Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện can lộc năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.74 KB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN ANH TUẤN


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN CAN LỘC NĂM 2010


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I





HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN ANH TUẤN




ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN CAN LỘC NĂM 2010


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.73.20
Người hướng dẫn:
PGS. TS Nguyễn Thanh Bình


HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay, trước hết, cho phép tôi xin
được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Thanh
Bình – người thầy đã luôn ở bên cạnh chỉ bảo và dìu dắt tôi, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian vừa qua. Có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với thầy,
tôi đã được học hỏi và rèn luyện bản thân rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, các thầy cô tại tất cả các bộ môn trong trường Đại học
Dược Hà Nội đã dạy dỗ, bảo ban tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn chân thành nhất tới các anh chị đồng
nghiệp trong cơ qua
n, đặc biệt là khoa Dược, các anh chị phòng TCKT,
phòng KHTH bệnh viện ĐK huyện Can Lộc đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá

trình hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin được nói lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn
bè, những người luôn ở bên cạnh động vi
ên và giúp đỡ tôi trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
Hà Nội ngày tháng 8 năm 2013


Nguyễn Anh Tuấn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1 Các khái niệm
3
1.2 Hội đồng thuốc điều trị
5
1.2.1 Tổ chức của một HĐTĐT
5
1.2.2 Mục tiêu và mục đích của HĐTĐT
6
1.2.3 Chức năng và vai trò của HĐTĐT trong chu trình cung ứng thuốc 7
1.3 Quy trình xây dựng danh mục thuốc
8

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc XD DMT
8
1.3.2 Quy trình xây dựng danh mục thuốc chuẩn 9
1.4 Đôi nét về tình hình thực hiện DM
T BV trong những năm qua 13
1.5 Bệnh viện ĐK h
uyện Can Lộc 15
1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện
15
1.5.2 Về cơ cấu tổ chức 16
1.6 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trước đó và hướng mới của đề
tài….
16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI
ÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
17
2.1.1 Đối tượng nghi
ên cứu 17
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 17
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 17
2.2 Nội dung nghiên cứu
17
2.3 Phương pháp nghiên cứu
17

1
2.3.1 Thu thập số liệu: 17
2.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU 20

3.1 Phân tích quy trình xây dựng danh mục thuốc tại BV CL năm 2010
………………………………………………………………………20
3.1.1 Sơ đồ quy trình
20
3.1.2 Phân tích quy trình 21
3.2. Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc tiêu thụ tại BV CL
năm 2010……………………………………………………………… 30
3.2.1. Tính thích ứng với quy định của BYT
30
3.2.2 Tính thích ứng qua thực tế sử dụng
32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 44
4.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại BV CL năm 2010
44
4.2. Hoạt động lựa chọn xây dựng DMT BV
45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Phản ứng có hại của thuốc
BV Bệnh viện
BYT Bộ y tế
DMT Danh mục thuốc
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu

HĐTĐT Hội đồng thuốc điều trị
ICD Phân loại quốc tế bệnh tật
MHBT Mô hình bệnh tật
WHO Tổ chức y tế thế giới
XD Xây dựng
BVCL Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các thông tin mà BV thu thập được 21
Bảng 3.2: Cơ cấu tổ chức của HĐTĐT BVĐK Can Lộc 22
Bảng 3.3: Các yếu tố tác động đến quá trình lựa chọn thuốc
24
Bảng 3.4: Các nguồn thông ti
n BV sử dụng để đánh giá thuốc 25
Bảng 3.5: Cơ cấu DMT 2010 phân chia theo tác dụng dược lý 27
Bảng 3.6: Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTCY của BYT
30
Bảng 3.7: Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTTY lần V của BYT
31
Bảng 3.8: Mô hình bệnh tật của BV năm 2010
32
Bảng 3.9: Cơ cấu DMT tiêu thụ năm 2010 tại BV theo tác dụng dược lý 35
Bảng 3.10: Cơ cấu DMT tiêu thụ năm 2010 theo phương pháp ABC 37
Bảng 3.11: Cơ cấu các thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý 38
Bảng 3.12: Danh sách 12 khoản mục thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong
năm 2010… …………………………………………………………………39
Bảng 3.13: Kết quả phân tích cơ cấu các dạng thuốc tại BV năm 2010 40
Bảng 3.14: Kết quả phân tích cơ cấu khoản mục thuốc nội - ngoại tại BV…41
Bảng 3.15: Các hoạt chất sử dụng ngoài DMT năm 2010 41
Bảng 3.16: Các hoạt chất có trong DMT 2010 nhưng không được sử dụng 42


