Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa lào cai số 1 và số 2 năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÚY AN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA LÀO CAI SỐ 1 VÀ SỐ 2 NĂM
2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÚY AN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA LÀO CAI SỐ 1 VÀ SỐ 2 NĂM
2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: GS. Nguyễn Thanh Bình
NCS.ThS. Nguyễn Trung Nghĩa

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Trải qua những tháng ngày nỗ lực, với nhiều sự giúp đỡ, tơi đã hồn thành luận
văn tốt nghiệp của mình. Đây cũng chính là lúc tơi muốn bày tỏ lời cảm ơn tới những
người đã giúp tôi có được thành cơng ngày hơm nay.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó hiệu
trưởng Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới NCS.ThS. Nguyễn Trung Nghĩa ,
Trưởng khoa Dược Bệnh viện E Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học, bộ môn Quản lý và kinh tế dược, các thầy cô giáo trường Đại Học Dược
Hà Nội, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa số I & số II tỉnh Lào Cai, khoa Dược Bệnh
viện Đa khoa số I & số II tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên
DS. Trần Thị Thúy An

 


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN............................................................ 3
1.1.1.Nguyên tắc xây dựng danh mục ................................................................ 3
1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc ............................................................................ 4
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN5
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC
THUỐC BỆNH VIỆN .......................................................................................... 8
1.3.1. Tình trạng bệnh tật và Mơ hình bệnh tật (MHBT) ................................... 8
1.3.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG) ............................................................ 10
1.3.3. Danh mục thuốc thiết yếu (TTY) ........................................................... 11
1.3.4. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC) .......................................................... 15
1.4. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH
VIỆN Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ HƯỚNG ĐI CỦA ĐỀ TÀI
.............................................................................................................................. 17
1.5. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA SỐ 1 & SỐ 2 TỈNH LÀO CAI . 20
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện ĐK Lào Cai số 1 & số 2.............. 21
1.5.2 Mơ hình tổ chức, cơ cấu nhân lực BV ĐK Lào Cai số 1......................... 21
1.5.3 Mơ hình tổ chức, cơ cấu nhân lực Bệnh Viện ĐK Lào Cai số 2 ............. 22
1.5.4. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện ĐK LC số 1& số 2 năm 2012.............. 22
1.5.5. Cơ cấu nhân lực Dược của 2 BV năm 2012 ........................................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : ................................................................. 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : .............................................................................. 25
2.2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu......................................................... 26

2.2.3. Cách thu thập số liệu .............................................................................. 27
2.2.4. Phương pháp xừ lý số liệu:..................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 30
3.1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XD DMT CỦA BV ĐK LC SỐ 1 & SỐ 2 NĂM
2012 ...................................................................................................................... 30


3.1.1. Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2012 của 2 bệnh viện ...... 30
3.1.2. Các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT 2 bệnh viện năm 2012 ...... 31
3.2. ĐÁNH GIÁ DMT ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG NĂM 2012 CỦA BV ĐK LC SỐ 1
& SỐ 2.................................................................................................................. 38
3.2.1.Đánh giá cơ cấu DMT đã sử dụng tại BV ĐK LC số 1 & số 2 năm 201239
3.2.2. Đánh giá tính hợp lý của DMT đã xây dựng tại BV ĐK LC số 1 & số 2 năm
2012 .................................................................................................................. 51
Chương 4 : BÀN LUẬN ......................................................................................... 62
4.1. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DMT CỦA 2 BV........................................... 62
4.2 ĐÁNH GIÁ DMT SỬ DỤNG CỦA 2 BV NĂM 2012.............................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC

Phân tích ABC

ADR

Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)

BV


Bệnh viện

BVĐK LC

Bệnh viện đa khoa Lào Cai

DMT

Danh mục thuốc

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DTC

Hội đồng thuốc và điều trị (Drug Therapeutic Committee)

ICD - 10

International Classification Diseases – 10 (Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ
10)

INN

Tên chung quốc tế

MHBT


Mơ hình bệnh tật

SLTT

Số lượng tiêu thụ

STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn (Standard treatment guideline)

SYT

Sở y tế

TL

Tỷ lệ

TTY

Thuốc thiết yếu

VEN

Phân tích sống cịn, thiết yếu và khơng thiết yếu

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)



DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Cơ cấu bệnh tật chung ở Việt Nam từ năm 2006 – 2010 (%)

9

Bảng 1.2

Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện ĐK LC số 1 & số 2 năm 2012

