Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thiết kế và tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.89 KB, 69 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ LAN

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GÓC CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN Ở TRƢỜNG MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Hà Nội 2016

Footer Page 1 of 16.

HÀ NỘI, 2016


Header Page 2 of 16.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên
cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan


Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2 , các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập và tạo điều kiện cho em tìm hiểu đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
Phạm Quang Tiệp – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo trƣờng mầm non
Kim Chung- Đông Anh- Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài
đƣợc hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 3
8. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƢỜNG MẦM NON .............................................. 5
1.1. Một số vấn đề về tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non .......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động góc .......................................................................... 5
1.1.1.2. Tổ chức hoạt động góc ............................................................................. 6
1.1.2. Vai trò của việc tổ chức hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ mầm
non ....................................................................................................................... 11
1.1.3. Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non....................... 13
1.1.4. Đồ dùng, phƣơng tiện cho hoạt động góc của trẻ mầm non. .................... 14
1.1.4.1. Danh mục đồ dùng, phƣơng tiện.. .......................................................... 14
1.1.4.2. Yêu cầu về việc sắp xếp đồ dùng, phƣơng tiện: .................................... 15
1.1.4.3. Yêu cầu về việc sử dụng đồ dùng, phƣơng tiện: .................................... 16
1.2. Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non. ......... 17
1.2.1. Đặc điểm thể chất ...................................................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ....................................................................................... 19
1.2.3. Đặc điểm về tâm lý ................................................................................... 19
1.2.4. Đặc điểm về tình cảm- xã hội ................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .................................................................................... 23

Footer Page 4 of 16.



Header Page 5 of 16.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN TRONG TRƢỜNG MẦM NON .................................................... 24
2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 24
2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 24
2.3. Đối tƣợng khảo sát ....................................................................................... 24
2.4. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................................. 24
2.5. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 25
2.5.1. Thực trạng thiết kế và trang trí góc học tập ở trƣờng mầm non ............... 25
2.5.2 Thực trạng việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trƣờng MN ......... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 34
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ CÁC GÓC TRONG LỚP HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐÔNG GÓC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƢỜNG MẦM NON . 35
3.1. Thiết kế và trang trí các góc trong lớp học .................................................. 35
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế, trang trí các góc trong lớp học ................................. 35
3.1.2. Cách thiết kế và trang trí các góc trong lớp học ở trƣờng mầm non ........ 37
3.2. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non ......... 41
3.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trƣờng MN ............... 41
3.2.2. Biện pháp tổ chức hoạt động góc: ............................................................. 42
3.2.3 Một số kết quả khảo nghiệm biện pháp đề xuất ......................................... 51
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ...................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 53
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .......................................... 54
1. Kết luận chung ................................................................................................ 54
2. Đề xuất ............................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 58
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2


Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

DANH MỤC VIẾT TẮT
MGL: Mẫu giáo lớn
TS:

Tiến sĩ

MG:

Mẫu giáo

GV:

Giáo viên

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của mỗi
dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ
khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi

dƣỡng thế hệ trẻ trở thành con ngƣời của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào
có thể tỏa bóng yêu thƣơng mà lại không bắt dễ từ một hạt giống đã ƣơm sâu
lòng nhân ái''. Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã đƣợc cha mẹ yêu thƣơng,
nâng niu, chăm sóc. Nhƣng để trẻ có đƣợc một nhân cách toàn diện, sau này trở
thành ngƣời công dân tốt thì chỉ sự yêu thƣơng chăm sóc thôi là chƣa đủ mà cần
giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trƣờng mầm non chính là môi
trƣờng thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.Thấy là
vấn đề hết sức quan trọng đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm, chú trọng phát
triển đã ban hành nhiều Thông tƣ, Nghị định, Chƣơng trình liên quan đến bậc
học này. Thủ tƣớng chính phủ vừa ban hành Quyết định số 239/QĐ- TTG phê
duyệt đề án phổ cập giáo dục Mầm non giai đoạn 2010- 2015 với muc tiêu: đảm
bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền đƣợc đến lớp. Thực hiện chƣơng
trình giáo dục hai buổi trên ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt thể chất,
trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.Và
thông tƣ số 23/2010/TT- Bộ giáo dục và Đào tạo “Ban hành về bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi”. Những quy định và Thông tƣ mà Nhà nƣớc mới ban hành
nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi…
Theo Skiner thì bản chất việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắt chƣớc và
quan sát ngƣời khác, biến các hành vi quan sát đƣợc thành của mình và tái
tạo lại các hành vi. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo và các tình huống
giáo dục là yếu tố quan trọng trong sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ. Với trẻ
em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao
tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lê-ôn-chiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà

Footer Page 7 of 16.

