BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
*****
Họ và tên: Nguyễn Tiến Lực
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Mã số: 6 2 3 1 0 7 0 1
“NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Giáo viên hướng dẫn : PGS, TS: Vũ Sĩ Tuấn
Học viên: Nguyễn Tiến Lực
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Trang
Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 3
Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................
Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
Đối tượng & Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................
Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. ..
Kết cấu của Luận văn. ........................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1 . Tổng quan về lữ hành du lịch quốc tế. ..................................................... 7
1.1.1. Một số khái niệm. .....................................................................................
1.1.2. Vai trò của lữ hành du lịch quốc tế. ..................................................... ....
1.1.3. Một số loại hình du lịch phục vụ cho phát triển lữ hành du lịch quốc tế.
1.1.4. Tình hình phát triển Lữ hành du lịch quốc tế trên thế giới và khu vực.
1.1.5. Những cơ hội và thách thức của lữ hành du lịch quốc tế khi hội nhập.
1.2 Cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế. ............... 20
1.2.1. Khái niệm về Cạnh tranh ...................................................................... ....
1.2.2. Khái niệm Năng lực cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
lữ hành du lịch Quốc tế. .......................................................................
1.3. Kinh nghiệm nâng cao cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của một số
quốc gia trên thế giới ......................................................................................... 24
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................
1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................................
1.3.3. Kinh nghiệm của Campuchia ....................................................................
1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore ......................................................................
1.3.5. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra .............................................. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
2.1. Hoạt động lữ hành du lịch quốc tế ở Việt Nam......................................... 28
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của lữ hành du lịch quốc tế ................. ........
2.1.2. Hoat động lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam gần đây.................... ...
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh trong lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam ......... 30
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam.
2.2.1. Môi trường kinh doanh của lữ hành du lịch quốc tế ............................ 31
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch và lữ hành du lịch quốc tế ............. ..... 35
2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế........................................ 38
2.2.4. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá và Marketing trong lĩnh vực lữ hành du
lịch quốc tế của Việt Nam. ................................................................... 41
2.2.5. Nguồn nhân lực lữ hành du lịch quốc tế .............................................. 45
2.2.6. Vốn, công nghệ trong lữ hành du lịch quốc tế...................................... 48
2.2.7. Trình độ tổ chức, quản lý trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế ........ 49
2.2.8. Giá cả đối với lữ hành du lịch quốc tế................................................. 50
2.2.9. Sự sẵn sàng phối hợp của các thành phần chủ đạo trong Tour du lịch....
2.2.10.Nguồn lực tự nhiên và văn hoá............................................................. 53
2.2.11.Vấn đề nhận thức và ưu tiên phát triển lữ hành du lịch quốc tế ........... 56
2.3. Đánh giá Năng lực cạnh tranh Lữ hành du lịch Quốc tế của Việt Nam 58
2.3.1 . Ưu điểm ............................................................................................... 65
2.3.2 . Hạn chế ................................................................................................ 66
2.3.3 . Cơ hội ...................................................................................................67
2.3.4 . Thách thức ............................................................................................68
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ
hành du lịch quốc tế. ........................................................................................... 70
3.1.1. Định hướng nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế.......... 72
3.2.1. Giải pháp vĩ mô .....................................................................................72
3.2.2. Giải pháp vi mô..................................................................................... 80
Kết Luận ............................................................................................................ 85
Tài liệu Tham khảo
Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Bộ VHTT & DL
LHDLQT
NLCT
TCDL
TTCI
WEF
Chữ viết đầy đủ
Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch
Lữ hành du lịch quốc tế
Năng lực cạnh tranh
Tổng cục Du lịch
Travel & Tourism Competitiveness Index
World Economic Forum
Danh mục các bảng hình vẽ, đồ thị
Sơ hiệu
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Nội dung
Triển vọng Du lịch 2020: Dự báo du lịch thế giới theo khu vực
Số lượng khách quốc tế đến Việt nam 1999- 2008
Thu nhập trong du lịch 2000 - 2008
Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Số lượng các cơ sở lưu trú
Một vài chỉ số TTCI 2009 của các quốc gia trong khu vực
Biểu giá so sánh một số chương trình tham quan ngắn ngày
Một vài chỉ số TTCI 2009 có liên quan tới giá cả
So sánh một vài chỉ tiêu về Nguồn lực tự nhiên & văn hoá của VN
So sánh một vài chỉ tiêu liên quan tới nhận thức và ưu tiên du lịch
Bảng 2.10 Xếp hạng TTCI của Việt nam 2007 - 2009
Bảng 2.11 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Bảng 2.12 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Hành lang Pháp lý
Bảng 2.13 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng
Bảng 2.14 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực
Trang
17
29
31
35
35
45
50
51
54
56
58
59
60
63
64
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế
xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch khơng cịn được coi là nhu cầu
cao cấp, thậm chí ở nhiều nước phát triển nó là nhu cầu khơng thể thiếu được của mỗi
người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới
xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành quốc tế diễn
ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các quốc gia dùng mọi biện pháp để giành
lấy lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch.