23

Bảng 1.3

Cơ cấu nhân lực Dược của 2 BV năm 2012

23

Bảng 3.4

Các căn cứ lựa chọn thuốc của BV ĐK LC số 1 & số 2


31

Bảng 3.5

Số thuốc có trong DMT của BV ĐK LC số 1 & số 2 năm 2011

32

Bảng 3.6

Tỷ lệ tiền thuốc so với nguồn kinh phí của bệnh viện năm

32

2011
Bảng 3.7

Nội dung thẩm định các thuốc đề nghị bổ sung vào DMTBV

33

Bảng 3.8

Kết quả lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chất của DTC BV

35

ĐK LC số 1 & số 2 năm 2012
Bảng 3.9


Các tiêu chí lựa chọn thuốc của BV ĐK LC số 1 & số 2

36

Bảng 3.10

Kết quả lựa chọn thuốc vào DMT sử dụng năm 2012 của 2 BV

36

Bảng 3.11

So sánh hoạt động của DTC của 2 BV

37

Bảng 3.12

Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

40

Bảng 3.13

Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại trong DMT bệnh viện năm

43

2012
Bảng 3.14


Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT của bệnh viện năm 2012

44

Bảng 3.15

Các thuốc khơng có trong DMT chủ yếu của BV 1 năm 2012

45

Bảng 3.16

Các thuốc khơng có trong DMT chủ yếu của BV 2 năm 2012

46

Bảng 3.17

Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong DMT của bệnh viện năm 2012

47

Bảng 3.18

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong

48

DMT của bệnh viện năm 2012

Bảng 3.19

Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên INN/tên biệt dược/ thuốc biệt

49

dược gốc
Bảng 3.20

Cơ cấu DMT của BV ĐK LC số 1 & số 2 năm 2012 theo quy

51


chế chuyên môn
Bảng 3.21

Số thuốc không sử dụng và sử dụng ngoài DMTBV năm 2012

52

Bảng 3.22

Tỷ lệ các thuốc được sử dụng ngoài DMT của bệnh viện năm

53

2012
Bảng 3.23


Tỷ lệ tiền thuốc so với nguồn kinh phí của bệnh viện năm

54

2012
Bảng 3.24

Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMTBV

55

Bảng 3.25

Kết quả phân tích ABC của DMT sử dụng tại 2 BV năm 2012

56

Bảng 3.26

Phân nhóm điều trị các thuốc nhóm A

58

Bảng 3.27

Kết quả phân tích VEN các thuốc nhóm A của 2 BV

60



DANH MỤC HÌNH
STT

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1

Mơ hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện

10

Hình 1.2

Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm

11

sóc và phịng bệnh
Hình 1.3

Sơ đồ chu trình quản lý thuốc

17

Hình 1.4

Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa số 1 tỉnh Lào Cai


21

Hình 1.5

Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai

22

Hình 3.6

Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2012 của 2 bệnh

30

viện
Hình 3.7

Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại trong DMT của 2 BV

43

Hình 3.8

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT của 2 BV

44

Hình 3.9

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần – thuốc đa thành phần trong


48

DMT 2 BV
Hình 3.10

Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên INN/tên biệt dược/thuốc biệt

50

dược gốc
Hình 3.11

Kết quả phân tích ABC của DMT sử dụng tại 2 BV năm 2012

56

Hình 3.12

Kết quả phân tích VEN các thuốc nhóm A của 2 BV

61


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều
nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30 – 60% bệnh nhân sử dụng
kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca viêm đường
hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý. Tại châu Âu, sự đề kháng của phế cầu
penicillin tỷ lệ thuận với lượng kháng sinh được sử dụng [29]. Theo các nghiên cứu

