Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.15 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
Trang
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
3
DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN VĂN
4
MỞ ĐẦU
5
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
4. Giả thuyết khoa học 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6. Phạm vi nghiên cứu 7
7. Phương pháp nghiên cứu 7
8. Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG
9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GVTH 9
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên TH 9
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10
1.3. Vai trò của giáo dục TH và các yêu cầu đối với đội ngũ GVTH 11
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 15
1.5. Số liệu phân tích trong đánh giá phát triển đội ngũ giáo viên 18
phổ thông 19
1.6. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển 19
đội ngũ giáo viên tiểu học
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GV TH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH 22
2.1. Tình hình kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long 22
2.2. Khái quát về GD&ĐT và giáo dục tiểu học thành phố Hạ Long 23


2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long 33
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành 41
1
phố Hạ Long
2.5. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên TH 55
thành phố Hạ Long
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2015
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp 60
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố 60
Hạ Long giai đoạn 2010-2015 63
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát 81
triển đội ngũ giáo viên tiểu học TP Hạ Long giai đoạn 2010-2015
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
84
1. Kết luận 84
2. Khuyến nghị 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
87
PHỤ LỤC
2
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Cao đẳng sư phạm CĐSP
Cán bộ quản lí giáo dục CBQL GD
Cán bộ quản lí địa phương CBQL ĐP
Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục CBQLCSGD
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH-HĐH
Công nghệ thông tin CNTT
Chuẩn kiển thức kĩ năng chương trình CKTKNCT
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT

Giáo dục thường xuyên GDTX
Giáo viên tiểu học GV
Đại học sư phạm ĐHSP
Địa phương ĐP
Khoa học - Công nghệ KH-CN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Phổ thông cơ sở PTCS
Thành phố TP
Tiểu học TH
Trung ương TW
Trung học sư phạm THSP
Trung học cơ sở THCS
Ủy ban nhân dân UBND
3
DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN VĂN
1 Bảng so sánh cơ cấu GDP của TP Hạ Long từ 2000 đến 2010
2 Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Hạ Long qua các thời kì (%)
3 Kết quả công tác phát triển đội ngũ GV TP Hạ Long từ 2004 đến 2010
4 Thống kê và dự báo dân số, số dân trong độ tuổi Tiểu học và tỷ lệ huy
động học sinh Tiểu học thành phố Hạ Long từ 2000 đến 2015
5 Phiểu điều tra
4
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vốn con người (The human capital) là yếu tố quyết định sự thành bại của
giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến nâng cao chất
lượng giáo dục. Nghị quyết TW 2 khóa VIII (1996) nêu rõ: “Giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Chỉ thị
số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban bí thư TW Đảng về việc
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã đề ra mục

tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hóa,
đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà
giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự
nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông (gồm tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông) có vai trò quan trọng giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, giáo dục tiểu học có một vị
trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục, điều 27, đã ghi:
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở".
5
Trong những năm qua, cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT thành phố Hạ
Long đã đạt được những thành tựu nổi bật, đặc biệt là giáo dục phổ thông.
Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000 và phổ cập
giáo dục THCS năm 2002. Hạ Long cũng là đơn vị dẫn đầu GD&ĐT của tỉnh
Quảng Ninh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhiệm vụ giáo dục
trong giai đoạn mới, thành phố cần thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục để phát triển nguồn nhân
lực ngành giáo dục một cách hiệu quả. Tuy nhiên cho đến nay, thành phố Hạ
Long chưa có công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
giai đoạn 2010 - 2015.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn tại địa phương nêu trên,

chúng tôi nhận thấy phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học có một ý nghĩa quan
trọng và cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp phát
triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010 - 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên
ngành “Quản lý giáo dục”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 trên cơ sở thực tiễn phát triển
kinh tế xã hội địa phương và định hướng phát triển của ngành giáo dục và đào
tạo.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015.
6
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Khi có các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên cơ sở
khoa học và thực tiễn vững chắc, đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2015 sẽ được chuẩn hóa, đảm bảo
chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng hiệu quả nhu cầu
học tập của cộng đồng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
trong giai đoạn mới.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Khái quát cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố
Hạ Long.
5.3. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học của thành phố giai đoạn
2010-2015 và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ .

6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Tra cứu các tư liệu khoa học.
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
chủ trương, định hướng phát triển KT-XH và phát triển giáo dục của thành
phố Hạ Long, ngành GD&ĐT Quảng Ninh.
- Hồi cứu tư liệu.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằngAnket.
- Phỏng vấn.
- So sánh, đối chiếu.
- Lấy ý kiến chuyên gia.
- Các phương pháp dự báo phát triển GD&ĐT.
7
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lí luận của phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
Chương 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015.
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phần pPhụ lục

8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
học.
Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban
đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất
nước. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cấp giáo dục tiểu học bắt buộc từ
lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14
tuổi. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đã được nhiều
nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như:
“Quản lí giáo dục tiểu học theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của PGS.TS Hà Thế Truyền - TS Hoàng Minh Thao, “Học sinh tiểu học và
nghề dạy học ở bậc tiểu học” của TS Nguyễn Kế Hào, “Đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy ở tiểu học” của TS Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu
Dũng…Các công trình khoa học nói trên đã tập trung ở tầm vĩ mô, có giá trị
cung cấp cơ sở lí luận khoa học cho các nhà quản lí vận dụng vào thực tiễn
phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục.
Nhiều năm gần đây, đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học của các
cán bộ quản lí giáo dục địa phương khắp ba miền Bắc, Trung, Nam về phát
triển đội ngũ giáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học. Có thể kể đến:
“Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2006 - 2015” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, “Dự báo,
quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến
năm 2015” của tác gỉa Nguyễn Thị Yến, “Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2015” của
9
tác giả Võ Thị Thu Thảo, “Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015” của tác giả Vũ Thanh…Các đề tài

nghiên cứu nói trên đã có sự tổng kết về lí luận và đưa ra các giải pháp rất cụ
thể cho việc phát triển đội ngũ giáo viên và giáo viên tiểu học tại địa phương
mang ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, các luận văn trên đều đi theo hướng
nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học về quy mô, số lượng, cơ cấu,
ít đi sâu vào các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên về chấtsố lượng.
Trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Các
biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học giáo viên tiểu học nằm trong
khuôn khổ các kế hoạch phát triển giáo dục của thành phố. Vì vậy, rất cần
thiết phải có khảo sát thực tiễn, nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để thực
hiện xây dựng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học một cách khoa
học, sát thực tiễn vùng miền và có hiệu quả.
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên chính là nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục, là nhân tố đóng vai trò quyết định phát triển sự nghiệp giáo dục nói
chung và chất lượng đào tạo nhân cách nói riêng theo yêu cầu của xã hội.
Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát
triển toàn diện học sinh, đội ngũ giáo viên sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện
chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần
lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục
tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.
1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên phản ánh sự tăng trưởng số lượng, sự biến
đổi về cơ cấu, sự cải thiện về chất lượng, sự thích nghi với các thành tố trong
hệ thống giáo dục. Theo quan điểm quản lí nguồn nhân lực, quản lí phát triển
10
đội ngũ giáo viên không phải bắt đầu từ đào tạo mới, mà kể từ lúc kế hoạch
hóa nguồn nhân lực, khai thác và tạo nguồn, bồi dưỡng thường xuyên, sử
dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho đến đào tạo lại và phát triển trong chính