Việt Nam mới bước đầu tham gia vào lĩnh vực này, đã góp phần quan trọng vào
việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh thu
hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam nói chung còn yếu so với nhiều đối thủ cạnh
tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHDLQT về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh
tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngồi, thiếu đội ngũ cán bộ có
kinh nghiệm trong cơng tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động
marketing, quảng bá, tiếp thị ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp
LHDLQT của Việt Nam cịn hạn chế.
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng chủ đạo hiện nay,
đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO từ tháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực LHDLQT để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp
thiết. Việt Nam nếu khơng có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu
một chiến lược cạnh tranh linh họat phù hợp sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với
các đối thủ cạnh tranh và sẽ bị loại khỏi sân chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu
hút khách quốc tế.
4
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đặc điểm, hiện trạng cạnh tranh lữ hành du
lịch quốc tế ở Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cạnh tranh lữ hành du
lịch quốc tế là điều cần thiết giúp cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển lên một
tầm cao mới. Chính do vậy, tơi đã chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch
quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
2.1. Trên thế giới:
Thời gian gần đây, khá nhiều học giả nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh trong du lịch, kể cả năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp du lịch. Những cơng trình nghiên cứu nổi bật có thể kể tới như: “
Tourism, competitive and societal prosperity” (1999), “The competitive destination: a
sustainable tourism perspective” (2003) của G.I Crouch &J.R.Brent Ritchie; “Tourism,
Technology and Competitive Strategies” (1993) của Auliana Poon; “ Destination
Competitive: Determinants and Indicators” (2003) của Dwyer Larry & Chulwon Kim
..... Tuy nhiên, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT là vấn đề phức
tạp, nên có nhiều quan điểm khác nhau. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World
Travel & Tourism Council – WTTC) cũng đã có những cơng trình nghiên cứu, đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của các nước trên thế giới. Bắt đầu từ năm
2007, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã nghiên cứu và đưa ra bảng xếp hạng năng
lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI (Travel& Tourism Competitiveness Index) của
hơn 100 nước trên thế giới. Chúng tôi sẽ dựa trên kết quả TTCI 2009 này để phân tích,
đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực lữ hành quốc
tế nói riêng.
2.2. Trong nước:
Những cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành tại
Việt Nam chưa xuất hiện nhiều. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của
5
Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng
đề tài „Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hố ngành du lịch’, trong đó tập
trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của
q trình tự do hố ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Năm 2007, Vụ Lữ
hành du lịch - Tổng cục du lịch Việt nam cũng cho ra mắt đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh lữ hành quốc tế của Việt nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế”. Như vậy, cho đến nay có rất ít cơng trình nghiên cứu nào chuyên về
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng như LHDLQT tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt
Nam để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực lữ hành du lịch,
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế; Phân tích,
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế; Đưa ra
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tăng cường vị thế
của lữ hành du lịch quốc tế trên thị trường để thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội
nhập quốc tế.
5. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam so với các nước là đối thủ
cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc trong việc thu hút khách quốc
tế Inbound, không nghiên cứu năng lực cạnh tranh đưa khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài (Outbound Tourism) và du lịch của người trong nước (Internal Tourism).
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách về du lịch nói chung và lữ hành nói
riêng từ năm 1990, với nhấn mạnh chủ yếu từ năm 2000 đến nay và khảo sát, điều tra
6
thực trạng hoạt động lữ hành du lịch quốc tế và năng lực cạnh tranh thu hút khách quốc
tế của các doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế được cấp phép trước 01/07/2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, phỏng vấn và thu thập thơng tin; Phương pháp
phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp dự báo
và chuyên gia...
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Lữ hành du lịch quốc tế và Năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực Lữ hành du lịch Quốc tế.
Chương 2: Thực trạng Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Lữ hành du lịch quốc
tế của Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Lữ hành du
lịch Quốc tế của Việt Nam.
7
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về Lữ hành du lịch Quốc Tế
1.1.1. Một số khái niệm
Du lịch xuất phát từ việc đi lại, di chuyển của con người từ nơi này sang nơi
khác ( travel). Những người đi lại, di chuyển với nhiều mục đích khác nhau được gọi là
khách lữ hành hay lữ khách ( traveller). Do phạm vi và góc độ nghiên cứu đa dạng,
khái niệm du lịch được đề cập đến một cách khác nhau:
Trên góc độ Người đi du lịch thì du lịch là hoạt động của con người thoát
khỏi nơi cư trú tới những vùng khác với những ngun cớ khác nhau, ngồi mục đích
cư trú và để tiêu tiền chứ không phải để kiếm tiền ( Nhà kinh tế Áo jozep Stander). Họ
coi du lịch là một sinh hoạt bao gồm mọi việc từ dự trù chuyến đi, di chuyển đến nơi,
lưu trú, trở về và hồi tưởng lại sau đó.