kinh phí chữa bệnh chiếm khoảng 30 – 40% ngân sách ngành y tế của nhiều nước,
và số tiền đó đang bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung
ứng thuốc không hiệu quả [30].
Ở Việt Nam, những năm vừa qua số lượng chế phẩm thuốc lưu hành trên thị
trường không ngừng gia tăng. Điều này kéo theo một thực tế, đó là người kê đơn
gặp khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa thuốc, dẫn đến dùng thuốc thiếu hợp
lý, an toàn và hiệu quả. Theo số liệu của Cục quản lý Dược, hiện có khoảng 22.615
số đăng ký thuốc lưu hành cịn hiệu lực, trong đó có 11.923 số đăng ký thuốc nước
ngồi với khoảng 1000 hoạt chất và 10.692 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước
với khoảng 500 hoạt chất [15]. Đây là thuận lợi đồng thời cũng gây ra khơng ít khó
khăn cho việc lựa chọn cung ứng thuốc trong bệnh viện.Và cũng là một trong những
nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc
sức khỏe và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Vì vậy, sự ra đời danh mục thuốc bệnh viện là điều vơ cùng cần thiết, với đóng
góp to lớn trong cơng cuộc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân,
đem lại lợi ích trong cơng tác khám chữa bệnh và trong lĩnh vực cung ứng thuốc
bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay, một điều đáng lo ngại là bước quan trọng này lại
đang được các bệnh viện quan tâm chưa đúng mức, dẫn đến sự lãng phí về mặt kinh
tế cũng như chưa tối đa hóa được hiệu quả điều trị.
BV ĐK LC số 1 & BV ĐK LC số 2 là 2 bệnh viện cùng cấp độ, cùng khu vực
địa lý, và có cùng một chức năng do Sở Y tế Lào Cai giao phó " thực hiện chung
chức năng của một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh". Việc xây dựng danh mục thuốc
của 2 BV đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đảm bảo cung ứng thuốc tại Lào Cai
- một tỉnh miền núi phía Bắc cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa, xã hội và y

1


tế. Đến đầu năm 2013, 2 bệnh viện sẽ sát nhập thành 1 bệnh viện đa khoa 500
giường bệnh – bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Lào Cai. Do đó, việc tìm ra và giải

quyết các vấn đề bất cập của 2 BV góp phần khơng nhỏ trong việc giúp hội đồng
thuốc và điều trị của BV ĐK 500 giường bệnh hoàn thiện hoạt động xây dựng và sử
dụng danh mục thuốc của bệnh viện mới này trong những năm tiếp theo. Với mục
đích đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá hoạt động xây dựng và
thực hiện danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa Lào Cai số 1 và số 2 năm
2012" với mục tiêu :
1. Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa Lào Cai số 1
và số 2 trong năm 2012
2. Đánh giá hoạt động thực hiện danh mục thuốc của 2 bệnh viện trên trong năm 2012
Từ đó so sánh hoạt động xây dựng và thực hiện danh mục thuốc của 2 bệnh viện và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xây dựng và thực hiện danh mục
thuốc tại bệnh viện Đa Khoa Lào Cai số 1 & số 2 trong những năm tiếp theo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
"Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu
cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với
MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả
năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một phạm vi thời gian, khơng
gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định ln sẵn có bất cứ lúc nào với số
lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng".
DMT BV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch cho nhu cầu
điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng khoa học kỹ thuật và kinh
phí của bệnh viện.
Hiện nay, các bệnh viện đều xây dựng DMT BV căn cứ chủ yếu theo DMT chữa
bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Bộ y tế. Ngồi ra cịn căn
cứ theo một số yếu tố khác như : tình hình thực tế khám chữa bệnh của bệnh viện,

nguồn ngân sách, mơ hình bệnh tật đặc thù…[16].
1.1.1.Ngun tắc xây dựng danh mục
Theo thông tư số 21/BYT – TT về hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của Hội đồng thuốc điều trị ở bệnh viện, ngày 22 tháng 9 năm 2013. Nguyên tắc
xây dựng danh mục thuốc bệnh viện như sau :
-

Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện

- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
-

Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

-

Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị

-

Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện

3


-

Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y

tế ban hành

-

Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [14].

1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc
Theo Thông tư số 21/BYT – TT về hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
Hội đồng thuốc điều trị ở bệnh viện, ngày 22 tháng 9 năm 2013. Tiêu chí lựa chọn
thuốc như sau :
_ Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn thơng qua kết
quả thử nghiệm lâm sàng.
_ Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất
lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
_ Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên
cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và
khả năng cung ứng;
_ Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế
tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so
sánh tổng chi phí liên quan đến q trình điều trị, khơng so sánh chi phí tính theo
đơn vị của từng thuốc
_ Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp
nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp
ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế
vượt trội về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất
_ Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
_ Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính
dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,
cung ứng [14].


