Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc có nguy cơ cao tại bệnh viện e trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 84 trang )





BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



LÊ THỊ TÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CÁC THUỐC CÓ NGUY CƠ CAO
TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


HÀ NỘI – 2015



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


LÊ THỊ TÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CÁC THUỐC CÓ NGUY CƠ CAO
TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ





Ngƣời hƣớng dẫn:
1. ThS. Lê Bá Hải
2. TS. Vũ Thị Thu Hương
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện E


HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được gửi đến ThS. Lê Bá Hải, giảng viên bộ
môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội và TS. Vũ Thị Thu Hương,
phó trưởng khoa Dược, bệnh viện E, là những người thầy trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo cho tôi hết sức tận tình trong quá trình tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Thúy Vân, giảng viên bộ môn
Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội và DS. Nguyễn Thị Hà, dược sĩ
bệnh viện E vì những ý kiến đóng góp quý báu và sự giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể
hoàn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại
học Dược Hà Nội đã luôn sẵn lòng giải đáp những khúc mắc trong quá trình tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể khoa Dược, khoa Hồi sức tích cực, khoa
Nội tổng hợp thuộc bệnh viện E đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất lớn cùng tôi
thực hiện đề tài.

Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành đến các
thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, những kiến thức và kĩ năng mà thầy cô
đã dạy được vận dụng không chỉ trong quá trình thực hiện đề tài mà trên cả chặng
đường tôi sẽ đi tiếp trong tương lai.
Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên với những lời động viên kịp thời để tôi vượt qua những thời điểm khó khăn
nhất.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Tâm





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 2
1.1 Đại cƣơng về các thuốc nguy cơ cao 2
1.1.1 Định nghĩa 2
1.1.2 Các danh mục các thuốc có nguy cơ cao 2
1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các thuốc nguy cơ cao 6
1.1.3.1 Tổng quan các lỗi có thể xảy ra trong quy trình sử dụng các thuốc có
nguy cơ cao và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ 6
1.1.3.2 Một số nghiên cứu về nhận thức của cán bộ y tế đối với thuốc có
nguy cơ cao 11
1.2 Tổng quan một số nghiên cứu về sai sót trong quá trình sử dụng insulin và
các biện pháp hạn chế sai sót 12
1.2.1 Một số nghiên cứu về sai sót trong quá trình sử dụng insulin 12

1.2.2 Các biện pháp hạn chế sai sót trong quá trình sử dụng insulin 13
PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Quy trình nghiên cứu chung 16
2.2 Khảo sát quy trình cấp phát, lƣu trữ, bảo quản các thuốc có nguy cơ cao tại
khoa Dƣợc bệnh viện E 17
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.3 Quy trình nghiên cứu 17
2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 18
2.3 Khảo sát tình hình sử dụng insulin tại 2 khoa khoa lâm sàng: khoa Hồi sức
tích cực và khoa Nội tổng hợp, bệnh viện E 19
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.3 Quy trình nghiên cứu 19
2.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 21
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 23


PHẦN 3. KẾT QUẢ 24
3.1 Khảo sát vấn đề bảo quản, lƣu trữ, quy trình cấp phát các thuốc có nguy cơ
cao tại khoa Dƣợc bệnh viện E 24
3.1.1 Danh mục các thuốc có nguy cơ cao tại Bệnh viện E 24
3.1.2 Tình hình bảo quản, lưu trữ và quy trình cấp phát các thuốc có nguy cơ
cao tại khoa Dược 24
3.1.2.1 Thực tế tình hình lưu trữ, bảo quản, quy trình cấp phát các thuốc tại
khoa 24
3.1.2.2 Thực tế tình hình lưu trữ, bảo quản và quy trình cấp phát các thuốc
nguy cơ cao tại khoa 25
3.2 Khảo sát tình hình sử dụng insulin tại 2 khoa lâm sàng: khoa Hồi sức tích
cực và khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E 25

3.2.1 Đặc điểm bệnh nhân 25
3.2.2 Đặc điểm kê đơn của bác sĩ 26
3.2.3 Đặc điểm thực hiện insulin trên bệnh nhân của điều dưỡng 27
3.2.3.1 Đặc điểm thực hiện đường dùng insulin 27
3.2.3.2 Đặc điểm thực hiện biệt dược insulin 28
3.2.3.3 Đặc điểm thực hiện liều insulin 29
3.2.3.4 Đặc điểm bệnh nhân được sử dụng insulin 29
3.2.3.5 Đặc điểm thực hiện tốc độ truyền tĩnh mạch và tốc độ bơm tiêm điện
30
3.2.3.6 Đặc điểm thời điểm thực hiện insulin 31
3.2.4 Biến cố xảy ra trong quá trình quan sát 32
3.2.5 Đặc điểm bảo quản các chế phẩm insulin tại khoa 32
3.2.6 Kết quả phỏng vấn về các vấn đề trong quá trình sử dụng insulin 33
3.2.6.1 Kết quả phỏng vấn điều dưỡng tại 2 khoa lâm sàng. 33
3.2.6.2 Kết quả phỏng vấn bác sĩ tại 2 khoa lâm sàng. 34
PHẦN 4. BÀN LUẬN 35
4.1 Về danh mục thuốc có nguy cơ cao tại bệnh viện E 35
4.2 Về vấn đề bảo quản, lƣu trữ, quy trình cấp phát thuốc nguy cơ cao 35
4.3 Về tình hình sử dụng insulin tại khoa lâm sàng 36


4.3.1 Về kê đơn insulin 36
4.3.2 Về liều insulin dùng trên bệnh nhân 37
4.3.3 Về tốc độ truyền tĩnh mạch chậm và bơm tiêm điện 39
4.4 Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
Kết luận 42
Về vấn đề bảo quản, lưu trữ, quy trình cấp phát các thuốc có nguy cơ cao tại
khoa Dược-Bệnh viện E 42
Về tình hình sử dụng insulin tại 2 khoa lâm sàng là Hồi sức tích cực và Nội

tổng hợp 42
Đề xuất 43













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu
Tên đầy đủ
ADE
Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event)
ADR
Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)
FDA
Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kì (Food and Drug
Administration)
Hh
Hỗn hợp
ICU
Khoa hồi sức tích cực (Intensive Care Unit)