1


Header Page 8 of 16.


trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua
trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ.
Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hƣởng quyết định đến sự
hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở
lứa tuổi tiếp theo.
Trong thực tế hiện nay ở các trƣờng mầm non, đa số giáo viên đã biết
tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGL nói riêng
một cách phù hợp và đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho trẻ chơi, học. Đa số
trẻ đã hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát triển vể tất cả
các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
Tuy nhiên ở một số trƣờng, cơ sở vật chất chƣa đủ, một số giáo viên (tuy
không nhiều) nhận thức chƣa đầy đủ về hoạt động góc nên việc tổ chức hoạt
động góc cho trẻ MGL chƣa tích cực, chƣa tự giác. Điều này cũng ảnh hƣởng
đến sự phát triển của trẻ.
Do vậy, để quá trình chăm sóc- giáo dục đạt hiệu quả, là một giáo viên
mầm non việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt,
trong đó việc tổ chức hoạt động góc giữ một vai trò quan trọng. Để tìm hiểu hoạt
động góc cho bản thân tôi đi nghiên cứu vấn đề này và tôi chọn đề tài: “Thiết kế
và tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trƣờng mầm non, trên cơ
sở phân tích thực trạng đó đƣa ra một số ý kiến góp phần nâng cao chất lƣợng
việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở
trƣờng mầm non
1.3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục trẻ MGL ở trƣờng mầm
non.


Footer Page 8 of 16.

2


Header Page 9 of 16.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
*Để hoàn thành bài tập này tôi đề ra 3 nhiệm vụ cơ bản:
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu
giáo lớn ở trƣờng mầm non.
4.2. Điều tra thực trạng việc thiết kế các góc trong lớp học và việc tổ chức
hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.
4.3. Đề xuất cách thức thiết kế, bố trí các góc trong lớp học và tổ chức hoạt
động góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi điều tra: Trƣờng mầm non Kim chung - Đông Anh – Hà Nội
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, nhằm xây dựng cơ sở lí thuyết cho việc tổ
chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non.
6.2. Nhóm phƣơng pháp thực tiễn
Phƣơng pháp điều tra: Tiến hành điều tra giáo viên bằng bảng hỏi về vấn đề
thiết kế và tổ chức các góc trong lớp học; tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu
giáo lớn trong trƣờng mầm non.
Phƣơng pháp quan sát: Tiến hành quan sát các góc, cách bài trí các góc
trong lớp học. Quan sát hoạt động góc của trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.
Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên về việc thiết kế, sắp xếp góc
học tập; việc thiết kế và tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong

trƣờng mầm non.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu các góc trong lớp học mầm non đƣợc bố trí khoa học; trang trí phù hợp
với chủ đề, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ; đồng thời hoạt động góc
đƣợc thiết kế và tổ chức theo hƣớng mở, phát huy đƣợc hứng thú, đam mê của

Footer Page 9 of 16.

3


Header Page 10 of 16.

trẻ thì hiệu quả giáo dục của hoạt động góc nói riêng và hiệu quả giáo dục trẻ
mẫu giáo lớn nói chung sẽ đƣợc nâng cao.
8. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu
giáo lớn trong trƣờng mầm non
Chƣơng 2: Thực trang tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong
trƣờng mầm non
Chƣơng 3: Biện pháp thiết kế các góc trong lớp học và tổ chức hoạt động
góc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non

Footer Page 10 of 16.

4


Header Page 11 of 16.


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Một số vấn đề về tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động góc
Khái niệm góc: Góc là khoảng không gian ở gần chỗ tiếp giáp của hai cạnh
và nằm phía trong hai cạnh [9. T4.408]
Nhƣ vậy có thể hiểu, hoạt động góc là hoạt động mà giáo viên tổ chức cho
trẻ đƣợc tiếp xúc, chơi trong những khoảng không gian nhỏ trong lớp.
- Hoạt động góc trong trƣờng mầm non đƣợc ngƣời lớn tổ chức, hƣớng
dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã đƣợc học, đƣợc nhìn thấy,
nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tƣợng xảy ở môi
trƣờng sống gần giũi trẻ, thông qua đó trẻ học đƣợc mẫu nhân cách phù
hợp với xã hôi loài ngƣời.
Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trƣớc,
muốn làm ngƣời lớn, nhƣng khả năng và sức lực của trẻ chƣa đủ để làm ngƣời
lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dƣới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt
động góc.
- Trẻ tham gia vào xã hội ngƣời lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tƣởng
tƣợng mình là ngƣời lớn và cũng đóng một cƣơng vị xã hội nhƣ: ngƣời mẹ, cô
giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của
ngƣời lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tƣởng tƣợng. Hoạt động góc có
một đặc trƣng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ,
nhƣng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.
- Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ
có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động.
Chính vì vậy đặc trƣng cơ bản của trò chơi là quá trình tƣởng tƣợng biểu hiện rất

Footer Page 11 of 16.


