Đề tài 2: Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp xử lý thâm hụt ngân
sách trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay
Thành viên: Trần Ngọc Diệp
Nguyễn Thu Hương
Phạm Thị Thùy Dung
I. Thâm hụt ngân sách
1. Các khái niệm
- Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
(Luật Ngân sách Nhà nước CHXHCN Việt Nam).
- Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản
thu ngân sách nhỏ hơn các khoản chi. Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ
lệ phần trăm so với GDP (khi tính người ta thường tách riêng các khoản thu
mang tính hoán trả trực tiếp như viện trợ, vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và
coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách).
B = T - G
B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà
nước là đảm bảo sự cân đối giũa thu và chi. Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị
hạn chế và tăng chậm, thời kỳ vừa qua (1976 đến nay) các nhu cầu chi lại tăng
nhanh nên ngân sách nhà nước mới bội chi kinh niên.Thâm hụt ngân sách cũng
là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm
hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
-Thâm hụt ngân sách cơ cấu cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi
những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...
1
-Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng
của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập
quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu
ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất
nghiệp tăng lên.
2. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong những năm
qua
Giai đoạn trước năm 1986, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng
cao quá mức, thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, chi tiêu của
Chính phủ Việt Nam phải dựa chủ yếu vào sự viện trợ của nước ngoài, đặc biệt
là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Sang giai đoạn 1986-1990, trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến
hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những
bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy
nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải
vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành.
Giai đoạn 1991-1995, cơ cấu chi ngân sách đã dần dần thay đổi theo
hướng tích cực. Nguồn thu trong nuớc đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi
vay hoặc dựa vào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn
này chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được
đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt ngân sách đã giảm dần qua từng
năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài.
Năm 1991 1992 1993 1994 1995
Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 1,4% 1,5% 3,9% 2,2% 4,17%
Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất
thấp (bình quân 2,63%) thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ
trong thời kỳ 1991-1995 và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm
chế lạm phát.
Giai đoạn 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến
tích cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển,
thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn 1996 - 2000
2
do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế
gặp không ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm dần từ 1996 đến
1999 và đến năm 2000 tốc độ này mới tăng lên chút ít, chặn đứng đà giảm sút.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 3% 4,05% 2,49% 4,37% 4,95%
Giai đoạn 2001-2010: trong những năm gần đây, NSNN cũng đã có
chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ
tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5%. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về
cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP.
Đơn vị tính: Tỷ Đồng
Năm Số Bội chi Bội chi so với GDP
200
1
25.885 4,67%
200
2
25.597 4,96%
200
3
29.936 4,9%
200
4
34.703 4,85%
200
5
40.746 4,86%
200
6
48.500 5%
200
7
56.500 5%
200
8
66.200 4,95%
200
9
142.355 6,9%
201
0
119.700 6,2%
3
Giảm một cách đáng kế thâm hụt ngân sách Nhà nước được coi là thành
tựu đáng kể của quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Thành tựu này đă góp phần
to lớn vào quá trình đẩy lùi lạm phát ở nước ta cuối những năm 80. Giảm thâm
hụt ngân sách đạt được là do kết quả của những biện pháp cứng rắn như cắt
giảm chi tiêu chính phủ, xóa bỏ dần các loại trợ cấp qua giá, lương, trợ cấp cho
xí nghiệp quốc doanh… Nhiều năm thâm hụt giảm xuống dưới 5% so với GDP
– một kết quả đáng khích lệ.
II. Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách
1.Phát hành tiền
a. Giới thiệu phương pháp
Khi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt
của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường
hợp nền kinh tế đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản
lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành
thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn
định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng
tiềm năng mà không gây lạm phát.
Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao
hơn mức sản lượng tiềm năng ) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của
mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu
4
lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng,hậu quả là
làm tăng lạm phát .
b. Thực trạng phát hành tiền bù đắp thâm hụt ở nước ta
Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta vô cùng yếu kém,
thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng
cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là
chính. Tuy nhiên, mức thâm hụt quá lớn khiến việc bù đắp thâm hụt NSNN
không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát
hành.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách
1984 0,4
1985 9,3
1986 22,9
1987 89,1
1988 450
1989 1.655
1990 1.200
5