Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại hiện nay, trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu. bác
nói : “trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước” vậy mà hiên nay, có rất
nhiều trẻ em phải chịu những thiệ thòi về cả vật chất lẫn tinh thần. điều này
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện. Bạo
hành trẻ em, đang trở thành một vấn nạn xã hội cần sự quan tâm của cả cộng
đồng. Thời gian gần đây những trẻ em khuyết tật ngày được quan tâm hơn.
Nhưng điều đáng buồn là không chỉ có người ngoài mà ngay cả những người
thân trong gia đình cũng có những hành vi hắt hủi với các em. Trẻ em là chủ
nhân tương lai của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn
chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi những mặc cảm là rất quan
trọng. Đồng thời phải làm cách nào để sử lý thích đáng những đối tượng làm
tổn hại trẻ em và làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói
riêng và của toàn Châu Á nói chung. Hủy hoại sự thiêng liêng cao cả trong
mối quan hệ huyết thống. vì vậy tôi xin chọn đề tài : Trẻ em khuyết tật ở việt
nam
2.Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
+ Tìm hiểu thực trạng nạn trẻ em khuyết tật
+ Thấy được những hậu quả do sự kì thị trẻ em khuyết tật gây ra, ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của đất nước.
1
2.2 Nhiệm vụ
+ Khái quát được các khái niệm cơ bản
+ Tìm hiểu được nguyên nhân , thực trạng và giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu
2
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Các khái niệm
Trẻ em: Mọi con người dưới 18 tuổi( Trừ khi theo luật có thể
áp dụng với trẻ em tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn). Về mặt sinh
học một đứa trẻ là bất kỳ ai trong quá trình phát triển của tuổi ấu thơ, giữa
sinh trưởng và trưởng thành
Khiếm khuyết: Bất cứ sự thiếu hụt hoặc sự bất thường về cấu trúc cơ
thể, chức năng tâm lý hay giải phẫu là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, biến đổi
gen hoặc các tác nhân môi trường.
Khuyết tật : Bất cứ sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng thực hiện một hoạt
động theo cách thức hoặc trong phạm vi được cọ là bình thường của con
người. Theo cách hiểu này thì khuyết tật được đề cập chủ yếu là do các yếu
tố xã hội, môi trường gây nên.
Tàn tật: Khái niệm này hiện nay không còn được sử dụng trong giáo dục ở
hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam. Không còn một ai được coi là
tàn tật nếu như môi trường bên ngoài thay đổi phù hợp để đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của mọi người.
2. Thực trạng
Thực tế đã chứng minh rằng: Người khuyết tật nói chung và trẻ
khuyết tật nói riêng luôn luôn chiếm 1 tỉ lệ nhất định trong thành phần dân
cư của mọi chế độ xã hội.
Tại Việt Nam, kết quả của việc nghiên cứu điều tra cơ bản của nhiều ngành
đã giúp chúng ta có một hình ảnh tổng quan về trẻ em khuyết tật trong cộng
3
đồng dân tộc Việt. Năm 1991-1995, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật - Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam điều tra tại 13 tỉnh, 13 huyện với tổng số 313
xã, thuộc cả thành phố, nông thôn, cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền
biển... trên dọc địa bàn Bắc-Trung-Nam; Với phương pháp nghiên cứu công
cụ: Quan sát, đo đạc, thống kê theo tiêu chí quy định và các biểu mẫu thống
nhất của quá trình nghiên cứu khoa học trên các đối tượng trẻ có tật từ 0-16
tuổi.
Kết quả cụ thể:
- Tỉ lệ trẻ khuyết tật / tổng dân số: 1%
- Tỉ lệ trẻ có tật / tổng số trẻ cùng độ tuổi: 2%
- Tỉ lệ có tật nặng / tổng số trẻ có tật: 30%
- Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ: 27%
- Tỉ lệ trẻ có tật vận động: 19%
- Tỉ lệ trẻ có tật ngôn ngữ: 17%
- Tỉ lệ trẻ có tật thị giác: 15%
- Tỉ lệ trẻ có tật thính giác: 12%
- Tỉ lệ trẻ đa tật: 4,2%
- Tỉ lệ trẻ có hành vi xa lạ: 1,7%
- Còn lại là các tật khác.
Từ kết quả điều tra trên, ta thấy trẻ có tật ở Việt Nam giai đoạn đó là ~1triệu
em.
Cũng qua khảo sát thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở trẻ Việt Nam
cho thấy: Đa số trẻ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi. Hầu hết các em sinh
ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khổ, tình trạng vật chất thấp kém,
thiếu thốn, lại thêm nhiều mặc cảm về tật nguyền... nên vui chơi, học hành
cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn.
4
Mặt khác, tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: Trẻ có
tật rất khó học về văn hoá, càng không thể có khả năng học chung được với
những trẻ không bình thường - đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt,
có ảnh hưởng vô cùng xấu tới giáo dục trẻ đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết
tật nói riêng.
Trên khắp thế giới, một phần quan trọng trong việc đấu tranh đảm bảo
đầy đủ sự tiếp cận xã hội cho người khuyết tật là đấu tranh chống lại sự kỳ
thị và phân biệt đối xử. Trong một cuộc khảo sát gần đây về tình hình người
khuyết tật ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đã nhấn
mạnh vào quan điểm và thái độ của cộng đồng về người khuyết tật.
Nghiên cứu cho thấy người khuyết tật bị kì thị và phải đối mặt với sự phân
biệt đối xử phổ biến. Điều này khiến cho sự tham gia đầy đủ vào các hoạt
động kinh tế và xã hội của người khuyết tật trở nên khó khăn. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng 80% số người trả lời khảo sát ở Thái Bình và Đồng Nai, và
60% ở Quảng Nam – Đà Nẵng cho rằng người khuyết tật “khác biệt”. Điều
này sẽ không phải là điều đáng lo quá nếu như quan điểm về sự “khác biệt”
này không ngăn cản người khuyết tật đến trường, lao động và sử dụng các
dịch vụ xã hội.
Theo quan niệm cổ điển, phân biệt đối xử bị coi là “một trở ngại cho các hỗ
trợ xã hội, bảo vệ quyền của người khuyết tật cũng như tạo điều kiện để phát
triển toàn diện cho người khuyết tật.” Vì vậy, rất cần có các chiến dịch nhằm
thay đổi thái độ,khuyến khích sự hòa nhập toàn tiện cũng như đưa các điều
khoản về sự hòa nhập toàn diện vào trong các văn bản pháp luật.
5