Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

quyền công tố ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.61 KB, 186 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi
hỏi phải nâng cao chất lợng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
đó việc tăng cờng chất lợng công tố của Viện kiểm sát nhằm chống bỏ lọt tội
phạm, không làm oan ngời vô tội, là một nội dung quan trọng đợc thể hiện
trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách t pháp. Nghị quyết số 08 ngày
2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác t pháp
trong thời gian tới đã chỉ rõ: "Chất lợng công tác t pháp nói chung cha ngang
tầm với nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trờng hợp bỏ lọt tội
phạm, làm oan ngời vô tội; vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nớc và các cơ quan t
pháp". Nghị quyết đã nhấn mạnh:
"Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động t pháp. Hoạt động công tố phải đợc
thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo
đảm không bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội, không làm oan ngời vô tội... Nâng
cao chất lợng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với
luật s, ngời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác...".
Việc thực hành quyền công tố ở nớc ta do Viện kiểm sát thực hiện
trong thời gian qua đã đạt đợc nhiều thành tựu đáng khích lệ trong việc trừng
trị tội phạm, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên so với yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thì còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một trong
những nguyên nhân là do việc nghiên cứu lý luận về quyền công tố và thực
hành quyền công tố trong tố tụng hình sự còn cha đợc làm sáng tỏ. Cho đến
1
nay vẫn cha có sự nhận thức thống nhất trong các cơ quan t pháp về khái
niệm quyền công tố cũng nh thế nào là thực hành quyền công tố?
Hiện tại tuy đã có một số tài liệu đề cập về quyền công tố nhng chủ
yếu đợc bàn dới góc độ lý luận chung về Nhà nớc và pháp luật, hoặc dới góc
độ tổ chức thực tiễn việc thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự.


Trong những năm vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức toàn
ngành nghiên cứu về những giải pháp nâng cao chất lợng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp hình sự, nhng kết quả nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở mức độ chuyên đề tổng kết thực tiễn. Có thể nói, cho đến
bây giờ vẫn cha có một công trình nào khảo cứu một cách toàn diện về mặt lý
luận và thực tiễn vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố
tụng hình sự ở Việt Nam.
Trong tiến trình cải cách t pháp hiện nay, để góp phần bảo đảm Viện
kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố, việc tiếp tục nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền công tố trong tố tụng hình sự là vấn đề
bức xúc và cần thiết. Với tất cả các ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề
tài "Quyền công tố ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình
sự đã đợc một số sách, báo, công trình nghiên cứu trong và ngoài nớc đề cập.
Nổi bật lên ở trong nớc, một số tác giả đã có các bài viết về vấn đề này nh
Tiến sĩ Trần Văn Độ có bài "Một số vấn đề về quyền công tố", Tiến sĩ Phạm
Tuấn Khải về "Vài ý kiến về quyền công tố và thực hiện quyền công tố"
trong tập kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ "Những vấn đề lý luận về quyền
công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam hiện nay" do
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành năm 1999. Tại Hội nghị khoa học
"Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình mới" do
ủy ban pháp luật của Quốc hội tổ chức tại thành phố
2
Hồ Chí Minh ngày 4/10/2001, đã thu hút đông đảo các nhà khoa học và thực
tiễn bàn luận sôi nổi về quyền công tố. Đáng chú ý là các bài của Tiến sĩ luật
học Lê Cảm về "Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố", Tiến sĩ
luật học Trần Đình Nhã đã đề cập đến "Chức năng công tố của Viện kiểm
sát nhân dân, mối quan hệ giữa việc thực hiện quyền công tố với các hoạt
động kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử".

Ngoài ra, còn một số bài viết khác của các tác giả đăng tải trên Tạp
chí kiểm sát, Tạp chí Luật học, cũng đề cập đến quyền công tố. Nhng cho
đến nay, khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công tố, của thực hành
quyền công tố trong tố tụng hình sự nh thế nào vẫn cha đợc rõ ràng, còn có
nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề quyền công
tố trong tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt
lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận
án
Mục đích
Làm rõ khái niệm, đối tợng, phạm vi, nội dung của quyền công tố và
thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lợng thực hành quyền công tố ở Việt
Nam dới góc độ hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực tiễn.
Để đạt đợc mục đích trên luận án cần phải giải quyết đợc các nhiệm
vụ sau:
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lịch sử quyền công tố, mối quan hệ giữa công tố và t tố;
- Việc tổ chức thực hành quyền công tố ở một số nớc trên thế giới;
đại diện cho các trờng phái: án lệ, châu Âu lục địa và châu á.
3
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hành quyền công tố ở nớc ta
trong những năm gần đây, tìm ra nguyên nhân của những thành tích đạt đợc
và những tồn tại, hạn chế.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu là: quyền công tố nói chung nhng
chủ yếu là quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự
Việt Nam; thực trạng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự những
năm gần đây, bảo đảm phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu đề tài.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t
tởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nớc về đấu tranh phòng chống tội
phạm; những thành tựu khoa học luật tố tụng hình sự của một số nớc trong
khu vực và trên thế giới; các học thuyết chính trị và pháp lý về tổ chức bộ
máy nhà nớc nói chung và các cơ quan t pháp nói riêng; luận án cũng đợc
trình bày trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về
chức năng công tố của Viện kiểm sát và việc tổ chức thực hành quyền công
tố ở nớc ta từ 1945 đến nay.
Dựa vào phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đặc
biệt coi trọng phơng pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp với
phơng pháp khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, để làm sáng tỏ các nội dung
nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền công
tố, luận án xây dựng các khái niệm mới về: quyền công tố nói chung và
quyền công tố trong tố tụng hình sự nói riêng; làm rõ đối tợng, nội dung,
phạm vi quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự;
4
phân biệt giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố; phân biệt giữa thực
hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Đề xuất những giải pháp về hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực tiễn
để nâng cao chất lợng hoạt động công tố của Viện kiểm sát trong tình hình
mới.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc nghiên
cứu tổ chức bộ máy nhà nớc, khoa học luật tố tụng hình sự trong việc xác
định thẩm quyền các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Các trờng giảng dạy pháp luật có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để
biên soạn giáo trình, nhất là các trờng đào tạo cán bộ, Kiểm sát viên ngành
kiểm sát nhân dân.