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vai trò của HĐTĐT trong chu trình cung ứng thuốc 8
Hình 1.2: Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc 9
Hình 3.1: Quy trình xây dựng DMT BVĐK Can Lộc năm 2010 20
Hình 3.2: Mẫu đơn xin bổ sung thuốc được sử dụng tại BVĐK Can Lộc 26
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu các chương bệnh trong MHBT BVCL năm 2010


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới, khoảng 70% chế phẩm thuốc trên thị trường là
các chế phẩm t
huốc nhái, sản phẩm ăn theo hoặc là thuốc không thiết
yếu.[18]. Ở Việt Nam những năm vừa qua, số lượng chế phẩm thuốc lưu hành
trên thị trường không ngừng gia tăng. Điều này kéo theo một thực tế, đó là
người kê đơn gặp khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa t
huốc, dẫn đến
dùng thuốc thiếu hợp lý, an toàn và hiệu quả, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến
huyện – nơi mà sự cập nhật các thông tin về các loại thuốc mới còn hạn chế.
Để khắc phục hiện tượng này, danh mục thuốc thiết yếu đã được Bộ Y tế Việt
Nam ban hành và định kỳ sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn nữa việc chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Song song với đó là hàng loạt những văn bản chỉ đạo
của Bộ Y tế như các thông tư, chỉ thị nhằm chấn chỉnh lại công tác cung ứng,
kê đơn và sử dụng thuốc trong BV. Đặc biệt, việc ban hành thông tư 08/
BYT
– TT ngày 4/7/1997 về việc thành lập Hội đồng thuốc điều trị đã cải thiện
đáng kể công tác Dược trong BV. Nhiệm vụ quan trọng hà
ng đầu của hội

đồng thuốc điều trị đó là xây dựng được một danh mục thuốc phù hợp với
bệnh viện mình. Trên cơ sở có được danh mục thuốc chủ yếu đó, bệnh viện sẽ
tiến hành mua sắm, cấp phát và giám sát sử dụng các thuốc trong danh mục.
Danh mục thuốc của mỗi bệnh viện sẽ khác nhau tùy theo đặc thù của bệnh
viện đó. V
à việc xây dựng được một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích to lớn cho bệnh viện nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung.
Do đó, hoạt động xây dựng danh mục thuốc là một bước then chốt và có vai
trò tiên quyết tới hiệu quả của việc cung ứng thuốc trong bệnh viện. Tuy
nhiên hiện nay, một điều đáng lo ngại là bước quan trọng này lại đang được
các bệnh viện quan tâm
chưa đúng mức, dẫn đến sự lãng phí về mặt kinh tế
cũng như chưa tối đa hóa được hiệu quả điều trị.[13].
Xuất phát từ thực tế đó, với mục đích góp phần nâng cao
chất lượng

1
cung ứng t
huốc trong bệnh viện, nâng cao vai trò của hội đồng thuốc điều trị
trong bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ĐK
huyện Can Lộc đó là:
“ Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ĐK
huyện Can Lộc năm 2010 ” nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
- Phân tí
ch quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ĐK huyện Can

Lộc năm 2010.
- Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc năm 2010 đã được xây
dựng.







2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Các khái niệm
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung cũng như phục vụ tính logic
của đề tài, chúng tôi xin trình bày một số khái niệm được sử dụng trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài đó là:
Mô hình bệnh tật (MHBT)
: MHBT của một xã hội, một cộng đồng,
một quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể
xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong
cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định.
“Ở Việt Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những
bệnh phổ biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai”
MHBT của BV: không giống m
ô hình bệnh tật ở cộng đồng, bệnh
viện(BV) là nơi chữa bệnh (và khám bệnh) cho người mắc bệnh trong cộng
đồng. Mỗi BV có một MHBT riêng. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có 2
loại MHBT BV:
 MHBT của BV chuyên khoa
: chủ yếu là các bệnh chuyên khoa và các
bệnh thông thường
 MHBT của BV đa khoa
: chủ yếu là các bệnh thông thường và các
bệnh chuyên khoa

Ngoài ra, tùy theo hạng và tuyến của BV mà MHBTBV có thể thay đổi.
Căn cứ vào MHBT mà BV xây dựng cho mình một DMT phù hợp.[3].
Hướng dẫn thực hành điều trị
: là văn bản chuyên môn có tính chất
pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một
khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành điều trị
có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau.[3].
Hướng dẫn thực hành điều trị là một căn cứ quan trọng để xây dựng
danh mục thuốc BV.