thực tiễn giảng dạy của giáo viên theo những yêu cầu ngày càng mới của
nghề nghiệp. Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm: quy mô và số
lượng đội ngũ; cơ cấu đội ngũ và chất lượng độôi ngũ.
1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là bộ phận của toàn bộ công tác
phát triển đội ngũ giáo viên của hệ thống giáo dục. Thực chất đó là phát triển
nguồn nhân lực giáo dục tiểu học. Việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
đều hướng đến đồng thời ở ba yếu tố cơ bản sau: quy mô, số lượng; cơ cấu và
chất lượng giáo viên. Cụ thể:
Quy mô và số lượng đội ngũ giáo số viên tiểu học: Là độ rộng lớn về
mặt tổ chức được thể hiện bằng số lượng thành viên của đội ngũ. Đội ngũ
giáo viên tiểu học được xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế
giáo viên/lớp và định mức làm việc theo quy định của Nhà nước.
Cơ cấu đội ngũ bao gồm: Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học tính theo
trình độ đào tạo với sự phân chia theo tỉ trọng các trình độ đào tạo; Cơ cấu đội
ngũ giáo viên tiểu học theo độ tuổi ; Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học theo
giới tính.
Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học: Là sự đánh giá đội ngũ giáo viên
tiểu học trên 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và
kĩ năng sư phạm.
1.3. Vai trò của giáo dục tiểu học và các yêu cầu đối với đội ngũ giáo
viên tiểu học
1.3.1.Vai trò của giáo dục Ttiểu học
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc
biệt quan trọng. Luật GGiáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học:
11
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Theo quy định tại Luật Giáo dục, chương trình, nội dung dạy học ở giáo

dục tiểu học bao gồm những tri thức khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn,
giáo dục đạo đức, lối sống và thẩm mỹ. Như vậy, tiểu học là bậc học đầu tiên
xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông. Bậc tiểu học
tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên
bậc học trên.
1.3.2. Các yêu cầu đối với phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
a) Quy mô và số lượng đội ngũ giáo số viên tiểu học
Theo quy định của Nhà nước tại tThông tư liên tịch Số: 35/2006/TTLT-
BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế
viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và tThông tư số
28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐTiáo dục và Đào tạo về Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên
phổ thông đã định biên như sau:
Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế
không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp; Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi
trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp; Mỗi
trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh. Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con
(chưa sinh từ 1 đến 2 con), số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung
thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy
thay.
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết. Giáo viên làm Tổng
phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết
một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2
12
định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp
tiểu học được giảm 3 tiết/tuần.
Như vậy, muốn biết số lượng giáo viên tiểu học hàng năm cần có của
một trường, một địa phương, ta sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lưới
trường lớp và thực hiện phép tính như sau: căn cứ vào số giáo viên hiện có

(đã trừ số giáo viên nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội, giáo viên bỏ việc, giáo viên
thuyên chuyển ) cộng thêm số giáo viên chuyển từ nơi khác đến ta sẽ xác
định số giáo viên cần bổ sung. Đó cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, khi xem xét về số lượng giáo viên cũng cần chú ý đến những
biến động chi phối việc tính toán số lượng như việc bố trí, sắp xếp đội ngũ,
tình trạng nhập học, định mức tiết dạy, khả năng chi trả cho giáo viên hợp
đồng dạy các môn học tự chọn.
b) Cơ cấu đội ngũ bao gồm
Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học tính theo trình độ đào tạo bao gồm:
Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Xác định được một cơ cấu hợp lí về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt
động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học theo độ tuổi là sự phân chia đội ngũ
giáo viên theo các nhóm tuổi: dưới 30, từ 30-35, từ 36-40, từ 41-45, từ 46-50,
từ 51-55, từ 56- 60, trên 60. Ở các cơ sở giáo dục tiểu học rất cần sự hài hòa
giữa lực lượng giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động, nhiều sáng tạo với
đội ngũ giáo viên lớn tuổi nhiều kinh nghiệm, vững vàng trong chuyên môn,
nghiệp vụ, tạo được sự an toàn tin cậy cho trẻ em khi rời sự chăm sóc âu yếm
của cha mẹ. Do đó, vấn đề tuổi tác cần phải có sự xen kẽ, kế thừa hợp lí trong
cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học.
13
Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học theo giới tính: Đối với giáo dục tiểu
học hiện nay đội ngũ giáo viên chủ yếu là nữ giới. Với đặc tính tâm lí chung
là dịu dàng, kiên trì, tỉ mỉ, giáo viên nữ rất thuận lợi cho việc giáo dục, uốn
nắn trẻ nhỏ. Song việc sinh con, chăm sóc con cái khi ốm đau, thai sản sẽ có
nhiều ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp nhân sự, việc học tập, bồi dưỡng
thường xuyên. Mặt khác, nếu một nhà trường có quá nhiều, thậm chí 100%
giáo viên nữ thì việc ảnh hưởng tâm lí giới tính lên học sinh sẽ có nguy cơ

