Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

phá sản doanh nghiệp và phân tích hướng giải quyết theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.66 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI: Xây dựng hoặc sưu tầm một tình huống về phá sản doanh nghiệp
và phân tích hướng giải quyết tình huống đó theo pháp luật hiện hành.
LỜI MỞ ĐẦU
Phá sản một doanh nghiệp nói chung bao giờ cũng kéo theo những hậu
quả kinh tế xã hội nhất định cần phải được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa.
Tuy nhiên không hẳn những gì mà phá sản để lại là hoàn toàn tồi tệ. Trong số
các chế định về giải quyết hậu quả và hạn chế rủi ro như thanh lý, giải thể,.. thì
thủ tục giải quyết phá sản lại thực sự tỏ ra hữu dụng. Thủ tục giải quyết phá sản
có vị trí hết sức quan trọng không chỉ riêng với các chủ thể kinh doanh mà còn
đối với cả trật tự kinh tế xã hội nói chung. Chính vì lý do đó trong bài tiểu luận
của mình em lựa chọn đề tài : “Xây dựng một tình huống về phá sản doanh
1
nghiệp và phân tích hướng giải quyết tình huống đó theo pháp luật hiện hành” để
phần nào xem xét và đánh giá những quy định của pháp luật về phá sản.
NỘI DUNG
I - Một số vấn đề lý luận của pháp luật hiện hành về phá sản
1. Nội dung cơ bản của pháp luật phá sản Việt Nam theo Luật phá sản 2004
Cũng như pháp luật hầu hết các nước trên thế giới, nội dung chính của
pháp luật phá sản Việt Nam bao gồm những quy định về đối tượng bị tuyên bố
phá sản, về lý do tuyên bố phá sản, về cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản
và về thủ tục phá sản doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, Về đối tượng bị tuyên bố phá sản: Theo pháp luật Việt Nam đối
tượng bị yêu cầu tuyên bố phá sản là doanh nghiệp và hợp tác xã được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về lý do phá sản: Lý do duy nhất dẫn đến việc phá sản là doanh
nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi
chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản: Cơ quan có thẩm
quyền tuyên bố phá sản là tòa án. Pháp luật Việt Nam quy định Tòa án nhân dân
địa phương có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thẩm quyền giải


quyết yêu cầu tuyên bố phá sản giữa các cấp trong hệ thống cơ quan tòa án được
phân định trên cơ sở nơi đăng kí kinh doanh hoặc nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính.
Thứ tư, về thủ tục phá sản: Thủ tục phá sản là nội dung cơ bản nhất của
pháp luật phá sản, bao gồm phần lớn các quy định của pháp luật phá sản quy
định các vấn đề như: Nộp, thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi
hoạt động kinh doanh; Thanh lí tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản.
2. Thủ tục đầy đủ của một vụ giải quyết phá sản
Để việc giải quyết phá sản được tiến hành một cách có trật tự, đúng pháp
luật thì pháp luật về phá sản cần có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến
hành giải quyết yêu cầu phá sản. Những quy định đó là cơ sở pháp lý để Tòa án
2
tiến hành giải quyết yêu cầu phá sản một cách đúng pháp luật. Theo quy định tại
khoản 1 điều 5 Luật phá sản 2004, trình tự thủ tục giải quyết phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã được tiến hành thông qua các thủ tục sau:
“1. Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản bao gồm:
a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.”
2.2.1. Nộp đơn và mở thủ tục phá sản
Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ thể có quyền và nghĩa
vụ nộp đơn được quy định từ Điều 13 đến Điều 18 bao gồm chủ nợ, người lao
động, doanh nghiệp,hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh
nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh công ty hợp
danh. Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Khoản 2 các
điều 13 đến điều 18 tương ứng với từng chủ thể nộp đơn là khác nhau. Khoản 5
điều 15 quy định về thời hạn mà chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của

doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp đơn là ba tháng kể từ khi nhận thấy doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ hai, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Đây là hoạt động pháp lý
của Tòa án thể hiện ý chí của Tòa án chấp nhận hay không đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản. Đây là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhận đơn
yêu cầu để xem xét, giải quyết vụ việc.
Thứ ba, mở thủ tục giải quyết phá sản: Mở thủ tục phá sản đóng vai trò
quyết định trong việc Tòa án có tiến hành giải quyết phá sản hay không. Có thủ
tục này thì mới có thể có các thủ tục tiếp theo trong tiến trình giải quyết phá sản.
Việc mở thủ tục phá sản kéo theo một số vấn đề pháp lý có liên quan như
sau: Một là, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.Hai
là, vấn đề gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ và lập danh sách chủ nợ.Ba là, hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục
3
phá sản.Bốn là, hoạt động kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản.Năm là, việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ tư, Hội nghị chủ nợ: Thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ được quy
định tại điều 62, điều 63 Luật phá sản: các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ,
đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền,
người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hoặc đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Chương
trình làm việc bắt buộc với Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được quy định tại điều
64. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ, hoãn Hội nghị chủ nợ, và đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản được quy định tại các điều 65,66,67 Luật phá sản.
2.2.2. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đây là thủ tục mà trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản được tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh, khắc phục tình trạng
mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình. Thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh được quy định tại các điều từ điều 68 đến điều 77 Luật phá sản.

