HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN
HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – HÀ NỘI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 2 trang, gồm 7 câu)
Câu 1(2.5 điểm)
Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ
khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ?
Câu 2 (3.0 điểm)
Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời
phong kiến? Hệ tư tưởng đó đã du nhập và phát triển tại Việt Nam như thế nào?
Câu 3 (3.0 điểm)
Trình bày nguyên nhân, điều kiện, nội dung các cuộc phát kiến địa lý lớn
trong các thế kỉ XV – XVI? Các cuộc phát kiến địa lý đó đã tác động như thế nào
tới Việt Nam?
Câu 4 (2.5 điểm)
Trình bày cơ sở ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước của quốc gia Văn Lang –
Âu Lạc? Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển lịch sử dân tộc?
Câu 5 (3.0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI), em hãy:
a, Trình bày hai sự kiện tiêu biểu
b, Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
c. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến này?
Câu 6 (3.0 điểm)
a, Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông
1
b, Nêu những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông
Câu 7 (3.0 điểm)
Trình bày những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của
thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX?
….…Hết…….
Người ra đề:
Trần Thị Mai (SDT: 0942922993)
2
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
Câu
Ý
Nội dung cần đạt Điểm
1
Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây,
hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu
nô lệ?
2.5
* Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây
- Nô lệ:
+ Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp biển,
…
+ Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người
bình dân
+ Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu
+ Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có
quyền lợi gì kể cả quyền được coi là một con người
0.5
- Bình dân:
+ là những người dân tự do, có nghề nghiệp
+ có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân
+ số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động
0.25
- Chủ nô:
+ xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền
+ sở hữu nhiều nô lệ
+ có thế lực về kinh tế và chính trị
+ vai trò: quản lý, cai trị xã hội
0.5
* Khái niệm: chế độ chiếm hữu nô lệ
Là một chế độ kinh tế xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu
trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Đó là một hình thức phát
triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột
đầu tiên, thô bạo nhất của xã hội có giai cấp
0.5
* Tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ
- Số lượng nô lệ đông đảo
- Vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành kinh tế nông
nghiệp, công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải
- Quan hệ bóc lột chủ đạo: quan hệ bóc lột của chủ nô đối với
nô lệ
0.25
0.25
0.25
2 Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung 3.0
3
Quốc thời phong kiến? Hệ tư tưởng đó đã du nhập và phát triển
tại Việt Nam như thế nào?
* Thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời phong
kiến là Nho giáo
- Sự ra đời và phát triển:
+ Thời gian ra đời: tương đối sớm (thế kỉ VI TCN)
+ Người khởi xướng: Khổng Tử
+ Những người phát triển: Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu
Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di,…
0.25
+ Từ thời Hán, nhất là đời Hán Vũ đế (140 – 87TCN), Nho giáo
bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng chủ yếu nhất
0.25
- Quan điểm chính:
+ Tam cương: ba mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
ba mối quan hệ giường cột của quốc gia, kỉ cương xã hội,
đạo đức phong kiến
+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
+ Tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
+ Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh
0.5
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện
đạo đức, phẩm chất, mặc khác giáo dục con người phải thực
hiện những bổn phận đối với quốc gia (trung quân ái quốc).
Đồng thời, Nho giáo cũng đề cao chữ hiếu và vai trò của người
cha trong gia đình
0.25
- Vai trò: Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực
+ Nho giáo ít nhiều thay đổi qua các thời đại song vẫn là một
trường phái tư tưởng chính trị, là công cụ tinh thần để bảo vệ
chế độ phong kiến
+ Làm cơ sở cho sự phát triển giáo dục, góp phần tạo ra những
thành tựu lớn trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sống xã hội Trung Quốc
+ Càng về sau, cùng với sự suy đồi của giai cấp địa chủ phong
kiến, Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự
phát triển của xã hội
0.25
0.25
0.25
* Sự du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam
4
- Nho giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đến
thời phong kiến, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của
giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong các
mối quan hệ xã hội, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi
cử.