mất cân bằng cao. Nghiên cứu cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên tiểu học là
để thông qua quản lí nhân sự có những tác động cần thiết như : bồi dưỡng
thường xuyên, hướng dẫn tự bồi dưỡng, tuyển chọn, đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân và của cả đội ngũ.
c) Chất lượng giáo viên tiểu học
Theo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại
điều 5, 6, 7, chất lượng giáo viên tiểu học được đánh giá trên 3 lĩnh vực:
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Kiến thức và Kĩ năng sư phạm. Mỗi
lĩnh vực gồm 5 yêu cầu. Mỗi yêu cầu gồm 4 tiêu chí. Cụ thể như sau:
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
1)Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà
giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; 2)Chấp hành chính sách,
pháp luật của Nhà nước; 3)Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà
trường, kỷ luật lao động; 4)Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong
sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức
phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh
và cộng đồng; 5)Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng
nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức: 1) Kiến thức cơ bản; 2) Kiến
thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học;
3) Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
14
4)Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan
đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; 5) Kiến thức địa
phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi
giáo viên công tác.
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm: 1)Lập được kế hoạch dạy
học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; 2)Tổ chức và thực hiện các
hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học
sinh; 3) Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp; 4) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành
vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục; 5)Xây dựng, bảo
quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.4.1. Nhân tố KT-XH
Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, các yếu tố KT-XH có tác động mạnh
mẽ đến Giáo dục từ gia đình đến cả quốc gia.
Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng với Giáo dục. Khi KT-XH
được nâng cao, tất yếu, nhu cầu về GD&-ĐT cũng gia tăng và ngược lại. Do
đó, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học phải cân bằng động với sự
phát triển KT-XH.
Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường: là một trong những yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Các
thông tin về dân số trong độ tuổi học tiểu học (6-10 tuổi) đến trường theo quy
định của Luật Giáo dục là cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phổ
thông, trong đó có phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
khoa học - công nghệYếu tố văn hóa xã hội cũng đòi hỏi GD&ĐT phát
triển phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và xu thế hội nhập. Các quan niệm
về đạo đức, thẩm mĩ, lối sống, phong tục, tập quán, những quan tâm và ưu
15
tiên của xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói
chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng.
1.4.2. Nhân tố khoa học - công nghệ
Cuộc cách mạng KH-CN ảnh hưởng mạnh mẽ tới yêu cầu phát triển con
người. Giáo dục tiểu học với vai trò là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân tất yếu phải có sự cải tiến, bổ sung và đổi mới để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ giáo viên là nhân tố chính trong quá
trình phát triển Giáo dục, vì vậy yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
phải có sự đổi mới theo hướng tiếp cận KH-CN.
1.4.3. Nhân tố quốc tế