- Viện kiểm sát các cấp có thể khai thác kết quả nghiên cứu của luận
án để nâng cao chất lợng hoạt động công tố trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chơng với 10 mục, tổng cộng 176 trang.
5
Chơng 1
những vấn đề lý luận về quyền công tố
trong tố tụng hình sự Việt Nam
1.1. Những vấn đề lý luận chung về quyền công tố
Để làm rõ vấn đề quyền công tố trong tố tụng hình sự (TTHS) Việt
Nam, chúng ta không thể không tìm hiểu những vấn đề có liên quan làm cơ
sở cho việc xây dựng khái niệm, nội dung và phạm vi quyền công tố trong
TTHS. Đó là những vấn đề sau đây:
1.1.1. Sự ra đời của quyền công tố
Việc làm sáng tỏ nguồn gốc ra đời của quyền công tố có ý nghĩa
quan trọng đối với việc nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của quyền công tố.
V.I. Lênin đã viết:
Điều quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là
không nên quên sự liên hệ lịch sử căn bản, là nhận xét mỗi vấn đề
theo quan điểm sau đây: Một hiện tợng nào đó đã xuất hiện trong
quá trình lịch sử nh thế nào? Các giai đoạn chính của nó là những
gì? Và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện t-
ợng đó đã trở nên nh thế nào? [48, tr. 55]
Về sự xuất hiện của quyền công tố trong lịch sử hiện nay, còn có những
ý kiến khác nhau, nhng nổi bật lên có bốn loại quan điểm chính sau đây:
- Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, mãi đến cuối thế kỷ XIII đầu
thế kỷ XIV, thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến, với sự tách Tòa án ra khỏi
hệ thống các cơ quan hành pháp, với sự phát triển của hệ thống pháp luật,
quyền công tố mới xuất hiện. Tuy không xuất hiện cùng với Nhà nớc nhng

lịch sử quyền công tố luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển của Nhà nớc
6
và sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nớc, gắn liền với sự hoàn thiện
và văn minh của pháp luật. Trớc đó việc xét xử do các quan chức hành chính
đảm nhiệm và họ là những ngời đại diện cho nhà Vua để xét xử chứ không
phải đại diện cho công quyền. Những ngời theo quan điểm này còn cho rằng
các đạo luật đầu tiên của các Nhà nớc cổ đại chỉ quy định về mối quan hệ
dân sự, còn về hình sự và TTHS cha đợc quy định [56, tr. 118-119].
Có thể nhận thấy, quan điểm này thiếu cơ sở khoa học nên không có
sức thuyết phục, bởi vì lịch sử nhà nớc và pháp luật thế giới đã chứng minh
rằng: Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy không hề có nhà nớc và pháp luật,
ở đó con ngời xử sự với nhau dựa trên các qui tắc đạo đức, phong tục và tập
quán; giải quyết các tranh chấp trong thị tộc, bộ lạc lúc bấy giờ do cá nhân
hay một nhóm ngời thực hiện, hoàn toàn cha có một lớp ngời đặc biệt thay
mặt xã hội đứng ra giải quyết.
Khi Nhà nớc xuất hiện, ngoài nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, để duy trì sự xung đột xã hội trong vòng trật tự do giai cấp nắm
Nhà nớc thiết lập lên, Nhà nớc đã giành lấy quyền trừng trị những hành vi
xâm hại lợi ích chung từ tay cá nhân. Vì vậy, quyền lực nhà nớc cũng đợc
hiểu là quyền lực công cộng, theo đó quyền công tố với tính cách là công
quyền hoàn toàn không thể tách rời sự ra đời của Nhà nớc. Vấn đề này đợc
thể hiện rõ nét trong các đạo luật của các Nhà nớc cổ đại, nhiều Bộ luật của
các Nhà nớc cổ đại (nh La Mã, Hy Lạp...) đã có những quy định tơng đối cụ
thể về tội phạm và các thủ tục trừng trị tội phạm, trong đó có vấn đề buộc tội;
đã có sự phân biệt hành vi phạm tội với vi phạm dân sự, phân biệt TTHS và tố
tụng dân sự [63, tr. 133 -135].
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, quyền công tố là một quyền độc
lập, chỉ có trong xã hội dân chủ nhằm bảo vệ quyền của các chủ thể quan hệ
pháp luật khi tham gia quá trình tố tụng tại tại phiên tòa và thực hiện quyền
đó theo quy định của pháp luật. Cơ quan thực hiện quyền công tố là mối dây

7
liên lạc giữa các cơ quan công quyền với quần chúng, giữa các cơ quan công
quyền với nhau nhằm phục vụ lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của
pháp luật. Đại diện cho trờng phái này là Eistadt Hermann và tập thể tác giả
trong cuốn sách "Quyền công tố trong cơ cấu hành chính - chính trị". Các
tác giả nhấn mạnh quyền công tố là một loại quyền năng mà khi có sự phân
chia triệt để ba quyền lập pháp, hành pháp và t pháp thì cần có một loại cơ
quan đợc đặt ra để thực hiện quyền hành pháp nhng lại chống đối quyền xét
xử để bảo vệ Chính phủ, đó là quyền công tố. Nh vậy, quyền công tố tồn tại
song song với quyền xét xử của Tòa án. Khi nào có xét xử, khi đó cần phải
thực hiện việc bảo vệ lợi ích của các đơng sự mà các Công tố viên cho rằng
có vi phạm pháp luật [46, tr. 95-103].
Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng, quyền công tố xuất hiện từ khi
con ngời tự bảo vệ đợc mình khỏi những ảnh hởng của các thế lực nh tập thể
bộ lạc, thị tộc, trớc đội quân chiến thắng đối với họ (con ngời là tù binh) thể
hiện bằng lời nói cuối cùng trớc khi bị áp dụng hình phạt, bị đem bán hoặc
treo cổ... Lúc này, khái niệm công tố cha mang tính Nhà nớc mà chỉ mang
tính xã hội thuần túy thể hiện sự phản kháng lại đối với các thế lực áp bức. Sự
phát triển của quyền công tố về sau này gắn liền với sự phát triển dân chủ,
quyền con ngời đợc đề cao. Đòi hỏi đó cần phải có cơ quan thay mặt Nhà nớc
đứng ra bảo vệ ngời bị xét xử bởi các cơ quan t pháp [46, tr. 95-103]. Tuy
nhiên, các tác giả cho rằng, quyền công tố là một quyền t pháp phải do các cơ
quan t pháp thực hiện với hai lý do: Một là, khái niệm công tố theo nghĩa
rộng, bao gồm từ khâu điều tra, truy tố, buộc tội hoặc rút một phần hoặc toàn
bộ việc buộc tội. Quá trình này gắn liền với hoạt động của Tòa án và các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Hai là, công tố là sự bảo vệ quyền và lợi ích nói
chung trớc mọi sự lấn át từ phía các cơ quan nhà nớc chứ không chỉ có Tòa
án. Trong điều kiện ba quyền phân lập và "khi ngời ta cha thể định rõ tiêu chí
chính xác sự phân lập giữa ba quyền đó, hoặc khi mà những nguyên nhân
8