3
Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY) là danh mục những loại thuốc
thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc
này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào
chế thích hợp, giá cả hợp lý. [1]
DMTTY chính là trung tâm của chính sách quốc gia về thuốc và việc sử
dụng DMTTY góp phần cải thiện chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe
cũng như nguồn lực và chi phí thuốc men của quốc gia. Cù
ng với các quốc
gia trên toàn cầu, năm 1985 Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành DMTTY lần đầu
tiên gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực. Sau 5
lần sửa đổi, bổ sung, DMTTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo
quyết định số17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355
tên thuốc của 314 hoạt chất tân dược; 94 danh mục thuốc chế phẩm y
học cổ
truyền; danh mục cây thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản
hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt nam lần thứ V [14].
DMTTY là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở
khám, chữa bệnh.
Danh mục thuốc bệnh viện

(DMTBV)là kết quả của quá trình lựa chọn
thuốc. Nó chứa các thuốc được phê chuẩn để mua sắm và đưa vào sử dụng tại
cơ sở khám chữa bệnh cụ thể [16,18].
Cẩm nang danh mục thuốc bệnh viện
: là một quyển sách tham khảo
ngắn gọn, súc tích chứa những thông tin cơ bản về mỗi thuốc có trong
DMT. [18]
Hội đồng thuốc và điều trị
(HĐTĐT) là một diễn đàn để tập hợp tất cả
các bên có liên quan nhằm đưa ra quyết định về sử dụng thuốc và có thể duy
trì ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế từ tuyến
huyện (tại các cơ sở chăm sóc ban đầu) cho tới các bệnh viện lớn và các cơ sở
khám chữa bệnh tầm cỡ quốc gia. [16]
Phân loại nguồn thông tin:


4
Nguồn thông tin cấp I: là các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên
các tạp chí hoặc đưa lên mạng Internet, các báo chuyên m
ôn, khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm,…Các thông tin này thường do
tác giả công bố các kết quả nghiên cứu của mình mà không có sự can thiệp,
đánh giá của bên thứ hai.
Nguồn thông tin cấp II: bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc
các bài tóm tắt của các thông tin thuộc nguồn thông tin thứ nhất, được sắp xếp
theo các chủ đề nhất định.
Nguồn thông tin cấp III: là các thông t
in được xây dựng bằng cách tổng
hợp các thông tin từ hai nguồn thông tin trên. Các nguồn thông tin thứ ba
thường được công bố dưới dạng sách giáo khoa, các bản hướng dẫn điều trị

chuẩn,…[5,16]
Phân tích ABC/VEN:

Phân tích ABC là một phương pháp phân chia thuốc thành 3 nhóm: các
thuốc nhóm A gồm 10-20% số lượng thuốc nhưng chiếm khoảng 70-80%
tổng giá tiền tiêu thụ, các thuốc nhóm B (là những thuốc có mức độ sử dụng
trung bình) chiếm khoảng 10-15% tổng giá tiền và nhóm C có số lượng thuốc
chiếm 70-80% nhưng giá trị tiêu thụ chỉ dưới 10% tổng giá tiền. Phân tích này
được sử dụng để cơ sở y tế nhận biết và ưu tiên cân nhắc các thuốc nhóm A

trong việc lựa chọn và mua sắm.
Phân tích VEN là một hệ thống sắp đặt sự ưu tiên các thuốc theo tác
động điều trị của chúng: V – thuốc tối cần, E – thuốc thiết yếu, N – thuốc
không thiết yếu.[17]
1.2 Hội đồng thuốc điều trị:
1.2.1 Tổ chức của một HĐTĐT?
Ở những nước phát triển, thành lập một HĐTĐT là một việc làm
không

