Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Di sản thừa kế- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.54 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội
truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Có thể nói, di sản
thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan
hệ dân sự về thừa kế. Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế chính là xác định
đúng khối tài sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo đúng kỷ phần mà
người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng di sản thừa kế có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, việc xác định di sản thừa kế- yếu tố quan trọng hàng
đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý
luận và trong thực tiễn áp dụng.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây
dụng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở
hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng Vì vậy, vấn đề di sản
thừa kế và xác định di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và
thực tiễn cần giải quyết.
Trước những tình hình đó, em quyết định lựa chọn đề tài “Di sản thừa kế-
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, qua đó, mong muốn có thể làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về vấn đề di sản thừa kế ở nước ta hiện nay, để từ đó đem lại
nhận thức đúng đắn về di sản thừa kế- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc
giải quyết các án kiện về thừa kế.
1
I. Một số vấn đề lý luận về di sản thừa kế
1. Quan niệm về di sản và di sản thừa kế.
1.1 Quan niệm về di sản.
Trên phương diện triết học, trong thế giới không ở đâu có tận cùng cả bề
rộng lẫn bề sâu, cũng như không ở đâu lại ngừng trệ, không biến đổi và không có
sự tiếp nối, kế thừa của các quá trình, của các sự vật và hiện tượng, tỏng đó có kế
thừa tự nhiên và kế thừa chủ động. Sự kế thừa, tiếp nối là biểu hiện của “cái” có
trước và “cái” có sau; cái để lại từ thời trước, của xã hội trước, của người trước…
cho thời sau; cho đời sau và cho người sau đang tồn tại. Để chỉ những gì mà thời


trước hay người trước để lại, người ta thường dùng hai từ “di sản”.
Thuật ngữ “di sản” là một từ ghép Hán Việt dược tách ra làm hai từ để
hiểu.
Trước hết “di” trong Từ điển tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:
- “Di” biểu hiện sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thông qua sự tác
động nào đó lên một vật để lại dấu vết nhất định.
- “Di” còn được hiểu là dời đi nơi khác, thoát khỏi vị trí ban đầu, biểu hiện
của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, từ điểm này đến điểm khác trong
không gian và thời gian (không gian là điều kiện căn bản của sự tồn tại của vật
chất, còn thời gian là điều kiện căn bản của sự biến đổi trạng thái của vật chất).
- “Di” với nghĩa khác là sự truyền lại, lưu lịa, để lại cho đời sau, thế hệ sau,
người “đi” sau, như: “di bản”, “di cảo”. “Di” với nghĩa để lại lời dạy, lời căn dặn
của một người trước khi chết, như “di huấn”, “di chúc”.
Với các nghĩa trên đây, “di” có thể hiểu một cách chung nhất là sự dịch
chuyển sự vật, hiện tượng làm thay đổi vị trí của chúng trong không gian và thời
gian. Sự thay đổi vị trí của chúng bao giờ cũng thể hiện yếu tố “trước” và “sau”.
Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc trong một thời gian dài.
Từ “sản” trong tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:
- Sinh ra, làm ra, tạo ra sản phẩm để sinh sống;
- Cái do con người tạo ra là kết quả tự nhiên của quá trình lao động, sản
xuất;
2
- Là từ dùng để chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tổng thể của những tài sản
trong một khối.
Với các nghĩa trên đây, “sản” được hiểu một cách chung nhất là tài sản
hoặc khối tài sản nằm trong sự chiếm hữu và sử dụng để mang lại lợi ích cho con
người.
Từ “di” được ghép với từ “sản” thành “di sản” nhằm để chỉ của cải, gia tài,
sản nghiệp, cái mà thời trước để lại cho đời sau. Trong Từ điển tiếng Việt thì “di
sản” được hiểu với nghĩa là:

