Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 108 năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NI

B Y T

Lương thị thanh huyền

PHN TCH HOT NG QUN LÝ SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NI

B Y T

Lương thị thanh huyền

PHN TCH HOT NG QUN LÝ SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ
: 60720412



Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Sơn Nam

HÀ NỘI 2013


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tơi
tới:
TS. Nguyễn Sơn Nam
Người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội.
- Phòng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Tập thể các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Trường Đại học
Dược Hà Nội.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn.
- Ban Giám đốc, tập thể cán bộ, nhân viên khoa Dược, Hội đồng thuốc và
điều trị, Phòng kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
HỌC VIÊN

Lương Thị Thanh Huyền



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN . 3
1.1.1. Lựa chọn: ....................................................................................... 3
1.1.2. Mua thuốc: ..................................................................................... 4
1.1.3. Cấp phát:........................................................................................ 6
1.1.4. Sử dụng thuốc: ............................................................................... 7
1.2. QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÔNG TÁC CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN............................................................................... 8
1.2.1. Một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện ................... 8
1.2.2. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân trong quá
trình sử dụng thuốc. ............................................................................... 12
1.2.3. Vài nét về mơ hình bệnh tật ....................................................... 12
1.2.4. Thực trạng sử dụng thuốc thuốc tại các bệnh viện ........................ 15
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 ...... 20
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện ......................................... 20
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và biên chế tổ chức khoa Dược Bệnh viện
TƯQĐ 108 ............................................................................................ 22
1.3.3. Tổ chức cơ cấu nhân lực khoa Dược ............................................ 23
1.3.4. Cơ sở vật chất khoa Dược ............................................................ 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................. 25
2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................... 25
2.3.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012 .............. 25
2.3.2. Khảo sát một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2012 ............................................................................ 26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 27
2.4.1. Phương pháp mô tả hồi cứu: ........................................................ 27

2.4.2. Phương pháp mô tả tiến cứu......................................................... 27


2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................ 27
2.5.1. Từ nguồn tài liệu sẵn có ............................................................... 27
2.5.2. Quan sát trực tiếp các hoạt động: ................................................. 27
2.6. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................... 28
2.6.1. Cỡ mẫu: ....................................................................................... 28
2.6.2. Phương pháp chọn mẫu:............................................................... 28
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................. 29
2.7.1. Phân tích ABC ............................................................................. 29
2.7.2. Phân tích VEN ............................................................................. 30
2.7.3. Phân tích ma trận ABC/VEN ....................................................... 31
2.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 32
3.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012
.................................................................................................................. 32
3.1.1. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2012
.............................................................................................................. 32
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2012 ............ 33
3.1.3. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN .... 41
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III ......................... 44
3.2. Khảo sát một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 năm 2012 ..................................................... 46
3.2.1. Quản lý sử dụng danh mục thuốc bệnh viện ................................ 46
3.2.2. Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện qui chế chuyên môn trong
chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án. ....................................................... 52
3.2.3. Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện qui chế chuyên môn trong
đơn thuốc ngoại trú ................................................................................ 59
3.2.4. Hoạt động bình bệnh án, đơn thuốc .............................................. 64

3.2.5. Khảo sát hoạt động quản lý thuốc trong giao phát thuốc .............. 65
3.2.6. Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng ............................... 73
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 79
4.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012
.................................................................................................................. 79


4.2. Khảo sát một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2012 .............................................................................. 81
4.2.1. Quản lý sử dụng danh mục thuốc bệnh viện ................................ 81
4.2.2. Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện qui chế chuyên môn trong
chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án ........................................................ 84
4.2.3. Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện qui chế chuyên môn trong
đơn thuốc ngoại trú ................................................................................ 86
4.2.4. Hoạt động bình bệnh án, đơn thuốc .............................................. 87
4.2.5. Hoạt động quản lý thuốc trong giao phát thuốc ............................ 87
4.2.6. Hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng ................................... 88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 89
Kết luận ................................................................................................... 89
Đề xuất ..................................................................................................... 90


