Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.54 KB, 16 trang )

Bố cục bài làm
A. Lời mở đầu.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Khái niệm, đặc điểm
II. Quy chế thành viên của công ty hợp danh.
1. Thành viên hợp danh.
a. Quyền của thành viên hợp danh.
b. Các nghĩa vụ của thành viên hợp danh
2. Thành viên góp vốn.
a. Quyền của thành viên góp vốn
b. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
3. Xác lập và thay đổi tư cách thành viên của công ty.
a. Xác lập tư cách thành viên.
b. Chấm dứt tư cách thành viên
III. Quy chế vốn.
IV. Tổ chức quản lý của công ty hợp danh
V. Ưu, nhược điểm của công ty hợp danh
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm.
C. Kết luận
1
A. Lời mở đầu.
Xét về mặt lịch sử thì công ti hợp danh là công ti ra đời sớm nhất, ở
đa số các nước trên thế giới công ti hợp danh được pháp luật ghi nhận là một
loại hình đặc trưng của công ti đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên (đều
là cá nhân và là thương nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một
hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công
ti. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quan niệm về công ti hợp danh ở nước ta
hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ti hợp
danh. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về công ty hợp danh? Những sự
khác biệt đó là thuận lợi hay khó khăn với sự phát triển của loại hình doanh


nghiệp này?
Để giải quyết những vướng mắc trên nên em lựa chọn để tài “Bình
luận các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về công ti hợp danh”

2
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm, đặc điểm.
Khái niệm công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam được quy định tại
khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005, theo đó:
“ 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài
các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”
Như vậy ta có thể khái quát như sau: Công ty hợp danh là công ty mà trong
đó ít nhất phải có hai thành viên là đồng sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản với các nghĩa vụ của công ty, còn các thành viên khác (nếu có) chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
Từ đó ta rút ra được những đặc điểm của công ty hợp danh:
Về thành viên
Có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:
Thành viên hợp danh phải là cá nhân không thuộc khoản 2 Điều 13 Luật
doanh nghiệp 2005. Công ty hợp danh là tập hợp các cá nhân là những người có
trình độ chuyên môn cao, có uy tín và họ dùng chuyên môn và uy tín của mình
vào việc kinh doanh cũng như nền tảng quyết định sự thành công trong kinh
doanh. Do đó, họ sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản của mình để đảm bảo chất lượng
dịch vụ mà họ cung cấp. Thực tế cho thấy, công ty hợp danh thường được thành

lập trong các ngành nghề như dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh... Đây là những
3
ngành nghề chỉ có thể được cung cấp bởi các cá nhân cụ thể. Chính vì vậy, theo
quan điểm truyền thống, thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân.
Thành viên góp vốn thì có thể cá nhân và tổ chức không thuộc các đối
tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005.
Về chế độ trách nhiệm
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn thì chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi vốn góp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
(Khoản 3 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005)
Về tư cách pháp lý
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Tư cách pháp lý của một chủ thể là năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của chủ thể đó. Tư cách thể nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước
công nhận cho một cá nhân, tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà
nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại và hoạt động
độc lập trước pháp luật, tổ chức này được gọi là pháp nhân.
Công ty hợp danh được pháp luật quy định có tư cách pháp nhân. Tuy
nhiên vì thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình với các nghĩa vụ của công ty, như vậy không thỏa mãn tính
độc lập về tài sản tức không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và tài
sản của chủ doanh nghiệp, vì thế nó không thỏa mãn một trong các điều kiện cơ
bản để có được tư cách pháp nhân ( theo quy định tại điều 84 BLDS 2005).
4
Tuy nhiên quy định tư cách pháp nhân với công ty hợp danh là cần thiết
để loại hình doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào quá trình tố tụng và giao dịch

với người thứ ba. Sự mâu thuẫn trên theo em nên coi như là một trường hợp
ngoại lệ.
II. Quy chế thành viên của công ty hợp danh.
1. Thành viên hợp danh .
a. Quyền của thành viên hợp danh.
Quyền của các thành viên hợp danh được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều
134 Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó thành viên hợp danh có những quyền sau:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty;
mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết
khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành,
nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc
giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho
công ty;
c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các
ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện
công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số
tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm
quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên
đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình
hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của
công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;
5
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả
thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản
còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một
tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã
chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty
sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có
thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Theo những quyền được quy định đối với thành viên hợp danh thì họ là
những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ti cả về mặt pháp lý và
thực tế. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý, điều
hành công ti; tuy nhiên quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành
viên hợp danh, thành viên góp vốn ko có quyền quản lý công ti. Theo quy định
của luật doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức của quản lý công ti hợp danh do các
thành viên hợp danh thỏa thuận trong điều lệ công ti.
Chính vì vậy mà nếu như các thành viên của công ty hợp danh thực sự
tin cậy lẫn nhau và họ cùng ngang tài ngang sức và cùng làm việc chung một
lĩnh vực thì họ thường có xu hướng lựa chọn loại hình công ty hợp danh. Ví dụ
như hai người bạn cùng học chung lớp chung trường, cùng có ý tưởng thành lập
công ty với nhau. Nếu họ chọn loại hình công ty TNHH thì chắc chắn sẽ có một
người giữ vị trí cao hơn người kia và lâu dần trong quá trình giải quyết công
việc có khi giữa họ cũng gặp bất đồng và người ở vị trí thấp hơn không cảm thấy
thoải mái khi họ giữ vai trò là cấp dưới của bạn mình.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×