Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.39 KB, 19 trang )

MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ
Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ
Lớp Tài chính doanh nghiệp tiếng Pháp K50
Những người thực hiện
Cao Việt Linh
Trần Thùy Linh
Vũ Thùy Linh
Nguyễn Thị Thùy Dung
Tống Thu Hiền
Lê Cẩm Vân
Nguyễn Thị Mai Quỳnh
Nguyễn Thị Hằng
Đinh Thị Thanh Hương
Đỗ Thị Phương Loan
1
Vùng 2
1.Là 1 trong 2 vùng công nghiệp trọng điểm gồm:10 tỉnh đồng bằng sông
hồng ( Vĩnh Phúc,Hà Nội,Bắc Ninh,Hà Nam,Hưng Yên,Hải Dương,Hải
Phòng,Thái Bình,Nam Định,Ninh Bình) Quảng Ninh và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ
( Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh)
2 Các thế mạnh để phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng.
- Tài nguyên khoáng sản trong vùng khá dồi dào, trong đó có giá trị hơn
cả là đá vôi,xi măng chiếm trên 22% trữ lượng cả nước (chủ yếu ở Hải Phòng,
Quảng Ninh,Hải Dương),sét cao lanh chiếm hơn 41% (Sóc Sơn) than chiếm
98% (chủ yếu ở Quảng Ninh), đất sét,cát thủy tinh…-> phát triển ngành luyện
kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…Rồi than
bùn (Hà Nội,Bắc Ninh)->phát triển công nghiệp hóa chất như phân bón,
- Tài nguyên nước: trong vùng phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình, đảm bảo cung cấp đủ nước cho hoạt động sản xuất công
nghiệp.
- Có nền tảng là ngành nông nghiệp và thủy hải sản phát triển ->công


nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động: là vùng tập trung dân cư vào loại bậc nhất ở nước
ta,vùng có nguồn lao động dồi dào và trình độ tay nghề cao, đảm bảo cung
cấp nguồn nhân công cho các nhà máy, các xí nghiệp…số lao động có trình
độ cao đẳng đại học và trên đại học chiếm 32% .
- Thị trường: với dân số 27,8 triệu người, chiếm 32,33 % dân số cả
nước, là vùng có thị trường phong phú và đa dạng-> đặc biệt thuận lợi phát
triển các nghành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng như dệt,da,may mặc...
2
- Cơ sở hạ tầng: vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước,
hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như:1, 2, 3, 5, 6, 10...được nâng cấp
và hoàn thiện. Mạng lưới đường sắt, đường thủy, đường hành không phát
triển mạnh, tạo điều kiện cho việc buôn bán, thông thương cũng như vận
chuyển nguyên, nhiên vật liệu. Khả năng cung cấp điện nước cho sản xuất nói
chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển khá hoàn thiện và đồng bộ, có nhiêu
nhà máy, xí nghiệp có năng lực đáng kể, với hệ thống máy móc, trang thiết bị
hiện đại hình thành nên các khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn.
- Vị trí địa lí: ĐBSH có một vị trí đặc biệt thuận lợi, có Hà Nội là thủ đô
của cả nước cùng với mạng lưới nhiều đô thi lớn và hiện đại.
- Đường lối, chính sách: Cơ cấu kinh tế của vùng đang phát triển theo
định hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các
nghành công nghiệp.
+ Vùng cũng có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước
và nước ngoài vào các ngành công nghiệp, tăng cường hợp tác, giao lưu, nhờ
đó khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng để phát triển công nghiệp.
Danh sách khu công nghiệp của vùng công nghiệp 2(37 cái)
-Vĩnh Phúc:Quang Minh,Kim Hòa,Khải Quang
-Hà Nội :Sài Đồng B,Nội Bài,Hà Nội- Đài Tư,Thăng Long,Nam Thăng

Long,North Phú Cát,Lương Sơn.
-Bắc Ninh Tiên Sơn.Quế Võ, Đại Đồng-Hoàn Sơn,Yên Phong
-Hà Nam Đồng Văn
-Hưng Yên:Phố Nối A,Phố Nối B,Thăng Long II
-Hải Dương Đại An,Nam Sách,Phúc Điền,Tân Trường,Việt Hoa-Kenmark
-Hải Phòng Nomura, Đỗ Sơn, Đình Vũ
3
-Thái Bình Phúc Khánh,Nguyễn Đức Cảnh
-Nam Định Hòa Xá,Mỹ Trung
-Ninh Bình Ninh Phúc
-Quảng Ninh Cái Lân,Việt Hưng,Hải Yến
-Thanh Hoá Lễ Môn
-Nghệ An Bắc Vinh,Nam Cấm
3.Khó khăn
- Thời tiết thất thường,thường có thiên tai bão lũ
-Dân cư quá đông gây nhiều sức ép
-Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập
-Ứng dụng trình độ khoa học-kĩ thuật còn kém
Vùng 3
Vùng 3 gồm 10 tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung
phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế
tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công
nghệ thông tin.
1. điều kiện và thực trạng công nghiệp của vùng
-lãnh thổ hẹp theo chiều Đông-Tây, kéo dài theo chiều bắc-nam → trục
đường quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các thành phố, thị xã nằm dọc theo
trục đường này trở thành trục kinh tế xương sống của vùng.
-duyên hải Nam Trung Bộ có trữ lượng lớn cát làm thuỷ tinh, oxit titan; đất
xét, cao lanh, đá vôi làm xi măng. Ngoài ra còn có một số mỏ đá quý.

