LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số dược theo dõi một
cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng
trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của
các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Bài viết này sẽ cho người đọc thấy
được và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một
số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối
với nền kinh tế. Từ đó người đọc sẽ thấy được vai trò, sự cần thiết của lãi suất.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng
của lãi suất,từ đó vận dụng vào thực tiễn vào Việt nam nhận thấy lãi suất được
điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ. Chính sách
lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia,
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.lãi suất được sử dụng
linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại lãi suất được giữ
một các cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế những sang thời kỳ khác,
nó trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tác giả chọn đề tài “ …..”
để viết đề án. Bố cục gồm 2 phần chính
Phần I: Lý luận chung về lãi suất và vai trò của lãi suất đối với quá trình
phát triển kinh tế.
Phần II: Các chính sách lãi suất được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian
qua.
Phần I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I - LÃI SUẤT – KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT.
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo
dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của
từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi
tiêu hay tiết kiệm đề đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi
quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay
tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Thông qua những
quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh hưởng đến mức độ phát
triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất nước.
1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất
1.1. lý thuyết của C.Mác về lãi suất.
* Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế
hàng hoá TBCN
Qua qúa trình nghiên cứu bản chất của cntb Mác đã vạch ra rằng quy luật
giá trị thặng dư tức giá trị lao động không của công nhân làm thuê tạo ra là quy
luật kinh tế cơ bản của chủ nghia tư bản và nguồn gốc của mọi lãi suất đều xuất
pháttừ giá trị thặng dư.
Theo Mác, khi xã hội ptr thì tư bản tài sản tách rời Tư bản chức năng, tức là
quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản nhưng mục đích của tư bản
là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy, trong xã hội phát
sinh quan hệ dho vay và đi vay, đã là tư bản thì sau một thời gian giao cho nhà
tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nó kèm
theo một giá trị tăng thêm gọi là lợi tức.
Về thực chất lợi tức chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản
đi vay phải cho nhà tư bản vay. Trên thực tế nó là một bộ phận của lnh bình
quân mà các nhà tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho các nhà tư bản
cho vay. Do đó nó là biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được mở rộng
trong lĩnh vực phân phối và giơí hạn tối đa của lợi tức là lnh bình quân, còn
giới hạn tối thiểu thì không có nhưng luôn lớn hơn không.
Vì vậy sau khi phân tích côg thức chung của tư bản và hình thái vận động
đầy đủ của tư bản Mác đã kết luận:”Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra
do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm
đoạt”.
* Lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế
XHCN
Các nhà kinh tế học Mác xít nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với
tín dụng, sự tồn tại của lãi suất và tác động của nó do mục đích khác quyết
định, đó là mục đích thoả mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của tất cả các thành viên
trong xã hội. Lãi suất không chỉ là động lực của tín dụng mà tác dụng của nó
đối với nkt phải bám sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm
trù tư bản và chế độ người bóc lột người song điều đó không có nghĩa là ta
không thể xác định bản chất của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong xã hội chủ
nghĩa là “giá cả của vốn cho vay mà nn sd với tư cách là công cụ điều hoà hoạt
đọng hạch toán kinh tế ”
Qua những lãi suất luận trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ rõ
nguồn gốc và bản chất lãi suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể hiện
được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. ngày nay trước sự
đổ vỡ của hệthống XHCN, cùng với chính sách làm giàu chính đáng , chính
sách thu hút đầu tư lâu dài… đã không phù hợp với các chính sách trước đây vì
nó tôn trọng quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa nhận thu nhập từ tư
bản.
1.2 Lý thuyết của J.M. Keynes về lãi suất:
J.M. KEYNES (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng
lãi suất không phải là số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi
tích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả khi
trường hợp tích trữ rất nhiều tiền trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Vì vậy: “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở
thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia
lìcan với của cải, tiền tệ.”
1.3 Lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suất:
M.Friedman, đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có
quản điểm tương tự J.M.KEYNES rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ.
Tuy nhiên quan điểm của M. Friedman khác cơ bản với Keynes ở việc xác định
vai trò của lãi suất. Nừu Keynes cho rằng cầu tiền là một hàm của lãi suất còn
M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời
gian dài, ông đi đế khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến
lượng cầu về tiền mà cầu tiền biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái
niệm tính ổn định cao của cầu tiền tệ.
Có thể thấy rằng : quan điểm coi lãi suất là kết quả hoạt động của tiền tệ đã
rất thành công trong việc xác định các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến lãi suất tín
dụng. Tuy nhiên hạn chế của cách tiếp cận này là suy bản chất của lợi tức là
bản chất của tiền và dừng lại ở việc nghiên cứu cụ thể.
Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho
người cho vay trên tổng số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sd tiền
vay đó.
2 - Các phép đo lãi suất
Phép đo chính xác nhất là lãi suất hoàn vốn. Nó là lãi suất làm cân bằng giá
trị hiện tại của khoản tiền trả trong tương lai với giá trị hôm nay cuả nó. Vì khái
niệm tiềm ẩn trong việc tính lãi suất hoàn vốn có ý nghĩa tốt về mặt kinh tế. Nó
tính cho 4 công cụ thị thị trường tín dụng:
2.1. Vay đơn:
( )
n
n
iPF
+=
1
F
n
: số tiền vay và lãi thu về trong tương lai.
P,n,i: số tiền vay ban đầu, thời hạn vay tín dụng và lãi suất
đơn.
2.2. Vay hoàn trả cố định:
( ) ( ) ( )
n
i
FP
i
FP
i
FP
i
FP
TV
+
++
+
+
+
+
+
=
111
1
32
TV: toàn bộ món tiền vay
FP: số tiền trả cố định hàng năm.
N: số năm cho tới mãn hạn
2.3. trái khoán coupon:
( ) ( ) ( )
n
i
F
i
C
i
C
i
C
Pb
+
++
+
+
+
+
+
=
111
1
32
Pb: giá trái khoán
C : Tiền coupon hàng năm
F : Mệnh giá trái khoán
n : số năm tới ngày mãn hạn.
2.4. Trái khoán giảm giá.
Pd
PdF
i
−
=
F: mệnh giá của trái khoán giảm giá
Pd: Giá hiện thời của trái khoán.
3. Phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế khác:
3.1. lãi suất với giá cả
Lãi suất được coi là hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay, vì nó trả cho giá trị
sd của vốn vay - đó chính là khả năng đầu tư sinh lời hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng. Lãi suất cũng biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn như
giá cả hàng hoá thông thường. Nhưng lãi suất là giá cả cho quyền sử dụng mà
không phải quyền sở hữu, hơn nữa không phải quyền sử dụng vĩnh viễn mà chỉ
trong một thời gian nhất định. Thêm vào đó, lãi suất khôg phải là biểu hiện
bằng tiền giá trị vốn vay như giá cả hàng hoá thông thường, mà nó độc lập
tương đối – thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị vốn vay.
3.2. Lãi suất với lợi tức.
Đối với một chứng khoán bất kỳ, lợi tức được định nghĩa là tiền lãi trả cho
chủ sở hữu cộng với những thay đổi về giá trị của chứng khoán đó.
Tỷ suất lợi tức là tỷ số lợi tức chia cho giá mua.
Ví dụ: Một người mua một trái khoán chính phủ mệnh giá 1 triệu VND,
thời hạn 5 năm, lãi suất 12% năm. sau một năm anh ta bán trái khoán đó với giá
1,2 triệu VND.
Tiền lãi: 12%*1.000.000 = 120.000 VND
Lợi tức chứng khoán:
(12%*1.000.000) + (1.200.000 – 1.000.000) = 320.000 VND.
Tỷ suất lợi tức: 320.000/1.000.000 = 32%
Qua ví dụ trên ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa lãi suất và lợi tức của
một chứng khoán bất kỳ.
3.3.Lãi suất thực với lãi suất danh nghĩa.
Từ lâu nay chúng ta đã quên mất tác dụng của lạm phát đối với chi phí vay
mượn. Cái mà chúng ta gọi là lãi suất không kể đến lạm phát cần được gọi một
các chính xác hơn là lãi suất danh nghiã để phân biệt với lãi suất thực. Lãi suất
danh nghĩa là lãi suất cho ta biết sẽ thu được bao nhiêu đồng hiện hành về tiền
lãi nếu cho vay một trăm đồng trong một đơn vị thời gian(năm, tháng…). Như
vậy sau khoảng thời gian đó ta sẽ thu được một khoản tiền gồm gốc và lãi. Tuy
nhiên giá cả hàng hoá không ngứng biến động do lạm phát, điều chúng ta quan
tâm là lúc đó số tiền gốc và lãi sẽ mua được bao nhiêu hàng hoá.
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa được chỉnh lại cho đúng theo những
thay đổi dự tính về mức giá, thể hiện mức lãi theo số lượng hàng hoá và dịch vụ.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được Fisher phát biểu
thông qua phương trình mang tên ông như sau:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự tính
Công thức xác định lãi suất thực này được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy
nhiên, công thức này không chú ý đến tổng lãi thu được phải chịu thuế thu
nhập. Nếu tính đến yếu tố thuế thì:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – Thuế thu nhập biên thực tế – Tỷ
lệ lạm phát dự tính
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Như chúng ta đã biết lãi suất tín dụng ngân hàng được xác định trên cơ sở
cân bằng cung cầu tiền gửi, tiền cho vay trên thị trường. Do đó những nhân tố
ảnh hưởng tới hình thái diễn biến của lãi suất chính là những nhân tố tác động
làm thay đổi cung cầu tiền vay.
Phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường trái khoán (khuôn mẫu tiền vay)
và trên thị trường tiền tệ (khuôn mẫu ưa thích tiền mặt) tuy có những đặc điểm
khác nhau nhưng đều mang lại những kết quả tương đương nhau trong việc
xem xét vấn đề lãi suất được xác định như thế nào.
Bây giờ sẽ sử dụng tổng hợp hai phương pháp: khuôn mẫu tiền vay và
khuôn mẫu tiền mặt, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của nền kinh tế hiện
đại để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất.
1. Của cải – tăng trưởng.
Phân tích khuôn mẫu tiền mặt cho thấy khi của cải tăng lên trong thời kỳ
tăng trưởng kinh tế của một chu kỳ kinh tế, lượng cầu tiền sẽ tăng do mọi người
gia tăng tiêu dùng hoặc đầu tư hay chỉ đơn giản là muốn giữ thêm tiền làm nơi
trữ gía trị. Kết quả là đường cầu tiền dịch chuyển về bên phải trong khi đường
cung tiền do chính phủ quy đinhj đường thẳng đứng. Như vậy khuôn mẫu tiền
mặt phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ đưa đến kết luận: “Khi
của cải tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế(các biến số khác
không đổi) lãi suất sẽ tăng lên và ngược lại”.
2. Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hộ đầu tư
càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi mà một doanh nghiệp dự tính có thể
làm thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư vay nợ
nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư này. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh có
Lãi suất i
i
2
i
1
Ms
Md
1
Md
2
E
1
E
2
Hình 1.1: Mô tả mối liên hệ giữa tăng trưởng và lãi suất. Khi của cải tăng lên
đường cầu tiền dịch chuyển sang phải từ Md
1
đến Md
2
làm lãi suất từ i
1
đến i
2
rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, do đó lượng cầu tiền cho vay
ở mỗi giá trị lãi suất tăng lên.
3. Lạm phát dự tính:
Như ta đã biết, chi phí thực của việc vay tiền được đo một cách chính xác
hơn bằng lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự tính. Do đó một
lãi suất cho trước, khi lạm phta dự tính tăng lên, chi phí thực hiện việc vay tiền
giảm xuống nên cầu tiền vay tăng lên. Mặt khác khi lạm phát dự tính tăng lên
thì lợi tức dự tính của những khoản tiền gửi giảm xuống. Những người cho vay
lập tức chuyển vốn tiền tệ vào một thị trường khác như thị trường bất động sản
hay dự trữ hang hoá, vàng bạc… Kết quả lượng cung tư bản cho vay giảm đối
với bất kỳ lãi suất nào cho trước.
Như một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản
cho vay. Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung
ứng và tăng cầu về tư bản.
Hình 1.2: ảnh hưởng tăng khả
năng sinh lời dự tính của các
cơ hội đầu tư tới lãi suất.
Đường cầu tăng dịch chuyển
từ D
1
tới D
2
. lãi suất tằng từ i
1
tới i
2
. Vởy tăng cơ hội đầu tư
sinh lợi sẽ làm tăng lãi suất do
tăng cầu về tư bản cho vay và
ngược lại.
Lãi suất i
i
2
i
1
Md
1
Md
2
Lượng tiền
S
Hình 1.2: Mô tả mối liên hệ
giữa lạm phát dự tính và lãi
suất. Lạm phát dự tính tăng
dần đến cầu về tư bản cho vay
tăng từ D
1
đến D
2
đồng thời
cung giảm từ S
1
đến S
2
, lãi
suất tăng từ i
1
đến i
2
Lãi suất i
i
2
i
1
Lượng tiền
S
1
S
2
D
1
D
2
4. Thay đổi mức giá
khi mức giá tăng lên, cùng với một lượng tiền như cũ hàng mà nó mua được
sẽ ít hơn, nghĩa là giá trị đồng tiền bị giảm xuống. Để khôi phục lại tài sản của
mình dân chúng muốn giữ một lượng tiền danh nghĩa lớn hơn do đó làm đường
cầu tiền dịch chuyển sang phải. Điều đó chứng tỏ rằng khi mực giá tăng lên,
các biến số khác không đổi, lãi suất sẽ tăng.