Dưới góc độ những người kinh doanh du lịch thì Du lịch là tổng hợp những
mối quan hệ và những hiện tượng phát sinh trong những cuộc hành trình và lưu trú của
con người ngồi nơi cư trú thường xuyên, nếu việc lưu trú đó không trở thành nơi cư
trú (định nghĩa của Husicker và Kraff). Các nhà kinh doanh xem ngành du lịch là một
cơ hội để kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho du
khách.
Đối với Chính phủ tại địa bàn du lịch: các giới chức chính phủ xem du lịch
chủ yếu như một hoạt động kinh tế có thể đem lại thu nhập cho dân chúng, ngoại tệ cho
quốc gia và tiền thuế cho ngân sách.
Dân chúng địa phương: thường xem du lịch là một cơ hội tạo việc làm và
giao lưu văn hố. Một điều cần lưu tâm đó là hậu quả của sự giao tiếp giữa một số
8
lượng lớn khách du lịch quốc tế với người dân địa phương. Hậu quả này có thể có lợi,
nhưng cũng có thể gây nguy hại cho cả hai.
Trên cơ sở tổng quát, Tổ chức du lịch quốc tế (WTO – World Tourism
Organization) cũng đưa ra khái niệm cụ thể và chi tiết về du lịch nhằm làm cơ sở cho
việc thống kê đánh giá về du lịch quốc tế. Những khái niệm này được Liên hợp quốc
công nhận như sau:
“Du khách quốc tế”: là người lưu trú ít nhất một đêm, nhưng không vượt quá
một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú; du khách có thể đến vì nhiều
lý do khác nhau nhưng khơng có lĩnh lương ở nơi đến.
“Du khách trong nước”: là người đang sống trong một quốc gia, không kể
quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó, khác nơi thường trú, trong một
thời gian ít nhất 24 giờ và khơng vượt q một năm với mục đích khác hơn là làm việc
để lĩnh lương ở nơi đến.
Ngoài ra các thuật ngữ sau cũng được Hội đồng Thống kê Liên hợp Quốc công
nhận ngày 14/03/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất việc soạn thống kê du lịch:
Du lịch quốc tế (International Tourism): Gồm hai bộ phận:
- “Inbound Tourism”: gồm những người từ nước ngoài đến thăm một quốc gia
khác nơi họ cư trú. Đây là đối tượng du khách chính mà chúng ta muốn thu hút họ tới
với đất nước chúng ta để thu thêm được nhiều ngoại tệ cho quốc gia, nâng cao thu nhập
của người dân, cũng như góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch.
- “Outbound Tourism”: gồm những người đang sống trong một quốc gia đi
viếng thăm nước ngoài.
Du lịch của người trong nước (Internal Tourism): gồm những người đang
sống trong một quốc gia đi viếng thăm trong nước.
Du lịch nội địa (Domesic Tourism): gồm Inbound & Internal tourism.
9
Lữ hành xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động du lịch, thì việc định
nghĩa hoạt động lữ hành, cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là việc cần thiết.
Tuy nhiên ở đây có hai cách tiếp cận về lữ hành và du lịch.
Cách tiếp cận thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả
những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự
di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm
yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả hoạt động lữ hành là du lịch. Tại các nước
phát triển, đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “ lữ hành” và “ du lịch” (Travel
and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “ Du lịch”. Vì vậy, người ta có thể sử
dụng thuật ngữ “ lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác
có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch. Với cách tiếp cận lữ hành này cho
phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn.
Cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp. Để phân biệt hoạt động
kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà
hàng, vui chơi giải trí ... người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm
những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là
định nghĩa về lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ năm 2006: “ lữ hành
là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch
cho khách du lịch”.
Trong vấn đề nghiên cứu chúng ta phải hiểu lữ hành theo nghĩa rộng, chứ
không hẳn chỉ bó hẹp trong phạm vi thuần tuý lữ hành là việc kinh doanh chương trình
du lịch được, hơn nữa chúng ta cũng giới hạn việc nghiên cứu khách du lịch quốc tế
vào Việt Nam ( Inbound Tourism). Như vậy, lữ hành quốc tế bao gồm các hoạt động đi
lại và các hoạt động khác có liên quan tới chuyến đi của khách du lịch quốc tế vào Việt
Nam.
1.1.2. Vai trò của lữ hành du lịch quốc tế
10
Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các
khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận
thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân càng
được khẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại lợi nhuận nhiều và
thu hồi vốn nhanh. Du lịch được coi là “ngành cơng nghiệp khơng khói” hay “ngịi nổ
để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ du lịch cao, tạo nhiều
công ăn việc làm v.v... Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả
năng thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch
Thế giới (WTO) thì cứ 1 USD đầu tư vào công nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1 USD
đầu tư vào du lịch sẽ mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên nó sẽ đóng góp
được nhiều hơn vào Ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải
thiện cán cân thanh tốn và phát triển nền kinh tế quốc dân. Và trong đó, đóng góp của
du lịch quốc tế thường chiếm khoảng ½.
Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng,
giao thông vận tải, bưu điên, ngân hàng… Thực ra, khi du lịch phát triển hoặc khi
chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu dòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng
như đường xá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ tăng lên. Một quốc
gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hố với những di tích lịch sử
nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch nhưng quốc gia
đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, biết
tôn tạo và phát triển đúng hướng.
Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông
nghiệp và chế biến thực phẩm. Khi khách du lịch lưu trú ở một nước hoảng năm ngày,
họ sẽ phải tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực. Không phải xây dựng nhà máy,
không phải đầu tư nhiều vào đóng gói, bảo quản và vận chuyển, nước này có thể tiêu
thu tại chỗ một khối lượng lớn thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm và thu hút được số
11
luợng lớn ngoại tệ. Theo tính tốn của Tổ chức Du lịch Thế giới, thì trong cơ cấu chi
tiêu của du khách, có tới 40% số tiền khách đi du lịch dùng chi vào việc mua sắm. Đây
là nhu cầu cần thiết của khách mà du lịch phải tìm cách đáp ứng, và việc đáp ứng nhu
cầu này có thể tạo ra nhiều lao động cũng như thu được nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Du lịch quốc tế cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các
quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngồi nước thơng qua việc
khách du lịch kết hợp tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu
tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa
phương và mỗi quốc gia. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
du lịch và các cung cấp dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế
huy động nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa phương. Du lịch tạo
điều kiện phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao trí thức, tạo việc làm
và thu nhập cho người bản địa và từ đó tạo nên chính khoản đầu tư cho cuộc sống họ.
Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu giữa
các dân tộc, tạo nên một thế giới hồ bình, thịnh vượng và tơn trọng lẫn nhau.
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch quốc tế đã và đang ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục
tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là một hướng đi
đúng đắn và hết sức cần thiết.
1.1.3. Một số loại hình du lịch phục vụ cho phát triển lữ hành du lịch quốc tế.
Muốn phát triển lữ hành du lịch quốc tế tốt, mặc nhiên phải cần có được những
sản phẩm du lịch đạt chất lượng, những loại hình du lịch phù hợp để khai thác có hệu
quả. Việc tìm hiểu về chúng, phát huy những thế mạnh của các sản phảm du lịch, loại
hình du lịch là điều hết súc cần thiết.
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc
điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,
12
hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân
phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân thành các loại hình du
lịch khác nhau. Theo động cơ đi du lịch, thì du lịch có thể được chia thành 5 loại hình
du lịch như sau:
a. Du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch mà khách đi du lịch do nhu cầu điều trị
các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh được phân thành: chữa
bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển…; chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm
nước khoáng, uống nước khoáng…; chữa bệnh bằng bùn; Chữa bệnh bằng hoa quả …
b. Du lịch văn hố.
Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang
phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những
yếu tố văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với
khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương. Khách du lịch ở
các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những
chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức
là tạo ra dịng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc
điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian
vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch làng nghề; Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội
dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận)... là
những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Theo thống kê, lượng khách chọn du lịch văn hoá - làng nghề hiện chiếm tới
60% trong tổng lượng 800 triệu khách du lịch trên tồn thế giới. Khi văn hố được giao
13
thoa một cách tích cực thì giới hạn về khơng gian, địa lý sẽ khơng cịn ý nghĩa. Lợi ích
kinh tế, văn hoá, vị thế của địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội.
c. Du lịch sinh thái
''Du lịch sinh thái '' (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và mau
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau. Đây là
một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau.
Ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hố bản địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”...
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, bên cạnh hệ sinh thái vùng cát ven biển,
Việt Nam cịn có 7 đến 10 triệu ha đất ngập nước mà trong đó có trên 75 % hệ sinh thái
đất ngập nước vào loại điển hình so với các vùng đất ngập nước toàn thế giới. Tiêu
biểu nhất của hệ sinh thái đất ngập nước là vùng Đồng Tháp Mười, các đầm phá ven
biển miền Trung, các hồ chứa nước …. Đây là tiềm năng du lịch sinh thái lớn ở Việt
Nam. Một số địa chỉ du lịch sinh thái như: vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã,
Cát Tiên, Ba Vì và khu sinh quyển Cần Giờ đã tham gia hoạt động du lịch sinh thái và
có hiệu quả. Các khu này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, đường mòn
thiên nhiên. Tiêu biểu là Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng khu nuôi linh trưởng
rộng gần 2 ha, ở đây có một số lồi khỉ, vượn và các loài động vật khác.
d. Du lịch mạo hiểm.
