Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.54 KB, 15 trang )

I. Khái niệm công ty hợp danh :
Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định công ty hợp danh dưới dạng liệt kê
các đặc điểm cơ bản của nó. Khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp 2005
định nghĩa:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có tí nhất hai thành viên là chủ sỡ hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thanh viên hơp danh có thể có thành
viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Tành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật nước Việt Nam ghi nhận
công ty hợp danh bao gồm cả hai loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữu
hạn, cả hai loại công ty hợp danh này được ghi nhận nhưng không có sự phân
tách mà gộp chung dưới một tên gọi duy nhất là “công ty hợp danh”. Thật vậy,
pháp luât Việt Nam quy định công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất là
hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh còn có thành viên góp
vốn. Nói như vậy, có nghĩa là công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể
chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, và phải có số lượng
ít nhất là hai thành viên mới được thành lập hợp pháp. Đây chính là hình thức
công ty hợp danh thong thường mang bản chất “hợp danh tuyệt đối” giống như
quy định của nhiều nước trên thế giới. Nhưng điểm khác biệt ở đây là pháp luật
Việt Nam đồng thời quy định “ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành
viên góp vốn”, tức là đã gi nhận loại hình công ty hữu hạn hay chính là công ty
hợp vốn đơn giản theo quy định của pháp luật các nước, và đậy là một loại hình
công ty đối nhân. Đối với công ty hợp danh hữu hạn ở Việt Nam cũng phải đáp
ứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và không
quy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện chỉ một thành viên góp vốn
cũng đủ làm cho bản chất của công ty hợp danh trở thành “hợp danh không tuyệt
đối”.


Ta thấy sự cộng gộp này là khá gọn gàng, nhưng thực sự có là sự khoa học
hay không khi đều ghi nhận cả hai hình thức công ty hợp danh nhưng lại điều
chỉnh dưới một quy chế chung. Khái niệm này dẫn tới sự bất cập, mà trước hết là
1
quy định về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh khi đó là điều
kiện buộc công ty phải giải thể. Một trong những trường hợp các doanh nghiệp
bắt buộc phải giải thể theo quy định tại Điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 đó là
“Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này
trong thời hạn sáu tháng liên tục”. Do Luật doanh nhiệp không phân định rõ hai
loại công ty hợp danh nhưng vẫn ghi nhận sự tồn tại của hai hình thức công ty
hợp danh hữu hạn và hợp danh thông thường nên việc tìm hiểu khi nào thì công
ty hợp danh thông thường thiếu số lượng thành viên tối thiểu? Khi nào công ty
hợp danh hữu hạn thiếu số lượng thành viên tối thiểu? là một vấn đề khá phức
tạp. Đồng thời Luật doanh nghiệp 2005 không quy định trong công ty hợp danh
hữu hạn thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên góp vốn, nếu chỉ áp dụng điều
kiện chung là không đủ hai thành viên hợp danh thì công ty phải giải thể, vậy khi
không còn một thành viên góp vốn nào trong công ty hợp danh hữu hạn thì công
ty không phải giải thể? Mà khi không còn thành viên góp vốn thử hỏi công ty đó
có còn đúng là công ty hợp danh hữu hạn nữa hay không?
Như vậy, qua trên đã cho ta thấy được điểm khác biệt cơ bản của pháp luật
Việt Nam so với pháp luật các nước trên thế giới cũng như trong khu vực Đông
Nam Á. Nhưng nhìn chung, khái niệm công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp
của Việt Nam có nội hàm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy
định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các
công ty đối nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên với quy định như vậy có thể thấy còn
nhiều vấn đề còn tồn tại xoay quanh khái niệm công ty HDHH tại Luật doanh
nghiệp 2005.
II. Thành viên công ty hợp danh:
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh bao gồm hai loại
thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, tìm hiểu quy chế

thành viên trong công ty hợp danh tức là phân tích hai loại thành viên này cùng
những quyền và nghĩa vụ pháp lý của nó.
1. Thành viên hợp danh:
Điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “thành viên
hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty”. Theo đó, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ở
2
Việt Nam chỉ có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, một tổ
chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty. Đối với một số trường hợp
đặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề như dịch vụ
pháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, thiết kế công
trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán… thì thành viên hợp danh trong công ty
đó phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn hoặc bằng cấp, nghiệp vụ
nhất định.
Như vậy, việc phân biệt giữa cá nhân và pháp nhân là cần thiết để thiết lập
đời sống pháp lý khác nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở
tới việc tham gia vào các hoạt động kinh tế cuả pháp nhân. Tuy nhiên ta thấy
rằng với nền kinh tế thì trường hiện nay thì việc quy định không cho phép pháp
nhân là thành viên hợp danh là chưa hợp lý đối với việc lựa chọn hình thức đầu
tư của các thương nhân mà không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng hay từ
các nhà đầu tư là pháp nhân theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư
nước ngoài.
Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Chủ nợ có quyên
yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối
với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của
mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty.
Có thể thấy với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanh
nghiệp đồng thời trao cho thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trong