- Tài sản của người chết để lại
- Cái của thời trước để lại: ví dụ như di tích lịch sử, di vật lịch sử…v..
Hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông thường thì “di sản” là tài sản của người
chết để lại hoặc những cái mà thời trước để lại cho đời sau, bao gồm:
- Các giá trị vật chất là các tài sản đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
- Các giá trị tinh thần thuộc về đời sống nội tâm, những tư duy, ý tưởng, ý
nghĩ định hướng cho hoạt động của con người.
Thuật ngữ “di sản” được dùng trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con
người. Chúng được dụng phổ biến nhất là trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khảo
cổ học..và đặc biệt là pháp luật.
1.2 Di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là một vấn đề hết sức phức tạp, khi nói về di sản thừa kế,
vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
này chính là do còn nhiều vấn đề tranh cãi liên quan đến di sản thừa kế.
 Một trong những vấn đề còn có nhiều ý kiến tranh cãi đó là di sản
thừa kế có bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại hay không.
Về vấn đề này, hiện nay, trong khoa học pháp lý, vấn đề di sản thừa kế
vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm thì cho rằng di sản
thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; có quan
điểm lại cho rằng, di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản của người chết để lại; và có quan điểm lại cho rằng di sản thừa kế chỉ
bao gồm các tài sản của người chết để lại mà không bao gồm các nghĩa vụ tài
sản…
3
Tán thành quan điểm thứ ba, theo tôi, di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài
sản của người chết để lại mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản.
Tồn tại một thực tế hiển nhiên là khi còn sống, một người cần đến tài sản
của mình để sản xuất và sinh sống. Tài sản đó có được dựa trên nhiều căn cứ hợp
pháp, họ hoàn toàn có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Bên cạnh đó có thể còn có
các nghĩa vụ tài sản đối vơi các chủ thể khác. Các nghĩa vụ này phát sinh từ

những giao dịch dân sự, từ hành vi gây thiệt hại hoặc từ các quan hệ pháp luật
khác, chưa kịp thực hiện thì khi người này chết, toàn bộ tài sản cũng như các
nghĩa vụ tài sản sẽ được để lại là tất yếu. Thậm chí xét rộng ra người chết còn để
lại cả những kinh nghiệm, tiếng tăm, danh dự.. có nghĩa là để lại các giá trị nhân
thân, những ý nghĩa định hướng cho hoạt động của con người.. Tất cả các yếu tố
này của người chết để lại gọi là “cái” của thời trước, của người trước để lại, được
xác định là “di sản” chứ không chỉ là “di sản thừa kế”.
Ủng hộ quan điểm này, theo tôi, nghĩa vụ tài sản của người chết không
phải là di sản thừa kế, bởi lẽ:
 Về mặt ngữ nghĩa: thì thừa kế là thừa hưởng gia tài của người đi trước
một cách kế tục. Theo nghĩa này, từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa : “Thừa kế là
hưởng của người chết để lại cho” mà trong Pháp luật danh từ giải nghĩa thừa
hưởng được hiểu là “được ăn, được dùng, được tiêu thụ, được hưởng lợi, được
giữ, được dùng làm của mình”. Với nghĩa này thì không thể tư duy theo hướng
người thừa kế sẽ “được hưởng nghĩa vụ tài sản” hay “hưởng tài sản nợ của ông
bà, cha mẹ để lại, nếu di sản chỉ có nghĩa vụ tài sản”
 Về phương diện pháp lý: nếu quan niệm di sản thừa kế mà người chết
để lại không chỉ bao gồm tài sản, quyền tài sản mà còn bao gồm cả các nghĩa vụ
tài sản của người đó để lại, thì vấn đề thanh toán và phân chia di sản thừa kế được
hiểu như thế nào
Theo quy định tại Điều 637 BLDS 2005, thì việc thực hiện nghĩa vụ tài
sản thuộc về những người được hưởng di sản thừa kế: “Những người hưởng thừa
kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết
để lại..” Quy định này cần được hiểu là người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ
tài sản do người chết để lại không phải với tư cách là chủ thể mới “bước vào
4
quan hệ nghĩa vụ”, có nghĩa là họ không thay thế vị trí chủ thể, họ thực hiện
nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của người chết để lại, nợ của người chết không phải
là nợ của người hưởng di sản. Sau khi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của người chết
để lại và những chi phí liên quan đến di sản thừa kế, nếu tài sản không còn thì khi