khách quan làm suy yếu không ngừng mối quan hệ của ba loại quyền đó thì
việc phải đặt ra một cơ quan đặc biệt - cơ quan công tố không tham dự vào
bất cứ bộ phận nào là một việc làm cần thiết. Đây là những giai đoạn đầu của
thuyết tam quyền có sự lấn át từ phía lập pháp và hành pháp quá lớn đối với t
pháp [70, tr. 174]
- Nhóm quan điểm thứ t cho rằng, quyền công tố là một khái niệm
pháp lý xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nớc và pháp luật; Quyền công
tố tồn tại trong tất cả các Nhà nớc từ Nhà nớc chiếm hữu nô lệ đến Nhà nớc
hiện đại.
Tán thành với quan điểm này, chúng tôi cho rằng, quyền công tố luôn
luôn là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nớc, đúng nh C.Mác đã
nhấn mạnh:
Quyền công tố thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nớc với
ngời phạm tội và mối quan hệ ấy do chính hành vi phạm tội làm
phát sinh ra;...
Sự trừng phạt là quyền của Nhà nớc không thể chuyển giao
cho t nhân. Mọi quyền của Nhà nớc đối với ngời phạm tội, đồng
thời cũng là nghĩa vụ của ngời đó đối với Nhà nớc bởi vì bản chất
phạm tội của hành vi không phải là việc xâm phạm đến rừng cây
với tính cách là thứ vật chất mà là việc xâm phạm đến hệ thần kinh
của Nhà nớc, đến quyền sở hữu [51, tr. 218-219].
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm rằng, quyền công tố
gắn liền với bản chất từng kiểu nhà nớc và gắn liền với cách thức tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nớc ở mỗi quốc gia với những điều kiện và hoàn cảnh lịch
sử cụ thể.
Thời kỳ đầu Nhà nớc sơ khai, trong điều kiện bộ máy nhà nớc còn
giản đơn và hệ thống pháp luật mới hình thành, quyền công tố chỉ đợc sử
dụng trong một phạm vi hẹp để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và cha có
9
một cơ quan riêng biệt để thực hiện quyền công tố. Trong Nhà nớc chiếm

hữu nô lệ, việc phân chia quyền lực nhà nớc cha rõ ràng, cha có sự phân định
giữa quyền hành pháp và quyền t pháp. Việc điều tra, truy tố và thi hành án
xét xử thông thờng chỉ do một quan án đảm nhiệm. Đến cuối thời kỳ chiếm
hữu nô lệ, Nhà nớc La Mã cổ đại mới thành lập cơ quan xét xử tách khỏi cơ
quan hành pháp.
Trong Nhà nớc Phong kiến, việc phân định chức năng nhà nớc giữa
các cơ quan trong bộ máy nhà nớc ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn theo hớng
chuyên môn hóa. ở chế độ phong kiến Tây Âu, quyền t pháp nằm trong tay
nhà Vua, Lãnh chúa và Giáo hội. Vào thế kỷ XVIII - XIX, cùng với quá trình
xác lập Nhà nớc Trung ơng tập quyền, các Tòa án của nhà Vua ngày càng có
quyền lực lớn, đã hạn chế dần sự lũng đoạn của Lãnh chúa. Viện công tố lần lợt
ra đời, đầu tiên xuất hiện ở Pháp (1285 - 1314), ủy viên công tố đứng bên
cạnh Tòa án để bảo vệ quyền lợi của nhà Vua, cũng nh bảo vệ lợi ích quốc
gia. Một thời gian sau đó vào thế kỷ XVI - XVII, Viện công tố đợc thành lập
ở nhiều nớc châu Âu nh: Italia, Hà Lan, Đức, Nga... Ngoài việc bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị, cơ quan công tố thời kỳ này còn có nhiệm vụ bảo vệ
lợi ích chung của toàn xã hội. Chẳng hạn, trong Sắc lệnh về "bảo vệ quyền
công dân" ngày 17/4/1772 của nớc Nga có quy định: "Nếu nh có ngời nào
phạm tội làm trái Sắc lệnh này thì xem là kẻ phá hoại Quốc lập sẽ dẫn đến tội
chết không thơng tiếc, và không ai đợc ỷ lại vào công lao để làm trái luật".
Nhờ các cuộc cách mạng chính trị, giai cấp t sản trở thành giai cấp
thống trị đã xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến và Nhà nớc Phong kiến, Nhà
nớc T sản ra đời. Trong Nhà nớc T sản đã có sự tách bạch rõ ràng hơn trong
việc thực hiện quyền lực nhà nớc, quyền t pháp cũng từng bớc đợc hoàn
thiện, vai trò của Tòa án đợc đề cao; Viện công tố trở thành ngời đại diện cho
quyền lợi công cộng để đa vụ án ra Tòa nhằm bảo vệ lợi ích nhà nớc và bảo
đảm sự tuân thủ trật tự công cộng. Trong lĩnh vực hình sự, vai trò của công tố
10
luôn luôn là một bên trong vụ án nhân danh Nhà nớc để cáo buộc ngời phạm
tội [56, tr. 118 -119].

Đến cuối năm 1922, khi Nhà nớc công nông đầu tiên ra đời, theo
sáng kiến của V.I. Lênin, Viện công tố đợc chuyển thành Viện kiểm sát,
ngoài chức năng công tố còn làm nhiệm vụ quan trọng, đó là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật. Mô hình Viện kiểm sát, cơ quan thực hiện quyền công tố
xuất hiện đầu tiên ở nớc Nga, sau đó là các nớc xã hội chủ nghĩa (XHCN),
trong đó có Việt Nam. Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc
tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế, vai trò của
Viện kiểm sát đợc đề cao trong bộ máy nhà nớc XHCN. Viện kiểm sát là cơ
quan trực thuộc Quốc hội với t cách cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất, đợc
tổ chức theo ngành dọc từ trung ơng xuống địa phơng.
Nh vậy, quyền công tố xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nớc và
càng về sau, cùng với sự phát triển, hoàn thiện bộ máy nhà nớc và hệ thống
pháp luật, việc phân định chức năng nhà nớc giữa các cơ quan ngày càng cụ
thể, rõ ràng hơn theo hớng chuyên môn hóa; nhận thức xã hội về lợi ích công
và lợi ích t, về trách nhiệm của Nhà nớc đối với xã hội và cá nhân đã có sự
thay đổi đáng kể. Dần dần Nhà nớc càng có sự can thiệp sâu hơn để bảo vệ
các lợi ích cá nhân khi chúng bị vi phạm. Chính vì lẽ đó, vai trò công tố ngày
càng đợc đề cao, vai trò t tố ngày càng mờ nhạt, đặc biệt trong lĩnh vực hình
sự.
1.1.2. Công tố và t tố
1.1.2.1. Công tố
Công tố là một từ ghép Hán - Việt đợc hình thành bởi hai từ đơn công
và tố. Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản
năm 1994 tại các trang 200, 204, 973 thì: "tố" có nghĩa là "nói công khai cho
mọi ngời biết việc làm sai trái, phạm pháp của ngời khác, còn "công" có
11
nghĩa là "thuộc về Nhà nớc chung cho mọi ngời, khác với t"; "công tố" là
"điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trớc Tòa án".
Trong Từ điển Bách khoa toàn th Xô viết tại trang 1 và trang 907,
khái niệm công tố cũng đợc hợp thành bởi hai từ, từ "sự buộc tội" với tính