5
thể thiếu của mỗi bệnh viện, một HĐTĐT hoạt động hiệu quả sẽ giúp BV giải
quyết được nhiều vấn đề có li
ên quan tới việc sử dụng thuốc. Nhưng ở các
nước đang phát triển, HĐTĐT hầu như không tồn tại hay có tồn tại nhưng
hoạt động không hiệu quả. Nhìn thấy thực tế đó, Bộ Y tế Việt Nam đã ban
hành Thông tư 08/BYT-TT ngày 4/7/
1997 hướng dẫn việc tổ chức chức năng
nhiệm vụ của HĐTĐT của BV để thực hiện chỉ thị 03/BYT-CT ngày
25/2/1997 của Bộ trưởng BYT về việc chấn chỉnh công tác quản lý và sử
dụng thuốc tại BV:

 Tổ chức HĐTĐT:
- Giám đốc BV: Chủ tịch hội đồng
- Trưởng khoa dược: P
hó chủ tịch thường trực hội đồng
- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp: thư ký hội đồng
- Các phó giám đốc: gồm 2 người, ủy viên hội đồng
- Kế toán trưởng: ủy viên không thường trực hội đồng
- Điều dưỡng trưởng: ủy viên hội đồng
- Trưởng khoa nội, sản, ngoại, nhi, truyền nhiễm, phòng khám: ủy viên
hội đồng.
1.2.2 Mục tiêu và mục đích của HĐTĐT:
Mục đích của một HĐTĐT l
à nhằm đảm bảo cho người bệnh được
hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc xác định
xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng thế nào.
Để đạt được mục đích trên, một HĐTĐT cần phải đạt được những mục
tiêu sau:
- Xây dựng và thực hiện một hệ thống DMT có hiệu quả cả về mặt
điều trị cũng như gi
á thành trong đó bao gồm các hướng dẫn điều trị thống

6
nhất, một danh mục thuốc và cẩm
nang hướng dẫn DMT. Có thể nói đây là
mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất, quyết định tới hiệu quả hoạt động của
một HĐTĐT.
- Đảm bảo chỉ sử dụng những thuốc thỏa mãn các tiêu chí về hiệu quả
điều trị, độ an toàn, hiệu quả - chi phí và chất lượng
- Đảm bảo an toàn thuốc thông qua công tá
c theo dõi, đánh giá và trên cơ

sở đó ngăn ngừa các phản ứng có hại (ADR) và sai sót trong điều trị.
- Xây dựng và thực hiện những can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng
thuốc của các thầy thuốc kê đơn, dược sỹ cấp phát và người bệnh; Điều này
đòi hỏi phải thực hiện công tác và giám sát sử dụng thuốc.[16]
1.2.3 Chức năng và vai trò của HĐTĐT trong chu trình cung ứng
thuốc:
 Chức năng: Một HĐTĐT có thể có rất nhiều chức năng, các thành viên
phải quyết định lựa chọn ưu tiên cho từng chức năng cụ thể, và việc quyết
định các vấn đề ưu tiên đó có thể dựa tr
ên năng lực tại chỗ và cơ cấu tổ chức.
Một số chức năng của HĐTĐT được tó
m tắt như sau:
- Là hội đồng tư vấn cho các bác sỹ, dược sỹ và các nhà quản lý BV.
- Xây dựng các chính sách thuốc cho BV.
- Đánh giá và lựa chọn thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện. Có thể
nói rằng đây là chức năng quan trọng nhất của một
HĐTĐT. Thuốc được lựa
chọn phải dựa trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị chuẩn đã được xây
dựng và áp dụng tại bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh
 Vai trò của HĐTĐT trong chu trình cung ứng thuốc:

7















LỰA CHỌN
(Selection)
PHÂN PHỐI
(Distribution)
SỬ DỤNG
(Usage)
HĐTĐT
MUA
THUỐC
MUA BÁN
(Procurement)

Hình 1.1: Vai trò của HĐTĐT trong chu trình cung ứng thuốc

Nhìn vào chu trình cung ứng thuốc ở trên, ta thấy rằng HĐTĐT chỉ đảm
nhận 2 trong 4 khâu của chu trình, đó là khâu đảm bảo lựa chọn thuốc nhằm
xây dựng một hệ thống DMT hợp lý và khâu giám sát sử dụng thuốc trong
BV. HĐTĐT phải phối hợp nhịp nhàng với bộ phận chịu trách nhiệm mua
thuốc và phân phối, có như vậy trình cung ứng thuốc mới được vận hành một
cách trơn tru và hiệu quả.[16
]
1.3 Quy trình xây dựng danh mục thuốc:
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc XD DMT
Việc XD DMT man

g lại rất nhiều lợi ích cho BV, tựu chung lại đó là tiết
kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính đồng thời cải thiện chất lượng
chăm sóc y tế tại bệnh viện.[17] Do vậy, quy trình XD DMT chính là nền tảng
cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Chúng tôi xin khái quát
các yếu tố để xây dựng một DMT bệnh viện như sau:[13,14]

