Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề Kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.85 KB, 6 trang )

HỌ TÊN : ……………………………
HỌC SINH LỚP : …………………
SỐ
BÁO
KTĐK – CUỐI HỌC KÌ I– 2014- 2015
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA ĐỌC
GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ

ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ
I ĐỌC THÀNH TIẾNG (thời gian 1 phút).
1/ Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ dài khoảng 60 -80 chữ trong một bài tập đọc –
Sách Tiếng Việt 5 tập 1 (từ tuần 10 đến tuần 16).
2/ Giáo viên nêu từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung trong bài đọc cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm (5điểm)
1. Đọc đúng tiếng , từ ……… /2đ
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu câu ……… /1đ
3. Tốc độ đọc (không quá 1 phút) ……… /1đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ……… /1đ
Cộng : … … /5đ
Hướng dẫn kiểm tra
1, Đọc sai 1-3 tiếng : 2 điểm
Đọc sai 4-6 tiếng : 1,5 điểm
Đọc sai 7-8 tiếng : 1,0 điểm
Đọc sai 9 – 10 tiếng : 0,5 điểm
Đọc sai trên 10 tiếng : 0 điểm
2. Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5-6 dấu câu : 0,5 điểm
Không ngắt nghỉ hơi đúng 10 dấu câu trở lên :0 điểm
3. Tốc độ đọc :-Đọc vượt 1 phút (quá 20giây ) trừ 0,25 điểm
- Đọc vượt 2 phút : 0 điểm - Đọc nhỏ, lí nhí trừ 0,25 điểm
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu 1 điểm


II. Đọc thầm : CHO VÀ NHẬN
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô
liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn
khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô ! – Tôi nói, cảm thấy ngượng
ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng : “Hồi cô còn nhỏ, một người
hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng
kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”.
Thế rồi, cô nói với tôi bằng những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi : “Một
ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể
có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như một thành viên của cùng một thế giới
mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa
nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.
( Xuân Lương )
THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT
VÀO KHUNG NÀY
ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT

…… /5đ ĐỌC THẦM (30 phút) Đọc thầm bài “CHO VÀ NHẬN” rồi trả lời và làm các
bài tập sau :
( Chọn và đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng nhất )
…… /0,5đ 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
A. Vì bạn ấy bị đau mắt, cầm sách đọc một cách không bình thường.
B. Vì bạn ấy luôn nhìn ra ngoài lớp học.
C. Vì bạn ấy lười học.
…… /0,5đ 2. Việc dắt bạn ấy đi khám mắt, chứng tỏ cô giáo là người thế nào?
A. Cô là người thích bắt học trò đi khám bệnh.

B. Cô là người giàu tình cảm, rất quan tâm đến học sinh.
C. Cô thiếu nợ học sinh đó.
…… /0,5đ 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
A. Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
B. Có ai đó nhờ cô mua dùm để tặng cho cậu học trò bị bệnh đau mắt.
C. Kể cho cho bạn một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận qùa
mà chỉ là người chuyển tiếp món qùa cho người khác.
D. Cô bảo rằng, cô thích tặng quà cho người khác đặc biệt là cho các cậu học trò bị bệnh về
mắt.
…… /0,5đ 4. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người như thế nào?
A. Thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh, kể cả học sinh yếu.
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận và là người luôn sống vì người khác.
C. Là một người sống rất cương quyết, đã quyết định điều gì thì phải làm cho bằng được.
D. Điều này chứng tỏ cô là người giàu tình cảm, luôn luôn nghĩ đến người khác.
…… /0,5đ 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Nên thường xuyên tặng quà cho người khác.
B. Luôn luôn sẵn sàng nhận quà của người khác.
C. Không nên nhận quà của người khác.
D. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho.
…… /0,5đ 6. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp?
A. đơn từ B. đơn sơ C. đơn cử D. đơn vị.
…… /0,5đ 7.Chủ ngữ trong câu sau là:
Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
A. Ít hôm sau.
B. , như với một người bạn.
C. cô đưa cho tôi.
D. cô
…… /0,5đ 8. Câu sau đây thuộc loại câu gì?
Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm.
A. Câu kể Ai là gì? B. Câu kể Ai thế nào? C. Câu kể Ai làm gì?