cách là danh từ và từ "công" với tính cách là tính từ. Từ "sự buộc tội" đợc
dùng theo hai nghĩa, thứ nhất đó là "nội dung của sự buộc tội nêu trong quyết
định khởi tố bị can, kết luận điều tra, cáo trạng và bản án", thứ hai đó là "một
loại hoạt động của ngời buộc tội của Nhà nớc, của xã hội hoặc thậm chí của
ngời bị hại hay ngời đại diện của ngời này trong việc chứng minh lỗi của bị
cáo". Khi ghép từ "sự buộc tội" với từ "công" thành "công tố" thì đợc hiểu là
sự buộc tội của Nhà nớc đối với ngời bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nh vậy, qua so sánh nội dung của hai khái niệm trong hai cuốn từ
điển Việt - Nga, đã cho thấy khái niệm "công tố" đợc hiểu khác nhau. "Công
tố" theo Từ điển tiếng Việt là một khái niệm bao gồm bốn nội dung: điều tra,
truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu trớc Tòa án. Còn trong Từ điển
tiếng Nga, "công tố" đợc hiểu là sự buộc tội của Nhà nớc đối với ngời bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, giữa hai khái niệm trên có một điểm
chung: công tố đó là sự buộc tội của Nhà nớc đối với ngời phạm pháp. Theo
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994, tại
trang 933 thì từ "tố" thờng đi kèm theo từ "cáo" thành "tố cáo" và vì vậy, dới
góc độ ngôn ngữ học, tố cáo cũng đợc hiểu gần giống nghĩa với từ tố, đó là
việc báo cho mọi ngời hoặc cơ quan có thẩm quyền biết ngời có hành vi
phạm pháp. Trong thực tế, đối tợng của việc tố (tố cáo) không chỉ dừng lại ở
phạm vi những ngời có hành vi vi phạm pháp luật mà rộng hơn, tới cả những
ngời vi phạm đạo đức, vi phạm điều lệ của cơ quan, tổ chức... Tố bao giờ
cũng đợc thực hiện dới hình thức hành động nh thông qua lời nói hoặc văn
bản để tố giác việc làm sai trái của một ngời hay một nhóm ngời với ngời
khác. Hành vi phao tin, loan truyền về việc ngời nào đó có sai phạm không đ-
12
ợc gọi là tố. Hành vi tố luôn luôn có mục đích rõ ràng, ngời tố ngời khác
mong muốn ngời có thẩm quyền tiếp nhận ý kiến của mình và xử lý đối với
ngời bị tố. Đối tợng bị tố bao giờ cũng là ngời cụ thể (cá nhân hoặc pháp
nhân). Trong xã hội ta, việc phát hiện và tố cáo những ngời có hành động
phạm pháp vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, cơ quan, tổ chức. Vì

vậy, có thể nói rằng mọi công dân, cơ quan nhà nớc, tổ chức xã hội đều có
thể là chủ thể đồng thời là đối tợng của hành vi tố cáo.
Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng cần hiểu khái
niệm tố theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, đó là "sự cáo buộc công khai của
một ngời hoặc một nhóm ngời, của cơ quan hoặc tổ chức về hành vi vi phạm
pháp luật, hành vi sai trái khác của ngời, tổ chức hoặc cơ quan trớc ngời hoặc
cơ quan có thẩm quyền".
Căn cứ vào phạm vi chủ thể thực hiện hành vi tố (tố cáo ngời phạm
pháp) có thể phân chia thành sự cáo buộc của Nhà nớc (công tố), sự cáo buộc
của cá nhân (t tố).
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995, tại trang 594
quyển 1 thì khái niệm công tố cha đợc hoàn chỉnh bởi quan niệm của các nhà
làm từ điển. Có chăng, chỉ có khái niệm "Công tố viên" là ngời đại diện Viện
kiểm sát thực hành quyền công tố. Công tố viên nghiên cứu các chứng cứ, kết
luận về tội phạm và đa vụ án ra Tòa xét xử, thực hiện quyền buộc tội bị cáo.
Ngoài ra, cũng còn có khái niệm Công tố viên xã hội, đó là ngời đại diện của
tổ chức xã hội, của tập thể lao động đợc cử tham gia phiên tòa xét xử vụ án
hình sự bên cạnh Công tố viên nhà nớc với t cách là ngời buộc tội, Công tố
viên xã hội là ngời nói lên tiếng nói của tập thể, của tổ chức xã hội mà mình
đại diện về vụ án (quan điểm có thể không trùng với quan điểm của Công tố
viên nhà nớc). Vấn đề Công tố viên xã hội là một chế định đợc áp dụng phổ
biến ở các nớc XHCN Đông Âu trớc đây, hiện nay vẫn còn tồn tại ở Cu Ba,
13
Trung Quốc. ở một số bang của Hoa Kỳ, khái niệm này cũng đợc sử dụng
[46, tr. 95-103].
Công tố, trong tiếng Anh (prosecute) có nghĩa là thẩm quyền về mặt
Nhà nớc đại diện cho quyền lực công thực hiện một số quyền năng pháp lý
để bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, tập thể và công dân [52, tr. 75-80].
Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, cần hiểu khái
niệm tố theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, đó là "sự cáo buộc công khai của