Sự hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi
hỏi GD&ĐT nước nhà phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ đào
tạo, nội dung chương trình Giáo dục quốc tế. Quá trình giao lưu hội nhập đặt
ra yêu cầu cho đội ngũ giáo viên tiểu học phải tiếp cận học hỏi những kinh
ngiệm hoạt động dạy học và giáo dục hiện đại, khoa học, có hiệu quả cao
đồng thời yêu cầu phải có định hướng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là
những thử thách đòi hỏi sự rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, tính sáng tạo
không ngừng của đội ngũ giáo viên tiểu học.
1.4.4. Vai trò của các cấp quản lí trong việc thực hiện chủ trương, chính
sách phát triển giáo viên tiểu học
Chủ trương, chính sách đối với giáo dục ở mọi góc độ đều ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của giáo dục. Ở cấp TW cũng như địa phương , việc ban
hành các chính sách và tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục (trong đó có
công tác quản lí giáo dục) là yếu tố cơ bản giúp ngành GD&ĐT vận hành theo
đúng quỹ đạo và hiệu quả.
Vai trò của các cấp quản lí giáo dục trong việc thực hiện hiện chủ
trương, chính sách phát triển giáo viên tiểu học:
16
Bộ GD&ĐT: Là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất của ngành Giáo dục
có trách nhiệm đề xuất với Chính pPhủ ban hành các chính sách phát triển đội
ngũ giáo viên Ttiểu học như: Định mức biên chế giáo viên; Chế độ chính
sách Là cơ quan trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển đội ngũ
giáo viên tiểu học như: Điều lệ trường tiểu học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học; Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên tiểu học
Sở GD&ĐT: Là cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục cao nhất có trách
nhiệm đề xuất với UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW ban hành các
văn bản quy định thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về phát
triển đội ngũ giáo viên tiểu học như: quy hoạch phát triển đội ngũ; định mức
biên chế, chế độ tuyển dụng, chế độ chính sách Sở GD&ĐT trực tiếp ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội giáo viên

tiểu học như: Hướng dẫn thực hiện “Chuẩn kiến thức kĩ năng”; Kế hoạch,
chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Hướng dẫn thực hiện quy định về
“Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”; Hướng dẫn thực hiện chế độ chính
sách cho giáo viên tiểu học.
Phòng GD&ĐT: Là cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục cao nhất có
trách nhiệm đề xuất với UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh ban hành các
văn bản quy định thực hiện chỉ đạo của UBND tTỉnh và Sở GD&ĐT về phát
triển đội ngũ giáo viên tiểu học như: quy hoạch phát triển đội ngũ; định mức
biên chế; chế độ tuyển dụng; chế độ chính sách Trong phạm vi huyện,
thành phố thuộc tỉnh, phòng GD&ĐT là cơ quan trực tiếp lập kế hoạch chỉ
đạo các trường tTiểu học hoặc trực tiếp tổ chức các hoạt động phát triển đội
giáo viên tiểu học như: tuyển dụng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu họcTH, thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ
năng, thực hiện quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu họcTH
17
Cỏc trng Ttiu hc: L cỏc c s giỏo dc chu trỏch nhim trin khai
thc hin cỏc hot ng phỏt trin i ng giỏo viờn theo hng dn v ch
o ca phũng GD&T.
Cỏc trng s phm khụng phi l c quan qun lớ nh nc v giỏo dc
song cú vai trũ quan trng trong vic thc hin ch trng phỏt trin i ng
giỏo viờn tiu hc núi riờng. Vi nhim v o to i ng giỏo viờn ỏp ng
nhu cu GD&T, cỏc trng S phm l ni xõy dng v thc hin chng
trỡnh o to giỏo viờn theo Chun ngh nghip giỏo viờn tiu hc.
1.4.5. Vai trũ ca hiu trng trong vic phỏt trin i ng giỏo viờn TH
Trong mi nh trng, hiu trng l ngi lónh o phỏt trin i ng
ca nh trng. Hiu trng phi ch ng thu hỳt v tp hp lc lng tham
gia vo quỏ trỡnh xõy dng v phỏt trin i ng ca nh trng vi nhng
ni dung v hỡnh thc phự hp.
1.5. S liu phõn tớch trong ỏnh giỏ phỏt trin i ng giỏo viờn
ph thụng