đó không còn tài sản để chia thừa kế và như vậy thì không có quan hệ nhận di sản
thừa kế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005 thì người thừa
kế có quyền nhận hoặc từ chối tiếp nhận di sản. Nếu nhận di sản thì phải thực
hiện việc trả nợ thay cho người để lại di sản; nếu từ chối nhận di sản cũng có
nghĩa từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, họ không phải thực hiện
nghĩa vụ tài sản của người chết. Điều này chứng tỏ, người thức kế không buộc
phải nhận di sản để rồi phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết cho chủ nợ,
nếu quan niệm nghĩa vụ tài sản là di sản thừa kế thì trong mọi trường hợp chủ nợ
đều có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện việc trả nợ.
Nghĩa vụ tài sản của người chết thực sự là món nợ của người đó lúc còn
sống phát sinh từ những hành vi pháp lý của họ. Vì thế, phải coi nghĩa vụ đó là
của chình bản thân người chết, phải dùng di sản của người chết để thanh toán.
Nếu sau khi thanh toán nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác liên quan đến di sản
mà vẫn còn di sản để chia cho người có quyền hưởng di sản, thì phần di sản còn
lại này mới được gọi là di sản thừa kế.
Như vậy, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết mà
chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản được xác lập trên những căn cứ hợp pháp
mà người chết để lại cho những người hưởng thừa kế. Hiểu một cách tổng quan
nhất thì di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại
cho những người có quyền hưởng thừa kế, mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản
của người đó.
 Khi bàn đến vấn đề di sản thừa kế thì còn có một vấn đề cần xem
xét đó là thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế.
Quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản được diễn ra ở hai
thời điểm khác nhau. Nếu quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản
5
diễn ra cùng một thời điểm (mở thừa kế) chỉ đúng trong một phạm vi rất hẹp, đó
là di sản “đang nằm trong tay”, “đang nằm trong sự chiếm hữu một cách hợp
pháp của người hưởng di sản” và loại tài sản này không bị phân chia và không

phải đang ký quyền sở hữu.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người hưởng thừa kế có quyền hưởng
di sản, tuy nhiên, thời điểm này những người thừa kế chưa có quyền sở hữu đối
với di sản thừa kế. Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền
yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng
việc chia thừa kế thực tế không thể diễn ra ngay sau khi người có tài sản chết vì
những lí do như: phải có thời gian để tổ chức tang lễ cho người chết, để bàn bạc
các vấn đề liên quan, giải quyết các tranh chấp..v.. Bên cạnh đó, có những di sản
thừa kế thuộc phạm vi đăng kí quyền sở hữu thì chỉ khi hoàn tất thủ tục pháp lý
mới xác lập quyền sở hữu đối với di sản cho người hưởng di sản.
Tóm lại, tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế cũng như người được di
tặng (nếu có) có quyền thừa kế (có quyền nhận tài sản). Từ thời điểm mở thừa kế,
những người này chưa có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế, di sản thừa kế
chưa thuộc về họ, di sản thừa kế sẽ thuộc quyền sở hữu của họ kể từ khi nhận
được hoặc từ khi hoàn thành thủ tục đang ký quyền sở hữu đối với di sản thừa kế
(nếu pháp luật quy định)
 Về di sản thừa kế, một vấn đề quan trọng có liên quan đến việc xác
định di sản thừa kế là những tài sản phát sinh sau khi người có tài sản chết, có
thuộc di sản thừa kế hay không?
Về nguyên tắc, di sản thừa kế được xác định tại thời điểm mở thừa kế. Vì
theo nguyên lý chung, một người phải còn sống mới xác lập thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ pháp luật
về sở hữu. Tuy nhiên, quan hệ thừa kế là quan hệ có tính đặc thù của nó, chỉ phát
sinh khi có cái chết của một con người. Ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ
diễn ra trong một khoảnh khắc làm chấm dứt sự tồn tại của người đó. Các nhà
làm luật đá lấy khoảnh khắc đó làm mốc thời gian để xác định sự phát sinh thừa
kế và các quan hệ thừa kế và xác định di sản.
6
Có quan điểm cho rằng, tất cả các tài sản, kể cả hoa lợi, lợi tức từ di sản
mà phát sinh sau thời điểm mở thừa kế thuộc quyền sở hữu của người hưởng thừa

