Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………......…3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….....3
3. Vấn đề nghiên cứu. ………………………………………………………...…3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...…4
5. Cấu trúc tiểu luận…………………………………………………………..…4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ
THỜ PHÁT DIỆM
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của nhà thờ Phát
Diệm………………………………………………………………………………….5
2. Lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm……………………………………....6
2.1 Đôi nét về tiểu sử Cha Trần Lục người xây dựng nhà thờ Phát Diệm…………...7
2.2 Ý tưởng xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm của Cha Trần Lục……….........8
2.3 Việc chuẩn bị cho công cuộc xây dựng………………………………………...10
3. Tổng quan về nhà thờ Phát Diệm………………………………………………...11
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VÀ KIẾN TRÚC NHÀ THỜ
PHÁT DIỆM
1. Nghệ thuật điêu khắc của nhà thờ Phát Diệm…………………………….11
1.1 Nghệ thuật điêu khắc ở Phương Đình…………………………………………..12
1.2 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ lớn………………………………………………15
1.3 Nghệ thuật điêu khắc bốn nhà thờ bên cạnh nhà thờ lớn ………………………17
1.3.1. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Giuse…………………………………17
1.3.2. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Phêrô……………………………...…18
1.3.3. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ trái tim Chúa Giê su………………………….18
1
1.3.4. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Rô-cô……………………………..…..19
1.4 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ trái tim đức mẹ ( nhà thờ đá )…………….……..19
2. Nghệ thuật kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm……………………...…..22
2.1 Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông……………..22


2.2 Phong thủy trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm………………………………...28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………...33
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO……………………………………35
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ có nhiều nét
độc đáo và nhiều giá trị về mặt nghệ thuật, đặc biệt là về nghệ thuật điêu khắc và
kiến trúc. Khác với những ngôi nhà thờ công giáo khác, nhà thờ đá Phát Diệm là tên
gọi chung cho quần thể các ngôi nhà thờ tại Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình. Điểm
đặc biệt của quần thể nhà thờ đá Phát Diệm chính là lối kiến trúc phương Đông khác
biệt (và có lẽ là độc nhất). Bởi các công trình nhà thờ đậm nét kiến trúc châu Âu
thường có con đường rộng, thẳng trực diện nhà thờ. Còn nhà thờ Phát Diệm lại thiết
kế một hòn đảo giữa hồ có bức tượng Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, từ ngôi nhà lớn cho
đến từng ngôi nhà thờ nhỏ bao quanh, đều mang những ý nghĩa sâu xa. Đẹp trong
từng đường nét kiến trúc và điêu khắc, ý nghĩa trong từng hoa văn trang trí.
Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ
bản hoàn thành. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Để tìm hiểu về nghệ
thuật điêu khắc và kiến trúc của nhà thờ này ta cần đi sâu nghiên cứu từng mảng về
nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc để thấy được nét độc đáo của công trình vĩ đại này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm để
chứng minh đây là một công trình có nhiều giá trị trị về mặt nghệ thuật và thấy được
nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nơi đây.
3. Vấn đề nghiên cứu.
Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm.
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
• Nghiên cứu tài liệu

• Phương pháp quan sát
• Phương pháp phỏng vấn
5. Cấu trúc tiểu luận.
Tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1. Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm
Chương 2. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nhà thờ Phát Diệm
4
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUAT CHUNG VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
NHÀ THỜ PHÁT DIỆM
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của nhà thờ
Phát Diệm.
Ở Việt Nam gồm có năm tôn giáo chính là: Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay
còn gọi là Ki tô giáo, tin lành, Cao đài và Hòa Hảo. Trong đó những người đi theo
đạo phật là nhiều nhất sau đó là Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa có ảnh hưởng rất
lớn trong xã hội Việt Nam. Từ khi du nhập vào Việt Nam nhiều nhà thờ đã được
mọc lên với nhiều kiểu và nhiều dáng vẻ rất đẹp mà chủ yếu nó chịu ảnh hưởng của
kiến trúc phương Tây.
Thời kì trung cổ, đạo cứu thế của Chúa Giêsu xuất hiện với khẩu hiệu “ Ta sẽ
giành thiên đường cho người nghèo, và giành hỏa ngục cho bọn giàu sang”. Thế là
những người ngèo đang thất vọng bỗng được nhen lên 1 hi vọng, dù nó mơ hồ, ảo
tưởng nhưng vẫn là hi vọng. Vậy là Thiên Chúa giao trờ thành một phong trào mộ
đạo, phong trào lớn mạnh, Phương Tây từ đa thần trở chuyển sang nhất thần giáo.
Mọi nghệ thuật như điêu khắc, kiến trúc đều quy tụ vào nhà thờ. Tôn giáo thống trị
nghệ thuật thời kì này chính vì vậy dẫn tới sự ra đời của 3 phong cách kiến trúc nhà
thờ đó là: Kiến trúc nhà thờ kiểu Bigiangtanh, kiến trúc nhà thờ Rômăng, kiến trúc
nhà thờ Gô tích.
5
Nhà thờ Phát Diệm đã chịu ảnh hưởng rất nhiều kiểu kiến trúc nhà thờ Gôtích.
Với sự đồ sộ như nhẹ nhàng, thanh thoát, như “một lời thỉnh cầu vút mãi tới trời