1.5.1. Ngun tin:
Có nhiều nguồn và loại thông tin để sử dụng trong phỏt trin i ng giỏo
viờn ph thụng. Trong iu kin khú khn v điêù tra thực tế cú th sử dụng
tối đa các số liệu, dữ liệu GD&T liên quan tới học sinh, giáo viên và trờng
học lấy t các cơ quan thống kê của B GD&T, S GD&T, Phũng
GD&T.
1.5.2. Cỏc loi thụng tin (thụng tin bờn ngoi, thụng tin bờn trong):
Thụng tin bờn ngoi gm: a lớ v dõn c, kinh t, th trng lao ng,
cỏc iu kin xó hi
Cỏc thụng tin bờn trong liờn quan n phỏt trin i ng GVTH: T l
giỏo viờn/lp; T l giỏo viờn n; Giỏo viờn ngi dõn tc thiu s; T l giỏo
viờn dy ỳng chuyờn mụn; T l giỏo viờn cha t chun, t chun v trờn
chun o to; T l giỏo viờn t Chun ngh nghip giỏo viờn; T l giỏo
18
viên đã qua bồi dưỡng về giáo dục trẻ khuyết tật; Tỉ lệ giáo viên sử dụng
ngoại ngữ, tiếng dân tộc và CNTT vào các hoạt động liên quan đến dạy và
học; Cơ cấu giáo viên chia theo chuyên môn đào tạo; Số lượng giáo viên kiêm
phụ trách phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị; Số lượng nhân
viên kỹ thuật
1.6. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học.
Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội
ngũ giáo viên tiểu học nói riêng được thể hiện bằng đường lối, chủ trương
trong các văn kiện qua các kì đại hội, hội nghị TW và được cụ thể hóa bằng
các chính sách, pháp luật, các quy định của Nhà nước.
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX có định hướng: “Phát triển đội ngũ
giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ;
Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so
với học sinh theo từng cấp học; Có cơ chế, chính sách đảm bảo đủ giáo viên
cho các vùng núi cao, hải đảo”. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm

2004 của Ban bí thư TW Đảng “ Về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục” đã xác định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản
lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học do Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ 9
thông qua ngày 12 tháng 9 năm 1991 nêu rõ: Cán bộ quản lý giáo dục, giáo
viên tiểu học phải được tuyển chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác
phong, chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định. Cán bộ quản lý giáo
19
dục, giáo viên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giảng dạy, giáo dục và quản
lý trường, lớp, gương mẫu trong hoạt động ở nhà trường, trong đời sống xã
hội. Nghiêm cấm những hành vi xâm phạm thân thể và danh dự của học sinh.
Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm những điều kiện vật chất,
tinh thần cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học làm tròn chức trách
của mình; khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác lâu dài
cho sự nghiệp giáo dục tiểu học; ưu đãi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
tiểu học công tác ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh,
vùng hải đảo và vùng có khó khăn.
Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 38/2005/QH-11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã khẳng định tại điều 15 vai
trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục”. Đồng thời tại điều 70 quy định về những tiêu chuẩn Nhà
giáo về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng; trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ; sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp và lý lịch bản thân rõ
ràng. Điều 72 quy định về 5 nhiệm vụ của nhà giáo trong giảng dạy, thực hiện
nghĩa vụ công dân, giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự; không ngừng học