Du lịch mạo hiểm là một hình thức đi du lịch kết hợp với các hoạt động vui chơi
thể thao địi hỏi tính chun nghiệp cao trong việc tổ chức chương trình vì nó liên quan
trực tiếp đến sự an toàn cho du khách. Du lịch mạo hiểm đang thu hút sự quan tâm của
nhiều du khách, đặc biệt là những người ưa khám phá, mạo hiểm, trở về với tự nhiên.
Nước ta có tiềm năng du lịch đa dạng và đang nổi lên là một điểm đến mới, hấp
dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Với 3/4 địa hình là đồi núi, với các hệ thống sơng ngịi
chằng chịt, các dãy núi đá vơi của địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng
14
nguyên sinh nhiệt đới cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn,
với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những cảnh đẹp vô cùng phong phú, những bức
tranh sinh động trải dài từ Bắc đến Nam là những điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển các loại hình du lịch mạo hiểm.
Địa hình nước ta rất thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm
như đi bộ (trekking), leo núi (hiking), đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển, bè mảng, đua
thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu v.v… Trekking là loại hình du lịch
mạo hiểm phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Trekking thường được tổ chức theo hình
thức homestay tại gia đình của người dân bản địa. Chính vì thế mà du khách sẽ được
hưởng trọn vẹn cảm giác “về với thiên nhiên” với đầy đủ bản ngã văn hố của mình.
e. Du lịch MICE.
MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại
dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Ngày
nay, MICE (Meetings, Incentives, Conventions, Events) được xem là sản phẩm du lịch
tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp.
Các cuộc họp (Mettings): Các cuộc hội họp được chia làm hai lọai: Cuộc hội
họp giữa các công ty với nhau (Association meetings) và cuộc họp giữa các thành viên
trong một công ty (Coporate meetings).
Các tour du lịch khen thưởng (Incentives) về bản chất Incentives được xem
như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meetings, Incentive
thường được tổ chức: nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận
những chiến lược trong tương lai; liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng
hàng đầu trong bán hàng; tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc; khen thưởng các
đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu….
Các cuộc hội thảo (Conferences/ Conventions) hình thức hội nhập này cú quy
mơ lớn hơn so với meetings hay incentives. Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi
những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn
15
Sự kiện và các cuộc triển lãm (Events/ Exhibitions) bao gồm hai hình thức
sau: Coporate events/ exhibitions là hình thức hội họp nhằm mục đích cơng nhận,
tun dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm; Special events/
exhibitions là hình thức đặc biệt vì quy mơ của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như
các phương tiện truyền thơng khác và đây chính là các cuộc triển lãm.
Tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt tồn cơng
ty, là những chính sách thường kỳ của các cơng ty và tập đồn đa quốc gia. Mỗi lần tổ
chức, các cơng ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang
quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự. Việt Nam là điểm
mà nhiều khách du lịch muốn đến tham quan, trước hết là vì sự mới mẻ của quốc gia
này, khi những quốc gia khác trong khu vực đang trở nên nhàm chán đối với họ.
1.1.4. Tình hình phát triển du lịch thế giới và khu vực
a. Tình hình chung:
Ngày nay, Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh
tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh
tế thế giới trong thế kỷ XXI. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong những
năm gần đây, du lịch toàn cầu tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của
thiên tai, dịch bệnh (SARS, Cúm gà,…), cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung
Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664
triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt 445 tỷ USD; đến 2006 lượng khách du lịch quốc tế
đạt 842 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt trên 700 tỷ USD.
b. Mười điểm đến hàng đầu thế giới
Về lượng khách đến, Pháp đứng vị trí số 1, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ,
Trung Quốc đứng thứ 4 về lượng khách đến, Italia, đứng thứ 5 về lượng khách đến
Anh và Đức đứng thứ 6 và thứ 7, Áo đứng thứ 9, Mexico và Liên bang Nga đứng thứ
10 về lượng khách đến, Về lượng khách quốc tế, có thay đổi trong danh sách 10 nước
đứng đầu năm 2006, Đức thay thế Mexico ở vị trí thứ 7, Áo và Liên bang Nga tăng
16
thêm một bậc, lên vị trí thứ 9 và 10. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 9 năm
2005, đã tụt 2 bậc. Mười nước thu nhập hàng đầu năm 2006 chiếm 51% tổng số thu
nhập, ước tính 735 tỷ đơ la Mỹ, lượng khách du lịch của các nước này có sụt giảm chút
ít, chiếm 47% tổng lượng khách toàn cầu.
c. Du lịch ra nước ngoài.
Đối với các thị trường nguồn, du lịch quốc tế vẫn khá là tập trung ở các nước
công nghiệp của Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với các
mức độ gia tăng của thu nhập thuần, nhiều nước đang phát triển đã cho thấy sự tăng
trưởng nhanh trong những thập kỷ qua, đặc biệt ở Đông Bắc và Đông Nam Châu Á,
Trung và Tây Âu, Trung Đơng và Nam Phi.
d. Tình hình du lịch Châu Á và Thái Bình Dương
Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2006, với mức tăng
trưởng bình quân 9,4%. Nam Á và Đông Á tăng 11,6%. Khu vực thành công nhất là
Nam Á, tăng 13,9%. Trong khi đó , lượng khách đến Indonesia giảm 6%, Thái Lan –
tuy có nhiều biến cố chính trị xẩy ra nhưng các thông số theo tháng vẫn tăng 20%.