5


Header Page 12 of 16.

rõ nét, trẻ đƣợc tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ
thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là phƣơng tiện giáo dục nhận
thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phƣơng tiện,
đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ đƣợc mở rộng nhƣ: tên gọi,
màu sắc, kích thƣớc, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi
hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo,
tính cần cù, khả năng tƣ duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhƣờng
nhịn, tƣơng thân tƣơng ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong
cuộc sống sau này.
1.1.1.2. Tổ chức hoạt động góc
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và đặc biệt vui chơi
thông qua tổ chức hoạt động góc có ý nghĩa, vai trò rất lớn đối với sự phát
triển của trẻ.Chính vì vậy hoạt động góc có vị trí quan trọng trong hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ, nó đƣợc tổ chức tất cả ngày trong tuần theo
từng chủ điểm và vào các buổi sáng, thời gian mà khả năng tập trung, nhận
thức, tiếp thu những tri thức mới của trẻ là tốt nhất.
Hoạt động góc hƣớng tới đích phát triển toàn diện cho trẻ: trình độ nhận
thức, kỹ năng hoạt động, tình cảm xã hội, năng lực hoạt động…
Hoạt động góc ở trƣờng mầm non đƣợc bố trí và chia thành từng góc.
Các góc chơi đƣợc bố trí khá hợp lí, đảm bảo yêu cầu về không gian chơi,
đồ dung, đồ chơi. Các góc chơi ồn ào, cần nhiều không gian cho trẻ hoat động
đƣợc xếp xa với những góc chơi cần ít không gian và cần sự yên tĩnh. Mỗi một
lớp học sẽ có các góc chơi, cách chơi, cách bó trí các góc chơi khác nhau nhƣng
cơ bản một lớp học sẽ chia thành các góc sau:

*Góc xây dựng:
a.Mô tả góc xây dựng:
Góc xây dựng có các hình, khối xây dựng các loại( nhƣ bộ khối gỗ lắp ghép
lăng bác..) Các loại mô hình đồ đồ chơi ngoài trời (nhƣ bập bênh, đu quay..)

Footer Page 12 of 16.

6


Header Page 13 of 16.

Những mô hình bằng nhựa nhƣ: gạch,đá, cây xanh, khung cổng…
Những dụng cụ xây dựng nhƣ: dao xây, bay, xoa, xẻng bằng gỗ..

b. Mục đích, ý nghĩa của góc xây dựng:
Trò chơi xây dựng là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ
những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy… Với những hình dạng kích thƣớc khác
nhau, trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình nhƣ: công viên, lăng
bác, vƣờn bách thú… Hoặc từ những vật liệu thiên nhiên nhƣ: vỏ sò, hến, ốc, đá,
sỏi,… trẻ xây nên những vƣờn trƣờng, vƣờn cây. Trong những công trình đó,
sáng kiến của trẻ đƣợc bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả
năng tƣởng tƣợng, mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và đƣợc biểu hiện
trong các công trình của mình. Qua trò chơi, trẻ thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về
đặc điểm tính chất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.
Thông qua trò chơi, trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng; đồng thời
phát triển trí tƣởng tƣợng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó
cũng là những phẩm chất cần thiết của con ngƣời trong thời đại phát triển.
*Góc nghệ thuật:
a.Mô tả góc nghệ thuật


Footer Page 13 of 16.

7


Header Page 14 of 16.