5. Hoạt động thu, chi của Nhà nước
Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu tiền vay
đối với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách Nhà nước là một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân sách bội chi hay thu không
kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách
phát hành trái phiếu. Như vậy lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm
tăng lãi suất.
Ngoài ra khi thâm hụt ngân sách đã trực tiếp làm cầu về quỹ cho vay trong
các định chế tài chính tăng lên, trong khi cung lại giảm và nâng cao lãi suất
hoặc người dân dự đoán lạm phát sẽ tăng cao do Nhà nước tăng khối lượng
cung ứng tiền tệ, dẫn tới việc găm tiền lại để mua tài sản khác làm cung quỹ
cho vay bị giảm một cách tương ứng và lãi suất tăng lên.
Trường hợp bội thu ngân sách sẽ dẫn đến lãi suất giảm do sự vận động
ngược lại với trường hợp chi ngân sách.
6. Tỷ giá hối đoái
Ms
Lãi suất i
i
2
i
1
Md
1
Md
2
Lượng tiền
E
2
E
1
Hình 1.4: Quan hệ giữa mức
giá và lãi suất P tăng làm dịch
chuyển từ Md
1
đến d
2
, lãi suất
tăng từ i
1
đến i
2
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước
khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế… trong xu thế toàn cầu hoá hiện
nay làm cho không một quốc gia nào, nếu muốn tồn tại và phát triển, lại không
tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại quốc tế. Thông qua quá
trình trao đổi buôn bán giữa các nv tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu tăng lên
nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với
việc tăng cầu nội tệ kết quả là làm lãi suất tăng lên.
Bằng cách lập luận tương tự, chúng ta sẽ thu được một mức lãi suất nội tệ
thấp hơn nếu tỷ giá hối đoán tăng lên, đồng nội tệ có giá hơn. Tóm lại, khi mức
giá của đồng tiền một nước so với các nc khác giảm xuống thì một ước đoán
hợp lý là lãi suất trong nc sẽ tăng lên và ngược lại.
7. Lượng tiền cung ứng
Qua phân tích trên cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn và nhạy cảm với lãi suất là lượng tiền cung ứng.
Vậy lượng tiền cung ứng thay đổi thì nó có tác động đến lượng tiền cung ứng
như thế nào?
Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất:
tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát
dự tính.
- Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ
làm giảm nhẹ lãi suất, bởi vì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải.
e ($/đ)
e
2
e
1
D
1
(đ)
Q
S(đ)
D
2
(đ)
E ($/đ)
E
2
E
1 D(đ)
Q
S
1
(đ
)
S
2
(đ
)
Hình 1.7: Mô tả
khi đồng nội tệ
giảm giá, e($/đ)
giảm làm xuất
khẩu tăng, S($)
tăng hay D(đ)
tăng làm đồng
nội tệ Tăng giá
và lãi suất nội
tệ tăng
- Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh tốt
đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. Vì đường cầu
tiền lúc này sẽ dịch chuyển sang phải.
- Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức
giá chung tăng lên và kết qủa lãi suất cân bằng tăng.
- Tác dụng lạm phát dự tính: sự tăng lên lượng tiền cung wngs sẽ làm dân
cúng dự tính một mức lạm phát cao hưn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng
lên.
Trong 4 tác dụng trên chỉ có tác dụng tính lỏng chỉ ra rằng một sự tăng lên
của lượng tiền cung ưngs sẽ làm giảm lãi suất trong khi các tác dụng khác thì
ngược lại. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy tác dụng thu nhập, mức giá và lạm
phát dự tính vượt trội so với tính lỏng.
Vì vậy một sự tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến việc tăng lãi suất trong dài
hạn.
III. VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ
1. Lãi Suất với quá trình huy động vốn.
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và
thời gian. Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công
nghiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất và tiêu dùng. Đối với Việt
Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn có
tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì
vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội và cacs tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn
trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-
HĐH nước ta hiện nay.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất
phải boả tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và
người đi vay. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận
bình quân.
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay)
2. Lãi suất với quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi
mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ taì sản cố định này nhiều hơn số lãi phải
trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh
doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đâu tư và ngược lại. Trong môi trường
tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có
kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng
sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi
suât của nó cao
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống
giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên
tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh
lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.
Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau:
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm:
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu
dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu
nhập, vấn đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm
trong đó lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó.
Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho
việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. khi lãi suất cao đem lại
thu nhập từ khoản tiều để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết
kiệm tăng.
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Lãi suất
Đầu tư
i
1
I
2
I
1
I = I – b*i
i
2
_
Hình 1.8: Biểu diễn
mối quan hệ tỷ lệ
nghịch giữa đầu tư
và lãi suất.