Nam Á tăng 13,9% trong năm 2006. Ở Châu Đại Dương, khách đến Úc tăng hơn 5,2%
trong năm 2005, và một số đảo Thái Bình Dương đạt được mức tăng trưởng bình
thường, bao gồm các đảo Cook và Guam, đều tăng +6%. Nhưng điểm đến nhiều nhất
là Papua New Guinea (+17%) và Fiji (+10%).
e. Triển vọng du lịch năm 2020 (Tourism 2020 Vision)
Đây là kế hoạch dự báo và đánh giá dài hạn của Tổ chức Du lịch Thế giới về sự
phát triển du lịch trong vòng 20 năm của thiên niên kỷ mới. Mục đích chính của Triển
vọng Du lịch Năm 2020 là những dự báo trong thời gian 25 năm, năm 1995 là năm
khởi điểm và những dự báo cho năm 2010, 2020.
Theo đó, UNWTO dự báo lượt khách du lịch ước tính đạt trên 1.56 tỷ vào năm
2020. Trong đó, 1.18 tỷ lượt sẽ là khách đi du lịch giữa các vùng còn lại 0.38 tỷ lượt sẽ
là khách đi du lịch đường dài. Tổng số lượt khách theo vùng vào năm 2020 cho thấy 3
17
khu vực đứng đầu sẽ là Châu Âu (717 triệu khách), Đơng Á & Thái Bình Dương (397
triệu) và Châu Mỹ (282 triệu), tiếp đó là Châu Phi, Trung Đơng và Nam Á.
Đơng Á & Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi dự báo đạt mức
tăng trưởng trên 5% một năm, trong khi đó trung bình thị phần thế giới là 4.1%. Những
khu vực phát triển mạnh như Châu Âu và Châu Mỹ lại dự báo chỉ đạt dưới mức tăng
trưởng trung bình nói trên.
Bảng 1.1: Triển vọng Du lịch 2020: Dự báo du lịch thế giới theo khu vực
ĐVT: triệu lƣợt ngƣời
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Đông Á & TBD
Châu Âu
Trung Đông
Nam Á
Du lịch nội vùng
Du lịch đường dài
Dự báo
2010
2020
1,006.4 1,561.1
47.0
77.3
190.4
282.3
195.2
397.2
527.3
717.0
35.9
68.5
10.6
18.8
790.9
1,183.3
215.5
377.9
Mức tăng trƣởng trung
bình (%) 1995-2020
4.1
5.5
3.9
6.5
3.0
7.1
6.2
3.8
5.4
Thị phần
1995
2020
100
100
3.6
6.0
19.3
18.1
14.4
25.4
59.8
45.9
2.2
4.4
0.7
1.2
82.1
75.8
17.9
24.2
Nguồn: Dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO
Châu Âu sẽ duy trì thị phần cao nhất về lượng khách, mặc dù có sự sụt giảm từ
60% (năm 1995) xuống còn 45,9% vào năm 2020. Vào năm 2010, Châu Mỹ sẽ giảm từ
19,3% (năm 1995) xuống còn 18,1% (năm 2020) và sẽ phải nhường vị trí thứ hai của
mình cho khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương, vùng sẽ đón nhận 25,4% lượng khách
du lịch của thế giới vào năm 2020.
Du lịch đường dài toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, đạt 5.4% một năm trong
suốt giai đoạn 1995-2020, cao hơn du lịch giữa các vùng (đạt 3.8%). Như vậy, tỷ lệ
giữa du lịch nội vùng và du lịch đường dài sẽ chuyển dịch từ 82:18 năm 1995 thành
con số sát hơn 76:24 năm 2020.
Về kinh tế, doanh thu du lịch được xếp ngang hàng với doanh thu từ xuất khẩu
và tiêu dùng du lịch được xếp ngang hàng với chi phí nhập khẩu. Đối với nhiều nước,
Du lịch quốc tế là nguồn thu không thể thiếu để thu ngoại tệ.
18
f. Xu hướng phát triển du lịch
Kinh tế dịch vụ du lịch vừa mỗi nước phát triển gắn liền với xu thế vận động
của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay đang diễn ra những xu
hướng phát triển dịch vụ du lịch như sau:
Xu hướng thứ nhất: Là sự chuyển hướng đi của nguồn khách du lịch. Trước
đây khách du lịch Châu Âu thường đi nghỉ ở các nước láng giềng hoặc ở những vùng
du lịch nổi tiếng thế giới như Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawai, vùng Caribe hoặc trượt
tuyết trên dãy Alpes; khách Châu Á cũng chỉ đi du lịch các nước trong khu vực thì nay
nguồn khách được phân đến những vùng, những nước mới phát triển du lịch để tìm
hiểu và phát hiện những điều mới mẻ, bất ngờ và lý thú.