4
Tài nguyên lâm nghiệp của toàn vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên cả về diện
tích và trữ lượng. Độ che phủ của rừng là 34%.→phù hợp với phát triển công
nghiệp khai thác gỗ. Lâm sản khai thác chủ yếu được đưa về các cơ sở chế
biến lâm sản ở Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn để chế biến nhằm phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
-Duyên hải miền Trung (nhất là Nam Trung Bộ) là khu vực thuận lợi nhất của
nước ta để xây dựng các cảng nước sâu. Đây là lợi thế của vùng để phát triển
nền kinh tế mở. Hiện nay, hệ thống cảng biển trong vùng đang được nâng cấp,
trong đó có các cảng quốc tế Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
Nằm giữa hai vùng đồng bằng phì nhiêu của đất nước, duyên hải miền Trung
khá khiêm tốn với diện tích nhỏ và hẹp, gồm nhiều đồng bằng nhỏ với những
cồn cát và đầm phá. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng không thuận lợi:
địa hình hẹp và dốc, điều kiện thời tiết khí hậu lại tương đối khắc nghiệt, hạn
hán bão lũ luôn là những mối đe dọa to lớn đối với duyên hải miền Trung.
Những điều này gây khó khăn cho người dân sinh sống và sản xuất.
-Do hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn nên nhiều tài nguyên khoáng sản
của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit,
thiếc…)
-Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như các
hoạt động kinh tế khác của vùng. Vấn đề này đang được giải quyết theo
hướng sử dụng điện của nhà máy điện Hoà Bình qua đường dây 500 kV, xây
dựng ở Nam Trung Bộ một số nhà máy thuỷ điện với quy mô trung bình như
Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), hoặc tương đối lớn như Hàm
Thuận – Đa Mi (Bình Thuận)
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam - Quảng Ngãi) đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt với việc xây dựng
cảng nước sâu Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 ở khu công nghiệp Dung
5
Quất, công nghiệp của vùng sẽ có những bước phát triển rõ nét trong thập kỉ

tới.
-Trong bối cảnh đó,Chính phủ đã và đang có những chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế khu vực. Một văn bản nổi bật nhất là Quyết định số
61/2008/QĐ-Ttg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dải
ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong đó mục tiêu chung là xây
dựng dải ven biển miền Trung trở thành vùng kinh tế phát triển cửa ngõ phía
Đông.
3.Đề xuất hướng phát triển
-Tất cả các tỉnh trong cùng đều có đường biển→phát triển công nghiệp chế
biến thủy hải sản, công nghiệp đóng tàu, có chính sách phát triển cụ thể đối
với những làng muối.
- Ngoài ra vùng còn có mỏ cát, nhất là cát trắng làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp kính và pha lê.
- Rừng có nhiều loại gỗ quý và cây làm thuốc có giá trị kinh tế cao, như quế,
hồi, thông, trầm, sâm.Phát triển thêm về công nghiệp gỗ như đóng các vật
dụng trong gia đình ,công ti như bàn ghế ,tủ…
-Trong lòng đất thì có khoáng sản có vàng, titan, wonfram, thiếc,
kaolanh....với trữ lượng lớn.→ phat triển khai khoáng với công nghệ hiện đại
nhằm giảm hao hụt trong quá trình khai thác,bảo đảm an toàn lao động và bảo
vệ môi trường.
6
Vùng 4
I/ Vị trí địa lí:
Ở Nam Trung Bộ Việt Nam có một hệ thống cao nguyên ở phía Tây dãy núi
Trường Sơn được gọi là Tây Nguyên rộng gần 51.800 km vuông. Ở đây có
những đỉnh núi lởm chởm, những khu rừng rộng và đất đai phì nhiêu. Tổng
cộng diện tích năm vùng cao nguyên phẳng đất bazan trải dải qua các tỉnh
Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, lên tới 16% diện tích
đất canh tác và 22% diện tích rừng cả nước.
- Thuận lợi: Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500

m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây
công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao
su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan
trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn
thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
- Khó khăn: Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất ở VN không tiếp giáp
biển. Nên mùa khô thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.
II/ Thực trạng ngành CN, khu CN ở Tây Nguyên:
- Công nghiệp tăng nhanh cả về sản lượng và số lượng doanh nghiệp.
Giá trị sản xuất đạt 3.640 tỉ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các
tỉnh đều cao hơn cùng kỳ các năm trước, nhờ các sản phẩm chủ lực đều
tăng mạnh. Hàng trăm dự án công nghiệp đi vào hoạt động (Đắc Lắc
49, Lâm Đồng 38, Gia Lai 32, Đắc Nông 11, Kon Tum 8).
- Các tỉnh đang xúc tiến nhanh việc hình thành, mở rộng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư, với nhiều chính sách
ưu đãi, nên công nghiệp Tây Nguyên đã có sự chuyển động nhanh,
thoát ra khỏi tình trạng ỳ ạch cố hữu của nhiều năm.
7

×