Góc nghệ thuật gồm đất nặn , màu, giấy màu, bộ gõ đệm, trống, sắc sô…

b. Mục đích ý nghĩa của góc nghệ thuật:
Trò chơi ở góc nghệ thuật là loại trò chơi biểu diễn khả năng tạo hình, ca
hát của trẻ. Từ những khối đất nặn, trẻ có thể tạo ra những sản phẩm mà trẻ
tƣởng tƣợng ra. Ví dụ: trẻ nặn khu công viên, xé dán ngôi nhà, hát những bài hát
trẻ yêu thích kết hợp vỡi những đạo cụ… Trong nhƣng tác phẩm nghệ thuật đó,
trẻ đã thể hiện đƣợc ý tƣởng và niêm yêu thích của mình, làm thảo mãn nhu cầu
học hỏi khám phá trẻ..
Thông qua trò chơi, trẻ rèn luyện khả năng nặn, vẽ, ca hát, phát triển trí
tƣởng tƣợng cùng những phẩm chất cần thiết của con ngƣời trong thời đại mới.
*Góc học tập:
a. Mô tả góc học tập:
Góc học tập gồm có thẻ chữ số,các loại lô tô, sách truyện, bộ đồ chơi đô mi
nô, bút chì, vở

Footer Page 14 of 16.

8


Header Page 15 of 16.


b.Mục đích ý nghĩa của góc học tập:
Góc học tập giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đƣợc học trên tiết học.
Ví dụ: Trò chơi đô- mi- nô, thẻ chữ giúp trẻ ôn luyện củng cố các chữ cái
đã đƣợc học.
Giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và rèn luyện khả năng tri giác của
trẻ tạo điều kiện để trẻ học các môn học khác đạy hiệu quả.
* Góc thiên nhiên:
a. Mô tả góc thiên nhiên.
Góc thiên nhiên gồm có một khu trồng cây xanh, cho trẻ chăm sóc cây
xanh. Một khu đất trống cho trẻ gieo hạt bình phun nƣớc, kéo cắt tỉa.

Footer Page 15 of 16.

9


Header Page 16 of 16.

b.Mục đích ý nghĩa của góc thiên nhiên:
Góc thiên nhiên giúp trẻ có điều kiện trực tiếp học tập tìm hiểu thiên nhiên
nhƣ: chăm sóc cây xanh, gieo hạt, tƣới cây…
Qua góc thiên nhiên, trẻ thoả mãn đƣợc nhu cầu muốn làm việc nhƣ ngƣời
lớn; giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên.
* Góc phân vai;
a, Mô tả góc phân vai:
Góc phân vai gồm bộ đồ dùng trong gia đình nhƣ bát, thìa, nồi cơm điện,
bếp ga… ; các loại thực phẩm rau, củ, quả… ; bộ đồ dùng của các bác sĩ nhƣ
quần áo bác sĩ, ống nghe, kim tiêm.. ; bộ đồ dùng của chú cảnh sát giao thông
nhƣ quần áo cảnh sát…. ; búp bê, giƣờng,tủ….


Footer Page 16 of 16.

10


Header Page 17 of 16.

b.Mục đích, ý nghĩa góc phân vai
Góc phân vai giúp trẻ tái tạo những công việc của ngƣời lớn mà trẻ đƣợc
quan sát hàng ngày.Trẻ đƣợc làm những công việc mà trẻ yêu thích trẻ đƣợc
chăm sóc em bé, trẻ đƣợc làm chú cảnh sát giao thông..
Qua góc phân vai trẻ học đƣợc những cách ứng xử đúng mực trong các mối
quan hệ của xã hội và cũng qua trò chơi này giúp trẻ biết cách tổ chức phân công
nhiệm vụ trong nhóm chơi.
1.1.2. Vai trò của việc tổ chức hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ
mầm non
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát
triển toàn diện các năng lực của trẻ, phải hình thành cho trẻ cở ban đầu về nhân
cách con ngƣời, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp
theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phƣơng
pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu vui chơi hay còn gọi là hoạt động
góc cũng rất quan trọng và đƣợc phân bố nhƣ mộ hoạt động chính trong ngày.
Hoạt động góc là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập một mình
hoặc trong nhóm nhỏ với những ngƣời bạn cùng sở thích. Môi trƣờng mở mà

Footer Page 17 of 16.

11



Header Page 18 of 16.