kế. Cách hiểu này cũng có tính hợp lý của nó vì “di sản thừa kế là tài sản của
người chết để lại” di sản thừa kế phải là tài sản được xác lập quyên sở hữu cho
người chết trước khi mở thừa kế. Khi người này chết thì chấm dứt mọi khả năng
thực hiện quyền của họ.
Tuy nhiên, vấn đề này cần được hiểu là, mặc dù những tài sản này phát
sinh sau khi người có tài sản chết, nhưng tài sản này có được từ các quan hệ pháp
luật mà khi còn sống họ tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền, hoặc là
những tài sản này gắn liền, phát sinh từ những tài sản của người chết. Khi người
hưởng thừa kế đã nhận di sản và xác lập quyền sở hữu thì từ thời điểm đó, mọi
sinh lợi từ di sản thừa kế mới thuộc quyền sở hữu của họ. Vì thế không thể xác
định đó là di sản mà người chết để lại. Lúc này các khoản lợi là hệ quả trực tiếp
của quyền sở hữu chứ không phải là hệ quả của quyền thừa kế.
Trong thực tế, có khá nhiều trường hợp, di sản thừa kế được xác định sau
khi người có tài sản chết:
- Tiền trúng sổ xố là thu nhập hợp pháp của người mua vé số. Có thể người
này mua vé số trước khi mở thưởng là 5 ngày nhưng lại chết trước khi mở thưởng
1 ngày. Nếu trúng thưởng thì khoản tiền này là khoản thu nhập hợp pháp, nếu
người đã chết đã có vợ (chồng) thì một nửa thuộc quyền sở hữu của người còn
sống, nửa kia là di sản thừa kế của người chết
- Các khoản tiền bảo hiểm tình mạng cho hành khách, người thừa kế của
hành khách bị chết đó sẽ được hưởng khoản tiền mà cơ quan bảo hiêm phải chi
trả..
Những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản
thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác khối di sản mà người
chết để lại, đảm bảo đúng phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng theo di
chúc hoặc theo pháp luật, đồng thời xác định được ai là người thực hiện nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại nếu di sản gây thiệt hại…
Di sản thừa kế là yếu tố vật chất của thừa kế, khoa học luật Dân sự thừa
nhận về mặt nội dung của thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản thừa kế từ
7

người chết sang cho những người còn sống. Sự biểu hiện của nó là việc để lại và
nhận di sản thừa kế mà đối tượng là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã
chết.
Pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa ra
khái niệm về di sản thừa kế mà chỉ hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp quy định về
thành phần của di sản thừa kế. Từ lập luận của các khía cạnh trên đây, theo tôi,
khái niệm di sản thừa kế có thể được xây dựng trên các phương diện sau đây:
- Xét trên phương diện đạo đức: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản),
là phương tiện thực hiện bổn phận của người chết, nhằm gây dựng và chăm lo
cho tương lai đối với những người hưởng thừa kế
- Xét trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là của cải vật chất (di sản)
của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản
xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
- Xét trên phương diện khoa học luật dân sự: Di sản thừa kế là toàn bộ tài
sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch
chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được Nhà
nước thừa nhận vào bảo đảm thực hiện.
2. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu tài sản và di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là một bộ phận của chế độ tài sản, vì thế, nó chịu sự chi
phối bởi những quy định của pháp luật về tài sản và quyến sở hữu trong BLDS,
đồng thời chịu ảnh hưởng rất nhiều của các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà
nước.
Di sản là yếu tố căn bản trong quan hệ nhận và để lại di sản, được biểu
hiện thông qua sự dịch chuyển di sản của người chết để lại sang cho những người
hưởng di sản. Sự biểu hiện này chứng tỏ rằng, thừa kế là kết quả tất yếu của
những quyền năng trong quyền sở hữu, là mối liên hệ phụ thuộc giữa thừa kế và
sở hữu, có sở hữu mới có thừa kế.
Di sản thừa kế có mối quan hệ hữu cơ với quyền sở hữu tài sản của cá nhân
hay nói cách khác, quyền sở hữu cá nhân là cơ sở chủ yếu để xác định di sản thừa
kế cá nhân sau khi qua đời. Quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam trong

mỗi giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội khác nhau cũng có những thay đổi và
8

×