ISMP
Viện thực hành an toàn thuốc (Institute for Safe Medication
Practices)
LASA
Sự tƣơng tự về bao bì, tên gọi ( Look Alive Sound Alive)
NSW
New South Wales
TCKT
Tài chính kế toán



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Danh mục các thuốc có nguy cơ cao theo tổ chức
ISMP (Mĩ)
3
Bảng 1.2
Danh mục các thuốc có nguy cơ cao theo cơ quan quản
lý y tế NSW (Úc)
5
Bảng 3.1
Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
26
Bảng 3.2
Đặc điểm kê đơn của bác sĩ trong thời gian nghiên cứu

27
Bảng 3.3
Đặc điểm thực hiện đƣờng dùng insulin của điều
dƣỡng
28
Bảng 3.4
Đặc điểm thực hiện biệt dƣợc insulin của điều dƣỡng
28
Bảng 3.5
Đặc điểm thực hiện liều insulin của điều dƣỡng
29
Bảng 3.6
Đặc điểm thực hiện tốc độ truyền insulin của điều
dƣỡng
30
Bảng 3.7
Đặc điểm điều chỉnh tốc độ bơm tiêm điện theo giá trị
đƣờng huyết của bệnh nhân
31
Bảng 3.8
Đặc điểm bảo quản, lƣu trữ insulin tại 2 khoa lâm sàng
33

Hình
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Quy trình nghiên cứu chung
16
Hình 3.1

Hình ảnh bảo quản insulin tại khoa lâm sàng
33








1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, các thuốc có nguy cơ cao đang hết sức đƣợc
quan tâm bởi khả năng lớn xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng tại các cơ sở điều
trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng của
bệnh nhân. Nhiều bệnh viện và tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu và đƣa ra chiến
lƣợc phù hợp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến cố liên quan đến việc sử dụng các
thuốc này nhƣ: xây dựng danh mục các thuốc có nguy cơ cao, phát triển các biện
pháp hạn chế nguy cơ xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng, bao gồm các quá trình: bảo
quản, lƣu trữ, cấp phát, kê đơn, thực hiện thuốc trên bệnh nhân [27], [11]. Trong
nhóm các thuốc có nguy cơ cao, insulin là một thuốc đƣợc tập trung nghiên cứu
nhiều do tần suất sử dụng lớn, lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng insulin chiếm tỷ lệ
khá cao và gây ra hậu quả nặng trên lâm sàng đặc biệt là biến cố hạ đƣờng huyết.
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2003 cho thấy, lỗi liên quan đến insulin chiếm đến 45%
tổng lỗi liên quan thuốc nguy cơ cao trong [23].
Tại bệnh viện E nói riêng và ở Việt Nam nói chung ở thời điểm thực hiện đề
tài chƣa có tài liệu nào về các thuốc có nguy cơ cao đƣa ra các hƣớng dẫn cụ thể về
lƣu trữ, bảo quản, cấp phát, kê đơn, thực hiện thuốc có nguy cơ cao trên bệnh nhân.

Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc có nguy cơ
cao tại bệnh viện E Trung ƣơng” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình lƣu trữ, bảo quản và quy trình cấp phát các thuốc nguy cơ
cao tại khoa Dƣợc-Bệnh viện E.
2. Khảo sát quá trình sử dụng thuốc insulin tại 2 khoa lâm sàng bao gồm kê
đơn, bảo quản, thực hiện thuốc trên bệnh nhân.

2

PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1 Đại cƣơng về các thuốc nguy cơ cao
1.1.1 Định nghĩa
Thuốc có nguy cơ cao là thuốc có khả năng cao gây thƣơng tích, tổn hại đáng
kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Tần suất các lỗi xảy ra
với các thuốc này không nhất thiết phải cao hơn, nhƣng khi có sai sót, hậu quả sẽ
nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác [27],[6].
1.1.2 Các danh mục các thuốc có nguy cơ cao
Trên thế giới, nhiều tổ chức về an toàn trong sử dụng thuốc đã đƣa ra khuyến
cáo các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe nên xây dựng danh mục các thuốc có
nguy cơ cao đƣợc sử dụng tại cơ sở thông qua các dữ liệu có sẵn về các biến cố đã
xảy ra liên quan đến các thuốc này. Danh mục thuốc có nguy cơ cao không hoàn
toàn thống nhất tại mỗi cơ sở y tế, phụ thuộc vào danh mục thuốc đƣợc sử dụng và
mô hình bệnh tật tại địa phƣơng. Xây dựng các biện pháp nhằm đảm bảo, nâng cao
an toàn khi sử dụng thuốc là cần thiết, đặc biệt với nhóm các thuốc có nguy cơ cao
để giảm thiểu các lỗi có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, cấp phát, kê đơn, thực
hiện thuốc trên bệnh nhân [11].
Nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và ban hành
danh mục các thuốc có nguy cơ cao nhƣ tổ chức ISMP (Mỹ), Cơ quan quản lý y tế
New South Wales (Úc), Anh, Pháp, Singapo,
 Danh mục thuốc có nguy cơ cao theo tổ chức ISMP (Mỹ) [27].

ISMP là tổ chức hàng đầu trong việc cung cấp các thông tin an toàn thuốc kịp
thời, chính xác.
Dựa vào các báo cáo sai sót đƣợc gửi đến Chƣơng trình thu nhận các báo cáo
sai sót thuốc của ISMP (USP-ISMP Medication Errors Reporting Program), tổ chức
này đã xây dựng một danh mục các thuốc có nguy cơ cao tiềm năng. Từ danh mục
này, nhiều cuộc khảo sát đã đƣợc tiến hành với sự tham gia của các cán bộ y tế
nhằm xác định các thuốc nguy cơ cao tại cơ sở điều trị. Danh mục này đƣợc thẩm
định lại một lần nữa bởi các chuyên gia là các thành viên của hội đồng tƣ vấn của
3