hoạt động góc tạo ra cho trẻ rất thoải mái và thuận tiện, trẻ không những có thể
chơi, hoạt động một mình với đồ vật, đồ chơi mà có thể kết hợp dễ dàng với các
bạn khác để chơi theo nhóm chính điều đó đã hình thành ở trẻ hai mặt của nhân
cách.Một mặt có thể độc lập tự đƣa ra quyết định cho bản than, một mặc lại hình
thành tính xã hội đó là sự giao lƣu, trao đổi, trò truyện, bàn bạc, thảo luận với
các trẻ khác trong nhóm.
Hoạt động góc khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, vai chơi, đồ
chơi mà trẻ yêu thích. Không bị gò bó hay bắt buộc, trong hoạt động góc, trẻ
đƣợc tự mình lựa chọn và làm những gì mà trẻ muốn, trẻ thích qua đó hình
thành ở trẻ thái độ và tình cảm tích cực trong quá trình chơi.
Giáo dục trẻ học cách chia sẻ, cộng tác cùng với bạn.Trong quá trình chơi
để có thể hoàn thành nhiệm vụ của vai choi, góc chơi trẻ cần phải chia sẻ đồ
dung, đồ chơi, cộng tác với bạn để đạt đƣợc kết quả chính điều đó đã hình thành
ở trẻ tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhƣờng nhịn, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau và
đó là những tiền để ban đầu cho sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.
Góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ bớt
cảm giác căng thẳng vì có thể chơi ở góc này hoặc góc khác theo ý thích. Trẻ
mẫu giáo khả năng tập trung kém và dễ bị ức chế dẫn đến tình trạng mệt mỏi,
mất tập trung do vậy những giờ hoat động góc có vai trò rất quan trọng và ý
nghĩa giúp xua tan những căng thẳng, mệt mỏi của tiết học, mang lại cho trẻ cảm
giác sảng khoái, hứng thú giúp trẻ có thêm năng lƣợng và sự tích cực trong
những hoạt động tiếp theo.
Mở rộng hiểu biết cho trẻ về những nền văn hoá khác (qua trƣng bày quần
áo, đồ chơi, tranh truyện của các dân tộc). Mỗi một góc chơi lại đƣợc trƣng bày
nhƣng tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi khác nhau tuỳ theo từng chủ đề qua đó trẻ
đƣợc mở rộng tầm nhìn, vốn kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm của bản thân đặc
biệt là những kiến thức về các dân tộc, sự phong phú, đa dạng của các nền văn

hoá, các dân tộc( qua các trang phục, những phong tục tập quán) là những điều

Footer Page 18 of 16.

12


Header Page 19 of 16.

mới mẻ, hấp dẫn có sức hút đối với trẻ.
Với vai trò quan trọng nhƣ trên, hoạt động góc có giá trị rất lớn trong việc
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo và đã trở thành phƣơng tiện để
giáo dục trẻ em: có giá trị không nhỏ quyết dịnh sự thành công trong việc phát
triển tình cảm - xã hội phát triển thầm mỹ - phát triển thể chất - phát triển ngôn
ngữ - phát triển nhận thức. Hãy nói cách khác nó là phƣơng tiện không thể thiếu
nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo
lớn ở trƣờng mầm non nói riêng.
1.1.3. Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non.
- Tổ chức sắp xếp các góc hoạt động cho trẻ. Việc hình thành các góc chơi
do trẻ tự thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Điều này đòi hỏi trẻ phải
huy động vốn kinh nghiệm, sáng kiến của mình khi tham gia vào các hoạt động.
Các góc chơi trong lớp có sự phân biệt, có lối đi lại thuận tiện, với trẻ càng lớn
thì lối đi lại càng phải rộng hơn để giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ trong khi
chơi.
- Tổ chức sắp xếp về cơ sở vật chất cho từng góc chơi: Sắp xếp các phƣơng
tiện giáo dục, các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, các thiết bị dạy học, tạo
khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động (góc chơi) để từng cá
nhân hoặc nhóm nhỏ có thể lựa chọn theo nhu cầu và hứng thú.
- Bố trí vị trí đặt thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với tính chất của từng
hoạt động góc, điều kiện thực tiễn ở địa phƣơng đản bảo an toàn cho trẻ và phù

hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
- Tổ chức nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm góc, khu vực chơi,
đảm bảo thiết thực đối với trẻ, gắn với cuộc sống thực của trẻ, phù hợp với đặc
điểm nhận thức của trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
- Thực hiện các hoạt động chơi - học phù hợp, đảm bảo kết hợp các hoạt
động trong nhóm nhỏ và từng cá nhân, hoạt động trong mỗi góc và hoạt động
liên góc phù hợp theo nội dung chủ đề, chủ điểm.

Footer Page 19 of 16.

13


Header Page 20 of 16.