Xu hướng thứ hai: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm
trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) lớn
thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ xung (mua sắm hàng hố,
thăm quan, giải trí) tăng lên. Các nhà kinh tế đã tổng kết: Nếu trước đây tỷ trọng này là
7/3 thì nay là 3/7, có nghĩa là trước đây khách hàng giành 7 phần cho ăn ở, đi lại và 3
phần cho mua sắm hàng hố, tham quan, giải trí, nhưng ngày nay thì ngược lại.
Xu hướng thứ ba: Khách du lịch chỉ sử dụng 1 phần dịch vụ của các tổ chức
kinh doanh du lịch chứ khơng mua chương trình du lịch trọn gói vì theo hướng này,
khách hồn tồn được tự do trong chuyến đi du lịch của mình mà khơng bị phụ thuộc
vào người khác và khơng bao trả phí dịch vụ cho các tổ chức du lịch.
Xu hướng thứ tư: Hiện nay các nước đang tiến hành giảm thiểu các thủ tục về
thị thực hải quan nhằm cạnh tranh, thu hút khách. Như vậy khách du lịch sẽ không phải
mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục, giảm được chi phí khơng đáng có.
1.1.5. Những cơ hội và thách thức của lữ hành du lịch quốc tế khi hội nhập
Ngày 10/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới. Sự kiện này cùng với việc Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực
19
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến các lĩnh
vực của đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó có du lịch.
a. Những cơ hội:
Là thành viên WTO, Việt Nam có điều kiện phát huy tiềm năng lợi thế đồng
thời, hạn chế những nhược điểm như thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ,…Cầu du lịch sẽ
tăng nhanh là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển du lịch. Là thành viên WTO, Việt Nam
buộc phải thực hiện những cam kết mở cửa thị trường hơn nữa, phải thay đổi thể chế,
chính sách, luật pháp…theo thể chế thị trường, thơng lệ quốc tế. Đây là tiền đề rất quan
trọng để chúng ta trở thành “đối tác” của các tập đoàn du lịch quốc tế, là một khâu
trong hệ thống du lịch toàn cầu. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ khơng cịn bị phân
biệt đối xử trong việc cung ứng cũng như tiếp nhận các dịch vụ du lịch. Theo nghĩa đó,
chúng ta sẽ ngang bằng hơn với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Khi cầu
du lịch trên thế giới tăng lên đó cũng chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành du
lịch.
Hội nhập khu vực và thế giới, Việt Nam từng bước phải thay đổi mơi trường,
thể chế. Các chính sách và luật pháp ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Thông tin về Việt Nam sẽ ngày càng đầy đủ hơn, cập nhật tốt hơn...Những điều này
làm cho Việt Nam trở nên gần gũi hơn với du khách nước ngoài. Ngồi việc được nâng
lên mặt bằng chung, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh
do phát huy các lợi thế riêng. Trước hết, do đa dạng về điều kiện tự nhiên vµ truyền
thống văn hố đặc sắc, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Bên cạnh ®ã,
Việt Nam cịn có mơi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Đó là mơi trường chính
trị ổn định và an tồn cho du khách. Một lợi thế khác là người Việt Nam đôn hậu, mến
khách và chu đáo.Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia đối phó hiệu quả với các
loại dịch bệnh như bệnh SARS, dịch cúm gà....
Những phân tích trên cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những cơ hội
to lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.
20
b. Những thách thức:
Hội nhập khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam phải đối mặt với khơng ít khó
khăn, thách thức. Ba thách thức lớn mà Du lịch Việt Nam phải vượt qua là:
Tư duy kinh doanh: Tư duy trong kinh doanh du lịch vẫn mang đậm dấu ấn của
tư duy tiểu nông, bao cấp.
Tổ chức kinh doanh: Việt Nam đang kinh doanh du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy
làm”, tức là được tổ chức một cách tự phát. Vì thế, sự hình thành, phát triển của các
doanh nghiệp du lịch hầu hết mang tính tự nhiên. Nhà nước chủ yếu “đi sau” chứ chưa
thật sự là người dẫn dắt, mở đường cho doanh nghiệp.
Hoạt động điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch: Việt Nam là nước đi
sau, tiềm lực và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực (trong đó có kinh doanh du lịch) rất
hạn chế. Nếu để tự phát, ít có khả năng doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với
doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta bị lép vế và phải chịu thua thiệt là điều khó tránh
khỏi.
Những phân tích trên cho thấy, Việt Nam trở thành thành viên WTO đã đem
lại những cơ hội và thách thức cho phát triển Du lịch Việt Nam đều rất lớn. Tuy nhiên,
cơ hội chỉ là tiền đề, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần phải làm gì để tận dụng được những
cơ hội đó. Đồng thời, vượt qua những thách thức trên đây cũng không dễ dàng. Nếu
khơng vượt qua được thách thức thì cơ hội cũng trở thành vô nghĩa. Rõ ràng là, những
nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân, của ngành Du lịch, đặc biệt của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của Du
lịch Việt Nam trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới.