ISPM và các chuyên gia về an toàn thuốc trên khắp nƣớc Mỹ trƣớc khi ban hành
danh mục các thuốc có nguy cơ cao.
Với nhiều cuộc khảo sát tiến hành từ năm 2003-2014, danh mục thuốc có nguy
cơ cao mới nhất đƣợc nêu cụ thể tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh mục các thuốc có nguy cơ cao theo tổ chức ISMP (Mỹ)
Thuốc/Nhóm thuốc
 Các thuốc chủ vận adrenergic, tiêm tĩnh mạch (ví dụ: epinephrin,
norepinephrin, phenylephrin)
 Các thuốc đối kháng adrenergic, tiêm tĩnh mạch (ví dụ: propranolol,
metoprolol, labetalol)
 Thuốc gây mê hô hấp và gây mê tĩnh mạch (ví dụ: propofol, ketamin).
 Thuốc chống loạn nhịp, tiêm tĩnh mạch (ví dụ: lidocain, amiodaron).
 Các tác nhân chống huyết khối, bao gồm: thuốc chống đông máu (ví dụ:
warfarin, heparin trọng lƣợng phân tử thấp, heparin không phân đoạn, tiêm tĩnh
mạch), các chất ức chế yếu tố Xa (ví dụ: fondaparinux, apixaban, rivaroxaban),
các chất ức chế thrombin trực tiếp (ví dụ: argatroban, bivalirudin, dabigatran
etexilat), thuốc làm tan huyết khối (ví dụ: alteplase, reteplase, tenecteplase), các
chất ức chế glycoprotein IIb / IIIa (ví dụ: eptifibatid).
 Dung dịch làm liệt cơ tim tạm thời.
 Các tác nhân hóa trị liệu sử dụng trong điều trị ung thƣ, tiêm tĩnh mạch

và đƣờng uống.
 Dung dịch dextrose ƣu trƣơng, nồng độ 20% hoặc lớn hơn.
 Dung dịch lọc máu qua thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
 Thuốc gây tê ngoài màng cứng và tiêm tủy sống.
 Thuốc điều trị đái tháo đƣờng đƣờng uống.
 Thuốc tăng co bóp cơ tim, tiêm tĩnh mạch (ví dụ: digoxin, milrinon).
 Các loại insulin, tiêm dƣới da và tiêm tĩnh mạch.
 Thuốc an thần mức độ trung bình, tiêm tĩnh mạch (ví dụ:
4

dexmedetomidin, midazolam).
 Thuốc an thần mức độ trung bình, đƣờng uống, cho trẻ em (ví dụ: chloral
hydrat).
 Các opioid tiêm tĩnh mạch, qua da, đƣờng uống (bao gồm cả chất lỏng cô
đặc, cả công thức giải phóng kéo dài và ngay lập tức).
 Các tác nhân ức chế thần kinh cơ (ví dụ: succinylcholin, rocuronium,
vecuronium).
 Các dung dịch nuôi dƣỡng nhân tạo đƣờng tĩnh mạch.
 Thuốc đƣợc bào chế dạng liposom và dạng quy ƣớc tƣơng ứng (ví dụ:
liposom amphotericin B và amphotericin B desoxycholat).
 Nƣớc vô trùng để pha tiêm, rửa vết thƣơng (kèm theo chai) đựng trong
bình 100 ml hoặc nhiều hơn.
 Thuốc cản quang, tiêm tĩnh mạch.
 Dung dịch natri clorid tiêm tĩnh mạch, ƣu trƣơng, nồng độ lớn hơn 0,9%.
Các thuốc cụ thể
 Epinephrin, tiêm dƣới da
 Epoprostenol (Flolan) tiêm tĩnh mạch
 Insulin 500UI/ml
 Magie sulfat tiêm
 Methotrexat uống ngoài mục đích điều trị ung thƣ

 Oxytoxin tiêm
 Natri nitroprusid
 Kali clorid tiêm tĩnh mạch
 Kali phosphat tiêm tĩnh mạch
 Promethazin tiêm tĩnh mạch
 Vasopressin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong xƣơng.
 Cồn thuốc phiện

5

 Danh mục thuốc có nguy cơ cao theo cơ quan quản lý y tế NSW (Úc)
[6],[11].
Cơ quan quản lý y tế NSW (Úc) đã ban hành danh mục các nhóm thuốc có
nguy cơ cao (cùng các ví dụ điển hình) đƣợc trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Danh mục thuốc có nguy cơ cao theo cơ quan quản lý y tế NSW (Úc)
Nhóm thuốc có nguy cơ cao
Thuốc điển hình
Các thuốc chống nhiễm khuẩn
Amphotericin, vancomycin, các aminoglycosid
( gentamicin, tobramycin, amikacin)
Chất điện giải chứa kali và các
chất điện giải khác
Chế phẩm tiêm tĩnh mạch KCl.
Insulin
Tất cả các loại insulin
Các opioid và các thuốc an thần
Hydromorphon, fentanyl, midazolam,
oxycodon, morphin.
Các thuốc hóa trị liệu
Vincristin, methotrexat, etoposid.

Heparin và các thuốc chống
đông máu
Heparin, warfarin.

Hằng năm, tất cả các cơ sở y tế đƣợc yêu cầu thống kê lại tất cả các thuốc
đƣợc sử dụng tại cơ sở và xác định thuốc nào là thuốc có nguy cơ cao đồng thời đƣa
ra các biện pháp sử dụng hợp lý theo chính sách hƣớng dẫn việc quản lý các thuốc
có nguy cơ cao [36].
Ngoài ra, một tổng quan hệ thống đƣợc tiến hành năm 2014 trên các cơ sở dữ
liệu PubMed, Embase, Cochrane Reviews, Psycinfo, and SweMed+, cơ sở dữ liệu
Danish đã nhận thấy rằng 47% các sai sót thuốc nghiêm trọng đƣợc gây ra bởi 7
thuốc (nhóm thuốc) chính nhƣ sau: methotrexat, warfarin, thuốc giảm đau chống
viêm không steroid (NSAIDS), digoxin, các opioid, acetyl salicylic acid, các thuốc
chẹn beta. Mƣời thuốc gặp các sai sót thuốc gây tử vong nhiều nhất cũng đƣợc xác
định bao gồm: methotrexat, warfarin, thuốc giảm đau chống viêm không steroid
6