cao”, các họa tiết, các tượng thánh trang trí cho nhà thờ thêm huy hoàng, tráng lệ.
Nhà thờ Phát Diệm còn lấy cả kiểu kiến trúc đình , chùa tạo nên sự kết hợp hài hòa
giữa kiểu kiến trúc Đông và Tây.
2. Lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm.
Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy cỏ sậy. Năm 1828,
Ông Nguyễn Công Trứ, một ông quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng
được triều đình Huế phái ra bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đẻ khai phá những vùng
đất mới. Ông đã lập ra huyện Tiền Hải( Thái Bình ) và huyện Kim Sơn( Ninh Bình )
nay là hai huyện trù phú, xưng đáng với tên gọi là “biển bạc”, “núi vàng”
Vào năm 1862 tại Phát-Diệm, chỉ có một ngôi nhà tranh, rồi một nhà thờ khác
rộng hơn (năm l871). Năm 1865 Cha Trần-Lục được cử làm Cha xứ giáo xứ Phát-
Diệm. Khi ngài đến Phát-Diệm, thì đây chỉ là một bãi bùn lầy đầy những cói và sậy.
6
Cha đã xây dựng xứ đạo và Nhà Thờ Lớn Phát-Diệm trên cơ sở tầm thường này.
Việc xây cất được thực hiện theo hai giai đoạn : giai đoạn xây cơ sở và các nhà thờ
chung quanh, và giai đoạn xây cất chính ngôi Nhà Thờ Lớn…
2.1 Đôi nét về tiểu sử Cha Trần Lục người xây dựng nhà thờ Phát Diệm.
Cha Trần Lục sinh năm 1825 tại làng Mỹ-quan, tổng Cao-vĩnh, huyện Nga-
sơn, tỉnh Thanh-hóa. Ngài tên thật là Phê-rô Trần Văn Hữu. Năm 15 tuổi, ngài theo
ở giúp cho cha Tiếu, xứ Bạch-bát. Ðến năm 1845 thì ngài lên đường vào tu tại
Chủng Viện Vĩnh-trị (sau chuyển về Hoàng Nguyên), từ đây ngài đổi tên thành
Triêm. Năm 1850, ngài bắt đầu đi thực tập mục vụ truyền giáo.
Năm 1855, ngài về học Triết Học và Thần Học ở Kẻ Non. Hai năm sau thì vua
Tự Ðức bắt đầu những cuộc bách đạo, ngài bị bắt đi đày ở Lạng-Sơn. Chính tại đây,
thầy Triêm được nhận sứ vụ Phó Tế, tức là chức Sáu, do vậy những người giáo dân
cùng đi đày quen gọi ngài là Cụ Sáu. Có lẽ cũng chính vì thế mà sau này, vào năm
1979, vua Tự Ðức sẽ cải tên ngài là Trần Lục chăng?
Năm 1862, sau khi vua Tự Ðức tha đạo, Cha Trần Lục được trả lại tự do, về
coi sóc ba xứ Mỹ-diệm, Kẻ Dừa và Tam-Tổng. Rồi từ năm 1865 đến năm 1899, ngài
về làm cha sở Phát-diệm.