1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (NLCT) trong lữ hành du lịch quốc tế.
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh, nói chung, là sự phấn đấu vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí
hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa
21
học - kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng xuất và hiệu
quả cao nhất.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Khơng có cạnh tranh sẽ
khơng có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của mn lồi.
Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị tường tiêu thụ
sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ
thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội... Biện pháp kỹ thuật là áp dụng cơng
nghệ tiên tiến, cơng nhân có trình độ tay nghề cao; biện pháp kinh tế như trợ cấp tài
chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá v.v..; biện pháp chính trị - kinh tế là dùng áp
lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số điều kiện thương
mại nào đó có lợi cho mình; biện pháp qn sự như gây chiến tranh cục bộ, hoặc chiến
ranh thế giới để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm, doanh nghiệp, ngành có khả năng cạnh tranh
mạnh, yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.
1.2.2. Khái niệm Năng lực cạnh tranh và NLCT trong lữ hành du lịch Quốc tế.
a. Khái niệm Năng lực cạnh tranh
Đây là một thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là
khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, “Năng
lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa sau: “ Năng lực cạnh
tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất
có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu
vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
22
Cấp độ năng lực cạnh tranh, có thể được phân biệt thành 4 cấp độ dưới đây:
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: khả năng quốc gia đó nâng cao mức sống
cho nhân dân với tốc độ cao và bền vững, được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá năng
lực cạnh tranh quốc gia. Yếu tố quyết định tới NLCT của một quốc gia là môi trường
kinh tế vĩ mơ, nền tảng kinh tế vi mơ, trình độ hoạt động của các doanh nghiệp, chất
lượng môi trường kinh doanh và năng xuất sản xuất quốc gia.
Năng lực cạnh tranh cấp ngành: khả năng ngành đó nâng cao vị thế của mình
so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo được công ăn việc làm và
nâng cao thu nhập.Yếu tố quyết định tới NLCT của ngành là NLCT quốc gia, môi
trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, chất lượng của các doanh nghiệp trong
ngành, tiềm lực vốn có của ngành đó, lợi thế cạnh tranh, hiệu suất hoạt động, nguồn
nhân lực phục vụ v.v…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: khả năng doanh nghiệp tạo ra được
lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng xuất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ: khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh chóng khi có nhiều người cùng tham gia bán loại sản phẩm đó trên cùng
một thị trường. Hay nói cách khác NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm đó.
b. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế
Khái niệm: Năng lực cạnh tranh (NLCT) trong lĩnh vực lữ hành du lịch thuộc
cấp độ cạnh tranh ngành, là khả năng của các doanh nghiệp, ngành Du lịch và Chính
phủ trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Một ngành có năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận,
nâng cao thu nhập, gia tăng thị phần của mình trên thị trường trong và ngồi nước.
Đối với lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế, NLCT chính là NLCT điểm đến du lịch của du
23
khách quốc tế. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là khả năng của một điểm đến
phân phối hàng hoá và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác.
Các nhân tố ảnh hưởng tới Năng lực cạnh tranh trong lữ hành du lịch
quốc tế. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NLCT trong lữ hành du lịch quốc tế: Yếu tố
địa lý; yếu tố nhân chủng - xã hội; thị hiếu của cầu du lịch; ảnh hưởng của thoả mãn
khách du lịch; vấn đề tuyên truyền, quảng bá markeing; tiếp cận thị trường du lịch;
giá cả và chi phí; tỷ giá; sử dụng cơng nghệ thơng tin; an toàn, an ninh và rủi ro; phân
biệt sản phẩm (định vị); chất lượng cở sở vật chất - hạ tầng phục vụ cho du lịch; chất
lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; chất lượng nguồn tài nguyên, mơi trường du lịch;
nguồn nhân lực; chính sách của chính phủ; mơi trường kinh doanh v.v....
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế. Trong
Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2009 của Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực lữ hành gồm 3 nhóm chỉ số, 14 chỉ số đơn (có 73 chỉ số thành phần).
- Hành lang pháp lý gồm 5 chỉ số: các quy định luật pháp và chính sách,
quy định về mơi trường, an tồn và an ninh, y tế và vệ sinh, ưu tiên du lịch và lữ hành.
- Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gåm 5 chỉ số:
Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, Cơ sở hạ
tầng du lịch, Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Năng lực cạnh
tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành.
- Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gồm 4 chỉ số: nguồn nhân lực,
nhận thức du lịch quốc gia, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực văn hố.
Chúng tơi sẽ sử dụng các chỉ số này, dựa trên kết quả công bố của Diễn đàn
kinh tế thế giới năm 2009 và một số thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp để
đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành của Việt Nam trong
chương 2.