…… / 1đ 9. Gạch dưới các quan hệ từ trong câu sau:
Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà,
mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.
HỌ TÊN : ……………………………
HỌC SINH LỚP : …………………
SỐ
BÁO
KTĐK – CUỐI HỌC KÌ I– 2014- 2015
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA VIẾT
GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ

ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ
…./5đ I . CHÍNH TẢ (Nghe đọc ) : ( Thời gian 20 phút )
Bài viết : “ Làng tôi” ( tựa bài , đoạn “Phía sau làng … dòng sông phẳng lặng” và tên
tác giả )-Sách Tiếng Việt lớp 5 ,tập 1 ,trang 175





















Bài viết “Làng tôi” – SGK TV5 - tập 1
- 5điểm : Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ .
- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1 điểm (1lỗi trừ 0,5điểm)
- Chữ viết xấu, bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết trừ 0,5điểm.
THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT
VÀO KHUNG NÀY
ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT

…./5đ II.TẬP LÀM VĂN (thời gian 35 phút)
Đề bài : Em hãy quan sát công việc của một người ở trường hay ở nhà mà em yêu mến .
Hãy tả lại một người đang làm việc mà em có dịp quan sát kỹ nhất .































ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MƠN TIẾNG VIỆT CUỐI HKI KHỐI 5
 Từ câu 1 đến câu 4 , mỗi câu đúng : 0,5 điểm.
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A B C B D B D C
 Câu 6: HS gạch dưới đúng từ nối : mà như , với được 1 điểm
TIẾNG VIỆT ( VIẾT )
PHẦN I : CHÍNH TẢ (5 ĐIỂM)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : 5
đ
 1 lỗi sai ( sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy đònh) : trừ 0,5 điểm.
 Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn : trừ 1 điểm toàn bài.
PHẦN II : TẬP LÀM VĂN (5 ĐIỂM)
 Học sinh viết một bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài, đúng cấu tạo bài

văn tả người hoàn chỉnh đã học – Độ dài bài viết khoảng 15 câu, thể hiện rõ khả năng quan
sát chân thực , chọn lọc chi tiết, diễn đạt trôi chảy và thể hiện tình cảm dành cho đối tượng
tả.
 Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch, thể hiện tính cẩn thậân.
*Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, giám khảo có thể cho các mức điểm phù hợp :
4,5 điểm – 4 điểm – 3,5 điểm – 3 điểm – 2,5 điểm – 2 điểm – 1,5 điểm – 1 điểm (lạc đề )
Biểu điểm :
o Điểm 4,5 – 5: HS viết được bài văn tả đầy đủ ý, ý văn hay, có cảm xúc, có sáng tạo,
diễn đạt mạch lạc, lỗi chung khơng đáng kể.
o Điểm 3,5 – 4: HS viết được bài văn tả đẩy đủ ý, nhưng ý văn còn rập khn, chưa
sáng tạo.
o Điểm 2,5 – 3: HS có nêu lên được nét chung về tả nhưng còn ít ý.
o Điểm 1,5 – 2: Bố cục thiếu cân đối, từ ngữ nghèo nàn, trùng lặp, chưa nêu được nét
đặc trưng cần tả, diễn đạt lủng củng.
o Điểm 0,5 – 1 : Nội dung lan man, lạc đề hoặc viết dở dang .
Lưu ý : Tùy theo mức độ làm bài của HS mà giám khảo chấm ở khung 0,5 – 1 đ
MA TRẬN ĐỀ THI - MÔN :TIẾNG VIỆT
Mức độ
Nội dung
Biết Hiểu Vận dụng
Tổng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
-Cảm thụ hiểu
nội dung bài
học.

2(1 ) 1 ( 0,5 ) 3 (1,5)
-Kiến thức về từ
loại( đại từ, đại
từ xưng hô,).

2 (1)

1 ( 0,5 ) 3 ( 1,5 )
-MRVT:Hạnh
phúc. 1 ( 0,5 ) 1 ( 0,5 ) 2 ( 1 )
-Kiến thức về
chủ ngữ, quan
hệ từ
1 (1) 1 ( 1 )
Tổng 5 ( 2,5 ) 2 ( 1 ) 1( 0,5) 1 ( 1 ) 9 ( 5 )

×