HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TẤT THÀNH-TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm): Tại sao nói: Những hiểu biết khoa học có từ thời cổ đại
phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hy Lạp và Rô-ma, những hiểu biết
đó mới thực sự trở thành khoa học? Trình bày những thành tựu trong lĩnh vực
Sử học ở Hy Lạp và Rô-ma thời cổ đại.
Hiện nay phần lớn học sinh chọn môn khoa học tự nhiên làm môn thi Tốt
nghiệp và Đại học, vậy xuất phát từ nhận thức nào mà em chọn lịch sử là một
trong những môn thi?
Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực tư tưởng,
văn học của Trung Quốc thời phong kiến. Văn học thời Minh - Thanh có điểm
gì mới?
Câu 3 (3,0 điểm):
a. Em hiểu thế nào là phát kiến địa lý ?
b. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
c. Nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội và khoa học - kỹ thuật.
Câu 4 (2,5 điểm): So sánh điểm giống và khác nhau giữa Nhà nước Văn Lang
và Nhà nước Âu Lạc, theo tiêu chí: cơ sở hình thành, bộ máy Nhà nước, kinh
đô.
Câu 5 (3,0 điểm): Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo là một trong
những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần
kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược (thế kỷ XIII). Hãy phân tích
để làm rõ điều đó.
Câu 6 (3,0 điểm): Trình bày khái quát sự phát triển giáo dục qua các thời Đinh,
Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. Việc dựng
bia, ghi tên Tiến sĩ có tác dụng gì?
Em có suy nghĩ gì khi có không ít học sinh, sinh viên đã có hành động
ngồi lên cả đầu rùa khi đến thăm Văn Miếu - Quốc tử giám?
Câu 7 (3,0 điểm): Nêu sự thành lập của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn được thành
lập trong bối cảnh lịch sử đất nước và thế giới như thế nào?
Trình bày chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Chính sách đó có mặt
tích cực và hạn chế gì?
__________________Hết__________________
Người ra đề: Nguyễn Thị Nhung
SĐT: 0946212970
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm
Câu 1
(2,5 điểm)
Tại sao nói: Những hiểu biết khoa học có từ thời cổ đại
phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hy Lạp và Rô-
ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học?
Trình bày những thành tựu trong lĩnh vực Sử học ở Hy
Lạp và Rô-ma thời cổ đại.
Hiện nay phần lớn học sinh chọn môn khoa học tự
nhiên làm môn thi Tốt nghiệp và Đại học, vậy xuất phát từ
nhận thức nào mà em chọn lịch sử là một trong những
môn thi?
* Những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa
học:
Vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát
thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa
học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
1,0đ
* Thành tựu trong lĩnh vực Sử học:
Sử học cũng vượt qua giới hạn của sự ghi chép tản mạn, thuần
túy liên miên của thời trước. Các sử gia cổ đại Hy Lạp và Rô -
ma đã biết tập hợp lực lượng, phân tích và trình bày có hệ
thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Hê-rô-đốt
viết lịch sử của chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư, Tu - xi - đit viết
lịch sử cuộc chiến tranh Pê - lô - pôn, Ta - xít viết lịch sử Rô-
ma, phong tục người Giéc-man.
1,0đ
* Tại sao chọn môn lịch sử:
- Khẳng định vai trò của bộ môn lịch sử đối với sự tồn vong
của dân tộc
- Học lịch sử là yêu nước
0,5đ
- Yêu thích học tập bộ môn, muốn được học và làm việc theo
năng khiếu, nguyện vọng yêu thích bộ môn đó để cống hiến
- Thí sinh có thể viết khác theo xu hướng đề cao vai trò của
môn lịch sử, yêu thích học tập bộ môn hoặc đưa ra những
nhận định của mình
Câu 2
(3,0 điểm)
Trình bày những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực tư tưởng,
văn học của Trung Quốc thời phong kiến. Văn học thời
Minh - Thanh có điểm gì mới?
