Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiềm năng phát triển của các công ty tài chính tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.73 KB, 23 trang )

Trờng đại học ngoại thơng
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
----------------------------------
Tiểu luận
Tài chính - tiền tệ
Đề tài:
Tiềm năng phát triển của các công ty
tài chính tại việt nam
Sinh viên : Trịnh Hùng Cờng
Lớp : Anh 5 - K46C - KTĐN

Hà Nội, 06/2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
Chương 1: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ
CÁC LOẠI H̀NH CÔNG TY TÀI CHÍNH................................................................4
1.1. Khái niệm ...........................................................................................................4
1.2.Vị trí, vai trò của các Công ty Tài chính...............................................................4
1.3. Các loại hình Công ty Tài chính chủ yếu hiện nay..............................................5
1.3.1. Công ty Tài chính bán hàng (SALE FINANCE COMPANY) ....................5
1.3.2. Công ty Tài chính tiêu dùng (CONSUMER FINANCE COMPANY)........5
1.3.3. Công ty Tài chính kinh doanh (BUSINESS FINANCE COMPANY) ........5
Chương 2: TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM........................................................................................7
2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt
Nam trong thời gian qua.............................................................................................7


2.2. Một số Công ty Tài chính tại Việt Nam .............................................................8
2.2.1. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).....................8
2.2.2. Công ty Tài chính cô ng nghiệp tàu thuỷ ..............................................11
2.2.3. Công ty Tài chính Cao su (RFC)................................................................12
2.2.4. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PruFC).......................................12
2.2.5. Công ty Tài chính SG VietFinance (SGVF) ..............................................14
2.2.6. Mô hình ngân hàng – Công ty Tài chính ...................................................15
2.3. Kết luận chung về tình hình, thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính tại
Việt Nam trong thời gian vừa qua............................................................................17
Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI
CHÍNH TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ..............18
3.1 Dự báo tình hình phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong tương
lai..............................................................................................................................18
3.2 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các Công ty Tài chính ở
Việt Nam...................................................................................................................19
KẾT LUẬN..............................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................22
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh
mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao của thế giới. Trong sự phát triển vượt bậc
ấy, không thể không kể đến công lao của các kênh lýu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.
Các kênh tài chính này đóng vai trò to lớn trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực
của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Đến lượt nó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng kéo theo sự phát
triển của cả hệ thống tài chính nói chung và của thị trường tài chính, trung gian tài chính
nói riêng. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hệ thống tài chính Việt Nam trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các trung
gian tài chính.

Các trung gian tài chính với những ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên
nghiệp và các dịch vụ tài chính đặc thù ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc lýu
chuyển vốn trong nền kinh tế. Sự phát triển của kênh dẫn vốn gián tiếp này được biểu
hiện qua một thực tế rằng ngày càng nhiều các loại hình trung gian tài chính ra đời và
hoạt động tại Việt Nam; một trong số đó là các Công ty Tài chính. Đây là một loại hình
trung gian tài chính khá mới ở nước ta và đã có sự tăng nhanh về số lượng trong 10 năm
trở lại đây. Vậy vấn đề đặt ra là, các Công ty Tài chính này đã thành lập và đang hoạt
động như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu Việt Nam có phải là một mảnh đất giàu
tiềm năng phát triển cho loại hình trung gian tài chính này?...
Xuất phát từ những mối quan tâm đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Tiềm năng phát
triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt
Nam trong thời gian qua, tiểu luận đưa ra dự đoán về sự phát triển của các Công ty Tài
chính trong thời gian; từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy
nhanh sự phát triển đó.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
3
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có các nhiệm vụ sau đây:
1 Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của Công ty Tài chính và các loại hình Công
ty Tài chính.
2 Nghiên cứu một số Công ty Tài chính điển hình từ đó phác hoạ một bức tranh
toàn cảnh về thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam
trong thời gian qua.
3 Dựa trên xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tiểu luận đưa ra dự
báo về sự phát triển của các Công ty Tài chính trong tương lai.
4 Từ những mặt hạn chế đã rút ra trong phần nghiên cứu thực trạng, tiểu luận
đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các Công ty Tài
chính trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số Công ty Tài chính đã thành lập và
đang hoạt động tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu về các Công ty Tài chính, tiểu luận chỉ bao gồm việc phân tích
các khía cạnh sau: mục đích hoạt động, các gói sản phẩm và dịch vụ tài chính, đối
tượng khách hàng, mức độ dễ dàng tiếp cận của khách hàng đến các gói sản phẩm
và dịch vụ tài chính.
Phạm vi thời gian nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây (1998 – 2009)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Tiểu luận là dựa trên quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra, Tiểu luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như
tổng hợp – phân tích, đối chiếu – so sánh, hệ thống hoá.
4
Chương 1:
KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CÁC
LOẠI H̀NH CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm
Các trung gian tài chính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái
phiếu, hay thương phiếu. Các Công ty Tài chính cung ứng chủ yếu các loại tín dụng
trung và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dùng vay tiền để mua sắm đồ đạc, xe hơi, tu bổ
nhà hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ vay. Ngoài ra, các Công ty Tài chính còn thực hiện
các dịch vụ cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quý... [1,83]
Nếu như hoạt động của các ngân hàng thương mại chủ yếu là tập hợp các khoản
tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn, thì các Công ty Tài chính lại huy động
những khoản tiền lớn rồi chia ra để ho vay những khoản nhỏ. Một điểm khác biệt nữa
là Công ty Tài chính không được huy động các dạng tiền gửi như ngân hàng thương