Danh mục các Ký HIệU, chữ viết tắt
ADR

Adverse drug Reactions (Phản ứng có hại)

BGĐ

Ban Giám đốc


BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

CNK

Chủ nhiệm khoa

CQY

Cục Quân y

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

GTTT

Giá trị tiêu thụ

HĐT&ĐT


Hội đồng thuốc và điều trị

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

LS

Lâm sàng

MHBT

Mơ hình bệnh tật

SLTT

Số lượng tiêu thụ

TƯQĐ

Trung ương Quân đội

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2000 – 2006 ...... 15
Bảng 1.2: Tiền thuốc đã sử dụng tại các tỉnh, thành phố năm 2008, 2009 ..... 17
Bảng 1.3. Nhân lực khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 ................................. 23
Bảng 3.1. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012 .................... 32
Bảng 3.2. Số lượng và chi phí các nhóm thuốc sử dụng năm 2012 ............... 34
Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo qui chế chuyên môn ........................ 37
Bảng 3.4. Thuốc trong danh mục, ngoài danh mục thuốc chủ yếu ................ 38
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần................................ 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc sử dụng theo thuốc nội, thuốc ngoại........................... 39
Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc mang tên generic và tên biệt dược.............................. 40
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo khối điều trị ....................................... 41
Bảng 3.9. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC ............. 42
Bảng 3.10. Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phân loại VEN .............. 43
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .......... 44
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nhóm I, II, III theo tác dụng dược lý .............. 45
Bảng 3.13. Số lượng thuốc bổ xung vào danh mục, thuốc không sử dụng và sử
dụng ngoài danh mục BHYT ........................................................................ 49
Bảng 3.14. Số lượng các thuốc đặc biệt sử dụng trong DMTBV .................. 51
Bảng 3.15. Thực hiện qui định của danh mục thuốc bệnh viện. .................... 51
Bảng 3.16. Cơ cấu bệnh nhân theo tuổi, giới ................................................ 52
Bảng 3.17. Số ngày điều trị trung bình theo chuyên khoa ............................. 53


Bảng 3.18. Số thuốc điều trị trung bình theo chuyên khoa ............................ 54
Bảng 3.19. Tỷ lệ chi phí sử dụng thuốc Vitamin, thuốc bổ trợ so với tổng chi
phí thuốc ...................................................................................................... 55
Bảng 3.20. Thực hiện các chế độ trong bệnh án ........................................... 56

Bảng 3.21. Các nhóm thuốc sử dụng nhiều trong bệnh án (n=400) ............... 58
Bảng 3.22. Thực hiện qui chế khi sử dụng thuốc gây nghiện. ....................... 58
Bảng 3.23. Ghi thông tin bệnh nhân ............................................................. 60
Bảng 3.24. Ghi tên thuốc trong đơn thuốc .................................................... 61
Bảng 3.25. Ghi hướng dẫn sử dụng trong đơn .............................................. 62
Bảng 3.26. Kinh phí sử dụng thuốc ngoại trú theo đối tượng ........................ 63
Bảng 3.27. Các nhóm thuốc sử dụng nhiều trong đơn thuốc ......................... 63
Bảng 3.28. Số thuốc trung bình đơn ............................................................. 64
Bảng 3.29. Kết quả bình bệnh án trong năm 2012 ........................................ 65
Bảng 3.30. Kết quả công tác cấp phát thuốc. ................................................ 72
Bảng 3.31. Kết quả hoạt động thông tin thuốc năm 2012. ............................ 74
Bảng 3.32. Số liệu về tư vấn thuốc năm 2012 ............................................... 76
Bảng 3.33. Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng .............................. 77
Bảng 3.34. Kết quả hoạt động của tổ dược lâm sàng năm 2012 .................... 78


