Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực tiễn áp dụng BHTG tại các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.33 KB, 15 trang )

PHỤ LỤC
Trang
Phần mở đầu………………………………………………………………… 1
Phần nội dung
I. Pháp luật chung về Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam ( BHTG)…………... 2
1. Cơ quan thực hiện BHTG………………………………………………2
2. Về đối tượng tham gia BHTG…………………………………………. 3
3. Về người được bảo hiểm và khoản tiền gửi được bảo hiểm…………..3
4. Về mức phí bảo hiểm tiền gửi…………………………………………..4
5. Về giới hạn bảo hiểm tiền gửi…………………………………………..6
II.Thực tiễn áp dụng BHTG tại các ngân hàng thương mại…………….. 6
III. Đánh giá, nhận xét:
1. Về những mặt đạt được…………………………………………………8
2. Những mặt hạn chế……………………………………………………. .10
3. Những thách thức………………………………………………………..11
4. Hướng giải quyết………………………………………………………..12
Phần kết luận………………………………………………………………. 15
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm đối với hoạt ngân hàng,được thực hiện
từ rất sớm ở nhiều nước.Bảo hiểm tiền gửi hiện nay có 1 vị trí,vai trò hết sức quan
trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng,đây là 1 trong các biện pháp bảo đảm
an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàngThực tế ở các nước cho
thấy,khi có bảo hiểm tiền gửi ra đời hoạt động có hiệu qur,thì số lượng các ngân hàng
bị tuyên bố phá sản đã giảm đi rõ rệt.Bởi vì,nhờ có bảo hiểm tiền gửi đã ngặn chặn sự
đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng,góp phần duy trì sự phát triển
ổn định,an toàn cho các tổ chức tín dụng.Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà quyền và lợi
ích hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo và từ đó các tổ chức tín dụng đã tạo
dựng được niềm tin cho người gửi tiền,nhiều người dân có tiền đã tích cực gửi tiền
vào các tổ chức tín dụng,qua đó các tổ chức tín dụng huy động nhiều vốn nhàn rỗi
trong xã hội để cho vay và làm dịch vụ ngân hàng khác,hiệu quả hoạt động của các tổ


chúc tín dụng đã tăng rõ rệt,nền kinh tế đất nước phát triển,xã hội ổn định
Sau đây ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thực tiễn áp dụng về hoạt động bảo hiểm tiền gửi
tại các ngân hàng thương mại.
2
PHẦN NỘI DUNG
I. Pháp luật chung về bảo hiểm tiền gửi ở VN :
Sự phát triển của nền kinh tế VN đã đặt ra yêu cầu phải có những quy định chặt
chẽ và kịp thời đối với hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Khi Quốc hội
thông qua 2 đạo luật quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng : Luật ngân hàng (1997) và
Luật các tổ chức tín dụng thì vấn đề BHTG được nghiên cứu nghiêm túc hơn. Sau
một thời gian nghiên cứu, mô hình bảo hiểm tiền gửi đã được hình thành theo Nghị
định số 89/NĐ – CP/1999. Đến ngày 09/11/1999 Thủ tướng chính phủ ra quyết định
số 218/1999/QĐ - TTg thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Nghị định số
89/NĐ - CP ra đời cùng với NĐ số 109/2005/NĐ –CP sửa đổi bổ sung một số điều
của NĐ 89/1999/NĐ – CP, thông tư 03/206/ TT –NHNN hướng dẫn một số nội dung
tại NĐ số 89/1999/NĐ- CP và NĐ số 19/2005/NĐ –CP đã tạo ra môi trường pháp lý
góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng nói chung và
Ngân hàng thương mại nói riêng.
1. Về cơ quan thực hiện bảo hiểm tiền gửi:
Bảo hiểm tiền gửi VN là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm
tiền gửi đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, là tổ chức có tư cách pháp
nhân, có vốn điều lệ do Nhà nước cấp là 1000 tỉ đồng Việt Nam và được bổ sung từ
nguồn thu phí hàng năm. bảo hiểm tiền gửi Việt Nam độc lập về tài chính, được tự
chủ trong quá trình hoạt động. Là tổ chức do Nhà nước thành lập và cấp vốn vì mục
đích bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng qua đó tạo niềm tin cho người gửi tiền,
giúp cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc huy động vốn nhàn rổi trong xã hội, trên
cơ sở đó góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế đất nước. Chính vì vậy, bảo
hiểm tiền gửi VN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn các loại thuế
theo quy định của pháp luật. bảo hiểm tiền gửi VN được mở tài khoản tại Ngân hàng
3