(NSAIDS), digoxin, các opioid, acetyl salicylic acid, các thuốc chẹn beta, thuốc
kháng sinh, thuốc chống đông máu khác, theophylin [46].
 Tại Việt Nam.
Tính đến thời điểm nghiên cứu, Bộ Y tế Việt Nam chƣa ban hành văn bản nào
đƣa ra danh mục các thuốc có nguy cơ cao. Tuy nhiên, ngày 04/04/2013, Bộ Y tế
ban hành quyết định 1088 về việc ban hành hƣớng dẫn hoạt động giám sát phản ứng
có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh [1] ( Phụ lục 10). Trong quyết định
này, Bộ Y tế đƣa ra danh mục các nhóm thuốc và thuốc cụ thể có nguy cơ cao xuất
hiện ADR. Đồng thời nêu một số biện pháp dự phòng phản ứng có hại của thuốc
liên quan đến thuốc có nguy cơ cao nhƣ: với bác sĩ cần tuân thủ các thận trọng khi
kê đơn sử dụng các thuốc nguy cơ cao, với Hội đồng thuốc và điều trị cần xác định
danh mục thuốc có nguy cơ cao cần giám sát và xây dựng quy trình hƣớng dẫn sử
dụng các thuốc này trong bệnh viện. Danh mục một số thuốc có nguy cơ cao xảy ra

ADR có sự tƣơng đồng với danh mục thuốc có nguy cơ cao của tổ chức ISMP năm
2014. Vì vậy, danh mục này cũng là một cơ sở để chúng tôi bƣớc đầu hình thành
nên danh mục các thuốc có nguy cơ cao tại bệnh viện E.
1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các thuốc nguy cơ cao
1.1.3.1 Tổng quan các lỗi có thể xảy ra trong quy trình sử dụng các thuốc có nguy
cơ cao và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ
Sai sót thuốc đƣợc định nghĩa là bất kì lỗi nào trong quá trình điều trị gây hại
hoặc có khả năng gây hại cho bệnh nhân [19]. Tại Mỹ, ngƣời ta ƣớc tính rằng có
44000- 98000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến các lỗi này [14].
Lỗi có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ khi thuốc đƣợc nhập vào khoa Dƣợc
đến khi đƣợc sử dụng, bao gồm các quá trình: đóng gói, bảo quản, cấp phát, kê đơn,
sao chép đơn, pha chế, thực hiện thuốc trên bệnh nhân [33].
Từ các dữ liệu của 443683 sai sót thuốc đƣợc báo cáo trong 3 năm từ 2006-
2008 của 537 cơ sở y tế tại Mỹ đã chỉ ra rằng, lỗi trong toàn bộ quá trình sử dụng
các thuốc có nguy cơ cao xảy ra phần lớn ở quá trình thực hiện thuốc (29%), cấp
phát (29%), tiếp theo là sao chép đơn (25%), kê đơn (12%) [4].
7

Tất cả các quá trình lƣu trữ, bảo quản, cấp phát, kê đơn, sao chép đơn, thực
hiện thuốc trên bệnh nhân đều cần đƣợc thực hiện khác biệt so với các thuốc khác.
 Quá trình bảo quản, lƣu trữ
Bảo quản, lƣu trữ các thuốc có nguy cơ cao cần có những biện pháp đặc biệt
nhằm tạo sự khác biệt giữa thuốc nguy cơ cao và các thuốc khác, tránh sự nhầm lẫn
có thể xảy ra. Một số biện pháp sau đƣợc khuyến cáo nhƣ sau [12]:
 Thuốc nguy cơ cao chỉ nên đƣợc bảo quản trong các hộp, ngăn riêng biệt với
mỗi loại (túi dịch truyền, ống tiêm,…). Có thể để nhiều thuốc trong 1 ngăn
nhƣng giữa các thuốc phải có nhãn phân biệt, để cách nhau.
 Dán nhãn các hộp đựng thuốc với các nội dung sau: tên chung, nồng độ, hàm
lƣợng, dạng bào chế, số lƣợng trong 1 hộp.
 Các ngăn, hộp để thuốc nguy cơ cao cũng cần đƣợc dán nhãn đặc biệt với cụm

từ “THUỐC NGUY CƠ CAO”.
 Bảo quản các thuốc tiêm ngoài màng cứng riêng biệt với các thuốc tiêm tĩnh
mạch.
 Đặt các thuốc có bao bì tƣơng tự nhau ở vị trí tách biệt.
 Các thuốc có tên gọi tƣơng tự nên làm nổi bật các ký tự khác biệt bằng cách sử
dụng nhãn in đậm, tăng cỡ chữ hoặc in màu ký tự khác nhau.
Các thuốc có nguy cơ cao nếu đƣợc bảo quản, lƣu trữ đúng cách, hợp lý là một
yếu tố quan trọng giúp giảm các lỗi có thể xảy ra trong quá trình cấp phát.
 Quá trình cấp phát
Lỗi cấp phát đƣợc định nghĩa là sự sai lệch giữa đơn thuốc và thuốc mà khoa
Dƣợc phân phát đến bệnh nhân hoặc phân phát đến các khoa phòng dựa trên đơn
thuốc [52]. Lỗi cấp phát bao gồm bất kỳ các sai lệch nào về thuốc, số lƣợng, hàm
lƣợng, dạng bào chế, …giữa thuốc đƣợc cấp phát và đơn thuốc [50].
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 1994 tại Mỹ, đã chứng minh rằng 11% các
sai sót liên quan đến cấp phát [28]. Tỷ lệ lỗi cấp phát phát hiện đƣợc trong một
nghiên cứu năm 2003 là 3,6% [10]. Tại Anh, theo báo cáo của một nghiên cứu vào
năm 2002 tỷ lệ lỗi cấp phát ghi nhận đƣợc là 2,1%. Lỗi cấp phát thƣờng gặp nhất là
8