7
Trong lịch sử Giáo Hội Việt-nam, Cha Trần Lục có lẽ là vị Linh Mục duy
nhất sống được hài hòa cả hai trách vụ đời và đạo một cách xuất sắc. Vừa là giáo sĩ,
ngài lại còn là Trấp An dưới triều vua Tự Ðức, là Gia Lễ Bộ Tham Tri, sung Khâm
Sai Tuyên Phủ Sứ dưới triều vua Ðồng Khánh, là Lễ Bộ Thượng Thư dưới triều vua
Thành Thái, là Phát-diệm Nam Tước của vua Khải Ðịnh, được tặng Ngũ Ðẳng Bắc
Ðẩu Bội Tinh năm 1884, rồi Tứ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh năm 1899.
Ngày 7 tháng 7 năm 1899, Cha Trần Lục qua đời, hưởng thọ 74 tuổi.
2.2 Ý tưởng xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm của Cha Trần Lục.
Ở Việt-nam, tam giáo Phật - Lão - Nho đã bám rễ sâu vào nền tảng văn hóa
dân tộc từ rất lâu đời. Các tôn giáo và tín ngưỡng này đã thâm nhập vào mọi tầng lớp
xã hội mạnh mẽ đến độ chúng ta không thể tách rời "văn hóa tâm linh" ra khỏi môi
trường văn hóa truyền thống Việt-nam. Những niềm tin tôn giáo đã chuyển hóa
thành phong tục, tập quán, cách nghĩ suy và ứng xử... Cứ thế mà lưu truyền tiếp nối
qua bao thế hệ. Chính vì vậy, trong những thời kỳ đầu của việc truyền giáo, đã có
không ít những xung đột gay gắt xung quanh những vấn đề phụng tự giữa tín
ngưỡng truyền thống Việt-nam và tín ngưỡng phương Tây.
Việc thờ cúng tổ tiên, dự giỗ chạp, ra đình làng để dự lễ Cầu Mùa... tất cả đều
bị xem là đồng nghĩa với "mê tín dị đoan". Các tượng thần tượng Phật đều bị xếp
vào loại "ngẫu tượng". Các kiến trúc theo phương vị nằm ngang của đình, chùa,
đền... đều bị đánh giá "hình dạng của ma quỷ". Những quan điểm này từng là trở lực
cho việc phát triển và hội nhập của Công Giáo trong cộng đồng dân tộc Việt-nam.
Về vấn đề này, để xóa mờ ký ức lịch sử không hay ấy, một giai đoạn quá
khích, không khoan nhượng, Giáo Hội Công Giáo trong thời kỳ trước Cha Trần Lục
khá lâu, đã có một quan điểm ứng xử mới, giúp cho người bản xứ, không chỉ riêng
tại Việt-nam mà cả ở khắp nơi trên thế giới, hiểu được rằng: "Công Giáo chỉ mang
8
Ðức Tin đến cho họ. Ðức Tin này không loại trừ, không làm tổn thương đến nghi lễ
và các phong tục tập quán của dân tộc".
Hình ảnh mái đình, ngôi chùa đã bén rễ sâu vào tâm thức người Việt. Ðó là