* Tư tưởng:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phong kiến là
công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo
càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã
hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường
1,0đ
* Văn học:
- Thơ phát triển mạnh ở thời Đường
- Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh như Thủy
Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán
Trung
1,0đ
* Điểm mới trong văn học:
- Tiểu thuyết là loại hình văn học mới ở thời Minh - Thanh
- Các tiểu thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự kiện
có thật và hư cấu thêm "7 thực, 3 hư" nó phản ánh phần nào
đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội
thời phong kiến
1,0đ
Câu 3
(3,0 điểm)
a.
b.
c.
Em hiểu thế nào là phát kiến địa lý ?
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến
địa lý.
Nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến
địa lý trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội và khoa
học - kỹ thuật.
a. Em hiểu phát kiến địa lý là gì?
- Phát kiến địa lý là phát hiện, tìm thấy những vùng đất mới,
châu lục mới
0,5đ
b. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý
* Nguyên nhân:
- Bước vào thế kỷ XV, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế
hàng hóa nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường
ngày càng tăng.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á, Địa Trung Hải
bị người Ả Rập độc chiếm, nên đòi hỏi phải tìm con đường
khác sang buôn bán với phương Đông.
1,0đ
- Cuộc khủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến đã thúc
đẩy tầng lớp quý tộc Châu Âu tìm kiếm miền đất mới bên
ngoài để giải quyết tình trạng khó khăn của mình.
*Nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến
địa lý trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội và khoa
học - kỹ thuật.
+ Tích cực:
- Giúp con người quan niệm đúng được chính xác về Trái đất.
Từ đó mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế Châu Âu và nền
thương mại toàn cầu.
- Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới,
vùng đất mới, con người mới.
- Một nền văn hóa thế giới mới bắt đầu hình thành. Giao lưu
văn hóa Đông - Tây được đẩy mạnh, mở rộng khả năng
nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự phát triển về địa lý, thiên
văn, công nghiệp.
1,0đ
- Đem về cho tầng lớp thương nhân Châu Âu những nguyên liệu
quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ. Điều này thúc
đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị
ở khu vực này trở nên phồn thịnh.
- Tóm lại, phát kiến địa lý được coi như một "cuộc cách mạng
thật sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
* Hạn chế:
- Các cuộc phát kiến địa lý đã đem lại cho thương nhân Châu
Âu một số vốn khổng lồ nhưng lại làm cho nông dân và dân
nghèo thành thị thêm bần cùng.
- Các cuộc phát kiến địa lý còn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và
các cuộc chiến tranh xâm lược (chế độ thực dân) gây nhiều
đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.
0,5đ
- Các nước thuộc địa trở thành nơi cung cấp nguồn lao động rẻ
mạt và thị trường tiêu thụ lý tưởng cho chính quốc.
Câu 4
(2,5 điểm)
So sánh điểm giống và khác nhau giữa Nhà nước Văn
Lang và Nhà nước Âu Lạc, theo tiêu chí: cơ sở hình thành,
bộ máy Nhà nước, kinh đô.
Tiêu mục Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc
1. Cơ sở
hình
thành
- Do yêu cầu chống
ngoại xâm, bảo vệ
kinh tế nông nghiệp,
làm thủy lợi.
- Do yêu cầu chống
ngoại xâm, bảo vệ kinh
tế nông nghiệp, làm thủy
lợi.
1,0đ
2. Bộ máy
Nhà nước
- Đứng đầu là Vua,
giúp Vua có các Lạc
hầu, Lạc tướng.
- Có ba tầng lớp trong
xã hội: vua quan quý
tộc, nô tỳ và dân tự do.
- Còn đơn giản sơ
khai.
- Đứng đầu là Vua, giúp
Vua có các Lạc hầu, Lạc
tướng.
- Có ba tầng lớp trong xã
hội: vua quan quý tộc,
nô tỳ và dân tự do.
- Tổ chức chặt chẽ hơn,
lãnh thổ được mở rộng
trên cơ sở sát nhập Văn
Lang và Âu Việt.