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ở bệnh viện. ........................................... 3
Hình 1.2. Chu trình mua thuốc ....................................................................... 6
Hình 1.3. Chu trình cấp phát thuốc ................................................................. 7
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ..................... 21
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108 .......................... 23
Hình 3.1. Tỷ lệ sử dụng kinh phí các nhóm thuốc ........................................ 35
Hình 3.2. Tỷ lệ thuốc trong danh mục, ngoài danh mục thuốc chủ yếu ......... 38
Hình 3.3. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................................... 39
Hình 3.4. Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại.......................................................... 40
Hình 3.5. Tỷ lệ thuốc điều trị nội trú, ngoại trú ............................................ 41
Hình 3.6. Tỷ lệ theo chủng loại và chi phí các nhóm thuốc A, B, C.............. 42
Hình 3.7. Tỷ lệ theo chủng loại và chi phí nhóm V, E, N ............................. 43
Hình 3.8. Qui trình quản lý sử dụng danh mục thuốc nội trú ........................ 47

Hình 3.9. Sơ đồ cấp phát thuốc ngoại trú ...................................................... 67
Hình 3.10. Sơ đồ cấp phát thuốc nội trú tại Bệnh viện TƯQĐ 108 ............... 68
Hình 3.11. Sơ đồ pha chế thuốc ung thư tại Bệnh viện TƯQ Đ 108 ............. 71
Hình 3.12. Qui trình cung cấp và xử lý thơng tin thuốc tại khoa Dược ......... 74
Hình 3.13. Sơ đồ thực hiện tư vấn sử dụng thuốc cho khoa lâm sàng ........... 75


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một yếu tố không thể thiếu trong q trình chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Tuy nhiên sử dụng thuốc và quản lý việc sử dụng thuốc như thế
nào vẫn đang là vấn đề nan giải cho các nhà quản lý. Trên thế giới, thị trường
dược phẩm phát triển mạnh mẽ giúp cho các nhà chuyên mơn có thêm nhiều
lựa chọn về thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Các cơ quan
quản lý như cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Hiệp hội
Dược phẩm Châu Âu cũng quản lý ngày càng chặt chẽ việc cấp phép thuốc
đưa vào điều trị.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thị trường dược phẩm phát
triển mạnh mẽ, đa dạng về chủng loại. Việc quản lý giá, cấp số đăng ký cho
các sản phẩm thuốc của Bộ Y tế vẫn còn nhiều yếu điểm để các nhà cung ứng
khai thác. Bên cạnh đó, do tác động của cơ chế thị trường làm cho việc sử
dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều
đáng lo ngại: lạm dụng biệt dược trong điều trị, giá thuốc khơng kiểm sốt
được, kháng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, việc kê đơn không phải là thuốc
thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao… Đó là một trong những
nguyên nhân chính làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm
sóc sức khỏe và uy tín của bệnh viện [10], [15]. Vì vậy quản lý sử dụng thuốc
tại bệnh viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng khám, chữa bệnh và chăm lo sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108) là bệnh viện hạng
đặc biệt của nhà nước và là bệnh viện tuyến cuối của Quân đội. Hàng năm,

kinh phí sử dụng thuốc tại bệnh viện rất lớn, do vậy việc sử dụng thuốc hợp
lý, phù hợp với mơ hình bệnh tật của bệnh viện sẽ góp phần tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

1


Xuất phát từ thực tế với mong muốn nâng cao chất lượng quản lý sử
dụng thuốc của Bệnh viện Trung ương Qn đội 108, chúng tơi tiến hành đề
tài:
“Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 năm 2012”. Với 2 mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2012.
2. Khảo sát một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 năm 2012.
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, từ đó đưa ra một số kiến nghị
và lựa chọn những hình thức hợp lý trong quản lý sử dụng thuốc đem lại hiệu
quả cao nhất.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
Quá trình cung ứng thuốc trong bệnh viện là một chu trình kép kín
được thể hiện ở hình 1.1.