sai liều [9]. Sự khác biệt giữa tỷ lệ lỗi cấp phát đƣợc báo cáo trong các nghiên cứu
này liên quan đến những cải tiến trong hệ thống cấp phát và việc thi hành các chính
sách để giảm lỗi cấp phát thực hiện tại các quốc gia. Ngoài ra, còn các phƣơng pháp
khác nhau đã đƣợc áp dụng trong nghiên cứu.
Lỗi cấp phát đối với các thuốc có nguy cơ cao cũng đƣợc phân tích trong một
nghiên cứu quan sát khác tại Brazil. Trên tổng số 8875 đơn thuốc với 832 đơn có kê
1610 (18,1%) thuốc nguy cơ cao, tổng cộng 1707 lỗi cấp phát đƣợc quan sát thấy
trong đó sai sót về dạng bào chế xảy ra phổ biến nhất (35,9%). Bên cạnh đó nghiên
cứu còn cho thấy sự xảy ra đồng thời giữa lỗi kê đơn và lỗi cấp phát: 723 (43,4%)
sai sót cấp phát xảy ra đồng thời với sai sót kê đơn [31].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi trong quá trình cấp phát liên quan đến môi

trƣờng nghiên cứu. Các yếu tố chính có thể kể đến nhƣ: loại hệ thống cấp phát, tổ
chức quá trình làm việc, sự gián đoạn xảy ra khi phân chia thuốc, môi trƣờng làm
việc và mức độ quá tải công việc [50]. Theo Cohen (1999), nguyên nhân quan trọng
nhất của lỗi cấp phát là khối lƣợng công việc quá nhiều và căng thẳng dẫn đến giới
hạn thời gian cho quá trình cấp phát thuốc [12].
Nhƣ vậy, nguyên nhân dẫn đến xảy ra lỗi cấp phát thƣờng mang tính hệ thống.
Vì vậy, các biện pháp hạn chế lỗi trong quá trình cấp phát cũng cần đƣợc tiếp cận
một cách hệ thống. Rama và các cộng sự đã đƣa ra 10 chiến lƣợc hạn chế lỗi cấp
phát nhƣ sau [43]:
 Đảm bảo đơn thuốc đƣợc nhập vào máy tính một cách chính xác.
 Giảm thiểu các lỗi trong quá trình kê đơn.
 Chú ý đến các thuốc có sự tƣơng tự về tên gọi, bao bì tránh nhầm lẫn.
 Lƣu ý đến các từ viết tắt, các kí hiệu trong đơn thuốc.
 Xây dựng quy trình cấp phát rõ ràng, cụ thể, có quy trình cấp phát riêng với
những nhóm thuốc đặc biệt.
 Hạn chế gây gián đoạn trong quá trình cấp phát.
 Bảo quản, lƣu trữ các thuốc một cách hợp lý.
 Thực hiện kiểm tra độc lập 2 bƣớc trƣớc khi cấp phát.
9

 Có các biện pháp giảm áp lực, cân bằng khối lƣợng công việc.
 Quá trình kê đơn
Lỗi trong kê đơn đƣợc định nghĩa là những lỗi dẫn đến giảm đáng kể hiệu quả
và tính kịp thời của điều trị hoặc làm tăng nguy cơ gây hại của thuốc so với các
hƣớng dẫn chung [22]. Lỗi trong kê đơn cũng đƣợc định nghĩa là sự lựa chọn thuốc
không phù hợp với các hƣớng dẫn điều trị, sử dụng thuốc chống chỉ định, các yếu tố
dị ứng đã biết, các thuốc hiện đang sử dụng và các yếu tố khác nhƣ bệnh mắc
kèm,…[29].
Năm 2009, Lewis và cộng sự đã tiến hành 1 nghiên cứu (tổng quan hệ thống)
đánh giá tỷ lệ đơn nội trú có sai sót và xác định bản chất của các sai sót này. Kết

quả cho thấy tỷ lệ sai sót trung bình là 7% (dao động từ 2% đến 14%) các đơn
thuốc, cứ 100 bệnh nhân nhập viện thì có 52 lỗi kê đơn xảy ra. Lỗi trong kê đơn hay
xảy ra với các thuốc kháng sinh trên đối tƣợng ngƣời lớn nhiều hơn so với trẻ em.
Trong đó, liều lƣợng thuốc không chính xác là lỗi phổ biến nhất trong nghiên cứu
này [29].
Đối với các thuốc có nguy cơ cao, Dean và cộng sự đã đề xuất hệ thống phân
loại lỗi trong kê đơn thành 2 dạng chính vào năm 2000 bao gồm: lỗi quyết định và
lỗi văn bản. Lỗi quyết định liên quan đến kiến thức bác sĩ kê toa, chẳng hạn nhƣ lỗi
liều lƣợng, chỉ định của hai loại thuốc cho cùng một mục đích, thuốc không đƣợc
chỉ định cho những bệnh nhân suy thận hoặc gan. Các lỗi sau đây đƣợc xem là lỗi
quyết định: sai dạng bào chế, nồng độ, tần suất và tốc độ truyền. Lỗi văn bản liên
quan đến quá trình viết đơn chẳng hạn nhƣ khó đọc, sử dụng từ viết tắt, thiếu dạng
bào chế, nồng độ, tần suất và tốc độ truyền,…[16].
Một nghiên cứu hồi cứu cắt ngang tại một nhà thuốc bệnh viện của bang
Minas Gerais, Đông Nam Brazil, trên 4062 đơn thuốc (có ít nhất 1 thuốc có nguy cơ
cao) kê từ ngày 29/8 đến ngày 27/9/2001 của 456 bệnh nhân cho thấy: 7148 thuốc
có nguy cơ cao đƣợc kê, 23 lỗi quyết định quan sát đƣợc bao gồm 1 lỗi về dạng bào
chế, 10 lỗi về nồng độ và 12 lỗi về đƣờng dùng, 133956 lỗi sử dụng từ viết tắt đƣợc
thống kê (trung bình 33,3 lỗi/đơn). Một số từ viết tắt thƣờng gặp nhƣ: mg
10

(milligram), h (giờ), mL (mililite), U (unit),….Tổng số các sai sót kê đơn (văn bản
và quyết định) là 13387, với trung bình 3,3 cho mỗi toa thuốc, 99,8% (13364 lần) là
lỗi văn bản: 3154 (sai thuốc nguy cơ cao), 1894 (sai tên bệnh nhân), 380 (sai ngày
kê đơn), 775 (hầu nhƣ không đọc đƣợc đơn thuốc), 5427 (viết tắt khó đọc) và 1734
(không xác định bác sĩ kê đơn) [32].
Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi trong kê đơn nhƣ sự mất tập trung trong lúc
kê đơn hay không áp dụng các quy định có liên quan. Một số yếu tố nguy cơ nhƣ
môi trƣờng làm việc, khối lƣợng công việc, vấn đề thể chất và tinh thần, kiến thức
của bác sĩ. Các nguyên nhân mang tính hệ thống nhƣ đào tạo không đầy đủ, không