4


1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh
viện bao gồm 4 giai đoạn với 19 bước [27]. DTC thể hiện vai trò rất quan trọng
trong từng giai đoạn và từng bước cụ thể trong quy trình này:
Các
giai

Các bước tiến hành

đoạn
Quản

Bước 1 : Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự ủng hộ của



Ban giám đốc bệnh viện

hành

Bước 2 : Thành lập DTC

chính

Bước 3 : Xây dựng các chính sách và quy trình


Xây

Bước 4 : Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị

dựng

Bước 5 : Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại

danh

Bước 6 : Phân tích MHBT và tình hình sử dụng thuốc

mục

Bước 7 : Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo DMT BV

thuốc

Bước 8 : Phê chuẩn DMT sử dụng tại bệnh viện
Bước 9 : Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện về DMT BV : quy định
và quá trình xây dựng, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh
mục, quy định sử dụng thuốc khơng có trong danh mục và kê đơn thuốc
tên gốc

Xây

Bước 10 : Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

dựng


Bước 11 : Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang

cẩm

Bước 12 : Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh mục thuốc

nang

Bước 13 : Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang

danh

Bước 14 : Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang

5


mục

Bước 15 : In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc

thuốc
Duy trì Bước 16 : Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn
danh

Bước 17 : Thiết kế và tiến điều tra sử dụng thuốc

mục

Bước 18 : Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại của thuốc


thuốc

Bước 19 : Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc [1]

Trong giai đoạn một, DTC thu thập một số thông tin để giúp Ban giám đốc
bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT và thuyết phục các nhà quản
lý bệnh viện đồng ý và ra quyết định về DMT và xem đây là quy định của bệnh viện
[27]. Các thông tin DTC cần thu thập bao gồm: tổng giá trị và tỷ trọng tiền thuốc
trong năm trước, số lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng, giá trị và
nguyên của thuốc bị huỷ trong năm trước, tên của 10 thuốc sử dụng nhiều nhất, các
phản ứng có hại của thuốc, số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử
dụng, các thuốc giả, thuốc kém chất lượng. DTC chịu trách nhiệm xây dựng giám
sát mọi quy định và quy trình liên quan đến thuốc tại bệnh viện [32] . Một số quy
định nên được DTC quy định rõ bằng văn bản: quy trình lựa chọn thuốc mới, các
thuốc hạn chế sử dụng, sử dụng thuốc ngoài danh mục và kê đơn thuốc mang tên
generic.
Quy trình lựa chọn một số thuốc mới
Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc,
có xác nhận của trưởng khoa phòng lâm sàng. Các đề xuất bổ sung thuốc được
chuẩn bị dựa trên các mẫu chính thức đã được xây dựng, sau đó gửi cho thư ký của
DTC, nếu đã được điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, được chuyển tới đơn vị
thông tin thuốc hoặc dược sỹ chịu trách nhiệm về thông tin thuốc. Đơn vị
thơng tin thuốc tìm kiếm các thơng tin để đánh giá thuốc mới được yêu cầu với
các thuốc đã có trong DMTBV có cùng chỉ định. Mục tiêu so sánh là chi phí - hiệu
quả, độ an tồn và giá. DTC đánh giá các đề nghị bổ sung thuốc dựa trên các tiêu

6



chí có cơ sở bằng chứng rõ ràng, cụ thể và được tất cả các thành viên DTC thống
nhất [30].
Đối với các thuốc đề nghị chưa có trong DMTBV hiện tại, DTC cần đánh giá
hiệu quả điều trị, hiệu lực và độ an toàn của thuốc theo các tài liệu đáng tin cậy,
chất lượng của thuốc thông qua việc cấp số đăng ký của Bộ Y Tế và hệ thống cung
cấp đảm bảo chất lượng về vận chuyển, bảo quản và sản xuất. Các thuốc mới đánh
giá dựa trên năng lực, kinh nghiệm lâm sàng cũng như điều kiện trang thiết bị cần
cho việc sử dụng thuốc, vai trò của bác sỹ khi theo dõi điều trị và dự tính chi phí
của bệnh viện khi thuốc được đưa vào sử dụng và khả năng cung ứng của thuốc
[34].
Đối với các thuốc đề nghị mà đã có thuốc có tác dụng tương tự trong danh
mục, DTC cần xem xét các yếu tố: thuốc mới có vượt trội hơn so với thuốc hiện có
về mặt hiệu quả điều trị, độ an tồn, tiện dụng khơng và so sánh tổng chi phí cho
một liệu trình điều trị bằng thuốc mới so với các thuốc hiện có. Đối với những thuốc
đề nghị để sử dụng cho một số trường hợp nhất định thì khơng nên đưa các thuốc
này vào trong danh mục. Những tình huống như vậy bao gồm: bệnh nhân không
đáp ứng hoặc có những chống chỉ định với các thuốc hiện có hoặc trước đó đã đáp
ứng tốt với thuốc khơng có trong DMTBV và việc thay đổi thuốc có thể gây nguy
hại cho người bệnh. DTC thảo luận và biểu quyết ý kiến đề xuất về thuốc mới.
Quyết định của DTC được phổ biến tới tất cả nhân viên trong bệnh viện [34].
Thuốc hạn chế sử dụng
DTC quy định hạn chế sử dụng một số thuốc nhất định trong DMTBV: thuốc
kháng sinh thế hệ 3,4 hay một số thuốc hóa trị liệu hoặc độc cho tế bào, thuốc có giá
thành cao, thuốc dễ bị sử dụng lạm dụng [34].
Sử dụng thuốc nằm ngoài DMTBV
DTC quy định mẫu đề nghị sử dụng thuốc ngoài DMTBV. Khoa Dược lưu lại
các biên bản đề xuất bao gồm tên bác sỹ đề nghị, tên và số lượng thuốc yêu cầu để
theo dõi sự tuân thủ DMTBV và đánh giá sự đáp ứng của DMTBV với MHBT và
cân nhắc có bổ sung thuốc vào DMTBV hay không [34].
Sử dụng thuốc mang tên generic


