở nhóm bệnh nhân STM thậm trí ngay cả ở nhóm có chức năng thận còn
trong giới hạn bảo tồn [28].
Tóm lại , tình trạng rối loạn chức năng thận có ảnh hưởng quan trọng lên nồng
độ của cả BNP và NT-proBNP đồng thời các chất này còn hữu ích trong việc chẩn
đoán và phân tầng nguy cơ, biến cố tim mạch trên nhóm bệnh nhân STM.

1.2.4. Định lƣợng nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng
Hunt và cộng sự là những người đầu tiên đưa ra phương pháp xét nghiệm định
lượng NT-proBNP huyết tương. Về sau, nhiều phương pháp định lượng khác được tìm
ra và phát triển. Tất cả các phương pháp này đều dựa trên sự cạnh tranh trực tiếp của
kháng thể. Hiện nay, xét nghiệm NT-proBNP huyết thanh bằng phương pháp miễn
dịch điện hóa phát quang và phương tiện xét nghiệm hoàn toàn tự động được tìm ra và
phát triển rộng rải. Kháng thể gắn trực tiếp vào vị trí acid amin 1-21 và 39-50 của phân
tử NT-proBNP. Phân tích sinh hoá của NT-proBNP được tiến hành bằng xét nghiệm
miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA (Electrochemiluminescence immunoassay) trên
máy Roche Elecsys 2010. Phương pháp định lượng nồng độ NT- proBNP huyết tương
của hãng Roche bằng cách dùng 2 kháng thể đa dòng để kết hợp kháng nguyên tại vị
trí đã bộc lộ là 1-21 và 39-50. Một vị trí được đánh dấu với Biotin và vị trí khác được
đánh dấu bằng phức hợp Ruthenium, để gắn với NT-proBNP hình thành phức bộ
“kẹp”. Sự phát hiện được hỗ trợ bởi chất đánh dấu vi mảnh Streptavidin. Phức hợp này
sau đó được gắn kết thông qua phản ứng Biotin-Streptavidin.

16


Cụ thể : Quá trình định lượng kéo dài 18 phút trải qua 2 giai đoạn ( 2 x 9 phút ) như
sau :
a. Mẫu phân tích ( lấy 20 μl mẫu cần phân tích) có chứa NT-proBNP sẽ kết hợp
với kháng thể kháng NT-proBNP biotin hóa và kháng thể kháng NT-proBNP
đánh dấu bằng phức hợp Tris(2,2'-bipyridyl ruthenium(II)-complex
(Ru(bpy)
2+
3
) trong cốc phản ứng. Như vậy NT-proBNP trong mẫu phân tích bị
kẹp giữa 2 kháng thể đa dòng tạo hình ảnh Sandwich. Trong thời gian ủ 9 phút,
các kháng thể bắt giữ NT-proBNP có trong mẫu phân tích.
b. Sau khi ủ, vi hạt từ phủ Streptavidin được cho vào cốc. Trong thời gian ủ 9 phút
lần 2, kháng thể Biotin hóa gắn với các vi hạt phủ streptavidin. Sau khi ủ lần 2,
phức hợp miễn dịch được chuyển tới buồng đo, phức hợp được giữ lại ở điện
cực làm việc còn thuốc thử và mẫu không gắn kết bị thoát ra khỏi buồng đo bởi
dung dịch Procell.
Trong phản ứng ECLIA, chất liên kết là dẫn xuất có nền Ruthenium. Dưới tác dụng
của dòng điện áp 2V, phản ứng tạo ra ánh sáng. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với
nồng độ NT-proBNP có trong mẫu thử và được đo bằng một quang tử. Nồng độ NT-
proBNP có trong mẫu thử được tính toán dựa trên đường chuẩn được thiết lập trước
bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn với nồng độ đã biết trước. Đường chuẩn này được
xây dựng trong khi thực hiện chuẩn định trước khi tiến hành phân tích mẫu thử .
Lượng tín hiệu phát quang đo được sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ NT-proBNP trong bệnh
phẩm [41], [44] .

1.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nồng độ NT-proBNP huyết tƣơng.
Trong nghiên cứu dân số cộng đồng, nồng độ NT-proBNP huyết tương tương
quan nghịch với phân suất tống máu thất trái và tương quan thuận với khối lượng cơ
thất trái. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác liên quan đến nồng độ NT- proBNP huyết tương
là tuổi, giới, thành phần cơ thể và chức năng thận [28], [29].Các yếu tố thường gặp

nhất và ảnh hưởng nhiều nhất được tóm tắt trong bảng dưới :


×