nơi diễn ra biết bao lễ hội và tập tục vốn dĩ đã gắn chặt mỗi cá nhân vào cộng đồng
xã hội. Những kiến trúc đó đã trở thành biểu tượng của bình an, của sự che chở, của
đạo đức, thuần phong mỹ tục, không thể xóa nhòa trong tiềm thức con người.
Ðể không phủ nhận những giá trị mà người Việt-nam hằng ấp ủ, đồng thời để
khoảng cách xa lạ giữa các tín ngưỡng khác nhau trong những giai đoạn đầu có thể
lui vào quá khứ, Cha Trần Lục đã dự kiến làm tái hiện những biểu tượng truyền
thống tốt đẹp, mà ở đó, các tín hữu Công Giáo vẫn có thể tôn thờ Thiên Chúa bằng
tâm thức của người Việt-nam, vẫn tôn trọng và gìn giữ những phong tục tập quán
với tư cách là những di sản quý giá mà cha ông để lại.
Ý tưởng sẽ xây dựng cho giáo dân Phát-diệm một kiến trúc Thánh Ðường
mang phong cách Á Ðông, có dáng dấp như đình, chùa, đã được hình thành. Chúng
ta có thể xem đây là một thông điệp mà Cha Trần Lục muốn tỏ bày ý nghĩa đích thật
của Ki-tô giáo. Theo Karl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng, con người chỉ nhận
thức bằng lý trí từ 5% đến 10%, còn 90% là do tiềm thức và biểu tượng chi phối.
Cha Trần Lục đã có những ý tưởng trùng hợp với nhận xét này.
Cha còn mang ý tưởng vận dụng vào kiến trúc địa phương những đường nét
kiến trúc Thánh Ðường phương Tây để góp phần làm phong phú hóa cũng như nâng
cao tầm giá trị của nền kiến trúc cổ truyền dân gian, đồng thời tích hợp ở đây những
hình tượng Phụng Vụ, vốn được xem như những ký hiệu truyền thống không thể bị
loại rừ của Thiên Chúa Giáo. Thành quả này sẽ là một minh chứng hùng hồn và
sống động, dự báo cho một tiến trình tốt đẹp của công cuộc hội nhập văn hóa
phương Tây vào Việt-nam, điều mà bản thân ngài cũng như Giáo Hội hằng mong
mỏi.
9
2.3 Việc chuẩn bị cho công cuộc xây dựng.
Một trong những khó khăn lớn nhất,
diễn ra trong suốt quá trình xây dựng, đó là
công tác chuẩn bị vật tư. Thậm chí, có những
hạng mục xây dựng đòi hỏi phải tập trung vật
tư từ 10 năm trước. Ngoài ra, còn có một khó

khăn lớn khác, đó là vấn đề lo liệu tài chính.
Ở giai đoạn này, Cha Trần Lục không
nhận bất kỳ một nguồn tài trợ nào từ phía
Giáo Hội, triều đình Huế và thực dân Pháp. Vì vậy, mọi nỗ lực đều chỉ dựa vào sức
giáo dân địa phương mà thôi.
Như đã giới thiệu trong đoạn viết về lịch sử hình thành huyện Kim-sơn, đây là
vùng đất do phù sa bồi đắp, nhiều sình lầy, nền đất yếu, vật liệu xây dựng khai thác
được tại chỗ chủ yếu là lau, sậy, luồng... Do đó, toàn bộ vật tư phải được mua hoặc
khai thác từ những địa điểm rất xa xôi, phương tiện vận chuyển hết sức hạn chế. Một
số vật tư như gỗ lim phải mua từ Hồi-xuân, Thanh-hóa, hoặc ở Bến-thủy, Nghệ-an
cách xa đến 200 cây số, trong đó có những súc gỗ dài đến 11m, nặng đến 7 tấn. Ðá
loại thường được khai thác ở Thiện-dưỡng. Ðá quý thì phải đến núi Nhôi, Thanh-hóa
cách 70 cây số, có phiến nặng đến 20 tấn.
Phương tiện vận chuyển chính yếu là thuyền bè được kết lại thành từng mảng
lớn xuôi ngược trên những giòng kênh mà trước đây cụ Nguyễn Công Trứ đã ra
công khai mở.
Thật là cả một quá trình chuẩn bị trường kỳ và gian khổ, không những không
cản trở mà còn hun đúc thêm quyết tâm của Cha Trần Lục cũng như toàn thể giáo
dân xứ Phát-diệm.
10
3. Tổng quan về nhà thờ Phát Diệm.
Nhà thờ Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể các nhà thờ công
giáo. Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có
một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương
đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.
Chương 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VÀ KIẾN TRÚC NHÀ THỜ
PHÁT DIỆM
1. Nghệ thuật điêu khắc của nhà thờ Phát Diệm.
Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối mảng khối, nét theo không
gian ba chiều để tạo nên hình thể - thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thần của