7


Thuốc mang tên generic là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát
minh được sản xuất khơng có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và
được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [6].
Các quyết định về lựa chọn thuốc phải dựa trên các bằng chứng y học lâm sàng, đạo
đức, luật pháp, quy tắc xã hội, chất lượng cuộc sống, các yếu tố kinh tế nhằm đạt
được kết quả tối ưu trong chăm sóc bệnh nhân. Nguyên tắc này được thực hiện tại
nhiều quốc gia: Australia, Hà lan, Canada, Mỹ. Đây là bước quan trọng nhất trong
quá trình xây dựng DMT [18].
Sau khi đã thiết lập được các quy định và quy trình, bước tiếp theo của DTC là xây
dựng hoặc lựa chọn các nhóm thuốc cho DMTBV. Trước khi xây dựng danh mục,
cần thu thập những dữ liệu cần thiết để phân tích các mơ hình sử dụng thuốc hiện
có. Các thơng tin cần thu thập trước khi xây dựng DMTBV: tổng giá trị tiền thuốc
đã sử dụng trong năm trước, tỷ lệ giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí của bệnh
viện, số lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện, giá trị của
thuốc bị huỷ trong năm, tên của 10 thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại
của thuốc đã được thu thập, số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử
dụng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã được thông tin [32].
Trong giai đoạn ba của quy trình xây dựng DMT, DTC cần xây dựng một cuốn cẩm
nang DMT. Thông tin trong cuốn cẩm nang nhằm giúp cán Bộ Y tế trong bệnh viện,
đặc biệt là bác sỹ hiểu được hệ thống DMT và chức năng của DTC [27].
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng DMT là duy trì DMT. Việc sử dụng
thuốc không hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi có một DMT lý tưởng. Hướng dẫn điều
trị chuẩn hay phác đồ điều trị là công cụ hiệu quả để tăng cường kê đơn hợp lý
[34]. Các điều tra sử dụng thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng giúp
DTC quản lý DMT và việc sử dụng thuốc trong bệnh viện hiệu quả hơn.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC

THUỐC BỆNH VIỆN

8


1.3.1. Tình trạng bệnh tật và Mơ hình bệnh tật (MHBT)
MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất
cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu
tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian
nhất định.
"Ở Việt Nam, về mặt mơ hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ
biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai "
MHBT của BV : Khơng giống mơ hình bệnh tật ở cộng đồng, bệnh viện (BV) là nơi
chữa bệnh (và khám bệnh) cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi BV có một
MHBT riêng. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có 2 loại MHBT BV :
▪ MHBT của BV chuyên khoa : chủ yếu là các bệnh chuyên khoa và các bệnh
thông thường
▪ MHBT của BV đa khoa : chủ yếu là các bệnh thông thường và các bệnh
chun khoa
Ngồi ra tùy theo tình trạng và tuyến của BV mà MHBT BV có thể thay đổi.
Căn cứ vào MHBT mà BV xây dựng cho mình một DMT phù hợp [3].
1.3.1.1. MHBT ở Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới, MHBT ở nước ta hiện
nay là đan xen giữa các bệnh nhiễm trùng và khơng nhiễm trùng, giữa cấp tính và
mạn tính. Các bệnh không lây, các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu
hướng gia tăng, cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết, nhất là các bệnh tim mạch, khối u,
sức khỏe tâm thần, chấn thương do tai nạn…[19]
Tuy nhiên, hiện nay MHBT đã có nhiều thay đổi, bảng 1.1 sau đây sẽ cho ta thấy
rõ hơn về MHBT ở Việt Nam [1][5][7][9][11] :
Bảng 1.1. Cơ cấu bệnh tật chung ở Việt Nam từ năm 2006 – 2010 (%)