một ngời hoặc một nhóm ngời, của cơ quan hoặc tổ chức về hành vi vi phạm
pháp luật, hành vi sai trái khác của ngời, tổ chức hoặc cơ quan trớc ngời hoặc
cơ quan có thẩm quyền".
Căn cứ vào phạm vi chủ thể thực hiện hành vi tố (tố cáo ngời phạm
pháp) có thể phân chia thành sự cáo buộc của Nhà nớc (công tố), sự cáo buộc
của cá nhân (t tố).
Nh vậy, công tố là một trong những hình thức cáo buộc ngời khác
thực hiện hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật. Trong công tố ngời thực
hiện sự cáo buộc ấy là Nhà nớc, đối tợng bị Nhà nớc cáo buộc không chỉ là
một con ngời cụ thể mà còn có thể là một pháp nhân và việc cáo buộc này
không hạn chế trong một lĩnh vực nào mà nó đợc thể hiện và tồn tại trong
nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo hành vi vi phạm đợc thực hiện đã xâm
phạm tới quan hệ pháp luật nào. Công tố, vì vậy, theo chúng tôi cần đợc hiểu
là sự cáo buộc của Nhà nớc đối với ngời đã có hành vi vi phạm pháp luật
trớc Tòa án. Đồng thời, theo chúng tôi, các khái niệm "công tố", "quyền
công tố" là đồng nhất với nhau và đồng nghĩa với các khái niệm "công tố nhà
nớc" và "quyền công tố nhà nớc". Bởi vì công tố và quyền công tố luôn luôn
gắn liền với bản chất giai cấp của Nhà nớc, với quyền lực nhà nớc. Xuất phát
từ đó, chúng tôi cũng khẳng định rằng, không thể có khái niệm "công tố nhà
nớc" tồn tại đồng nghĩa cùng khái niệm "công tố xã hội". Đây là những khái
niệm khác nhau đợc sử dụng trong luật TTHS Xô viết trớc đây. Chế định "ng-
14
ời buộc tội xã hội" là ngời đợc một tập thể hoặc một tổ chức cử ra để tham
gia vào việc buộc tội bị cáo cùng với Công tố viên tại phiên tòa. Ngời buộc
tội xã hội thực hiện nhiệm vụ chỉ là ngời đại diện cho một bộ phận rất nhỏ
của xã hội chứ không phải là ngời đại diện cho Nhà nớc để thực hiện công
quyền.
Xuất phát từ những nhận thức trên chúng tôi cho rằng: Công tố là
hình thức nhân danh lợi ích công để phát giác, tố cáo những hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến lợi ích chung ra trớc Tòa án để xét xử, nên công tố đ-

ợc hiểu là sản phẩm của xã hội có Nhà nớc. Khái niệm công tố hoàn toàn đối
lập với khái niệm t tố (tự mình nhân danh lợi ích cá nhân, riêng t để cáo giác,
khởi kiện ra Tòa).
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa công tố và t tố
Một trong những khái niệm có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với công
tố đó là "t tố". Có thể nói đây là những hiện tợng cùng tồn tại và phát triển
không tách rời nhau trong xã hội có Nhà nớc.
Lịch sử nhà nớc và pháp luật thế giới cho thấy, "t tố" là một chế định
pháp lý cổ xa nhất mà pháp luật cổ đại cho ngời bị hại hoặc ngời thân thiết
của họ sử dụng để khởi kiện chống lại ngời đã thực hiện hành vi phạm tội
xâm hại các quyền và lợi ích cá nhân. Cái quyền đó của ngời bị hại (hay của
ngời thân thích của họ) đợc gọi là "quyền t tố" và các vụ án loại này có tên
gọi là các "vụ án t tố" [21, tr. 117-118].
Trong các vụ án t tố, T tố viên giữ vai trò quyết định về cung cấp
chứng cứ, thực hiện việc buộc tội bị cáo trớc Tòa án và đề nghị áp dụng các
chế tài hình sự, mức bồi thờng thiệt hại đối với ngời phạm tội. Họ cũng có thể
kết thúc vụ án bằng việc hòa giải với ngời đã gây thiệt hại cho mình [21, tr.
117-118].
15
Sự ra đời của chế định t tố trong pháp luật cổ đại xuất phát trớc hết từ
quan niệm của ngời xa cho rằng, việc bảo vệ lợi ích cá nhân bị ngời khác
xâm phạm là việc riêng t của mỗi ngời. Nhà nớc không cần thiết và không có
trách nhiệm phải can thiệp vào công việc riêng t đó. Mặt khác, trong điều
kiện bộ máy nhà nớc còn giản đơn và hệ thống pháp luật mới hình thành nên
cha có các cơ quan chuyên trách để đảm nhiệm công việc này. Theo đó
quyền công tố chỉ đợc sử dụng trong một phạm vi hẹp để bảo vệ lợi ích công
bao gồm lợi ích của Nhà nớc và lợi ích chung liên quan đến cả cộng đồng.
Cùng với sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nớc cũng nh hệ
thống pháp luật, sự nhận thức của xã hội về lợi ích công và lợi ích t, về trách
nhiệm của Nhà nớc đối với xã hội đã có sự thay đổi đáng kể. Càng về sau,

giai cấp thống trị nhận ra rằng trong nhiều trờng hợp khi các lợi ích cá nhân
bị xâm phạm thì lợi ích công (nh trật tự công cộng, an ninh xã hội...) cũng bị
đe dọa hoặc bị xâm hại. Nhà nớc thấy cần thiết phải can thiệp vào đời sống
riêng t khi các lợi ích cá nhân bị xâm phạm nhằm bảo vệ trớc hết là lợi ích
của Nhà nớc, lợi ích cộng đồng và cả lợi ích cá nhân. Chính vì vậy, vai trò
của công tố ngày càng đợc đề cao, còn t tố ngày càng mờ nhạt dần nhờng chỗ
cho công tố. Ngày nay t tố vẫn tồn tại song song cùng với công tố ở hầu hết
các nớc nhng phạm vi của quyền này đã bị thu hẹp lại và thông thờng chỉ bao
gồm quyền yêu cầu khởi tố vụ án, cung cấp chứng cứ, yêu cầu bồi thờng thiệt
hại và thực hiện việc buộc tội bị cáo trớc Tòa trong các vụ án t tố. Tuy nhiên,
ở một số ít quốc gia theo truyền thống Luật lục địa, t tố vẫn còn giữ vai trò
quan trọng trong việc giải quyết một số vụ án. Tại các nớc này chỉ có ngời bị
hại mới có quyền khởi tố đối với các vụ án ít nghiêm trọng nh tội vu khống,
làm nhục ngời khác, gây thơng tích nhẹ hoặc gây thiệt hại không lớn về tài
sản... Trong các vụ án đó Công tố viên đợc gọi là bên chính tố còn ngời bị hại
đợc gọi là ngời "truy tố phụ" cũng thực hiện việc buộc tội bị cáo trớc Tòa án
nhng hoàn toàn độc lập với Công tố viên [52, tr. 75-80].
16
Pháp luật TTHS Việt Nam cũng ghi nhận quyền t tố của ngời bị hại.
Điều 88 BLTTHS đã quy định cụ thể những vụ án về các tội phạm chỉ đợc
khởi tố khi có yêu cầu của ngời bị hại. Đó là các tội phạm sau đây: tội cố ý
gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác (khoản 1 Điều
104); tội cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điều 105); tội làm
nhục ngời khác (khoản 1 Điều 121); tội vu khống (khoản 1 Điều 122); tội xâm
phạm quyền tác giả (khoản 1 Điều 131)...
Vì những vụ án về các tội trên đây chỉ đợc khởi tố khi có yêu cầu của
ngời bị hại, nên trong trờng hợp ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố trớc phiên tòa
thì vụ án phải đợc đình chỉ. Tuy nhiên, điều luật cũng quy định là trong trờng
hợp đặc biệt tuy ngời bị hại rút yêu cầu, Viện kiểm sát hoặc Tòa án vẫn có

thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Đó là những trờng hợp tội phạm bị d luận xã hội lên án mạnh mẽ
hoặc ngời bị hại vì không hiểu hoặc sợ bị can, bị cáo trả thù nên rút yêu cầu
khởi tố. Ngợc lại, đối với vụ án đã đợc khởi tố theo yêu cầu của ngời bị hại,
các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có quyền đình chỉ vụ án nếu có đủ căn cứ
quy định tại các điều 89, 139 và 155 BLTTHS. Trong trờng hợp này ngời bị
hại có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, hoặc của Viện kiểm
sát theo Điều 144 BLTTHS; kháng cáo quyết định của Tòa án theo Điều 213
BLTTHS.
Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của xã
hội, cơ chế vận hành của quyền công tố và quyền t tố đã có sự thay đổi rất cơ
bản. Vai trò của Công tố viên ngày càng trở lên chiếm u thế trong việc thực
hiện quyền đòi trừng phạt tội phạm, trừng trị những hành vi xâm hại đến lợi
ích chung, trong đó có cả lợi ích cá nhân. Khi tham gia vào các vụ án t tố,
Công tố viên vừa là ngời đại diện cho công quyền, vừa thay mặt cho ngời bị
17
hại để buộc tội bị cáo. Công tố viên hành động vì xã hội và bảo vệ không chỉ
lợi ích nhà nớc mà cả lợi ích cá nhân và lợi ích của cả cộng đồng, bảo đảm sự
công bằng xã hội. Mặc dù hiện nay pháp luật các nớc còn giành cho ngời bị
hại quyền t tố nhng trên thực tế họ ít khi sử dụng quyền này. Việc một cá
nhân theo đuổi vụ án hình sự thờng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém về thời
gian, công sức và tiền của cho quá trình chứng minh, thực hiện việc buộc tội.
Thêm nữa, nếu pháp luật cho phép cá nhân có toàn quyền hòa giải, thỏa
thuận với ngời phạm tội sẽ dẫn đến tình trạng nhiều vụ án hình sự không đợc
đa ra xét xử là bỏ lọt ngời phạm tội. Điều này làm cho pháp luật không đợc
tuân thủ nghiêm minh, công bằng xã hội không đợc bảo đảm... Do vậy, việc
Nhà nớc cần can thiệp vào quá trình giải quyết các vụ án t tố nghiêm trọng
trong trờng hợp ngời bị hại không thực hiện quyền t tố là cần thiết nhằm bảo
vệ lợi ích chung.
1.1.3. Khái niệm về quyền công tố

Hiện nay vấn đề quyền công tố trong lịch sử nhà nớc và pháp luật nói
chung và khoa học luật TTHS nói riêng ở Việt Nam vẫn cha đợc nghiên cứu
một cách thỏa đáng, rằng quyền công tố là gì ? Phạm vi đến đâu và ai là chủ
thể thực hiện quyền công tố vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Các ý kiến có
những điểm gặp nhau, song cũng còn nhiều ý kiến tranh cãi nhau gay gắt.
Xoay quanh những vấn đề này ở nớc ta nổi bật lên các quan điểm chính nh
sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tất cả các hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật đều là thực hành quyền công tố đợc thực hiện trong lĩnh
vực TTHS. Từ đó họ đa ra khái niệm về quyền công tố là:
Quyền nhân danh Nhà nớc thực hiện các chức năng do luật
TTHS quy định để kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra tội
phạm, để truy tố và để buộc tội ngời phạm tội trớc Tòa án nhằm
18
đạt đợc mục đích xét xử đúng ngời, đúng tội và đúng pháp luật,
góp phần bảo đảm các quyền tự do của con ngời, cũng nh các lợi
ích của xã hội và của Nhà nớc [24, tr. 1-12].
Những ngời theo quan điểm này đã coi quyền công tố chỉ là một
quyền năng, một hình thức để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật và chỉ khi nào và ở đâu có việc thực hiện tội phạm thì khi ấy và ở
đó mới có thể nói đến sự buộc tội nhân danh Nhà nớc. Chúng tôi nhận thấy,
chức năng công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật không phải
là một, mà chúng hoàn toàn độc lập với nhau nhng có quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại với nhau. Tuy nhiên, không phải trong mọi công tác
thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, trong mọi hoạt động của Kiểm sát
viên đều bao hàm cả hai chức năng ấy. Có hoạt động chỉ là thực hiện chức
năng công tố và ngợc lại, có hoạt động chỉ nhằm thực hiện chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật mặc dù chúng đều do một Kiểm sát viên thực
hiện trong cùng một thời gian.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh

vực TTHS, bởi vì quyền công tố nh bất cứ quyền nào mà Viện kiểm sát thực
hiện luôn luôn phải đợc xem xét trong mối liên hệ với tính đặc thù ở một lĩnh
vực pháp luật cụ thể, quyền công tố chỉ có thể xem xét trong lĩnh vực pháp
luật mà cội nguồn lịch sử của nó đã gắn liền và không thể tách rời với việc
nhân danh Nhà nớc (nhân danh công quyền) chống lại hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng nhất đó là tội phạm. Từ những nội dung đó, họ đa ra khái
niệm về quyền công tố là:
"quyền của Nhà nớc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
ngời phạm tội; quyền này giao cho một cơ quan thực hiện (ở nớc ta
là cơ quan Viện kiểm sát). Để làm đợc điều này, cơ quan công tố có
trách nhiệm bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định
tội phạm và ngời đã thực hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở đó truy
19
tố bị can ra Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trớc phiên tòa [71, tr.
12-15].
Theo quan điểm này, quyền công tố chỉ có trong TTHS, không có
trong lĩnh vực tố tụng t pháp khác. Nhiều ngời đã không tán thành với quan
điểm này vì hiểu phạm vi tác động của quyền công tố nh vậy là quá hẹp. Bởi vì,
V.I. Lênin khi đề cập đến quyền của ủy viên công tố đã viết: "ủy viên công
tố có quyền và bổn phận duy nhất là đa vụ án ra Tòa" [50, tr. 232]. Điều đó
đồng nghĩa với việc đa các vụ xâm phạm lợi ích của Nhà nớc, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân liên quan đến lợi ích chung ra xét xử
công khai trớc phiên tòa. Do đó việc cơ quan Viện kiểm sát đứng ra khởi tố
các vụ án dân sự liên quan đến lợi ích chung cũng là nhân danh quyền lực
công đa vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa để xét xử. Chúng tôi đồng ý với ý
kiến này, rằng quyền công tố theo bản chất của mình đợc thực hiện nhân
danh xã hội đa ngời phạm pháp ra Tòa để xét xử nhằm bảo đảm trật tự chung.
Quyền công tố không chỉ có trong lĩnh vực TTHS mà còn có cả trong các
lĩnh vực pháp luật khác.
Quan điểm thứ ba và cũng là quan điểm tơng đối phổ biến trong