* Về mặt không gian: Các góc hoạt động đƣợc bố trí, tổ chức một cách linh
hoạt, luôn có sự luân phiên theo chủ đề. Điều đó rất phù hợp với đặc tính của trẻ
nhỏ.
* Về mặt thời gian: Đối với lớp mẫu giáo lớn, việc tổ chức cho trẻ chơi,
hoạt động góc đƣợc quy định trong chế độ sinh hoạt hàng ngày vào thời
điểm buổi sáng và một số buổi chiều trong tuần sau khi ăn bữa phụ. Thời
gian tiến hành giờ hoạt động góc không nên quá 55 phút.
1.1.4. Đồ dùng, phƣơng tiện cho hoạt động góc của trẻ mầm non.
1.1.4.1. Danh mục đồ dùng, phương tiện..
STT

Tên góc

Đồ dùng, phƣơng tiện


1

Góc xây dựng

- Các hình,khối xây dựng các loại( nhƣ
bộ khối gỗ lắp ghép lăng bác..)
- Các loại mô hình đồ đồ chơi ngoài trời(
nhƣ bập bênh, đu quay..)
- Những mô hình bằng nhựa nhƣ:
gạch,đá, cây xanh, khung cổng…
- Những dụng cụ xây dựng nhƣ: dao xây,
bay, xoa, xẻng bằng gỗ..

2

Góc nghệ thuật

Góc nghệ thuật gồm đất nặn , màu, giấy
màu, bộ gõ đệm, trống, sắc sô…

3

Góc học tập

Góc học tập gồm có thẻ chữ số,các loại lô
tô, sách truyện, bộ đồ chơi đô mi nô, bút
chì, vở

4


Footer Page 20 of 16.

Góc thiên nhiên

Góc thiên nhiên gồm có một khu trồng

14


Header Page 21 of 16.

cây xanh, cho trẻ chăm sóc cây xanh.Một
khu đất trống cho trẻ gieo hạt bình phun
nƣớc, kéo cắt tỉa.

5

Góc phân vai

Góc phân vai gồm bộ đồ dùng trong gia
đình nhƣ bát, thìa, nồi cơm điện, bếp
ga… ; các loại thực phẩm rau, củ, quả… ;
bộ đồ dùng của các bác sĩ nhƣ quần áo
bác sĩ,ống nghe, kim tiêm.. ; bộ đồ dùng
của chú cảnh sát giao thông nhƣ quần áo
cảnh sát…. ; búp bê, giƣờng,tủ….

1.1.4.2. Yêu cầu về việc sắp xếp đồ dùng, phương tiện:
- Đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, để
theo từng thể loại, chất liệu và từng bộ với nhau. Những thiết bị, đồ chơi nặng

đặt ngay trên mặt sàn;
- Luôn đổi mới và sắp xếp các học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi
trong các góc thật linh hoạt, hấp dẫn, vừa phải, phù hợp với các góc, tạo đƣợc
điểm nhấn trong sự phát triển các góc chơi mà cô đã dự định, tránh lạm dụng,
sắp xếp không khoa học.
- Có các giá, kệ để đồ dùng, đồ chơi. Các giá có thể dùng làm vách ngăn
tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, tạo lối đi lại dễ dàng cho trẻ khi tham gia
hoạt động hoặc quay các giá áp tƣờng để dành không gian cho hoạt động nhóm
đông trẻ.
- Các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở phải đƣợc sắp xếp hợp lý dƣới
dạng mở để kích thích trẻ khám phá và trải nghiệm.
- Trang trí các mảng tƣờng, tranh hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải gây

Footer Page 21 of 16.

15


Header Page 22 of 16.

đƣợc sự hấp dẫn lôi cuốn, thôi thúc trẻ tích cực hoạt động.
- Thƣờng xuyên thay đổi cách sắp xếp, trang trí, làm thêm đồ chơi để làm
nổi bật chủ đề để gây hứng thú nhận thức cho trẻ.
- Sắp đặt hợp lý và thuận tiện cho việc di chuyển dễ dàng cho trẻ giữa các
góc mà không bị chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay chạm vào đồ vật.
- Đồ dùng phƣơng tiện khác đƣợc dán nhãn tên, chữ, số nhiều kí hiệu khác
nhau đƣợc sử dụng kích thích sự tò mò, yêu thích của trẻ.. nhƣ tranh, ảnh, từ,
mẫu vật…
- Sắp xếp đồ dùng, phƣơng tiện phải phù hợp với từng góc.
1.1.4.3. Yêu cầu về việc sử dụng đồ dùng, phương tiện:

- Đảm bảo đồ dùng đồ chơi mang tính an toàn tuyệt đối không gây nguy
hiểm cho trẻ, giám sát trẻ khi chơi.
- Sử dụng đồ dung hợp với đề tài, đúng lúc, đúng chỗ, để khai thách đƣợc
hiệu quả của đồ dung..
+ Sử dụng đồ dùng, phƣơng tiện đúng lúc: sử dụng vào thời điểm phù hợp
nhất, khi học sinh đang muốn đƣợc nghe nhìn, nhớ lại hoặc hình dung, khi các
em đang muốn thay đổi trạng thái học tập…
+ Sử dụng đồ dung phƣơng tiện đúng chỗ: để đồ dùng, phƣơng tiện ở vị trí
thích hợp, giúp mọi học sinh đều nhìn thấy, lấy dễ dàng. Phải đảm bảo sự an
toàn của giáo viên, học sinh cũng nhƣ giữ gìn đồ dùng, phƣơng tiện trong quá
trình hoạt động… Ví dụ: giáo viên không nên treo tranh ảnh ở vị trí mà học sinh
khó quan sát.
- Ƣu tiên tận dụng đồ dung, đồ chơi có sẵn trong lớp, trong trƣờng kết hợp
tân dụng trong môi trƣờng lớp học.
- Thƣờng xuyên tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi mỗi tháng bổ sung ít nhất
một bộ đồ dùng, đồ mới, có chất lƣợng và hiệu quả.
- Bảo quản tốt đồ dùng, đồ chơi đã có, sửa chữa hoặc thay thế đồ dùng hƣ
hỏng để trẻ không thấy nhàm chán.

Footer Page 22 of 16.

16


Header Page 23 of 16.

- Không sử dụng cùng một đồ dùng cùng hình thức sử dụng tƣơng tự nhƣ nhau.
1.2. Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.
Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi ) ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trƣng
của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển rất mạnh mẽ. Những thuộc tính tâm

lý cũng nhƣ những phẩm chất nhân cách đang phát triển ở độ tuổi này và là điều
kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau. Với
sự giáo dục của ngƣời lớn những chức năng tâm lý đó dần đƣợc hoàn thiện, tạo
cơ sở, tiền đề cho một nhân cách tốt.
1.2.1. Đặc điểm thể chất
Cơ thể của trẻ mẫu giáo lớn đang phát triển mạnh tuy nhiên sự tăng trƣởng
có phần chậm hơn so với lứa tuổi trƣớc và có sự phát triển không đồng đều.
Bé trai: Lúc 5 tuổi: cao 106,1- 125,8cm;

Nặng 15,9 – 27,1 kg

Bé gái: Lúc 5 tuổi: cao: 104,9 – 125,4 cm;

Nặng 13,5 – 27,8 kg.

Hệ xƣơng của trẻ mẫu giáo lớn đã chuẩn bị bắt đầu bƣớc vào giai đoạn cốt
hoá, cơ bắp to ra. Cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển mạnh. Cân nặng
của trẻ lúc 5 tuổi nặng gấp 4- 5 lần lúc mới sinh, nhịp tim đập chậm hơn so với
lúc mới sinh nhƣng vẫn nhanh hơn so với ngƣời lớn vì thế trẻ dễ bị mệt khi tham
gia các hoạt động và dễ có những xúc động mạnh. Trọng lƣợng não nặng gấp 3
lần so với khi sinh, nhờ đó vỏ bán cầu đại não phát triển mạnh nên chức năng
điều chỉnh và kiểm tra của nó tăng lên rõ rệt so với trung khu dƣới vỏ, tốc độ
hình thành các phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh chóng, hệ thống tín hiệu thứ
hai (ngôn ngữ ) phát triển mạnh. Vì thế khả năng kiềm chế trong các hoạt động
và tƣ duy của trẻ phát triển hơn nhiều so với lứa tuổi trƣớc.
Trẻ mẫu giáo lớn tốc độ tặng trƣởng của trẻ rất nhanh, tỉ lệ cơ thê đã cân
đối, tạo ra tƣ thế vững chắc, cảm giác thăng bằng đã đƣợc hoàn thiện, sự phối
hợp vận động tốt hơn. Hệ thần kinh trẻ phát triển rất tốt, trẻ có khả năng chú ý
cao trong quá trình học các bài tập vận động. Các vận động cơ bản đƣợc thực
hiện tƣơng đối chính xác, mềm dẻo, thể hiện sự khéo léo trong vận động cơ bắp


Footer Page 23 of 16.

17


Header Page 24 of 16.

