MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Với tỉ lệ sinh viên Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhận thức
và hiểu đúng về đạo văn còn hạn chế, nhận thức sai lệch; và thưc tế khách quan cho
thấy tỉ lệ sinh viên đạo văn cao khi làm các bài luận, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên,
sinh viên cũng biết được những hệ quả không tốt của đạo văn đối với tư duy, đạo đức
và có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu phương cách phòng tránh đạo văn (đặc biệt là
đạo văn không chủ đích do không hiểu đạo văn). Hiểu được vấn đề đó, nhóm QT789
quyết định chọn làm đề tài: “Vấn đề đạo văn trong sinh viên Trường đại học kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh và hướng giải pháp”.
Qua việc khảo sát thực tế, nhóm đã tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, đánh giá
kết hợp với kiến thức tìm hiểu được qua giảng viên, sách báo, internet; từ đó, nhóm
QT789 làm đề tài này với mong muốn, mục tiêu giúp cho sinh viên nhà trường hiểu
đúng về vấn đề đạo văn đang tồn tại trong giới sinh viên nhà trường, đồng thời đưa ra
phương pháp, kiến nghị đối với nhà trường và đặc biệt đưa ra cách để sinh viên kinh
tế tự đánh thức tư duy, suy nghĩ, sự sáng tạo của mình trong các bài luận, nghiên cứu
khoa học và hiểu biết cách phòng tránh đạo văn.
Để giúp cho sinh viên hiểu được rõ vấn đề đạo văn, nhóm QT789 đã thực hiện
vấn đề này theo theo trình tự sau:
Thế nào là đạo văn? Hình thức của nó ra sao?.
Tại sao giới sinh viên lại đạo văn?.
Thực trạng đạo văn trong sinh viên trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, những hậu
quả do đạo văn gây ra.
Từ đó, nhóm QT789 cũng gợi mở, đề xuất các giải pháp hữu ích và có tính khả
thi cao (theo đánh giá của sinh viên), để nhà trường chấn chỉnh, hạn chế vấn đề đạo
văn, đồng thời mở ra phương cách để sinh viên tự giúp mình không đạo văn, và cách
tránh đạo văn.
Với nền kinh tế Việt Nam đi lên, đề cao tính sáng tạo, hiệu quả, khác biệt hóa
trong từng “sản phẩm trên thị trường”, thì với đề tài này nhóm QT789 hi vọng: “Ngay
khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên có thể tối đa hóa năng lực tư duy, khả
1
năng sáng tạo, tinh thần tự lực, tạo dấu ấn riêng của mình trong các bài luận, tác phẩm
nghiên cứu khoa học; từ đó khi rời ghế nhà trường sinh viên kinh tế có thể phát huy
năng lực thực sự của mình trong việc phát triển kinh tế sự nghiệp, và để được điều đó
một trong những cách đó là hiểu đúng, hiểu đủ về đạo văn ngay khi còn là sinh viên
Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”.
I. KHÁI NIỆM ĐẠO VĂN
Khái niệm
- Trong giới khoa học quốc tế, hành vi “đạo văn” trong khoa
học thường được gọi là plagiarism (danh từ) hay plagiarise (động từ). Trong tiếng
2
Anh, động từ plagiarise có nghĩa là sao chép ý tưởng, ngôn từ hay thành quả của
người khác và làm như đó là của mình
1
. Trong tiếng Việt, khái niệm “đạo văn” được
định nghĩa là: Lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình
2
.
Mở rộng ra trong nghiên cứu khoa học, có thể gọi là “đạo văn khoa học” đối với hành
động lấy hoặc căn bản lấy thành quả khoa học của người khác làm của mình.
- Từ đó có thể định nghĩa đạo văn là sử dụng ý tưởng hay câu
văn của người khác một cách không thích hợp (không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là
việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học
và công chúng bên ngoài như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng
và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người
khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà
không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận
họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
- Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác
xuất hiện được giới khoa học đặt tên là tự đạo văn (self plagiarism). Tự đạo văn có
nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới,
nhưng thực chất là dùng chính những ý tưởng, dữ liệu mà họ đã nghiên cứu, từng
công bố đem vào công trình nghiên cứu mới. Theo bộ luật của Mĩ thì những hành vi
sau đây được gọi là đạo văn:
• Lấy công trình nghiên cứu của người khác như là của
riêng mình
• Sao chép từ hoặc ý tưởng của người khác
• Không ghi nguồn của thông tin đã sử dụng cho bài của
mình.
• Thay đổi từ ngữ nhưng lại sao chép cấu trúc câu của
nguồn.
• Sao chép phần lớn từ ngữ hay ý tưởng từ một nguồn nào
đó để tạo nên tác phẩm của mình, cho dù có trích dẫn.
