Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi ngữ văn lớp 9 vào 10 tham khảo sưu tầm bồi dưỡng ôn thi (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.5 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I/ Đọc- hiểu văn bản (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Ngữ văn 9, tập II, tr70, NXB Giáo dục, 2005)
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Em có nhận xét gì về sự
chuyển động của cảnh vật qua những từ láy đó?
c. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.
Phần II/ Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) với chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là
một niềm hạnh phúc lớn”.
Câu 2: (5.0 điểm)
… Thuyền ta lái gió với buồm trăng Ta hát bài ca gọi cá vào.
Lướt giữa mây cao với biển bằng. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Biển cho ta cá như lòng mẹ
Dàn đang thế trận lưới vây giằng. Nuôi lớn đời ta từ thuở nào.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Cá song lấp lánh đước đen hồng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
(Trích “Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận.
Ngữ văn 9, tập 1 tr 139, NXB Giáo dục 2005)
Hãy phân tích hình ảnh người lao động đánh cá trên biển trong đoạn thơ trên. Từ đó,


em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của ngư dân trong việc bảo về chủ quyền biển đảo quê
hương.
……… …. HẾT ……………….
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên chữ ký của giám thị 1 ………………………………………………………
Họ và tên chữ ký của giám thị 2 ……………………………………………………… SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I/ Đọc- hiểu văn bản (3.0 điểm)
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Sang thu? Tác giả Hữu Thỉnh. (Mỗi ý 0,5 điểm)
b. Những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: dềnh dàng, vội vã. Nhận xét về sự
chuyển động của cảnh vật qua những từ láy đó: sự chuyển động vừa chậm (hoặc chầm
chậm …) vừa nhanh (hoặc hối hả…). (Mỗi ý 0,5 điểm)
c. Nội dung của đoạn thơ:Miêu tả sự chuyển giao của đất trời thật kì diệu. Tất cả cảnh
vật đều hiện lên vẻ đẹp riêng, đó là một mùa thu dịu dàng mà xôn xao đã đến. (1.0 điểm)
Phần II/ Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Học sinh có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo số câu qui định (từ 7 đến 10 câu,
đảm bảo về hình thức và nội dung của đoạn văn nghị luận với chủ đề: “Được sống trong
tình yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn” với các ý cơ bản sau:
- Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là một phương
diện quan trọng nói lên bản chất đời sống con người.
- Sống trong tình yêu thương, mỗi người sẽ thấu hiểu những nét đẹp đẽ của gia đình,
người thân, đồng loại và của chính mình, là động lực giúp mỗi người sống tốt đẹp
hơn, có thêm niềm tin sức mạnh.
- Nếu sống thiếu tình thương, con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương

hướng.
- Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc lớn của mọi người.
• Biểu điểm
- Điểm 2.0: Trình bày đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt
- Điểm 1.5: Đảm bảo các yêu câu trên nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1.0: Viết được đoạn văn nghị luận xã hội nhưng chưa đảm bảo được các ý cơ
bản theo yêu cầu
- Điểm 0.5: Bài viết đoạn văn nhưng không hiểu đề, viết lan man hoặc quá sơ sài
- Điểm 0: Không viết được gì
Câu 2: (5.0 điểm)
• Yều cầu về kĩ năng:
Hiểu đề, bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận về đoạn thơ. Biết phân tích dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc. Không
mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả…
• Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài có hai yêu cầu:
+ Phân tích đoạn thơ.
+ Liên hệ thực tế.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm “ Đoàn thuyền đánh cá”, đoạn trích và hình
ảnh những ngư dân đánh cá giữa biển đêm.
2. Phân tích đoạn thơ
- Những ngư dân say sưa làm việc trong tiếng hát thâu đêm với niềm phấn khởi tự
hào (về cuộc đời mới, về sự chuyển mình của đất nước, về sự giàu đẹp của biển
cả….)
- Họ lao động giữa sóng gió muôn trùng với sự nhiệt tình, với niềm lạc quan tin tưởng
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Đoạn thơ Đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giưa thiên nhiên
và con người lao động. Đoạn thơ còn có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh
bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,

lạc quan.
3. Liên hệ
Với ngư dân, nghề biển là nghề cha truyền con nối, biển đảo là quê hương của hàng trăm
họ hàng trăm năm nay, họ lớn lên ở biển, sống với biển. Những khó khăn của ngư dân là
vừa lao động mưu sinh kiếm sống vừa trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của
tổ quốc. Đối với họ, ra khơi không chỉ vì miếng cơm manh áo cho cuộc sống hằng ngày
mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
4. Khẳng định hình ảnh những người ngư dân lao động trên biển trong đoạn thơ thật đẹp,
thật đáng trân trọng. Hình ảnh của họ chính là vóc dáng của dân tộc một thời hào
hùng.
• Biểu điểm
- Điểm 5.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể có vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4.0: Đáp ứng được phần lớn những yêu câu trên, bố cục rõ rang, mạch lạc, còn
vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3.0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý
chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 2.0: Bài viết có nội dung nhưng chưa rõ ràng mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1.0: Bài viết sơ sài thiếu nhiều ý, diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều lỗi…
………………………………….Hết …………………………………
Lứu ý:
+ Hướng dẫn chấm trên đây chỉ có tính chất định hướng, những gợi ý cơ bản, tổ chấm
thảo luận, thống nhất cách cho điểm hợp lý. Khuyến khích bài viết có sáng tạo.

+ Điểm toàn bài không làm tròn số

×