Chương
Bệnh
Bệnh lây
Bệnh
không lây
Tai nạn,
chấn

Năm 2006
Mắc Chết
24,9 13,2
62,4 61,6

Năm 2007
Mắc Chết
25,7 15,4
60,7 60,1

Năm 2008
Mắc Chết
25,2 17,2
63,1 60,0

Năm 2009
Mắc
Chết
22,9
14,1
66,3
63,3


Năm 2010
Mắc
Chết
19,8
30,1
71,6
45,5

12,7

13,6

11,7

10,8

8,6

25,2

24,5

9

22,8

22,6

24,4



thương

Có sự thay đổi rõ rệt về MHBT từ năm 1986 đến năm 2010. Theo số liệu về cơ
cấu lượt KCB tại cơ sở y tế nhà nước trong Niên giám thống kê y tế năm 2010, xu
hướng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Nếu tỷ trọng
này năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62% và chỉ sau 5
năm, đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng thêm 10 điểm phần trăm, lên mức 72%.
Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt KCB
đối với người mắc bệnh truyền nhiễm. Tỷ trọng số lượt KCB liên quan đến tai nạn,
chấn thương, ngộ độc có xu hướng chững lại. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển
dịch mạnh sang các bệnh khơng lây nhiễm [13].
1.3.1.2 Mơ hình bệnh tật của bệnh viện
Bệnh viện là nơi khám và chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi
bệnh viện có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau, với đặc
điểm dân cư – địa lý khác nhau, đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong
các tuyến y tế khác nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai loại MHBT
bệnh viện theo hình 1.3
MHBT trong bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện xây dựng danh
mục thuốc phù hợp.
Mơ hình bệnh tật bệnh viện

Mơ hình bệnh tật của bệnh viện
đa khoa
(Gồm các bệnh thông thường và
bệnh chuyên khoa)

Mơ hình bệnh tật của viện chun
khoa, viện có giường bệnh

( Gồm các bệnh chủ yếu là bệnh
chuyên khoa và bệnh thơng thường)

Hình 1.1. Mơ hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện
1.3.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG)
"STG (phác đồ điều trị) là văn bản chun mơn có tính chất pháp lý nó được đúc
kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học

10


mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều cơng thức điều trị
khác nhau"
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) : Các tiêu chí của một STG về thuốc gồm :
-

Hợp lý : phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng

-

An tồn : khơng gây tai biến, khơng làm cho bệnh nặng thêm, khơng có
tương tác thuốc

-

Hiệu quả : dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định

-


Kinh tế : chi phí điều trị thấp nhất

Nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng điều trị nếu
như việc lựa chọn không dựa trên STG. Thật là lý tưởng nếu như DMT được xây
dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp. Ở nhiều nước trên
thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn những hướng dẫn điều trị hoặc
những tài liệu tương tự để tham khảo và sử dụng. Hình 1.3 chỉ ra mối quan hệ giữa
STG, DMT và những tác động của chúng đối với việc sử dụng và dự trữ thuốc [26].
Danh mục bệnh thường gặp