đề cao tầm quan trọng của bƣớc kê đơn và không tự nhận thức đƣợc sai sót xảy ra
[17]. Đặc biệt đối với các bác sĩ mới ra trƣờng, khối lƣợng công việc và áp lực thời
gian cũng nhƣ thiếu kiến thức và kinh nghiệm, thiếu tài liệu đầy đủ về các thuốc là
những nguy cơ cao đối với lỗi trong kê đơn thuốc [45].
Các biện pháp nhằm làm giảm thiểu lỗi kê đơn thuốc nói chung đã đƣợc đề
cập trong nhiều nghiên cứu, trong đó có thể kể đến chiến lƣợc phát triển giáo dục,
cập nhật thông tin cho các bác sĩ kê đơn và sử dụng kê đơn điện tử trong bệnh viện
[22]. Cụ thể áp dụng cho các thuốc có nguy cơ cao, cần có các quy định rõ ràng khi
viết đơn, quy định về các từ viết tắt để tránh sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong đơn
thuốc, tốt nhất là nên loại bỏ việc sử dụng các từ này [3]. Để đơn thuốc dễ đọc hơn
cần có chƣơng trình soạn thảo đơn thuốc có sẵn thay vì viết bằng tay [51].
 Quá trình thực hiện thuốc của điều dƣỡng
Một nghiên cứu gần đây vào 5/2015 đƣợc tiến hành tại Mỹ đã chỉ ra rằng các
điều dƣỡng có thể ngăn chặn từ 56-80% sai sót thuốc trƣớc khi các sai sót này ảnh
hƣởng đến bệnh nhân. Tại bệnh viện, thuốc đến đƣợc với bệnh nhân cần qua 3
bƣớc: (1) bác sĩ kê đơn thuốc, (2) dƣợc sĩ cấp phát thuốc, (3) điều dƣỡng thực hiện
thuốc. Nhƣ vậy, nếu có các biện pháp hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện
thuốc của điều dƣỡng sẽ giảm đáng kể ảnh hƣởng của các sai sót trong 2 giai đoạn
trên đến bệnh nhân [49].
11

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy lỗi sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ đến 60%
[42], các lỗi chủ yếu về thời gian, liều, tốc độ truyền. Trong những nghiên cứu khác,
trung bình cứ 3 ADE xảy ra thì có 1 ADE liên quan đến việc sử dụng thuốc của điều
dƣỡng trên bệnh nhân [24]. Một nghiên cứu về các trƣờng hợp tử vong bởi sai sót
thuốc báo cáo đến FDA từ 1993-1998 cho thấy rằng các lỗi thƣờng xảy ra nhất với
thuốc tiêm, lỗi phổ biến nhất là sai liều, tiếp theo là thực hiện thuốc, sai bệnh nhân
[41].
Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong quá trình thực hiện thuốc trên bệnh
nhân có thể áp dụng nhƣ sau:

 Tiến hành kiểm tra 2 bƣớc độc lập.
Theo tổ chức ISMP, việc kiểm tra độc lập về bệnh nhân, thuốc, liều, đƣờng
dùng,…giúp giảm đến 96% các sai sót thuốc [7].
 Hạn chế làm gián đoạn quá trình thực hiện thuốc của điều dƣỡng.
Quá trình thực hiện thuốc bị gián đoạn ảnh hƣởng đến sự tập trung của điều
dƣỡng. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng gặp sai sót thuốc tăng lên 12%
nếu có 1 yếu tố gây gián đoạn trong khi điều dƣỡng thực hiện thuốc [53].
 Có các biện pháp nhằm giảm thiểu sự nhầm lẫn giữa các thuốc LASA.
1.1.3.2 Một số nghiên cứu về nhận thức của cán bộ y tế đối với thuốc có nguy cơ
cao
Sự thiếu hiểu biết của cán bộ y tế về các thuốc có nguy cơ cao là một yếu tố
quan trọng góp phần gây ra lỗi trong quá trình sử dụng các thuốc này. Hầu hết các
lỗi đều gây hại cho bệnh nhân, trong đó các lỗi gây ra trong khâu thực hiện thuốc
trên bệnh nhân có thể mang lại các hậu quả nghiêm trọng [25].
Tổ chức ISMP đã tiến hành khảo sát nhận thức của các cán bộ y tế về các
thuốc, nhóm thuốc có nguy cơ cao. Kết quả của cuộc khảo sát vào năm 2003 đã cho
thấy tỷ lệ phần trăm bác sĩ, điều dƣỡng nhận định là thuốc nguy cơ cao với các
nhóm thuốc đƣa ra, ví dụ, 86% điều dƣỡng cho rằng các opioid tiêm tĩnh mạch là
các thuốc có nguy cơ cao trong khi với bác sĩ con số này là 70%, [40].
12

Một nghiên cứu cắt ngang đƣợc tiến hành vào năm 2006 tại Đài Loan sử dụng
một bảng câu hỏi xây dựng từ tổng quan tài liệu và ý kiến chuyên gia. Phần 1 của
bộ câu hỏi (20 câu hỏi đúng-sai) đánh giá kiến thức của điều dƣỡng về thuốc nguy
cơ cao và phần 2 đƣợc thiết kế để phân tích các lỗi về thực hiện thuốc đƣợc biết.
Tổng cộng có 305 điều dƣỡng tham gia. Tỷ lệ trả lời đúng cho phần 1 là 56,5%,
kinh nghiệm làm việc điều dƣỡng cũng là yếu tố đóng góp khi tính điểm. Chỉ có
3,6% các điều dƣỡng coi mình có đủ kiến thức về các loại thuốc nguy cơ cao,
84,6% hy vọng đƣợc đào tạo nhiều hơn. Nguyên nhân hàng đầu gây ra lỗi đƣợc báo
cáo là không đủ kiến thức (75,4%). Tổng cộng có 184 lỗi thực hiện thuốc, bao gồm