việc điều hành và quản lý công ty. Nói cách khác, thành viên hợp danh giữ vai
trò quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty hợp danh về cả mặt
pháp lý lẫn thực tế. Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những quyền
hạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh. Cụ thể thành viên hợp danh
trong công ty hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lý công ty, sử dụng tài
sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến những việc nội bộ
khác của công ty…Bên cạnh đó thành viên hợp danh phải có nghĩa vu quản lý
công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách nhiệnm vô hạn đối
với mọi khoản nợ của công ty,…Có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2005 đã trao
cho thành viên hợp danh quyền của một công ty thực sự, đồng thời cũng áp dụng
một chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên này phải chịu khi thực hiện
các hoạt động nhân danh công ty. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về
3
các hoạt động của công ty kể từ khi đăng kí vào danh sách thành viên công ty,
bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách
nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có
thoã thuận khác (Khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2005). Ngay cả khi
chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thành
viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bàng toàn bộ tài sản của mình
đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành
viên (Khoản 5 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005). Xuất phát từ việc thành viên
hợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thanh lập và quản lý công ty hợp
danh mà điều kiện để trở thành thành viên hợp danh cũng chính là điều kiện
được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của thành
viên hợp danh mà Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005 đã có một số quy định hạn
chế đối với quyền của thành viên hợp danh, đó là:
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành
viên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sự nhất trí của
các thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để
tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của
các thành viên hợp danh còn lại.
Việc pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh cũng là một điều
dễ hiểu bởi thành viên hợp danh giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát
triển của công ty hợp danh, hơn nữa tính đối nhân luôn gắn liền với loại thành
viên này, do đó việc cho phép thành viên hợp danh được tự do chuyển nhượng
vốn cũng như được tự do thoải mái trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của công ty, đến trật tự của môi trường kinh doanh nói
chung và làm méo mó bản chất đối nhân cơ bản của công ty hợp danh.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp đối với là cá nhân là thành viên hợp
danh trong công ty hợp danh thì không được nhân danh bản thân để hoạt động
kinh doanh một cách độc lập, mà chỉ được phép nhân danh công ty tiến hành các
hoạt động kinh doanh vì lợi ích của công ty. Như vậy pháp luật Việt Nam vô
hình chung đã không công nhận tư cách thương nhân của thành viên hợp danh.
4
Chỉ có công ty hợp danh mới là chủ thể kinh doanh thực sự và có tư cách thương
nhân.
Về việc chấm dứt tư cách thành viên của thành viên hợp danh, tại Khoản 1
Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tư cách thành viên hợp danh chấm
dứt trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
Việc cho phép các thành viên hợp danh được quyền rút vốn khỏi công ty
đã tao một cơ chế thong thoáng, linh hoạt cho các thành viên đó có thể tạm
ngừng kinh doanh vì hoàn cảnh cá nhân hoặc chuyển hướng sang các mô hình
kinh doanh khác có lợi hơn. Nnưng việc rút vốn cũng kéo theo việc thay đổi
nhân sự, cơ cấu quản lý và điều hành công ty, gây khó khăn cho công ty, bởi

thành viên hợp danh nắm vai trò quyết định. Bởi vậy Luật Doanh nghiệp cho
phép các thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty đông thời có những
quy định ràng buộc đối với hành vi rút vốn của loại thành viên này: “Thành viên
hợp danh chỉ được rút vốn nếu được Hội đông thành viên chấp thuận và phải
thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn;
chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo năm tài chính
đó đã được thông qua” (Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005). Và đương
nhiên khi rút vốn khỏi công ty thì đồng nghĩa với việc cá nhân đó không còn tư
cách là thành viên hợp danh của công ty nữa.
- Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.
Trường hợp này, người thừa kế của thành viên đó được hưởng phần giá trị
tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó.
Và người thừa kế chỉ được trở thành viên hợp danh của công ty nếu được Hội
đồng thành viên chấp thuận (Điểm h Khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp).
- Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng
lực hành vi dân sự.
Thành viên hợp danh nắm vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi công
việc từ quản lý nội bộ đến điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đòi
hỏi thành viên hợp danh là cá nhân phải có năng lực, do đó việc vắng mặt cũng
như việc thành viên hợp danh bị mất hoặc hạn chế năng lự hành vi dân sự sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, vậy nên tư cách thành viên của ngời
đó phải chấm dứt. Trong trường hợp này, phần vốn góp của người đó được hoàn
trả công bằng và thoã đáng (Khoản 4 Điều 138).
- Bị khai trừ khỏi công ty.
5
Khi một công ty khai trừ, tức là thành viên hợp danh đó đã làm những việc
không đúng, không đáp ứng yêu cầu và làm ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, họ
không còn xứng đáng là thành viên của công ty và bị chấm dứt tư cách thành
viên. Khoản 3 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những trường hợp
thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty, đó là: Không có khả năng góp vốn

hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu góp vốn lần
thứ hai; Vị phạm quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp; Tiến hành công việc
kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp
khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
Không thực hiện đúng các nghĩa vụ cuẩ thành viên hợp danh .
- Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
Như vậy, có thể nhận thấy thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản
của công ty hợp danh, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của công ty, nắm giữ
vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành mọi công việc của công ty, đồng
thời chịu chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ cũng như
các nghĩa vụ của công ty hợp danh
2. Thành viên góp vốn:
Thành viên góp vốn có thể nói đây là loại thành viên “phụ” trong công ty
hợp danh, sự có mặt của nó hay không đều không làm ảnh hưởng đến việc ra đời
của một công ty hợp danh, nhưng sự xuất hiện của thành viên góp vốn sẽ làm
thay đổi bản chất đối nhân tuyệt đối của công ty hợp danh, khi đó bản chất đó chỉ
còn là tương đối.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 đã quy định: “Ngoài các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn”. Nói như vậy nghĩa là pháp luật Việt
Nam đã ghi nhận loại thành viên này trong công ty hợp danh. Khác với thành
viên hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải là cá nhân. Các tổ chức,
pháp nhân cũng có thể trở thành thành viên góp vổn trong công ty hợp danh.
Theo Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì mọi cá nhân, tổ chức
đều có thể góp vốn vào công ty hợp danh, trừ các trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức.
6

×