đƣợc tặng lên.
Vận động đi, chạy phát triển cảm giác thăng bằng.Vận động đi của trẻ lứa
tuổi này đã đƣợc ổn định, trẻ biết phối hợp vận động nhịp nhàng giữa tay với
chân, trẻ đã có phản xạ nhanh với hiệu lệnh xuất phát của vận động chạy, bƣớc
chân ổn định, kết hợp chân tay tốt.Từ lứa tuổi này đã cho thấy sự khác biệt giữa
trẻ trai và trẻ gái trong thành tích chạy.Trẻ thích đi thăng bằng trên ghế, đi
nhanh, giữ thăng bằng toàn than, đầu còn cúi.
Vận động nhảy: Trẻ 5- 6 tuổi đã biết phối hợp vận động khi nhảy, tay đã
góp phần thúc đẩy lực nhảy.Khi hạ xuống mặt đất nhẹ nhàng hơn và biết co đầu
gối để giảm sốc, nhƣng vẫn đặt cả bàn chân xuống sàn, chƣa biết chuyển bàn
chân đến gót chân.
Vận động ném, chuyển bắt: trẻ đã xác định đƣợc hƣớng ném đúng.biết
dung động tác “ngắm” để ném trúng đích. Nhƣng việc xác định khoảng cách
vẫn còn kém nên bóng thƣờng rơi cách xung quanh đích 15- 20cm. Khi ném xa
trẻ đã biết phối hợp lực đẩy của chân và tay theo hƣớng ném thẳng. Các vận
động ném, chuyền bắt vẫn tiếp tục đƣợc hoàn thiện.
Vận động bò, trƣờn, trèo: trẻ đã định hƣớng vận động chính xác, phối hợp
chân tay, thân hình linh hoạt, biết tránh chƣớng ngại vật khéo léo, tốc độ, bò,
trƣờn, trèo nhanh.
Trẻ 5 - 6 tuổi cơ thể đã hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng. Trẻ đã trở
nên nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động vận động một số kỹ năng rất cần
sự khéo léo của đôi tay và phối hợp vận động của tay và chân nhƣ: kỹ năng tự

phục vụ: trẻ tự mặc quần áo, tự đánh răng, rửa mặt… Nhƣ vậy sự phát triển thể
chất là điều kiện tốt để giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Ngoài ra có thể giáo dục kỹ
năng nhận thực: trẻ nhận thức đƣợc sự phát triển của bản thân về giới tính, về
những đặc điểm bên ngoài của bản thân minh nhƣ chiều cao, cân nặng, dáng
vóc.

Footer Page 24 of 16.

18


Header Page 25 of 16.

1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Trẻ chậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ, cƣờng độ của quá trình chuyên hoá
năng lƣợng yếu đi, chuyển hoá cơ bản giảm hơn.Chức năng chủ yếu của cơ thể
đnag dần hòan thiện, đặc biệt là vận động phối hợp động tác, cơ lực phát triển
nhanh vì vậy trẻ làm đƣợc nhiều động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn có thể
làm đƣợc những công việc khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ
nhƣ: tự ăn, tự mặc quần áo, tự đi, tự tắm rửa…
Hệ thần kinh tƣơng đối phát triển, hệ thần kinh trung ƣơng và ngoại biên đã
biến hoá, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lƣợng các
phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độc phản xạ có điều kiện ngày càng
nhanh, trí tuệ ngày càng phát triển vì thế trẻ có thể nói những câu dài, biểu hiện
ham học, có ấn tƣợng sâu sắc về nhƣng ngƣời xung quanh.Đến thời kì mẫu giáo
thể chất, trí tuệ và tính khéo léo của trẻ phát triển nhanh hơn.Lúc này trẻ đã biết
chơi với nhau, biết hợp tác và phối hợp trong các hoạt động góc học và chơi, trẻ
đã học đƣợc những bài hát ngắn.Vì vậy những động tác tốt hay xấu của môi
trƣờng xung quanh đều dễ tác động đến trẻ.
1.2.3. Đặc điểm về tâm lý

Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi mầm non
tức là độ tuổi trƣớc khi đến trƣờng phổ thông. Giai đoạn này những cấu trúc tâm
lý đặc trƣng của ngƣời đã hình thành trƣớc đây đặc biệt là trong độ tuổi mẫu
giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh.Với sự giáo dục của ngƣời lớn những chức
năng tâm lý đó sẽ đƣợc hoàn thiện về mọi phƣơng diện của hoạt động tâm lý
(nhận thức, tình cảm và ý chí) để hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách
con ngƣời. Từ đây có thể giáo dục cho trẻ kỹ năng nhận thức về vị trí và vai trò
của trẻ trong gia đình và ở trƣờng. Giáo dục trẻ biết thể hiện hành vi tốt tránh
những hành vi xấu qua đó hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con
ngƣời trẻ.
- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ:

Footer Page 25 of 16.

19


×