LỰA CHỌN


SỬ DỤNG

Các lĩnh vực
quản lý khác
liên quan

MUA SẮM

CẤP PHÁT
Dịng lưu chuyển các hoạt động
Đường phối hợp
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ở bệnh viện.
Chu trình cung ứng thuốc theo 4 bước lựa chọn, mua sắm, cấp phát, sử
dụng là chu trình khép kín, đó là q trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến
người sử dụng là bệnh nhân và chính kết quả sử dụng trên bệnh nhân sẽ là cơ
sở vững chắc cho quá trình cung ứng tiếp theo.
1.1.1. Lựa chọn:
Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ lựa chọn thuốc để xây dựng
danh mục thuốc bệnh viện. Việc này được thực hiện dựa trên một số điều kiện
cụ thể của bệnh viện như: mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, danh mục thuốc
thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc bảo hiểm y tế, nhu cầu
của các khoa phòng và điều kiện kinh phí của bệnh viện; trải qua các bước:
3


Bước 1: Lập một danh mục các vấn đề sức khỏe và mơ hình bệnh tật
theo thứ tự ưu tiên điều trị trong bệnh viện và xác định phương án điều trị cho
từng trường hợp cụ thể.
Bước 2: Dự thảo, lấy ý kiến góp ý và hồn thiện danh mục thuốc:
Các khoa phịng trong bệnh viện góp ý vào danh mục thuốc. Hội đồng

thuốc và điều trị xem xét, rà sốt, cân nhắc các ý kiến góp ý và cung cấp
thông tin phản hồi về việc lựa chọn hay không lựa chọn các thuốc được yêu
cầu bổ sung hay loại bỏ. Đối với từng bệnh cụ thể cần xác định phương án
điều trị ban đầu phù hợp dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị được xây dựng
trong nước và bệnh viện để cuối cùng thống nhất và phổ biến nội dung danh
mục thuốc.
Bước 3: Xây dựng qui định và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc
gồm:
- Đối tượng sử dụng danh mục thuốc.
- Những qui định để bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc.
- Thủ tục cho việc đưa ra yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh
mục thuốc trong trường hợp bất thường hoặc khẩn cấp (ví dụ thuốc khơng
nằm trong danh mục thuốc được ủy quyền kê đơn trong trường hợp bệnh nhân
cụ thể).
Bước 4: Hướng dẫn sử dụng danh mục và giám sát thực hiện.
Tất cả nhân viên trong bệnh viện phải được tập huấn về danh mục
thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị đưa ra các tiêu trí kiểm tra, giám sát thực
hiện danh mục thuốc [9], [29].
1.1.2. Mua thuốc:
Mua thuốc là một phần rất quan trọng trong quản lý cung ứng thuốc ở
tất cả các mức độ chăm sóc sức khỏe. Mua thuốc là một q trình để đảm bảo
chắc chắn luôn đúng thuốc, đúng số lượng, sẵn có mọi lúc, cho đúng bệnh

4


nhân với giá hợp lý và chất lượng đảm bảo. Qui trình mua thuốc tốt trước hết
cần xác định đúng mục tiêu, tạo được niềm tin, kiểm soát được nguồn cung
ứng, đánh giá đúng năng lực của các nhà cung ứng, lựa chọn chiến lược mua
sắm thích hợp, đánh giá được lâm sàng cũng như hiệu quả đầu ra [36].

Quá trình mua thuốc khơng đảm bảo đúng qui định sẽ ảnh hưởng đáng
kể tới chất lượng thuốc, gây thất thoát nguồn kinh phí. Nhiều nghiên cứu cho
rằng mua thuốc là một trong những hoạt động dễ nảy sinh tham nhũng nhất
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe [40], [41].
Hội đồng thuốc và điều trị phân chia chức năng và trách nhiệm mua
thuốc: (lựa chọn, xác định số lượng, chi tiết kỹ thuật của thuốc, lựa chọn nhà
cung cấp và đánh giá gói thầu, thực hiện hợp đồng mua thuốc) theo những qui
định được ban hành chính thức, giám sát và đảm bảo qui trình mua thuốc
được tiến hành theo đúng qui định. Quá trình mua thuốc hiệu quả đảm bảo
cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và tiêu chuẩn chất
lượng được thừa nhận. Quá trình được bắt đầu khi có dự trù mua thuốc của
năm và kết thúc khi thuốc đã kiểm nhập vào kho của khoa dược. Q trình
này được mơ tả trong hình 1.2:

5


Đánh giá lại quá trình lựa
chọn thuốc

Xác định nhu cầu thuốc

Thu thập thơng tin sử
dụng

Cân đối nhu cầu và chi
phí mua thuốc

Thanh toán


Lựa chọn phương thức
mua

Nhận và kiểm tra
thuốc

Lựa chọn nhà cung ứng

Thỏa thuận, ký kết
hợp đồng

Đặt hàng

Hình 1.2. Chu trình mua thuốc
1.1.3. Cấp phát:
Qui trình cấp phát thuốc cụ thể tại mỗi bệnh viện được xây dựng dựa
trên điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực của khoa Dược, được khái qt hóa
theo sơ đồ hình 1.3: [29], [35].

6


Mua thuốc

Thơng tin tiêu thụ
thuốc

Nhận thuốc, kiểm tra kiểm
sốt hàng tồn kho


Phát thuốc cho bệnh
nhân

Bảo quản

Phát thuốc cho điều
dưỡng

Yêu cầu lĩnh thuốc

Hình 1.3. Chu trình cấp phát thuốc
1.1.4. Sử dụng thuốc:
Sử dụng là bước cuối cùng của chu trình cung ứng thuốc, nó thể hiện
kết quả của hoạt động quản lý cung ứng thuốc tốt hay kém vì mục đích cuối
cùng của hệ thống quản lý cung ứng là sử dụng thuốc cho đúng bệnh nhân,
các bước lựa chọn, mua sắm, cấp phát thích hợp là tiền đề cho sử dụng thuốc
hợp lý.
Sử dụng thuốc hợp lý nghĩa là đảm bảo cho bệnh nhân nhận được thuốc
thích hợp với tình trạng bệnh lý của họ và với liều phù hợp với từng cá thể
người bệnh (đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian). Vì vậy sử dụng
thuốc hợp lý bao gồm kê đơn đúng, cấp phát đúng và đảm bảo tuân thủ dùng
thuốc của người bệnh [29].
Trong công tác khám, chữa bệnh, việc chẩn đoán bệnh và kê đơn điều
trị có vị trí rất quan trọng, hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào công tác

7


này. Do vậy yêu cầu tất cả các bác sỹ điều trị phải tuân thủ nghiêm ngặt qui
chế chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị do Bộ Y tế qui định [33].

- Chẩn đoán đúng: Là tất yếu khách quan của việc kê đơn đúng. Ngày
nay, khoa học và công nghệ y học tạo điều kiện tốt cho chẩn đốn chính xác…
Tuy nhiên cũng cần chú ý tránh lạm dụng cơng nghệ cao trong chẩn đốn lâm
sàng và cận lâm sàng.
- Kê đơn: Là việc quyết định thuốc nào cần thiết cho bệnh nhân, liều
dùng, cách dùng và thời gian điều trị.
- Đóng gói dán nhãn và giao phát thuốc: Là quá trình chuẩn bị và phân
phối thuốc đến bệnh nhân trong quá trình điều trị trên cơ sở đơn thuốc.
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị: Các bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ và
nhân viên y tế giáo dục người bệnh thường xuyên về điều trị hợp lý và các
thuốc sử dụng có ý nghĩa đáng kể tới cải thiện kết quả điều trị. Người bệnh
hiểu được hiệu quả điều trị là phải dùng đúng chỉ dẫn và thực hiện theo y lệnh
của thầy thuốc.
1.2. QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÔNG TÁC CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN
1.2.1. Một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
1.2.1.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc
Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Bộ Y tế về
việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã yêu cầu:
“đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các
cơ sở khám chữa bệnh, không để người bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong
danh mục thuốc chủ yếu” [7]. Để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh mục
thuốc bệnh viện (DMTBV), Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần duy trì
danh mục thuốc bệnh viện bằng cách thường xuyên rà soát để kịp thời cập

8


nhật thuốc mới, phác đồ điều trị mới, tránh tình trạng danh mục thuốc bệnh
viện sẽ trở thành một bộ sưu tập thuốc cũ và kém hiệu quả [29].