8














HĐTĐT BV
MHBT BV
DMTTY
DMT chữa bệnh chủ yếu sử
dụng tại cơ sở khám chữa bệnh
Hướng dẫn thực hành điều trị
(
Phác đồ điều tr
ị)

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
kinh phí…
Khả năng chi trả của người
bệnh; quỹ bảo hiểm y tế
DMT BV

Hình 1.2: Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc
1.3.2 Quy trình xây dựng danh mục thuốc chuẩn:[18]
Giai đoạn I: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Bước 1:
Giới thiệu khái niệm và có được sự ủng hộ
Đây là bước đầu tiên trong quy trình XD DMTBV. Trước hết cần phải
có một hệ thống thông tin được đưa ra như: ngân sách thuốc BV, tổng số chế
phẩm thuốc được sử dụng hàng năm, tổng giá trị các thuốc đã hết hạn năm
trước, danh sách các thuốc đắt nhất đã được sử dụng, bằng chứng về các
ADRs,… để các nhà quản lý BV thấy được lợi ích và v
ai trò to lớn của
DMTBV, từ đó quyết định tiến hành xây dựng một DMTBV và có kế hoạnh
thực hiện. Các đối tượng phù hợp để dành được nhiều sự ủng hộ gồm có: các
nhà quản lý y tế tại chính quyền các cấp trung ương và địa phương, đại diện
các tổ chức bảo hiểm y tế, các chuyên gia y tế hàng đầu và các ban cấp phép.


9
Bước 2: Thành lập HĐTĐT tại cơ sở:
Bước 3:
Phát triển các chính sách và thủ tục
Các chính sách và thủ tục nên bao trùm các lĩnh vực sau:
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc
- Thêm vào hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMTBV

- Các yêu cầu kê đơn
- Sử dụng thuốc ngoài DMT
- Giám sát ADRs
- Đánh giá sử dụng thuốc
- Sử dụng thuốc mang tính thăm dò
- Hoạt động thông tin thuốc
- Các quy tắc điều hành HĐTĐT.
Giai đoạn II: PHÁT TRIỂN DMT BV
Bước 4
: Phát triển hoặc lựa chọn cách phân loại điều trị
Có thể sử dụng các kiểu phân loại thuốc theo tác dụng điều trị, tác dụng
dược lý, cấu trúc hóa học hay theo các nguyên tắc phân loại bệnh tật,… tùy
theo mỗi BV.
Bước 5:
Thu thập các dữ liệu cần thiết nhằm phân tích các mô hình sử
dụng thuốc hiện hành. Đó là các dữ liệu sau đây:
A. Tỷ lệ bệnh tật: Liệt kê 50 chẩn đoán hoặc 50 lý do nhập viện nhiều
nhất trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
B. Thông tin thuốc có giá trị: Nên thu thập các thông tin thuốc đáng tin
cậy như trích từ các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng chứ không phải là
thông tin mang tính chất quảng cáo.
C. Danh sách tất cả các thuốc được mua sắm v
à sử dụng bởi cơ sở y tế
trong năm trước đó. Thông tin về thuốc bao gồm: tên, độ mạnh, dạng liều, giá
và số lượng đã sử dụng.
Bước 6:
Phân tích MHBT và mô hình sử dụng thuốc