con người cũng như các phương diện của cuộc sống. Nếu như Tượng nữ thần chiến
thắng (Nike Xamôtrát) muốn biểu hiện khát vọng chiến thắng trước mọ kẻ thù,
11
Tượng người ném đĩa của Mirôn thể hiện khát vọng muốn hoàn thiện “giống loài”
của chính con người qua hoạt động thể thao, Tượng phật bà Quan thế âm Bồ Tát ở
chùa bút tháp (Hà Bắc) biểu hiện đức phật từ bi, bắc ái, có “ngàn mắt để thấu muôn
nỗi khổ, ngàn tay để cứu độ chúng sinh” thì các bức tượng, các phù điêu ở nhà thờ
Phát Diệm biểu hiện cho sự gần gũi, tâm linh của Thiên Chúa giáo.
Về nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Phát Diệm chủ yếu được sử dụng chất liệu
chính là đá và gỗ, kĩ thuật trạm khắc rất tinh sảo với những hình ảnh rất đẹp tạo nên
nét độc đáo mà it công trình nào có được.
1.1 Nghệ thuật điêu khắc ở Phương Đình.
Do mặt đứng có hình dạng tương tự mái đình nên gọi là đình, và vì chiều dài
có kích thước xấp xỉ chiều cao (21m và 22m) như hình vuông nên gọi là "phương"
(từ Hán Việt có nghĩa vuông vắn), ráp hai chữ là "Phương Ðình". Theo ý kiến chủ
quan, mặt đứng này không gợi lên được diện mạo một ngôi đình làng mà chỉ là sự
hòa trộn giữa kiến trúc cổng thành và hình thức lẫn nội dung khối tháp đình làng
triều Nguyễn.
Ðiều thứ hai, vì "mặt đứng có hình vuông" nên đặt chữ "Phương": cách gọi
tên này có phần xa lạ với cách phân biệt trong kiến thức truyền thống. Tên mô tả
hình dạng chỉ dùng để nêu lên hình thức mặt bằng, như ta vẫn thường gọi: nhà chữ
nhất (-), đình chuôi vồ (^), chùa chữ công (I)...
Từ nhận xét trên mặt bằng, ta nhận thấy tên gọi "đình", nói chung dùng để gọi
một cái nhà lớn như thủy đình, nhai đình, lương đình, pháp đình..., nhưng ở đây có
nguồn gốc chính yếu từ nội dung hành lễ tại ngày tưởng niệm "buổi Tiệc Ly" của
Chúa. Khái niệm "tiệc" chỉ xuất hiện tại đình, và không thể có ở chùa hoặc đền...
Mặt khác, vị trí dự lễ của các tu sĩ, chức sắc trong Giáo Xứ, và giáo dân đều phân
thành ba cấp riêng biệt tại hai "sập rồng" kề bên lối vào chính, tương tự như cách
ngồi dự tiệc tại đình làng. Còn tên gọi "Phương" nhằm nêu lên hình dạng mặt bằng
12

gần như là một hình vuông (17m và 21m). Theo một số chuyên gia có nhiều nghiên
cứu về đình, hình mặt bằng "gần vuông" vẫn có thể xem là "Phương Ðình".
Từ những điều như vừa nêu, ý tưởng nổi bật của tác giả Trần Lục là sự tôn thờ
Thiên Chúa không đồng nghĩa với việc tách rời và chối bỏ các phong tục tập quán
dân tộc. Mặt khác, nó cho ta một nhận định đây là phương cách tôn thờ Thiên Chúa
theo cách của những người Việt, mà đời sống đã từng bám rễ vào dòng sinh hoạt của
làng.
Phương Đình hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải, kích thứơc
gần như vuông: chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m, có 3 tầng. Với kỹ nghệ thủ
công những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân,
mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo.
Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối khối đá dài 4,20m, rộng
3,20m, dày 0,30m, tương truyền là là sập rồng của Vua Nhà Hồ (1400-1407) ở thành
Tây Giai Thanh Hóa ngày xưa. Trên các vách có phù điêu bằng đá tạc một số vị
thánh, những bức phù điêu còn được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jesu tạc sự
tích từ khi Chúa vào thành Gieerrusalem đến khi chúa lên trời với những đường nét
thanh thoát. Cũng đáng chú ý những chấn song đá hình cây trúc ngoài ra, mặt chính
13
phía nam có khắc 4 đại từ “Thánh Cung Bảo Tòa” nghĩa là “Tòa quý của thân thể
thánh”, còn phía bắc là tiếng la tinh “Capella in Coena Domini” nghĩa là “Nhà
nguyện trong ngày kỉ niệm tiệc ly của Chúa” Tầng thứ hai của Phương Ðình treo
một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần
2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của Phương
Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng
ba. Mái của Phương Ðình ở nhà thờ đá Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như
những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
14

×