mại cũng như không được thực hiện các dịch vụ thanh toán. [1,84]
Hay như Nghị định của Chính phủ số 79/2002/NĐ – CP ngày 04 tháng 10 năm
2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính có đưa ra định nghĩa: Công ty Tài
chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có,
vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn
về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật,
nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
1.2.Vị trí, vai trò của các Công ty Tài chính
Vị trí: Công ty Tài chính là một loại hình trung gian tài chính. Cùng với các loại
hình trung gian tài chính khác tạo nên kênh dẫn vốn gián tiếp (hay kênh tài chính gián
tiếp) có chức năng dẫn vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn bằng cách tập
hợp các khoản vốn nhàn rỗi lại rồi cho vay. Kênh tài chính gián tiếp lại kết hợp với kênh
dẫn vốn trực tiếp (thị trường tài chính) tạo nên một khâu quan trọng của hệ thống tài
chính. Đến lượt nó, khâu tài chính này lại kết hợp với 3 khâu tài chính cơ bản là tài
chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình tạo nên một hệ thống tài
chính hoàn bị. Như vậy, Công ty Tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài
chính của một quốc gia.
5
Vai trò: Các Công ty Tài chính góp phần tạo thêm 1 kênh dẫn vốn cho nền kinh tế,
đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Từ
đó góp phần tích cực vào việc phát triển hệ thống tài chính nói riêng và kinh tế Việt
Nam nói chung.
1.3 Các loại hình Công ty Tài chính chủ yếu hiện nay
1.3.1. Công ty Tài chính bán hàng (SALE FINANCE COMPANY)
Các Công ty Tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua
các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó. Tín dụng được cấp
dưới hình thức: các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mẫu
do Công ty Tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho Công ty Tài
chính. Như vậy, khoản nợ của khách hàng đối với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã

chuyển thành khoản nợ của khách hàng đối với Công ty Tài chính. Các Công ty Tài
chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập
nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình. VD: GENERAL MOTORS
ACCEPTANCE. [1,84]
1.3.2. Công ty Tài chính tiêu dùng (CONSUMER FINANCE COMPANY)
Công ty Tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia
đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng dưới hình thức trả góp
định kỳ hoặc cấp thẻ tín dụng. Các Công ty Tài chính loại này có thể do các ngân hàng
thành lập nên hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần. [1,84].
Các khoản vay của loại hình Công ty Tài chính này khá rủi ro nên công ty
thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Khách hàng của các Công ty Tài chính tiêu dùng vì vậy cũng là những người không thể
tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất
cao hơn thông thường.[1,84]
1.3.3. Công ty Tài chính kinh doanh (BUSINESS FINANCE COMPANY)
Công ty Tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình
thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ FACTORING và FORFATING) – Công ty cấp tín
6
dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của doanh nghiệp; Cho
thuê tài chính (Nghiệp vụ LEASING) – Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các
máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; v.v... [1,85]
Một cách phân loại khác được quy định theo theo Điều 3, Nghị định của Chính
phủ số 79/2002/NĐ – CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty
Tài chính. Theo đó các Công ty Tài chính được chia thành 5 loại hình như sau:
* Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
* Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân
cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
* Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do
một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy

định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
* Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn
góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam
và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp
đồng liên doanh.
* Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập
bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
7
Chương 2:
TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM
2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt
Nam trong thời gian qua
Có một thực tế là thị trường tài chính Việt Nam chưa thật phát triển dẫn đến trình
độ chuyên môn hoá của các tổ chức tín dụng chưa cao. Lâu nay, một số mảng sản phẩm
vốn được coi là thuộc khu vực kinh doanh của các Công ty Tài chính thì vẫn đang được
các ngân hàng cung cấp. Có thể thấy rõ điều này khi tiến hành nghiên cứu các gói sản
phẩm và dịch vụ của các ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) là một ví dụ điển hình. Hiện nay AGRIBANK đang
phục vụ đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ở các mảng: Cho vay cá nhân, bảo
lãnh, tiết kiệm và đầu tư, thẻ Agribank, Mobile Banking, thanh toán quốc tế, bao thanh
toán, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng
khoán, kinh doanh mỹ nghệ, dịch vụ du lịch. Trong lĩnh vực cho vay cá nhân, ngân hàng
này có cung cấp gói sản phẩm cho vay trả góp. Dễ dàng nhận thấy, hai nghiệp vụ bao
thanh toán và cho thuê tài chính là những nghiệp vụ đặc trưng của loại hình Công ty Tài
chính kinh doanh còn cho vay trả góp là nghiệp vụ chính của các Công ty Tài chính bán
hàng và tiêu dùng. Sự khác biệt ở đây chính là tính chuyên nghiệp cũng như trình độ
chuyên môn hoá giữa các ngân hàng và các Công ty Tài chính. Một câu hỏi đặt ra là tại
sao các Công ty Tài chính không được lập ra để thực hiện những nghiệp vụ chuyên biệt

này? Câu trả lời xuất phát từ một thực tế rằng thị trường tài chính Việt Nam chưa thật
phát triển. Điều đó có nghĩa là trong bối cảnh như vậy thì những lĩnh vực kinh doanh
vốn thuộc về các Công ty Tài chính vẫn là những “mảnh đất mầu mỡ” cho các ngân
hàng khai phá. Trong một quy mô nào đó thì điều này là hợp lý song vượt quá quy mô
đó thì dường như các ngân hàng trở nên quá tải. Bằng chứng là các ngân hàng không thể
đáp ứng được “cơn khát vốn” của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công ty, các
tập đoàn... Đó chính là lý do khiến hầu hết tập đoàn kinh tế và tổng công ty đều lập ra
các Công ty Tài chính thành viên hoạt động theo mô hình “công ty mẹ, công ty con”,
hoặc góp vốn cổ phần với vai trò là cổ đông lớn nhất trong các Công ty Tài chính cổ
8
phần.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, các Công ty Tài chính hoạt động tương tự
như ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác
để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ… Yêu cầu về vốn
điều lệ thì chỉ cần tối thiểu 300 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 1.000 tỷ đồng đối với
Ngân hàng. Hơn nữa, với hoạt động tín dụng tiêu dùng và vay tín chấp thì rủi ro nợ xấu
khá thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các Công ty Tài chính.
Ngoài ra, do nhìn thấy được tiềm năng to lớn của thị trường, nhiều tập đoàn dịch
vụ tài chính lớn trên thế giới đã đẩy mạnh việc thành lập các Công ty Tài chính tại Việt
Nam.
2.2. Một số Công ty Tài chính tại Việt Nam
2.2.1. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000
với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam”. Ngày 18/03/2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài
chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ Công ty 100% vốn Nhà
nước lên Tổng Công ty cổ phần. Điều này đã thay đổi căn bản cơ chế hoạt động và quản
lý doanh nghiệp. Điều kiện thuận lợi, nền tảng phát triển để PVFC đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh, đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành Tập đoàn Tài chính.

PVFC hoạt động ở 5 mảng lớn, đó là: đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp, thu
xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ tài chính cá nhân và kinh doanh tiền tệ.
Trong hoạt động thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, PVFC cung cấp các gói sản
phẩm và dịch vụ sau: thu xếp vốn, bảo lãnh, bao thanh toán, đồng tài trợ, uỷ thác cho
vay, nhận uỷ thác cho vay, tín dụng cho các tổ chức kinh tế. Mảng dịch vụ tài chính cá
nhân bao gồm huy động vốn cá nhân; tín dụng cá nhân (cho vay trả góp đảm bảo bằng
lương, cho vay thế chấp tài sản, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay mua nhà trả
góp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ); mua bán kỳ hạn.
* Bao thanh toán: PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán
hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ
9

×