1,0đ
3. Kinh đô - Bạch Hạc (Việt Trì-
Phú Thọ)
- Cổ Loa (Đông Anh -
Hà Nội)
0,5đ
Câu 5
(3,0 điểm)
Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo là một trong
những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân nhà
Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên
xâm lược (thế kỷ XIII). Hãy phân tích để làm rõ điều đó.
* Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên
không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo
của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các
danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh
Dư
1,0đ
* Cách đánh giặc đúng đắn đó là:
+ Thấy được chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc 0,5đ
+ Biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội
và nhân dân ta
0,5đ
+ Buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị
trước; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ
động thành bị động để bị tiêu diệt.
1,0đ
Câu 6
(3,0 điểm)
Trình bày khái quát sự phát triển giáo dục qua các thời
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên
Tiến sĩ. Việc dựng bia, ghi tên Tiến sĩ có tác dụng gì?
Em có suy nghĩ gì khi có không ít học sinh, sinh viên
đã có hành động ngồi lên cả đầu rùa khi đến thăm Văn
Miếu - Quốc tử giám?
* Sự phát triển giáo dục: Giáo dục thời Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê sơ có các bước phát triển mạnh: Nhu cầu xây
dựng Nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các Nhà nước
đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục
0,25đ
- Thời Lý:
+ Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức kì thi quốc gia đầu tiên 0,25đ
- Thời Trần:
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, mở rộng Quốc tử
giám cho con em quý tộc và quan chức đến học
+ Đến năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh 0,25đ
- Thời Lê Sơ:
+ Mở rộng Quốc tử giám, số người đi học tăng gấp nhiều lần so với
thời Lý - Trần
+ Tổ chức đều đặn các khoa thi, 3 năm có một kì thi Hội. Thời
Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi Hội. 0,5đ
- Giáo dục phát triển đã nâng cao dân trí, đào tạo nên nhiều trí
thức tài giỏi cho đất nước.
* Nội dung tư tưởng và giáo dục:
- Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo, qua các sách Tứ
Thư, Ngũ Kinh
0,25đ
- Giáo dục khoa cử được các triều đại tổ chức để tuyển chọn
quan lại và đặc biệt được coi trọng ở thời Lê sơ.
* Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng:
- Việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập, đề cao
những người tài giỏi nhân tài được đề cao họ sẽ cống hiến
hết mình cho đất nước.
0,5đ
- Tên tuổi của các Tiến sĩ được lưu đến muôn đời có tác dụng
cổ vũ, khuyến khích tinh thần học tập cho các thế hệ sau
* Hành động ngồi lên đầu rùa:
- Đó là hành động phản cảm, vô cùng thiếu ý thức,làm mất đi
hình ảnh đẹp về văn hóa, lịch sử Việt Nam, làm cho dư luận
rất bức xúc
- Những việc làm của một số bạn trẻ đôi khi không ý thức
được họ đang phá hoại giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc
1,0đ
- Mọi người hãy hành động và bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử
của dân tộc
Câu 7
(3,0 điểm)
Nêu sự thành lập của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn được
thành lập trong bối cảnh lịch sử đất nước và thế giới như
thế nào?
Trình bày chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
Chính sách đó có mặt tích cực và hạn chế gì?
* Sự thành lập của nhà Nguyễn:
- Năm 1792 vua Quang Trung mất, triều đình rơi vào tình
trạng lục đục, suy yếu, nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ
chức tấn công các vương triều Tây Sơn. Năm 1802 Nguyễn
Ánh lên ngôi Hoàng đế - thành lập nhà Nguyễn.
0,5đ
* Hoàn cảnh:
+ Trong nước:
Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam
đã bước vào giai đoạn suy vong 1,0đ
+ Trên thế giới: Chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh
nhòm ngó, xâm lược thuộc địa
* Chính sách ngoại giao:
+ Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc)
+ Bắt Lào, Campuchia thần phục.
+ Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan
hệ ngoại giao của họ".
0,5đ
* Mặt tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng
giềng nhất là Trung Quốc.
0,5đ
* Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương
Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến
đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp
cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.
0,5đ
Người ra đề: Nguyễn Thị Nhung
SĐT: 0946212970