ngành kiểm sát nhân dân, đợc đa vào giáo trình giảng dạy về công tác kiểm sát
của Trờng Cao đẳng Kiểm sát. Quan điểm này cho rằng, quyền công tố đợc
thể hiện đầu tiên trong lĩnh vực hình sự, TTHS, về sau cùng với sự phát triển của
xã hội và sự hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyền công tố đợc mở rộng sang
lĩnh vực dân sự và ngày nay tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực t pháp khác.
Theo họ, quyền công tố là quyền của Nhà nớc XHCN giao cho Viện kiểm sát
nhân dân (VKSND) thực hiện theo luật định, đó là: "Quyền đại diện cho Nhà n-
ớc để đa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi
ích Nhà nớc bảo vệ trật tự pháp luật", phạm vi thực hành quyền công tố bắt
đầu từ khi khởi tố vụ án và đợc tiến hành trong khi thực hiện các công tác
kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, kiểm sát việc giải quyết các vụ án
20
dân sự, lao động, hành chính, kiểm sát thi hành án, kiểm sát việc giam, giữ - cải
tạo và công tác điều tra tội phạm [76, tr. 85-86].
Những ngời không tán thành quan điểm này cho rằng: Quyền công tố
nhà nớc (ở nớc ta quyền này giao cho Viện kiểm sát) đợc thực hiện ở lĩnh vực
TTHS nên việc đồng nhất quyền công tố với thẩm quyền của VKSND trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính là đã mở
rộng quyền công tố một cách không có căn cứ nên đã xóa nhòa ranh giới đặc
thù của TTHS với các lĩnh vực tố tụng khác. Đồng thời họ cho rằng, quyền
công tố là một khái niệm luôn luôn gắn liền với tội phạm và sự buộc tội nhân
danh Nhà nớc đối với ngời phạm tội. Vì vậy quyền này chỉ có thể thực hiện ở
một phạm vi, lĩnh vực duy nhất là lĩnh vực TTHS. Điều này đã quy định rõ
trong các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nớc ta (Hiến pháp, Luật tổ
chức VKSND, BLTTHS). Lĩnh vực thực hành quyền công tố của VKSND
cũng đợc nhắc đến trong Nghị quyết Ban chấp hành Trung ơng lần thứ tám
khóa VII là: "Viện kiểm sát nhân dân phải làm tốt quyền công tố, bảo đảm
mọi hành vi phạm tội đều phải đợc phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Đối với việc bắt giữ, giam, xét xử oan, sai cần truy cứu trách nhiệm đối với
ngời ra lệnh và ngời thực hành, đồng thời minh oan công khai, thỏa đáng đối

với ngời bị bắt, giữ, xét xử sai, bảo đảm quyền công dân, đúng pháp luật...".
Quan điểm thứ t cho rằng: Quyền công tố là quyền của Nhà nớc giao
cho Viện kiểm sát mà trực tiếp là Kiểm sát viên thay mặt Nhà nớc thực hiện
việc buộc tội tại phiên tòa. Nội dung của quyền công tố là đa ra lời buộc tội
những cá nhân cụ thể về những tội danh cụ thể trong bản cáo trạng và hoạt
động chứng minh tính có căn cứ và tính hợp pháp của cáo trạng đó tại phiên
tòa sơ thẩm. Những ngời theo quan điểm này cho rằng cách hiểu về quyền
công tố nh vậy mới đem lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho hoạt động của
VKSND ở Việt Nam vì quyền công tố đã có nội dung cụ thể, giới hạn đợc
xác định rõ ràng nên không còn là những ngôn từ chung nữa [73, tr. 86-88].
21
Chúng tôi nhận thấy, việc đa ra quan niệm về quyền công tố trên đây đã mắc
một sai lầm có tính nguyên tắc ở chỗ đã coi quyền công tố chỉ là sự buộc tội
tại phiên tòa khi thấy việc thực hành quyền đó là thuộc Viện kiểm sát, họ đã
cắt khúc nội dung quyền công tố và lấy một số hoạt động phổ biến dễ thấy
của quyền này nh truy tố, luận tội tại phiên tòa là quyền công tố nên đã nhầm
lẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố. Việc thu hẹp khái niệm,
nội dung và phạm vi thực hiện quyền công tố nh thế là không có căn cứ, bởi
vì trên thực tế hoạt động truy tố và duy trì quyền công tố của Kiểm sát viên
trớc Tòa chỉ là một phần thực hành quyền công tố theo đúng nghĩa của nó.
Từ những điều vừa trình bày trên cho thấy, cội nguồn của các quan
điểm khác nhau về quyền công tố là do cha xác định đúng đối tợng, nội dung
và phạm vi của quyền công tố trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật.
Do vậy dẫn đến có quan điểm thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi của quyền công
tố, hoặc nhầm lẫn giữa quyền công tố với việc tổ chức thực hiện quyền công
tố, giữa quyền năng công tố với thẩm quyền tố tụng của các cơ quan tiến
hành tố tụng, hoặc quyền khởi kiện của đơng sự với quyền khởi tố của cơ
quan công tố trong lĩnh vực tố tụng dân sự.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu lịch sử ra đời của quyền công tố,
những đặc trng khác biệt giữa hoạt động công tố và t tố cũng nh sự khác nhau