tập và tu dưỡng bản thân về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi
mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học và thực hiện các
nhiệm vụ theo pháp luật. Đối với giáo viên tiểu học, điều 77 quy định về trình
độ chuẩn được đào tạo là phải “Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm”.
Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-
BGDĐT, ngày 31tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đã thể hiện
mục tiêu, yêu cầu và chính sách đối với phát triển đội ngũ giáo viên tiêu học
của Nhà nước.
20
Kết luận chương 1
Với những cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đã trình
bày trên, có thể thấy rằng việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là một
nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành giáo dục trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia. Kết quả của công tác phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học phải bao gồm tăng trưởng về số lượng và chất
lượng của đội ngũ, sự phát triển về trình độ, năng lực, phẩm chất, nhân cách
và khả năng sẵn sàng thích ứng với nhiệm vụ. Quản lí phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học là quản lí toàn diện các hoạt động phát triển đội ngũ, làm cho
đội ngũ ngày càng trưởng thành về mọi mặt, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ giáo
dục trẻ em tiểu học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát chung về lịch sử, địa lí, điều kiện tự nhiên và KT-XH
thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long có diện tích đất là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy
dọc chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ
Long diện tích 434km
2

đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới. Thành phố có 20 đơn vị hành chính, gồm 20 phường, cách thủ đô Hà
Nội 165km về phía tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải
Phòng 70km về phía nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái
180 km theo quốc lộ 18A.
Dân số của thành phố tính đến 1 tháng 4 năm 2009 là 215.795 người,
trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số cùng 15 dân tộc khác là: Sán Dìu, Hoa,
Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan Nguồn gốc dân cư
chủ yếu là từ các tỉnh khác đã chuyển đến sinh sống trong quá trình phát triển.
Người dân gốc của thành phố là những người dân chài hiện còn sinh sống ở
các xã chủ yếu làm nghề cá.
Thành phố, do đặc điểm của địa hình, chia làm hai khu vực rõ rệt là khu
vực phía đông và khu vực phía tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420
mét, nước chảy xiết khi thuỷ triều lên xuống. Nối hai bờ Cửa Lục là cây cầu
Bãi Cháy, một trong 5 cây cầu dây văng lớn nhất thế giới. Không chỉ tô điểm
thêm cho vẻ đẹp của Hạ Long, việc đưa cầu Bãi Cháy vào hoạt động còn góp
phần đáp ứng cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao của thành phố Hạ Long và
của đất nước. Phía đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than
của tỉnh. Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như
Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở,
22
ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng…Cũng
ở đây, có các mỏ than lớn của tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo,
mỗi năm sản xuất khoảng gần 6 triệu tấn than. Phía tây Thành phố là trung
tâm du lịch-dịch vụ, đồng thời cũng là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển
nổi tiếng của cả nước. Ở đây, có khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu,
cùng nhiều khách sạn từ 2 sao đến 5 sao, với các tiện nghi phục vụ hiện đại.
Kết quả phát triển KT-XH 10 năm qua cho thấy Hạ Long được xếp vào
hàng những đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước nhờ việc
khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Năm 2010, tổng

sản phẩm (GDP) gấp 2,06 lần năm 2005; GDP bình quân đầu người ước đạt
2.680 USD, (GDP bình quân đầu người của tỉnh Quảng Ninh là 950 USD),
bằng 1,61 lần năm 2005.
Tóm lại, thành phố Hạ Long nằm trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Hạ Long là
thành phố ven biển có tiềm năng nổi trội về kinh tế du lịch và cảng biển. Vừa
có rừng, có biển, vừa là vùng đất giầu tài nguyên khoáng sản, Hạ Long còn là
một thành phố công nghiệp đa ngành, có tiềm lực mạnh về tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
2.2. Khái quát về GD&ĐT và giáo dục tiểu học TP Hạ Long
2.2.1. Tình hình phát triển GD&ĐT TP Hạ Long giai đoạn 2005-2010
a) Phát triển quy mô, chất lượng giáo dục học
Phát triển quy mô giai đoạn 2005-2010
Số trường, lớp và học sinh ổn định trong các năm học, loại hình trường
lớp ngày càng đa dạng. Thành phố Hạ Long là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh
có đủ các mô hình trường công lập, ngoài công lập, tư thục ở tất cả các cấp
học từ mầm non đến phổ thông. Từ năm học 2004- 2005 số trường trực thuộc
là 61 trường (tăng 8 trường so với giai đoạn 2000 - 2004). Năm học 2009-
2010, tăng thêm 4 trường với tổng số học sinh: 44.683 em (số học sinh ngoài
23
công lập: 7080 em). Sau 10 năm số trường tăng 17, số học sinh tăng 4083 em.
Năm 2009, toàn TP đã thành lập được 20 Trung tâm học tập cộng đồng tại 20
phường, xã, đạt 100% kế hoạch và là đơn vị hoàn thành đầu tiên trong toàn
tỉnh về giáo dục cộng đồng.
Bảng 2.1.Hệ thống trường, học sinh thành phố Hạ Long giai đoạn 2005-
2010
Số
TT
Năm học
Cấp học