cả sai thuốc (33,7%) và sai liều (32,6%), 4,9% (9 trƣờng hợp, 9/184) dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng [25]. Cũng đƣợc tiến hành tại Đài Loan vào năm 2009, thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã cho thấy đƣợc hiệu quả của các biện
pháp nâng cao hiểu biết của điều dƣỡng về các thuốc nguy cơ cao. Tổng cộng có 21
bệnh viện và 232 điều dƣỡng tham gia nghiên cứu và đƣợc chia ngẫu nhiên vào 2
nhóm, nhóm chứng và nhóm thử (nhóm đƣợc nâng cao kiến thức trong 6 tuần). Hai
nhóm đƣợc làm 1 bài kiểm tra gồm 20 câu hỏi về các thuốc nguy cơ cao. Trƣớc khi
đƣợc đào tạo, tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi là 75,8%. Sau khi đƣợc đào tạo tỷ lệ trên
tăng lên đáng kể với nhóm thử [30].
1.2 Tổng quan một số nghiên cứu về sai sót trong quá trình sử dụng insulin và
các biện pháp hạn chế sai sót
1.2.1 Một số nghiên cứu về sai sót trong quá trình sử dụng insulin
Hiện nay, đái tháo đƣờng là một căn bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng, đem lại gánh nặng về kinh tế cho bệnh nhân, gia đình và xã
hội. Ƣớc tính có 23,6 triệu ngƣời Mỹ (gần 8% dân số) bị đái tháo đƣờng. Trong
năm 2007, xấp xỉ 17,9 triệu ngƣời đƣợc chẩn đoán, số còn lại 5,7 triệu ngƣời chƣa
đƣợc chẩn đoán [34]. Trong số những ngƣời lớn đƣợc chẩn đoán với đái tháo đƣờng
typ 1 và typ 2, 14% chỉ dùng insulin, 13% dùng cả insulin và các thuốc đƣờng uống,
57% chỉ dùng các thuốc đƣờng uống, 16% còn lại không sử dụng bất kì thuốc gì
[35]. Ở Việt Nam, ƣớc tính có 2,5% số ngƣời hơn 20 tuổi mắc bệnh đái tháo đƣờng
13

type 2 [8]. Dự kiến số bệnh nhân đái tháo đƣờng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm
tới [47].
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng: sử dụng insulin liên quan đến nhiều sai sót
thuốc hơn bất kì thuốc nào khác. Trong một báo cáo của Cohen và cộng sự năm
1998, 11% các sai sót thuốc có hại gây ra bởi việc sử dụng sai insulin [13]. Năm
2004, Cơ quan An toàn bệnh nhân Pennsylvania (Pennsylvania Patient Safety
Authority) đã xác định đƣợc rằng 25% các báo cáo sai sót thuốc có liên quan đến
các thuốc có nguy cơ cao, 16,7% liên quan đến các sản phẩm của insulin [38]. Một

nghiên cứu tại bang California, Mỹ cũng cho thấy insulin đóng góp đến 45% các sai
sót trong tổng số các sai sót của các thuốc có nguy cơ cao [4].
Các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Pennsylvania đã nộp 2685 báo cáo biến cố
tới cơ quan an toàn bệnh nhân Pennsylvania từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009, có
2057 (76,6%) sai sót thuốc liên quan đến việc sử dụng insulin. Trong đó, quên sử
dụng thuốc đƣợc kê chiếm 24,7% (662), sai thuốc 13,9% (374), quá liều 13% (348),
dƣới liều 5,1% (137), thêm liều (8,5%) [39].
Một nghiên cứu quan sát về các sai sót xảy ra trong quá trình chuẩn bị và sử
dụng insulin tại 2 bệnh viện tại Việt Nam đƣợc tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2011, số liệu đƣợc thu thập 12 giờ mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp tại mỗi
khoa, phòng của mỗi bệnh viện gồm khoa hồi sức tích cực và phòng hậu phẫu bởi 4
sinh viên Dƣợc bằng cách sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp [18]. Kết quả cho
thấy rằng 229 liều insulin đƣợc sử dụng, trong đó có 204 liều tiêm dƣới da và 25
liều truyền tĩnh mạch, 75 lỗi quan sát đƣợc, trong đó, 66 liều xảy ra 1 lỗi, 7 liều xảy
ra 2 lỗi và 1 liều xảy ra 3 lỗi. Hơn một nửa số lỗi xảy ra là lỗi sai thời gian (54,7%),
tiếp theo là lỗi sai kỹ thuật chuẩn bị (9,3%), lỗi quên dùng thuốc (8%). Các lỗi sai
dạng bào chế và thuốc kém chất lƣợng không đƣợc ghi nhận [37].
1.2.2 Các biện pháp hạn chế sai sót trong quá trình sử dụng insulin
Để hạn chế sai sót xảy ra trong quá trình sử dụng insulin, Cohen và các cộng
sự đã đƣa ra một số biện pháp sau:
 Trong quá trình bảo quản, lƣu trữ.
14

 Lƣu trữ, bảo quản insulin và heparin tách biệt nhau.
 Bơm tiêm insulin nên đƣợc lƣu trữ cách biệt so với các bơm tiêm khác đặc
biệt là bơm tiêm tuberculin, có thể để ở ngay gần tủ bảo quản insulin.
 Làm nổi bật các ký tự khác nhau của các biệt dƣợc insulin có tên gọi tƣơng
tự nhau, ví dụ, NovoLIN và NovoLOG MIX.
 Có các biện pháp nhằm nhắc nhở các cán bộ y tế về các chế phẩm insulin
tƣơng tự nhau về tên gọi, bao bì.