10
Phân tích MHBT:


 Xếp thứ tự các chẩn đoán ở bước trước (50 chẩn đoán hay 50 lý do
nhập viện)
 Tính tỷ lệ phần trăm mỗi chẩn đoán đó trên tổng tỷ lệ bệnh tật. Loại trừ
các bệnh không cần điều trị bằng thuốc  danh sách 1.
 Sử dụng thông tin mua sắm thuốc, chọn các thuốc được điều trị cho 50
bệnh này, và tính % giá trị của chúng (theo bệnh) t
rên tổng ngân sách thuốc
 danh sách 2.
 So sánh danh sách 1 và 2 và đưa ra ý kiến về việc sử dụng thuốc có phù
hợp với mô hình bệnh tật hay không.
Tiến hành Phân tích ABC/VEN:
Bước 7
: Chỉ đạo việc xét duyệt nhóm thuốc và tạo một DMT nháp
Đây là bước quan trọng nhất bởi tại bước này, DMT chính thức gần
như được tạo ra. Việc xem xét lại các loại thuốc sẽ tác động đến cả vấn đề
điều trị cũng như vấn đề kinh tế. Do đó khi xem xét thuốc cũng cần xem xét
tới cả 2 khía cạnh: khía cạnh điều trị và khía cạnh kinh tế.
Khía cạnh điều trị: Cần tiến hành một chuyên khảo ngắn bao gồm những
thông tin sau:
- Phân loại thuốc
- Tên gốc – tên được p
hê chuẩn chính thức, nếu là chế phẩm phối hợp thì
tất cả các hoạt chất thành phần cũng phải là tên gốc
- Tên thương mại
- Xuất xứ của thuốc
- Các chỉ định của thuốc: nhằm đảm bảo tất cả các bệnh đều được điều trị
bởi các th
uốc có trong danh mục.
- Chống chỉ định

- Hiệu lực/dược lý học

11
- Tác dụng phụ: thuốc có càng ít tác dụng phụ càng tốt.
- Các vấn đề đã xảy ra khi sử dụng thuốc đó tại BV.
- Số lần đưa thuốc: xu hướng dùng các thuốc dùng ít lần/ngày.
- Độ dài điều trị: đợt điều trị càng ngắn thì chi phí điều trị càng giảm
- Đường đưa thuốc: thuốc uống t
hì rẻ hơn thuốc tiêm về cả giá thành lẫn
chi phí liên quan để đưa thuốc vào cơ thể.
- Thông tin dược động học.
- Các giám sát cần thiết.
- Các tương tác thuốc-thuốc và thuốc-thức ăn
- Tính sẵn có
- Các chất tương tự có thể th
ay thế thuốc này: liệt kê tất cả các chất
tương đồng về mặt điều trị với thuốc này và có thể loại trừ khi đưa v
ào DMT
- Các khuyến cáo hay lưu ý.
Khía cạnh kinh tế:một vài chi phí sau đây cần được xem xét:
- Chi phí thuốc cho cả đợt điều trị
- Chi phí đưa thuốc bao gồm chi phí y cụ như túi hay chai thuốc tiêm
tĩnh mạch, bơm tiêm, dây…
- Các chi phí liên quan đến các xét nghiệm, bao gồm các thiết bị theo dõi
và các thuốc thử.
- Các chi phí liên quan tới bảo quản nếu việc bảo quản trong điều kiện
đặc biệt là cần thiết.
- Các tác động có thể lên thời gian nằm v
iện.
BV nên xác định mục đích của DMT đó là: không những làm giảm

ngân sách thuốc đơn thuần mà còn phải giảm được tổng chi phí cần thiết
để điều trị các bệnh cụ thể.
Bước 8:
Phê chuẩn DMT chính thức được sử dụng tại BV
Bước 9
: Giáo dục các cá nhân trong BV về các chính sách và thủ tục sử
dụng các thuốc ngoài DMT, thêm hoặc bớt thuốc từ DMT. Ban hành và phê

12
chuẩn các quy trì
nh đó.
Giai đoạn III: PHÁT TRIỂN CẨM NANG DMT
Bước 10:
Quyết định xây dựng cẩm nang DMT thay vì DMT đơn thuần.
Cẩm nang DMT sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn rất nhiều so với DMT đơn
thuần. Quyển cẩm nang nên có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện khi mang theo
và tra cứu.
Bước 11:
Phát triển mục chính sách và mục thông tin chung trong cẩm
nang
Bước 12:
Phát triển các chuyên khảo thông tin thuốc cho cẩm nang. Các
chuyên khảo này có đầy đủ các thông tin cần thiết về thuốc và được BV sắp
xếp sao cho tiện tra cứu nhất có thể.
Bước 13:
Phát triển mục thông tin đặc biệt. Mục này sẽ khác nhau tùy
theo từng bệnh viện. Đó có thể là những thông tin như: hướng dẫn tính liều ở
khoa nhi (BV Sản Nhi), phương trình tính độ thanh thải creatinin (có thể
không có trong BV Mắt) hay danh sách các chế phẩm thuốc không chứa
đường(ở BV Nội tiết)…