Mầm non Tiểu học THCS và PTCS
Trường
Học
sinh
Trường Học sinh Trường Học sinh
1 2004-2005 18 6584 16 15126 21 13891
2 2005-2006 19 7914 16
14.188
21 13642
3 2006-2007 20 8125 16
14.238
21 13470
4 2007-2008 20 9315 16
13.932
21 12879
5 2008-2009 23 9588 16
14.154
21 12281
6 2009-2010 23 8508 16
15.157
21 11586
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các bậc học luôn hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch. Đối với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt từ 32% đến 43%, trẻ mẫu giáo đạt
trên 89,5%, trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt
99,8%, học sinh vào lớp 6 đạt 99%, học sinh lớp 9 được tuyển vào trung học
phổ thông hoặc trung học bổ túc đạt tỷ lệ 87,3%.
Tháng 12 năm 2002 thành phố Hạ Long được Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở với
100% phường, xã; Tháng 12 năm 2004, được công nhận đạt chuẩn về phổ cập

giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với 20/20 phường, xã (100%). Thành phố Hạ
Long là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh hoàn thành công tác
phổ cập giáo dục ở hai cấp học.
Chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục đại trà liên tục giữ vững và duy trì với tỷ lệ học
24
sinh lên lớp thẳng cao (từ 99 – 99,8%), tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học
và tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 99,8 đến 100%. Chất lượng mũi nhọn
được nâng lên theo các năm học. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú
trọng quan tâm.
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng giáo dục Bậc học phổ thông giai đoạn
2004-2009 (Chất lượng giáo dục đại trà)
Năm học
Học lực (%) Hạnh kiểm (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2004 -2005 35% 43,95% 21% 0,05% 0% 80% 17,45% 2,5% 0,05%
2005- 2006 35,6% 44,2% 20% 0,02% 0% 81% 17% 2% 0%
2006- 2007 36% 44% 19,97% 0,03% 0% 82,5% 14,9% 2,6% 0%
2007- 2008 36,8% 45% 18,18% 0,02% 0% 82,6% 15% 2,4% 0%
2008- 2009 38% 43,25% 18,73% 0,02% 0% 83,2 15% 1,8% 0%
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục Bậc học phổ thông từ 2005 đến 2009
(Chất lượng học sinh giỏi : Tiểu học, THCS và THPT)
Năm học Cấp thành phố Cấp tỉnh Cấp Quốc gia
2004 - 2005 750 315 51
2005 - 2006 754 325 55
2006 - 2007 783 340 58
2007 - 2008 800 339 60
2008 - 2009 825 342 65
2009-2010 922 486 69

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
b) Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Toàn ngành (do thành phố quản lý) đến năm 2010 hiện có: 2000 cán bộ,
giáo viên, trong đó: Biên chế: 1702; Hợp đồng: 298; Giáo viên mầm non:
460; Giáo viên tiểu học: 712; Giáo viên trung học cơ sở: 828; Phòng: 22.
Trong 5 năm học vừa qua, bình quân mỗi năm ngành Giáo dục và Đào tạo
thành phố thường xuyên có trên 10% cán bộ, giáo viên các cấp học được bố
25

×