2.2.3. Thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã
Luật phá sản 2004 đã đưa thủ tục thanh lý và thanh toán tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trước khi ra quyết định tuyên bố
phá sản. Trừ trường hợp đặc biệt của thủ tục thanh lý quy định tại điều 78, quyết
định mở thủ tục thanh lý tài sản được đưa ra khi Hội nghị chủ nợ không thành
(điều 79) hay theo điều 80 Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị
quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Nội dung quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thanh lý tài sản
được quy định tại các điều 81, 82 luật phá sản.
2.2.4. Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản là thủ tục cuối cùng trong
thủ tục phá sản. Ngoại trừ trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã trong
trường hợp đặc biệt tại điều 87 thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục
4
thanh lý tài sản. Nội dung quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản theo quy định tại điều 88 Luật phá sản.
3. Những trường hợp rút gọn của thủ tục giải quyết phá sản
Một vụ phá sản thông thường được giải quyết theo những thủ tục đã được
trình bày cụ thể bao gồm 4 bước. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt,
một số vụ phá sản vẫn được tiến hành giải quyết mà không nhất thiết phải trải
qua đầy đủ các thủ tục đã nói. Điều này giúp cho thủ tục giải quyết phá sản được
diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đỡ tốn kém về các chi phí phát sinh và quyền lợi
của các bên liên quan vẫn được bảo vệ khi lược bỏ được một số thủ tục không
cần thiết. Dưới đây là một số trường hợp rút gọn của thủ tục giải quyết phá sản:
Trường hợp thứ nhất, Tòa án áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của
Doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Trường hợp này được quy định cụ thể tại điều 78 Luật phá sản. Theo đó,
trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp

dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không
phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có
yêu cầu thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Doanh nghiệp
mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục
phục hồi.
Điều này được lý giải trên cơ sở cho rằng Doanh nghiệp, hợp tác xã chắc
chắn không có khả năng phục hồi vì ngay cả đến việc đã được Nhà nước áp dụng
biện pháp phục hồi đặc biệt mà Doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn thất bại. Trong
trường hợp này, doanh nghiệp phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng
biện pháp đặc biệt cho Nhà nước trước khi thực hiện việc phân chia tài sản quy
định tại điều 37. Các thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố Doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản vẫn được diễn ra bình thường theo quy định của Pháp luật.
Trường hợp thứ hai, Tòa án ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản mà không cần áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
hay thủ tục thanh lý tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã.
5
Điều 87 Luật Phá sản đã đưa ra quy định về việc giải quyết phá sản trong
trường hợp đặc biệt này. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm
ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ Doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp
của Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn
tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí phá sản thì tòa án ra quyết định
tuyên bố Doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Ngoài ra, sau khi thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi
đến, Tòa án ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nếu
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn
nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Quy định như vậy có ý nghĩa trong
việc giải thoát nhanh chóng cho con nợ khỏi những quan hệ nợ nần trong vụ phá
sản, tránh khỏi những thủ tục mà ngay bản thân con nợ không đáp ứng được về
tiền tạm ứng phí phá sản và phí phá sản. Với trường hợp này, việc áp dụng thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thủ tục thanh lý tài sản của Doanh

nghiệp, hợp tác xã là không cần thiết và không có cơ sở.
II – Xây dựng một tình huống về phá sản doanh nghiệp và phân tích hướng
giải quyết theo pháp luật hiện hành
1. Tình huống
Doanh nghiệp tư nhân Hoa Sen, Hưng Yên được thành lập theo giấy phép
số 66/GP- UB ngày 07/05/1995 và được Trọng tài kinh tế tỉnh Hưng Yên cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 099052 ngày 20/05/1995 với ngành nghề
kinh doanh là gia công chế biến các mặt hàng nông sản do ông Phạm Ngọc Nam
làm chủ. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập là
354.500.000đồng( vốn cố định: 154 triệu, vốn lưu động: 196triệu, vốn khác:
4,5triệu). Tiền thân của Doanh nghiệp là cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến
nông sản xuất khẩu Hoa Sen từ trước năm 1995.
Giữa năm 2004 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu sa sút,
đình trệ và ngừng hẳn vào đầu năm 2005. Ngày 01/05/2005 Chủ sở hữu doanh
nghiệp Hoa Sen- Ông Phạm Ngọc Nam có đơn đề nghị giải quyết yêu cầu mở
6

×