về cách thức tổ chức thực hiện quyền công tố trong lịch sử và ở mỗi quốc gia
trên thế giới hiện nay cho phép đi đến nhận xét rằng, để xác định đúng đắn
khái niệm về quyền công tố cần phải xuất phát từ những cơ sở có tính nguyên
tắc sau đây:
Một là: Quyền công tố là quyền của Nhà nớc, xuất hiện cùng với sự
ra đời của Nhà nớc và thay đổi theo bản chất Nhà nớc. Với tính cách là một
quyền lực công đợc bắt nguồn từ nhu cầu phải duy trì trật tự xã hội để bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị và những lợi ích chung có liên quan mà bất kỳ
22
nhà nớc nào (chủ nô, phong kiến, t sản hay XHCN) cũng đều cần phải can
thiệp duy trì vì đó là môi trờng tồn tại của Nhà nớc, là trách nhiệm xã hội của
Nhà nớc chứ không phải trách nhiệm cá nhân hay một nhóm ngời, bởi vì Nhà
nớc nói chung "dờng nh" là ngời nhân danh xã hội duy trì các xung đột trong
vòng trật tự. Vì vậy, cần phải làm rõ yếu tố lợi ích chung của Nhà nớc với
tính cách là đối tợng bảo vệ của quyền công tố.
Hai là: Quyền công tố là quyền lực công đòi hỏi phải tố giác và xử lý
các vụ việc xâm phạm lợi ích chung một cách công khai bằng con đờng Tòa
án nên quyền công tố phải gắn với quyền tài phán của Tòa án. Đây cũng là
điểm gặp nhau rất cơ bản giữa các quan điểm khác nhau về quyền công tố -
quyền đa vụ án ra Tòa và "buộc tội" ngời phạm pháp tại Tòa án. Tuy nhiên
cũng cần nhận thức rằng, không có nghĩa cứ phải đa vụ án ra Tòa mới là thực
hành quyền công tố, vì cũng nh các quyền năng tố tụng khác, nó đợc thể hiện
ở các mặt (nội dung), các giai đoạn khác nhau trên con đờng đi tới cái đích
của việc thực hiện quyền đó. Các quyền năng ấy, trong đó có quyền công tố
vì thế có thể bị triệt tiêu bất cứ lúc nào khi sự việc là đối tợng tác động của
quyền công tố có đủ căn cứ để quyết tụng. Nh vậy, để làm rõ phạm vi của
quyền công tố không thể không xem xét đến các căn cứ làm triệt tiêu quyền
công tố.
Ba là: Quyền công tố theo bản chất của mình là quyền yêu cầu trừng trị
công khai những hành vi phạm pháp liên quan đến lợi ích chung, do đó để

bảo đảm tính khách quan và sự công bằng thì quyền này phải độc lập với
quyền tài phán của Tòa án. Theo đó, về mặt nguyên tắc quyền công tố chỉ có
thể do một cơ quan thực hiện và đợc gọi là cơ quan công tố (ở nớc ta thực
hiện chức năng này là Viện kiểm sát). Đồng thời cũng nh bất cứ loại quyền
lực nào, quyền công tố phải đợc thể hiện ở nội dung cụ thể của nó. Đây là
một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để phân biệt quyền công tố
với các thẩm quyền tố tụng khác của cơ quan công tố, của các cơ quan tiến
23
hành tố tụng khác nh cơ quan điều tra, Tòa án, hoặc với quyền khởi kiện,
quyền yêu cầu khởi tố của đơng sự.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đối tợng tác động của quyền công tố
chính là vụ việc mà quyền công tố tác động vào nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nớc, lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của công dân. Các lợi ích
trên đợc bảo đảm bằng việc duy trì trật tự pháp luật do Nhà nớc đặt ra, trật tự
pháp luật ấy thể hiện và bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng
gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nớc, thể hiện rõ trách nhiệm của
Nhà nớc trớc toàn xã hội. Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng không
chỉ đợc xác lập và bảo vệ bằng luật hình sự, luật TTHS mà còn cả các lĩnh
vực pháp luật khác nh Luật dân sự, Luật hành chính... Do đó những hành vi
phạm tội và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến lợi ích
chung, lẽ tất nhiên nó xâm phạm đến một hay một số cá nhân trong cộng
đồng. Nhng cái chính là nó xâm hại đến sự tồn tại của chế độ, đến hệ thần
kinh của Nhà nớc, của cả xã hội. Điều này thể hiện rõ nhất ở hành vi phạm
tội nên quyền công tố đợc thể hiện rõ nét nhất, đậm nét trong các giai đoạn
TTHS, còn trong các lĩnh vực tố tụng khác nh dân sự, hành chính, lao động
thì quyền công tố dờng nh nhờng chỗ cho quyền tự định đoạt của các đơng
sự. Chỉ trong những trờng hợp trật tự công cộng và lợi ích của Nhà nớc có
nguy cơ bị xâm hại thì Nhà nớc mới đứng ra để can thiệp. Nghiên cứu pháp
luật nớc ngoài cho thấy, cơ quan công tố ở nhiều nớc trên thế giới đều đợc
trao quyền nhân danh công quyền để can thiệp vào những vụ án dân sự, hành

chính, kinh tế quan trọng liên quan đến lợi ích công cộng. Chẳng hạn, ở Cộng
hòa Pháp, Viện công tố có chức năng:
Đại diện cho quyền lợi của xã hội, của Nhà nớc trớc Tòa
án, bảo đảm cho pháp luật đợc đợc tuân thủ, những hành vi phạm
pháp đợc xét xử nghiêm minh, việc xét xử đợc đúng đắn. Về hình
24
sự Công tố viên truy tố ngời phạm tội ra trớc Tòa án; về dân sự
Công tố viên khởi tố những việc gây thiệt hại đến trật tự chung nh
yêu cầu: cấm quyền của một số ngời, hủy bỏ một cuộc hôn nhân
bất hợp pháp, tham gia một số việc kiện khác. Công tố ủy viên là
ngời đại diện cho Nhà nớc, cho xã hội điều tra phát hiện những vụ
việc phạm pháp và quyết định khởi tố, lập cáo trạng đa vụ án hình
sự ra Tòa. Trong lĩnh vực dân sự, Công tố ủy viên đứng phụ đơn
trong các vụ nh bảo vệ quyền trẻ em, những ngời tàn tật, tâm thần,
hủy bỏ hôn nhân bất hợp pháp, lập hội bất chính [59, tr. 212-232].
ở Việt Nam, theo quy định của các pháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, thì Viện kiểm sát - cơ quan
thực hành quyền công tố đều có quyền khởi tố đối với một số vụ án dân sự,
lao động, hành chính liên quan đến trật tự chung hoặc khi một bên đơng sự
không đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi của mình trớc Tòa án.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
lao động hành chính, Viện kiểm sát còn có quyền tham gia bất cứ giai đoạn
tố tụng nào khi xét thấy cần thiết. Nh vậy, với bản chất là Nhà nớc của dân,
do dân và vì dân, Nhà nớc ta đã cho phép Viện kiểm sát sử dụng quyền công tố
trong các lĩnh vực tố tụng đối với các vụ án quan trọng để bảo vệ lợi ích
chung, trong đó có lợi ích cá nhân bị vi phạm. ở đây Viện kiểm sát tham gia
với t cách là chủ thể của quyền lực công chứ không phải là một bên đơng sự.
Bởi vậy, bên cạnh việc khởi tố Viện kiểm sát còn có quyền điều tra, yêu cầu
điều tra bổ sung, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời [84].

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trong lĩnh vực tố tụng kinh
tế ở nớc ta Viện kiểm sát lại không có quyền khởi tố vụ án. Theo chúng tôi
quy định nh vậy là không phù hợp, không bảo đảm tính thống nhất trong việc
sử dụng quyền công tố của Nhà nớc ta. Cũng giống nh các lĩnh vực tố tụng
25

×