Giám sát thực hiện danh mục thuốc là giám sát việc tuân thủ các qui
định sử dụng danh mục thuốc về:
- Đối tượng sử dụng danh mục thuốc.
- Những qui định và thủ tục để bổ xung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh
mục thuốc.
- Thủ tục cho việc yêu cầu sử dụng các thuốc không nằm trong danh
mục thuốc [29].
1.2.1.2. Giám sát việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc
Nguyên nhân sai sót trong khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất đa
dạng, phức tạp có thể do trình độ chuẩn đốn bệnh, hiểu biết về thuốc, do tác
động tiêu cực của thị trường chi phối… nên muốn quản lý việc kê đơn, chỉ
định dùng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm cần yêu cầu bác sĩ thực
hiện đúng các qui định của bệnh viện và của nhà nước:
+ Thực hiện đúng qui chế kê đơn.
+ Kê đơn trong danh mục đã được bệnh viện xây dựng.
+ Qui trình kê đơn và sử dụng thuốc của bệnh viện.
+ Thực hiện các phác đồ điều trị, hội chẩn điều trị sử dụng thuốc.
+ Luôn rút kinh nghiệm kê đơn với nhiều biện pháp như: việc bình
đơn thuốc, sinh hoạt về thơng tin thuốc (hội thảo khoa học), các tiến bộ về
nghiên cứu phát minh, đánh giá lâm sàng trong điều trị thuốc mới và thuốc đã
sử dụng tiến hành định kỳ trong bệnh viện là không thể thiếu được. Nhằm
đảm bảo kê đơn chỉ định dùng thuốc theo nguyên tắc: đúng thuốc, đúng người
bệnh, đúng bệnh, đúng liều, đúng cách và đúng dạng.

9


1.2.1.3. Giao phát thuốc
Trong bệnh viện, giao nhận, cấp phát thuốc do khoa Dược và điều
dưỡng của các khoa lâm sàng thực hiện. Để tránh xảy ra sai sót trong khâu

cấp phát trước khi cấp phát thuốc nhân viên cấp phát thuốc phải thực hiện :
“Ba kiểm tra, ba đối chiếu” [6].
Ba kiểm tra:
- Phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng
- Bao bì, nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc
Ba đối chiếu;
- Tên thuốc trong đơn
- Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao
1.2.1.4. Thực hiện sử dụng thuốc theo y lệnh
Theo mơ hình tổ chức của ngành y tế nước ta hiện nay, việc thực hiện
sử dụng thuốc theo y lệnh là nhiệm vụ của các điều dưỡng viên, bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân. Trong đó, các điều dưỡng viên giữ vai trò quan trọng.
Điều dưỡng viên trước khi cho người bệnh dùng thuốc phải thực hiện: “ Ba
kiểm tra, năm đối chiếu” [6].
Ba kiểm tra:
- Họ tên người bệnh, giường bệnh
- Tên thuốc
- Liều lượng dùng
Năm đối chiếu:
- Người bệnh, số giường
- Nhãn thuốc
- Đường dùng thuốc