 Trong quá trình cấp phát
 Kiểm tra độc lập 2 bƣớc trƣớc khi phân phát insulin từ khoa Dƣợc đến các
khoa lâm sàng.
 Khuyến khích bệnh nhân liệt kê tất cả các chế phẩm insulin không có trong
đơn mà bệnh nhân đang sử dụng với dƣợc sĩ trƣớc khi cấp phát insulin cho
bệnh nhân.
 Trong quá trình kê đơn
 Chế phẩm insulin nồng độ 500UI/ml chỉ nên sử dụng cho bệnh nhân có chỉ
định liều lớn hơn 100UI.
 Không sử dụng các chế phẩm insulin có nồng độ không phổ biến nhƣ
Humulin U-500, 500UI/ml,….
 Khai thác tiền sử dùng insulin của bệnh nhân, xác định các chế phẩm
insulin mà bệnh nhân đó hay nhầm lẫn do sự giống nhau về bao bì, tên gọi
 Đơn vị liều insulin nên đƣợc viết đầy đủ “đơn vị” thay vì viết tắt “UI” hay
“U”.
 Thời điểm chỉ định insulin phải phù hợp với thời điểm các bữa ăn của bệnh
nhân
 Insulin 500UI/ml nên đƣợc kê đơn bao gồm cả số liều và thể tích cần lấy từ
ống tiêm.
 Chỉ sử dụng y lệnh miệng trong các trƣờng hợp cần thiết vì có thể gây nhầm
lẫn giữa các chế phẩm insulin có tên gọi tƣơng tự nhau.
15

 Với bệnh nhân ngoại trú, bác sĩ nên kê bút tiêm insulin để đơn giản hóa quá
trình sử dụng insulin cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần yêu cầu bệnh nhân
thử tự thực hiện để đảm bảo bệnh nhân sử dụng bút tiêm 1 cách chính xác
nhất.
 Nếu các chế phẩm insulin tác dụng dài đƣợc kê (ví dụ, Lantus), bác sĩ nên
kê kèm với các chế phẩm insulin tác dụng nhanh để kiểm soát đƣờng huyết
sau ăn.

 Các bác sĩ cần đƣợc cảnh báo về việc điều chỉnh chế độ liều insulin khi chế
độ ăn của bệnh nhân thay đổi.
 Theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân có nguy cơ cao hạ đƣờn huyết hoặc tăng
đƣờng huyết. Các bệnh nhân mất cân bằng điện giải, suy giảm chức năng
gan, thận nên xem xét giảm liều insulin hàng ngày.
 Quá trình thực hiện thuốc trên bệnh nhân
 Thông báo cho bệnh nhân về chế phẩm insulin, liều lƣợng, chỉ số đƣờng
huyết (nếu có) trƣớc khi thực hiện thuốc cho bệnh nhân.
 Giáo dục bệnh nhân cách ngăn chặn và xử lý trƣờng hợp hạ đƣờng huyết,
ảnh hƣởng của việc vận động và ăn vặt đến đƣờng huyết, cách kiểm soát
đƣờng huyết trong một số trƣờng hợp nhƣ đi du lịch hay bị ốm.
 Điều dƣỡng cũng cần kiểm tra độc lập 2 bƣớc về chế phẩm insulin, liều,
nồng độ, đƣờng dùng, bệnh nhân đƣợc chỉ định trƣớc khi thực hiện thuốc
trên bệnh nhân.








16

PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu chung.
























Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu chung
Danh mục các
thuốc có nguy cơ
cao theo ISMP
(Mỹ)
Danh mục thuốc
có nguy cơ cao
theo NSW (Úc)
Danh mục thuốc có nguy cơ
cao gây ADR theo quyết định
1088 do Bộ Y tế Việt Nam

ban hành
Danh mục thuốc có
nguy cơ cao kết hợp
Danh mục thuốc sử
dụng tại bệnh viện E
năm 2014
Danh mục dự
thảo các thuốc
có nguy cơ cao
tại viện E
Phỏng vấn
dƣợc sĩ
Danh mục LASA
liên quan đến các
thuốc nguy cơ cao
Phỏng vấn dƣợc sĩ

Quan sát trực tiếp
Bảo quản
Lƣu trữ
Cấp phát
Khảo sát sử dụng
insulin tại các
khoa lâm sàng
Đặc điểm kê
đơn
Đặc điểm bảo
quản
Đặc điểm thực hiện
thuốc trên bệnh nhân

Thông tin từ
bệnh án
Phỏng vấn bác
sĩ, điều dƣỡng
Quan sát trực
tiếp

17

2.2 Khảo sát quy trình cấp phát, lƣu trữ, bảo quản các thuốc có nguy cơ cao
tại khoa Dƣợc bệnh viện E
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các danh mục thuốc:
 Các danh mục thuốc có nguy cơ cao:
 Danh mục thuốc có nguy cơ cao theo tổ chức ISMP (Mỹ).
 Danh mục thuốc có nguy cơ cao theo cơ quan quản lý y tế NSW (Úc).
 Danh mục thuốc có nguy cơ cao gây ADR theo quyết định 1088 ban
hành 04/04/2013 của Bộ Y tế (Việt Nam).
 Danh mục thuốc sử dụng năm 2014 tại bệnh viện E.
- Các dƣợc sĩ tại kho lẻ nội trú, ngoại trú khoa Dƣợc- Bệnh viện E.
- Các thuốc có nguy cơ cao đƣợc bảo quản, lƣu trữ và cấp phát tại kho lẻ nội
trú, ngoại trú khoa Dƣợc-Bệnh viện E.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Đối với các danh mục thuốc: mô tả và tổng hợp thông tin.
- Đối với các dƣợc sĩ cấp phát tại khoa Dƣợc: Phỏng vấn trực tiếp dƣợc sĩ cấp
phát về:
 Các thuốc có sự tƣơng tự về tên gọi, bao bì với các thuốc thuộc danh mục
thuốc có nguy cơ cao tại viện E bƣớc đầu xây dựng đƣợc.
 Quy trình cấp phát các thuốc nguy cơ cao áp dụng tại khoa.
 Việc lƣu trữ, bảo quản các thuốc nguy cơ cao tại khoa.

- Quan sát trực tiếp mô tả cách bảo quản, lƣu trữ thuốc tại khoa Dƣợc.
2.2.3 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng danh mục dự thảo các thuốc nguy cơ cao tại bệnh viện E.
- Từ danh mục thuốc có nguy cơ cao theo tổ chức ISMP (Mỹ), danh mục
thuốc có nguy cơ cao theo cơ quan quản lý y tế New South Wales (Úc), danh mục
thuốc có nguy cơ cao gây ADR theo quyết định 1088 ban hành ngày 04/04/2013
của Bộ Y tế (Việt Nam), chúng tôi tiến hành tổng hợp thành danh mục thuốc có
nguy cơ cao kết hợp: Danh mục thuốc nguy cơ cao kết hợp bao gồm:

×