nhà nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; có bảng cân đối tài khoản và
được lập các quỹ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm tiền gửi VN là tổ chức thuộc sở hữu nhà nước. Đây là mô hình phù hợp với
tình hình Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện của hệ thống Ngân hàng, tổ chức tín
dụng chưa thực sự lớn mạnh và còn nhiều rủi ro; vai trò của hiệp hội Ngân hàng chưa
thực sự đủ mạnh để đứng ra liên kế với các Ngân hàng trong cơ chế tự bảo vệ ; lòng
tin của người dân vào hệ thống tín dụng ngân hàng chưa cao thì nhà nước phải đứng
ra thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi của nhà nước để chi trả cho người dân là việc
làm hợp lý.
2. Về đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi:
Điều NĐ 89/ 1999/ NĐ – CP, Điều 1 NĐ 109/2005 / NĐ – CP quy định: “Các tổ
chức tín dụng và các tổ chức không phải tín dụng được phép thực hiện một số hoạt
động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá
nhân, tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc”. Quy định này cho thấy phạm
vi đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là tương đối rộng. Mọi tổ chức tín dụng
không phân biệt tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước hay tổ
chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các tổ chức không phải là tổ chức
tín dụng có nhận tiền gửi đều trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trên
thực tế, đa số ngững quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi đều quy định các tổ chức
tín dụng và các tổ chức có huy động tiền gửi tự nguyện của cá nhân phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi bắt buộc Vì thế, có thể thấy quy định của pháp luật VN đã tương đối
phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện sự bình đẳng trong nghĩa vụ, đảm bảo quyền
lợi của người gửi tiền ở những tổ chức có nhận tiền gửi. Là nghĩa vụ bắt buộc nên về
mặt nguyên tắc không một tổ chức nào có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân mà
không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4
3. Về người được bảo hiểm và khoản tiền gửi được bảo hiểm:
Nếu trước đây “Tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi” ( Điều 3 NĐ số 89/1999/NĐ – CP). Thì bây giờ “
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá

nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trừ các trường hợp sau đây:
 Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên
10% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó
 Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng
giám đốc ( Giám đốc), phó tổng giám đốc ( phó giám đốc) của tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi đó
 Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền
 Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của ngân hàng
Nhà nước VN
( Khoản 2 Điều 1 NĐ 109/2005/ NĐ – CP)
Theo đó diện người được bảo hiểm cũng rộng hơn: Người được bảo hiểm
không chỉ riêng cá nhân nữa mà còn bao gôm cả hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp
tư nhân và công ty hợp danh.
Hiện nay theo Điều 20 khoản 9 Luật các tổ chức tín dụng quy định:
“Số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không thời
hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác”. Trong khi đó, loại tiền gửi được bảo
hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, tiền gửi không chỉ giới hạn ở loại tiền
gửi được khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng mà còn bao gồm cả tiền gửi tại các tổ
chức không phải tổ chức tín dụng được phép nhận tiền gửi. Như vậy, khái niệm tiền
gửi được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều. Vì thế, để tránh những cách hiểu và áp
dụng không thống nhất, về mặt lập pháp cũng cần quy định rõ ràng loại tiền gửi của tổ
chức, cá nhân nào của tổ chức cá nhân được bảo hiểm.
5
4. Về mức phí bảo hiểm tiền gửi:
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải
nộp cho tổ chức tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi để thực hiện bảo hiểm cho số tiền gửi
của khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm.
Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn tài chính quan trọngđể đảm bảo cho tổ chức bảo
hiểm thực hiện hoạt động của mình.

Tỉ lệ phí bảo hiểm có thể được áp dụng theo 2 loại là đồng hạng hoặc không đồng
hạng. Thông thường khi xây dựng và áp dụng chính sách bảo hiểm tiền gửi căn cứ
vào mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng, sự minh bạch của thị trường tài chính
tiền tệ cũng như mức độ rủi ro của nó.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng năm tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải
nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi VN một khoản phí bằng 0,15% tính trên số dư tiền
gửi bình quân của các loại tiền được bảo hiểmtại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Số phí bảo hiểm được tính và thu 4 lần 1 năm. Mức phí 0,15% được áp dụng đồng bộ
cho tất cả các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng cho thấy, phí bảo hiểm tiền
gửi đồng hạng chỉ phù hợp khi hoạt động ngân hàng còn chưa thật sự phát triển,
khoảng cách về rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là
không lớn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, sự
cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng và sự phát triển của hoạt động ngân hàng cho
thấy rõ sự khác biệt về năng lực tài chính và mức độ rủi ro của các tổ chức này. Do
vây mức phí bảo hiểm tiền gửi phải thể hiện rõ sự chênh lệch dựa trên mức độ rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khuyến khích các tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi tăng cường năng lực quản trị rủi ro để được hưởng mức
phí bảo hiểm tiền gửi thấp ; tăng cường sự ổn định an toàn tài chính cũng như tránh
được những rủi ro đạo đức.
Nghị định 109/ 2005/ NĐ – CP đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để áp dụng mức phí
không đồng hạng bằng việc quy định khả năng điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi
6

×