10


- Chất lượng thuốc
- Thời gian, thời điểm dùng thuốc

Đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân cần phổ biến cho họ tầm
quan trọng và lợi ích của việc thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. Đồng thời
điều dưỡng chăm sóc người bệnh phải đảm bảo thực hiện đúng các qui định
sau: phải công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng bệnh nhân; thuốc của
bệnh nhân được phân liều: sáng, chiều, tối đựng trong hộp có nghi rõ tên bệnh
nhân và thời gian dùng thuốc; Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc
quá liều qui định phải thận trọng hỏi lại bác sỹ điều trị.
1.2.1.5. Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng
Các dược sỹ bệnh viện là người chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin
thuốc cho thầy thuốc kê đơn giúp họ lựa chọn thuốc cho đúng người, đúng
bệnh, đúng cách dùng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu [33]. Dược sỹ lâm sàng
hướng dẫn kiểm tra điều dưỡng việc thực hiện đúng y lệnh cũng như thông tin
thuốc cho bệnh nhân, những người dùng thuốc ngoại trú và người nhà chăm
sóc bệnh nhân là những người cùng tham gia vào thực hiện phác đồ điều trị
của thầy thuốc.
Thực hiện dược lâm sàng trong bệnh viện, dược sỹ khoa Dược tư vấn
cùng bác sỹ điều trị lựa chọn thuốc phù hợp cho từng người bệnh, đồng thời
triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại (ADR: Adverse Drug
Reactions) của thuốc, giới thiệu thuốc mới. Do đó, cơng tác thơng tin thuốc và
dược lâm sàng được thực hiện tốt trong bệnh viện sẽ góp phần khơng nhỏ
trong việc sử dụng thuốc hợp lý, phịng tránh, khắc phục được những tác dụng
có hại trong quá trình sử dụng thuốc. Do vậy, để đảm bảo cung cấp thơng tin
thuốc đến người sử dụng có hiệu quả cần phải đào tạo dược sỹ ở 2 chuyên
nghành: dược sỹ lâm sàng và dược sỹ thông tin thuốc [33].

11


1.2.2. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân trong quá
trình sử dụng thuốc.

Trong bệnh viện, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sỹ,
dược sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình
sử dụng thuốc và quyết định hiệu quả sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc không
hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng chi phí cho
người bệnh và giảm hiệu quả điều trị. Những vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc:
- Lựa chọn thuốc không phù hợp, không xem xét các tiêu chí như hiệu
quả điều trị, hiệu quả chi phí hoặc nguồn cung ứng.
- Thực hiện kê đơn không theo hướng dẫn kê đơn và điều trị chuẩn.
- Thực hiện cấp phát khơng đúng dẫn đến sai sót trong điều trị.
- Người bệnh không tuân thủ điều trị và ý kiến tư vấn của thầy thuốc
[29].
Như vậy, sử dụng thuốc hợp lý bao gồm kê đơn đúng, cấp phát đúng và
đảm bảo việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh, để đạt được điều đó, cơng
tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện cần được thực hiện [35].
Trong bệnh viện, việc quản lý sử dụng thuốc là việc bệnh viện tổ chức
thực hiện và giám sát thực hiện các qui chế chuyên môn của bác sỹ - dược sỹ
- điều dưỡng - bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc.
1.2.3. Vài nét về mơ hình bệnh tật
1.2.3.1. Mơ hình bệnh tật trên Thế giới và tại Việt Nam
Mơ hình bệnh tật của các nước trên thế giới phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới và
Trường Đại học Oxford (Mỹ) thì trên thế giới có 2 loại mơ hình bệnh tật
(MHBT) có đặc tính riêng biệt [8], [9].

12


- Mơ hình bệnh tật của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh không
nhiễm trùng như tim mạch, tiểu đường, các bệnh mãn tính…

- Mơ hình bệnh tật của các nước đang phát triển với các bệnh nhiễm trùng
vẫn chiếm tỷ lệ cao như sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, tả, lỵ, thương
hàn, lao…
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận
thấy các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong mơ hình bệnh tật của các
nước có nền kinh tế kém và chậm phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latinh, châu
Phi trong khi các bệnh này đã được thanh toán ở hầu hết các nước phát triển.
Các bệnh nhiễm trùng ở các nước phát triển chỉ chiếm 5,3%; trong khi đó ở
các nước đang phát triển là 41,2% trong mơ hình bệnh tật . Các bệnh khơng
nhiễm trùng chiếm tới 87,3% mơ hình bệnh tật ở các nước phát triển [9].
Tại Việt Nam là nước đang phát triển, thuộc miền khí hậu nhiệt đới, mơ
hình bệnh tật mang đặc trưng của một nước nhiệt đới đang phát triển và có
nhiều thay đổi. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh hệ hô hấp
chiếm tỷ lệ cao nhất 19,09%, tiếp đến là bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
chiếm 10,67%, bệnh đường tiêu hóa 9,13% [38].
1.2.3.2. Mơ hình bệnh tật của bệnh viện
Bệnh viện là nơi trực tiếp khám và điều trị bệnh cho người mắc bệnh
trong cộng đồng, vì vậy mơ hình bệnh tật của bệnh viện bao gồm cả mơ hình
bệnh tật của cộng đồng. Khác với mơ hình bệnh tật ở cộng đồng, mỗi bệnh
viện có chức năng, nhiệm vụ riêng, ở từng địa bàn, với đặc điểm dân cư, địa
lý khác nhau, đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế,
từ đó dẫn đến mơ hình bệnh tật của từng bệnh viện có tính đặc thù khác biệt
[9].
Ở Việt Nam, có 2 loại mơ hình bệnh tật của bệnh viện cơ bản, đó là mơ
hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.