1
Hornby AS, Wehmeier S (eds). 2005. Oxford Advanced Learner's Dictionary of
Current English. Oxford University Press, p. 1106.
2
Hoàng Phê (chủ biên). 2001. Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Trung tâm Từ điển học, tr.
290.
3
Trong thực tế thì có rất nhiều khái niệm về đạo văn nhưng nhìn chung bao gồm
những ý sau:
Chép không dẫn nguồn: đơn giản đó là chép của người khác mà không
chích dẫn nguồn gốc. Sao những ý tưởng câu văn từ một nguồn hay nhiều nguồn
khác nhau mà không hề đề cập tới nguồn gốc, xem đó là ý tường hoàn toàn do chính
mình làm ra.
Diễn đạt lại hoặc dịch lại ý tưởng của người khác: từ những ý tưởng
của người trong nước cũng như người nước ngoài đã có, đã được công nhận, đã
thành công. Sao chép lại dịch ra và dùng từ ngữ của mình diễn đạt lại vấn đề đó, công
bố cho mọi người đó là bài nghiên cứu mới của chính mình.Điều đó còn được gọi là
nhái văn .
Chép hoàn toàn hay một phần ý tưởng của người khác: lấy bài nghiên
cứu của người khác chép lại làm bài của mình.Cũng có trường hợp tự chép ý tưởng
cùa chính mình đã thành công trước đáo xào nấu thành ý tưởng mới.
Cố ý đạo hay vô tình đạo văn cũng được coi là đạo văn vì có vô tình
hay cố ý thì ý tưởng đó vẫn là của người khác.
II. CÁC HÌNH THỨC ĐẠO VĂN
Trong thực tế, đạo văn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức. Giáo sư Brian
Martin (Đại học Wollongong, Úc), trong bài viết “Plagiarism Struggles”, ông liệt kê
một loạt hình thức đạo văn, được tác giả Nguyễn Văn Tuấn hiện đang làm việc ở
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan-một trong những viện nghiên cứu y hàng đầu nước
Úc và thế giới đã trích dịch:
- Bureaucratic plagiarism (đạo văn quan chức) là loại đạo văn thường hay thấy
trong giới chính trị gia và những người có quyền cao chức trọng, những người này có
người soạn diễn văn cho mình, rồi lấy đó như là tác phẩm của mình.
- Competitive plagiarism (đạo văn cạnh tranh) thường hay thấy trong giới sinh
viên hay những người không có quyền thế, những người này lấy ý tưởng người khác
4
nhằm vào mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Ví dụ như một sinh viên chuẩn bị làm
luận văn tốt nghiệp khi ra trường.
- Cryptomnesia (đạo văn kí ức) là loại đạo văn mà người nghiên cứu nhớ đến
câu văn hay ý tưởng của người khác nhưng không nhớ người đó là ai, rồi dùng những
dữ liệu đó như là tác phẩm của chính mình. Đây là hình thức đạo văn không cố ý
(unintentional plagiarism).
- Ghostwriting (tác phẩm ma). “Tác giả ma” ở đây là một thuật ngữ dùng để
chỉ những người không đứng tên tác giả của các tác phẩm do chính họ tạo ra; thay
vào đó, đứng tên tác giả là những người khác. Do đó, tác phẩm ma là tác phẩm của
tác giả ma. Nói cách khác, người đứng tên tác giả không phải là người viết ra tác
phẩm đó.
- Gift authorship hay honorary authorship: Hiện tượng gift author là trong đó
các nhà khoa học cho tên của đồng nghiệp hay cấp trên của mình vào danh sách tác
giả dù người này chẳng biết hay chẳng dính dáng gì đến công trình nghiên cứu. Hiện
tượng gift author khá phổ biến trong khoa học, nhất là ở Việt Nam.
- Patchwriting là cách copy một văn bản từ nguồn khác, cắt bỏ và thêm vài
chữ, thay đổi cấu trúc câu văn.
- Self-plagiarism (tự đạo văn) là cách trình bày nghiên cứu trước của mình
như là một nghiên cứu mới. Nói cách khác, tác giả trích câu văn và dữ liệu trước của
chính mình đã công bố mà không ghi nguồn, làm như là dữ liệu mới!
- Supervisory ghostwriting là những trường hợp mà người hướng dẫn nghiên
cứu sử dụng dữ liệu và câu chữ của nghiên cứu sinh dưới quyền của mình mà không
ghi nguồn.
Đạo văn không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt đen trắng rõ ràng. Ranh
giới giữa đạo văn và nghiên cứu thường không rành mạch. Học để sinh viên nhận ra
các hình thức đạo văn, đặc biệt là những gì mình chưa tỏ, là bước quan trọng hướng
tới phòng ngừa nó một cách hiệu quả. Nhiều người nghĩ đạo văn như là sao chép tác
5