Bước 14:
Phát triển các phụ lục tạo điều kiện cho việc sử dụng cẩm nang
Bước 15
: Xuất bản và phân phối quyển cẩm nang DMT
Giai đoạn IV: QUÁ TRÌNH DUY TRÌ DMT
Bước 16:
Phát triển và thực hiện hướng dẫn điều trị chuẩn.
Bước 17:
Thiết kế và chỉ đạo một chương trình đánh giá sử dụng thuốc
Bước 18:
Thiết kế và thực hiện một hệ thống giám sát ADRs
Bước 19:
Cập nhật DMT hoặc cẩm nang DMT
1.4 Đôi nét về tình hình thực hiện DMT BV trong những năm qua:
Từ khi có sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các BV đều phấn đấu xây dựng cho
riêng mình một DMT thông qua hoạt động của HĐTĐT.
Trong báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, các BV đều xây dựng
DMT dựa vào Danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY) ban hành kèm theo quyết

13
định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/
2008, DMTCY này đã được định kỳ
sửa đổi, bổ sung bao gồm 750 thuốc/hoạt chất (tăng 16% so với năm 2005),
tương đối mở rộng và đầy đủ hơn so với những năm trước đó. [13]. Về quy
trình xây dựng DMT, các BV đều căn cứ vào các yếu tố MHBT, kinh phí
bệnh viện, số liệu thu thập tai các khoa phòng để xây dựng một DMT phù
hợp. Các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong DMT của các BV đa khoa tuyến
trung ương như Bạch Mai, Trung ương quân đội
108,… vẫn là các thuốc
kháng sinh, kháng khuẩn và thuốc tiêu hóa, tương đối phù hợp với MHBT của

hệ thống BV đa khoa Việt Nam. Tại bệnh viện đa khoa Xanh pôn – Hà Nội
những năm gần đây, DMTBV có tới trên 96% số lượng thuốc nằm trong
DMTCY và khoảng 40% nằm trong DMTTY. Tỷ lệ thuốc kháng sinh, tim
mạch, tiêu hóa chiếm khoảng 78-80% tổng kinh phí mua thuốc toàn bệnh viện
và con số này phù hợp với MHBT của BV gi
ai đoạn đó.[17]
Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số
bệnh viện cho thấy, hiện nay việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn
nhiều vấn đề bất cập, thuốc đắt tiền và thuốc ngoại nhập vẫn còn chiếm một
tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là các thuốc kháng sinh đắt tiền (khoảng 56% –
58% tổng chi phí cho thuốc). Nguyên nhân là do điều trị bao vây và lạm dụng
kháng sinh phổ rộng, các kháng sinh mới, có hoạt lực kháng khuẩn mạnh.
Điều này sẽ làm
tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của
thuốc và tình trạng kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tiêu cực
của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong danh mục
thuốc của các bệnh viện thường có quá nhiều tên biệt dược khác nha
u của
cùng một hoạt chất, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng
cường sức đề kháng…Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng kê nhiều loại
thuốc cho người bệnh, đặc biệt là kháng sinh Cephalosporin thế hệ III, các
vitamin hay các thuốc chế phẩm Y học cổ truyền,… gây ra lạm dụng thuốc
trong điều trị, kéo theo khó khăn cho người m
ua thuốc, cấp phát thuốc và

14
giám
sát sử dụng thuốc. Giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động
trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh
viện. Giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt

bằng giá chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không
cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh
viện lại phải bổ sung thuốc khác vào danh mục t
huốc bệnh viện. Ngược lại,
do danh mục thuốc có quá nhiều chủng loại nên việc thuốc trúng thầu có được
sử dụng hay không còn tuỳ vào thói quen kê đơn của các bác sỹ.[14]
Từ thực trạng trên ta có thể thấy được hoạt động xây dựng DMT BV vẫn
chưa đư
ợc quan tâm đúng mức, dẫn đến công tác dược BV chưa thực sự hiệu
quả, lãng phí về mặt kinh tế cũng như nguồn lực. Do đó việc nghiên cứu hoạt
động XD DMT là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.5 Bệnh viện ĐK huyện Can Lộc:
1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện
Bệnh viện ĐK huyện Can Lộc là bệnh viện đa khoa tuyến huyện t
rực
thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh, thành lập từ năm 1991 theo quyết định số
175/UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với nhiệm vụ điều trị và chăm
sóc sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện nhà.
Đến nay, bệnh viện đã phát triển thành bệnh viện đa khoa tương đối
hoàn chỉnh với 150 giường bệnh và 12 khoa phòng với chức năng nhiệm vụ
chính đó l
à:
- Khám chữa bệnh
- Nghiên cứu khoa học
- Đào tạo cán bộ
- Hợp tác quốc tế
- Phòng bệnh
- Chỉ đạo tuyến
- Quản lý kinh tế y tế.


15
1.5.2 Về cơ cấu tổ chức:
- Bệnh viện đóng tại Thị trấn Nghèn - Huyện Can Lộc –Tĩnh Hà Tĩnh và
một phòng khám ĐK khu vực tại Ngã ba Đồng Lộc.
- BV được giao 150 giường kế hoạch, tổ chức thành 6 khoa lâm sàng, 3
khoa cận lâm sàng, 3 phòng chức năng.
- Tổng số cán bộ công chức: 140 trong đó có 1CKII, 8 CKI, 32 Bác sĩ.
1.6 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trước đó và hướng mới của
đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều đề t
ài nghiên cứu về vấn đề cung ứng thuốc
trong BV. Các BV được nghiên cứu ngày một đa dạng hơn, ngoài các bệnh
viện tuyến trung ương như BV đa khoa Sant-Paul, BV Trung Ương quân đội
108, còn có các BV tuyến tỉnh như BV Kiến An – Hải phòng, BV tỉnh Thanh
hóa,…Các đề tài này đều tập trung phân tích cả 4 khâu trong chu trình cung
ứng thuốc đó là: lựa chọn thuốc, mua sắm, cấp phát và cuối cùng là sử dụng
thuốc t
rong BV. Trong bước đầu tiên, các đề tài đều đã mô tả được quy trình
XD DMT của BV, tuy nhiên, mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả mà chưa phân tích, đánh giá quy trình đó, từ đó nổi bật lên vai trò to lớn
của HĐTĐT tại BV. BV CL cũng đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt động
cung ứng thuốc tại cơ sở. Đây là một BV đa khoa tuyến huyện vùng đồng
bằng bán sơn địa với dân số trên 140.000, tập trung số lượng bệnh nhân lớn
nhất tỉnh, do đó hoạt động cung ứng thuốc ở đây cũng diễn ra mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên, liệu việc lựa chọn thuốc của BV đã thực sự hợp lý hay chưa, v
ai
trò của HĐTĐT đã được phát huy hết hay chưa thì vẫn chưa có đề tài nào

nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ lỗ hổng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm cung

cấp những kết quả khả quan, từ đó góp phần nâng cao vai trò của HĐTĐT, cải
thiện hoạt động cung ứng thuốc trong các BV hiện nay.

16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI
ÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh viện ĐK huyện Can Lộc: Hội đồng thuốc điều trị BVCL, Danh
mục thuốc BVCL
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:
- Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bệnh viện ĐK huyện Can Lộc
2.1.3 Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2012 đến 10/2012
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích quy trì
nh xây dựng DMT mà BVCL đã thực hiện năm 2010.
- So sánh việc xây dựng DMT BVCL với quy trình chuẩn của WHO, từ
đó rút ra nhận xét.
- Đánh giá tính thích ứng của DMT BVCL đã xây dựng năm 2010 thông
qua:
o Quy định của BYT
o Phân tích mô hình sử dụng thuốc tại BVCL năm 2010
o Hoạt động quản lý DMT
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thu thập số liệu:
 Sử dụng phương phá
p mô tả hồi cứu, thu thập các số liệu tại BV năm
2009 mà HĐTĐT sử dụng để xây dựng DMT năm 2010. Đó là

o Các hồ sơ, biên bản, báo cáo của HĐTĐT trong các cuộc họp năm
2010.
 Phỏng vấn chuyên gia thông qua bộ câu hỏi: Phỏng vấn Trưởng khoa
Dược BVCL - thông qua bộ câu hỏi có sẵn nhằm thu thập thêm những thông
tin sâu.

17

×