13


Mơ hình bệnh tật của bệnh viện cũng giống như của cộng đồng đều bị

chi phối bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế, xã hội, tôn giáo, địa lý, tổ
chức mạng lưới và chất lượng dịch vụ y tế, trình độ khoa học kỹ thuật…
Ngồi ra mơ hình bệnh tật của bệnh viện cịn phụ thuộc vào sự lựa chọn
của người bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện. Các yếu tố này đan xen với
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nơi khám bệnh:
- Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, khả
năng chi trả, tính cách…
- Tính chất của bệnh viện và nhận thức của người bệnh: bệnh trong thời
kỳ cấp hay mãn tính, mức độ của bệnh nặng hay bình thường, lợi ích mong
đợi của trị liệu bệnh…
- Tính chất của các dịch vụ y tế trong số có bệnh viện: sự dễ tiếp cận,
sự hấp dẫn, chất lượng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, giá cả và cơ chế quản
lý…
Mơ hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ để xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để các nhà
quản lý bệnh viện hoạch định sự phát triển toàn diện trong tương lai.
1.2.3.3. Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Để theo dõi, thống kê tình hình khám và điều trị bệnh tại bệnh viện
đồng thời là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc, từ năm 2000, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 đã tổng hợp phân tích tình hình bệnh nhân vào điều
trị nội trú tại bệnh viện theo bảng phân loại Quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10)
và lập ra mơ hình bệnh tật của bệnh viện theo 17 chương bệnh chính [14],
được trình bày trong bảng sau:

14


Bảng 1.1. Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2000 – 2006
STT




Tên bệnh

ICD-10

Số lượng
bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

C00-D48

Bướu tân sinh

15.715

15,3

2

K00-K93

Bệnh bộ máy tiêu hóa

11.620


11,3

3

A00-B99

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

9.858

9,6

4

J00-I99

Bệnh của bộ máy hô hấp

9.309

9,0

5

N00-N99

Bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu

7.860


7,6

6

N00-M99

Chấn thương, ngộ độc

7.715

7,5

7

I00-I99

Bệnh tuần hoàn

7.573

7,4

8

M00-M99 Bệnh xương khớp và các mô liên kết

6.440

6,3


9

H00-H59

Bệnh mắt và phần phụ

3.821

3,7

10

G00-G99

Bệnh thần kinh

3.591

3,5

11

E00-E99

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng,chuyển hóa

3.005

2,9


12

L00-L99

Bệnh da và mô dưới da

2.450

2,4

13

H60-H95

Bệnh tai và xương chũm

2.339

2,3

14

Q00-Q99

2.335

2,3

15


D50-D89

Bệnh máu và cơ quan tạo máu

1.621

1,6

16

F00-F99

Rối loạn tâm thần, hành vi

1.420

1,4

Bệnh khác

6.200

6,0

102.872

100,0

17


Dị tật bẩm sinh và các biến dạng bất
thường NST

Tổng số
1.2.4. Thực trạng sử dụng thuốc thuốc tại các bệnh viện

Thị trường dược phẩm Việt Nam, theo dự báo của tập đoàn nghiên cứu
thị trường Dược phẩm quốc tế (IMS) trong 5 năm từ 2009 đến 2014, sẽ tăng
trưởng từ 17-19%/năm. Công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI) dự báo giá
trị tiền thuốc sử dụng sẽ đạt gần 3,4 triệu USD vào năm 2015 với tốc độ tăng
15


×