Lựa chọn điều trị
Danh mục thuốc và
hướng dẫn danh mục

Hướng dẫn điều

Chuẩn bị ngân sách
và cung ứng thuốc

Giám sát và đào tạo

Cải thiện sử dụng và khả năng
cung ứng

Hình 1.2. Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và
phịng bệnh

11



1.3.3. Danh mục thuốc thiết yếu (TTY)
Lịch sử ra đời danh mục thuốc thiết yếu :
Đầu năm 70 của thế kỷ XX, tình trạng sử dụng thuốc chưa hồn tồn hợp lý tại tất
cả các nước trên thế giới đã đến mức lo ngại, vì vậy Đại hội đồng Y tế thế giới đã
ủy nhiệm cho Tổ chức Y tế thế giới " xây dựng các biện pháp, mà qua đó chọn và
mua với giá cả hợp lý những thuốc thiết yếu có chất lượng đã được xác định, phù
hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia" Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo "Việc sử dụng
thuốc hợp lý ngay từ đầu tại các nước đang phát triển sẽ giúp các nước này tiết
kiệm được ngân sách lãng phí do lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc kém tác dụng".
Năm 1975, với nỗ lực của các chuyên gia Y tế của Tổ chức Y tế thế giới, khái niệm
TTY được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của tổ chức này. Năm 1977, với nỗ lực
của các chuyên gia Y tế của tổ chức Y tế thế giới, khái niệm TTY được hình thành
từ đại hội lần thứ 28 của tổ chức này. Năm 1977, danh mục đầu tiên gồm 200 loại
thuốc gọi là danh mục thuốc thiết yếu danh mục mẫu) được biên soạn và xuất bản.
Tính đến năm 1999, danh mục TTY đã 10 lần bổ sung sửa đổi và ban hành lại. Sự
thay đổi này ngồi mục đích cập nhật những thuốc mới cịn nhằm đáp ứng nhu cầu
thực tiễn trong công tác CSSK nhân dân. Tổ chức Y tế thế giới còn ban hành danh
mục ATC ( Anatomical Therapeutic Chemical Classification) gồm 14 phân nhóm,
phân loại theo giải phẫu – điều trị - hóa học nhằm tạo thuận lợi cho các quốc gia
xây dựng danh mục thuốc thiết yếu [24].
1.3.3.1. Danh mục thuốc thiết yếu
Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này ln có sẵn với số lượng
cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý.
Danh mục thuốc thiết yếu có đủ các chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh
thông thường. Tên thuốc trong danh mục đơn giản là tên gốc, dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa
chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin,
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và dễ quản lý [33].
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo và đưa ra DMTTY đầu tiên vào năm 1977 với
danh mục gồm 208 thuốc để điều trị một cách an toàn và hiệu quả cho các bệnh chủ


12


yếu.Và vào tháng 3 năm 2007 DMTTY lần thứ 15 đã được ban hành bởi ủy ban
chuyên gia của WHO [35].
◊ Lợi ích của việc giới hạn DMTTY [29]
▪ Cung ứng
-

Dễ dàng hơn trong mua sắm, bảo quản và phân phối

-

Lượng dự trữ ít hơn

-

Đảm bảo chất lượng tốt hơn

-

Pha chế theo đơn dễ dàng hơn

▪ Kê đơn
-

Đào tạo tập trung và vì thế dễ sử dụng hơn

-


Có nhiều kinh nghiệm hơn với một số lượng thuốc ít hơn

-

Khơng có nhiều các thay thế không hợp lý

-

Chú trọng đến thông tin thuốc

-

Dễ dàng nhận ra phản ứng không mong muốn của thuốc (ADR)

▪ Chi phí
-

Giả rẻ hơn, cạnh tranh nhiều hơn

▪ Việc sử dụng của người bệnh
-

Tăng cường các nỗ lực về giáo dục

-

Giảm nhầm lẫn và tăng cường sự gắn bó điều trị

-


Cải thiện sự sẵn có của thuốc (availability)

Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà
nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phịng và cho người
nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong danh mục TTY. Cơ quan quản lý nhà nước
xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành
thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế tập trung các hoạt động của
mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng
TTY, an toàn hợp lý phục vụ cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các cơ sở kinh
doanh thuốc của nhà nước và tư nhân phải đảm bảo danh mục TTY với giá thích
hợp, hướng dẫn sử dụng an tồn, hợp lý, hiệu quả.
Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng DMT chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

13


Tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám, chữa bệnh. Danh mục năm 2008 có 750 thuốc/ hoạt chất tân dược (chiếm gần
50% hoạt chất lưu hành trên thị trường) [21]. Danh mục này tiếp tục được sửa đổi,
bổ sung vào năm 2011 trong thông tư 31/2011/TT-BYT bao gồm 900 thuốc hay hoạt
chất, được sắp xếp theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học); được ghi theo tên
chung quốc tế và theo quy định của Dược thư Quốc gia Việt Nam. Đây là một danh
mục tương đối đầy đủ và rộng mở nếu so sánh danh mục nhiều nước trong khu vực
và trên thế giới.
1.3.3.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc của WHO
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mơ hình bệnh tật tại chỗ, trang
thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các nguồn lực tài
chính, các yếu tố môi trường, địa lý và di truyền. Tổ chức Y tế thế giới năm 1999 đã
xây dựng một số tiêu chí lựa chọn như sau [26] :

-

Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an
tồn thơng qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi tại
các cơ sở khám chữa bệnh.

-

Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng
như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng
nhất định.

-

Khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều
trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.

-

Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho tồn bộ
q trình điều trị chứ khơng phải chỉ tính theo đơn vị của từng thuốc. Khi mà
các thuốc khơng hồn tồn giống nhau thì khi lựa chọn cần phải tiến hành
phân tích hiệu quả - chi phí.

-

Trong một số trường hợp sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số các yếu tố
khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm tại địa
phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,

cung ứng.

14


-

Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất, những thuốc ở dạng đa
chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu
cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu
quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.

-

Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên biệt
dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Hội đồng thuốc và điều trị cần phải thống nhất một cách rõ ràng tất cả các
tiêu chí dựa trên những tiêu chí có sẵn của WHO để chọn thuốc làm sao đảm
bảo được quy trình lựa chọn khách quan và có cơ sở. Nếu thiếu cơ sở bằng
chứng thì các quyết định đưa ra rất có thể mang tính cá nhân hoặc thiếu
khách quan và điều này cũng sẽ gây khó khăn khi thuyết phục các thầy thuốc
kê đơn thực hiện danh mục thuốc. Các tiêu chí chọn thuốc cũng như toàn bộ
thủ tục đề xuất đưa thuốc vào danh mục thuốc phải được công khai. Không
phải tất cả các bằng chứng đều có sức thuyết phục như nhau. Mức độ tin cậy
của bằng chứng cần phải được xác nhận khi cơng khai các tiêu chí lựa chọn
và đưa ra quyết định [26].

1.3.4. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC)
Để hạn chế tình trạng sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý, một trong
những giải pháp là thành lập hội đồng thuốc và điều trị (DTC) tại các bệnh viện.

DTC là hội đồng nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc trong bệnh
viện. Hội đồng này bao gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khác nhau của bệnh
viện nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi
phí phù hợp thơng qua xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả và sử
dụng hợp lý an toàn [29]
Bộ Y tế đã ban hành thơng tư 21/BYT – TT. Thơng tư này có hiệu lực thi hành
từ ngày 08 tháng 08 năm 2013. Bãi bỏ Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4 tháng 7 năm
1997 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc
và điều trị ở bệnh viện [14].
Mục tiêu và mục đích của DTC

15


Mục đích : Mục đích của DTC là nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế
độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thơng qua việc xác định xem loại thuốc
nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng như thế nào.
Để đạt được mục đích trên, một DTC cần phải đạt được những mục tiêu sau :
Xây dựng và thực hiện một hệ thống DMT có hiệu quả kể về mặt điều trị cũng
như giá thành trong đó bao gồm các hướng dẫn điều trị thống nhất, một DMT và
cẩm nang hướng dẫn DMT.
Đảm bảo chi phí sử dụng những thuốc thỏa mãn cá tiêu chí về hiệu quả điều
trị, độ an tồn, hiệu quả - chi phí, chất lượng
Đảm bảo an tồn thuốc thông qua công tác theo dõi, đánh giá và trên cơ sở đó
ngăn ngừa các phản ứng có hại (ADR) và sai sót trong điều trị
Xây dựng và thực hiện những can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc
của các thầy thuốc kê đơn, dược sỹ cấp phát và người bệnh. Điều này đòi hỏi phải
thực hiện công tác điều tra và giám sát sử dụng thuốc
Chức năng và nhiệm vụ của DTC
DTC là một tổ chức được thành lập nhằm đánh giá sử dụng lâm sàng của

thuốc, phát triển các chính sách quản lý, sử dụng thuốc và quản lý danh mục thuốc.
DTC ra đời nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất
với chi phí phù hợp thơng qua xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá
cả ra sao và sử dụng như thế nào [30].
Để đạt được mục đích trên, WHO khuyến cáo hoạt động của DTC cần phải đạt
được những mục tiêu sau [34] :
Hội đồng tư vấn cho các bác sỹ, dược sỹ và các nhà quản lý
Xây dựng các chính sách thuốc
Đánh giá và lựa chọn thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện
Xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn
Phân tích sử dụng thuốc để nhận định các vấn đề
Tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao thực hành sử dụng
thuốc
Xử trí các phản ứng có hại

16


×