+ Từ thế kỉ X – XIV, trên bước đường xây dựng nhà nước quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Nho giáo được giai cấp
phong kiến Việt Nam tiếp nhận và từng bước nâng cao
+ Đến thời Lê sơ (TK XV), Nho giáo được nâng lên địa vị độc
tôn
+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo mất dần hiệu lực và vị trí
độc tôn. Tới thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc
tôn Nho giáo, tìm cách phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi trong
các thế kỉ trước
0.25
0.25
0.25
0.25
3 Trình bày nguyên nhân, điều kiện, nội dung các cuộc phát kiến
địa lý lớn trong thế kỉ XV – XVI? Các cuộc phát kiến địa lý đó
đã tác động như thế nào tới Việt Nam?
3.0
* Nguyên nhân
Bước sang thế kỉ XV, xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn
về kinh tế, xã hội:
- Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu,
vàng bạc, thị trường tăng cao
- Mặt khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông
lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và
Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền
=> Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường mới để
sang phương Đông.
0.25
0.25
* Điều kiện
- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hằng hải: nghiên cứu các dòng hải
lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ. La bàn cùng máy đo
góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại
dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới: tàu có
bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn, có boong để đặt đại bác
như tàu Caraven
0.25
5
- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông
và tài liệu ghi chép của những người đi trước cũng giúp cho các
cuộc phát kiến địa lý có điều kiện dễ dàng hơn
0.25
* Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
Thời
gian
Nhà thám
hiểm
Quốc gia
đại diện
Hành trình Kết quả
1415 Hoàng tử
Hen-ry
Bồ Đào
Nha
Dọc bờ biển
Châu Phi
Có những hiểu biết
chính xác về vùng
biển Châu Phi
1487 B. Đi-a-xơ Bồ Đào
Nha
Vòng qua mũi
cực Nam
Châu Phi
Đến được mũi cực
Nam Châu Phi:
Mũi Hảo Vọng
1492 C.Cô-lôm-
bô
Tây Ban
Nha
Từ Tây Ban
Nha đi về
phía Tây qua
Đại Tây
Dương đến
Châu Mĩ
Tìm ra Châu Mĩ
nhưng tưởng là Ấn
Độ
1497
-
1498
Vax-cô đờ
Ga-ma
Bồ Đào
Nha
Từ Bồ Đào
Nha vòng qua
Châu Phi đến
Tây Nam Ấn
Độ
Tìm ra đường đến
Ấn Độ
1519
-
1521
Ph.Ma-gien-
lăng
Tây Ban
Nha
Từ Tây Ban
Nha qua cực
Nam Châu Mĩ
vượt Thái
Bình Dương
đến Phi-líp-
pin (Ma-gien-
lăng thiệt
mạng tại đây);
trở về Tây
Ban Nha
Vòng quanh Trái
đất bằng đường
biển
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
* Ảnh hưởng của phát kiến địa lý tới nước ta
- Kinh tế: ở các thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương 0.25
6
nhân châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,
…) đến buôn bán với Đại Việt ngày càng nhiều đã bước đầu
đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế, thúc đẩy
nền kinh tế hàng hóa trong nước phát triển và góp phần tạo nên
sự hưng khởi các đô thị
- Văn hóa: Thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ
quốc ngữ ra đời Văn hóa Đại Việt phong phú, đa dạng hơn
0.25
- Chính trị: nước ta bị các nước tư bản phương Tây nhất là Pháp
dòm ngó, xâm lược
0.25
4 Trình bày cơ sở ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước của quốc gia
Văn Lang – Âu Lạc? Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa
như thế nào đối với sự phát triển lịch sử dân tộc?
2.5
* Cơ sở hình thành:
- Kinh tế - kỹ thuật:
+ Vào thời Đông Sơn (thiên niên kỉ thứ I TCN), nhờ sự tiến bộ
trong thuật luyện kim, công cụ bằng đồng thau đã trở nên phổ
biến; ngoài ra con người còn biết rèn sắt
+ Nông nghiệp dùng cày do trâu bò kéo khá phát triển, kết hợp
với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. Do đó các vùng châu thổ
sông Hồng, sông Mã, sông Cả, cư dân đã sinh sống ổn định hơn
trước đây rất nhiều.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp
0.25
0.25
0.25
- Xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế đã tạo tiền đề cho sự
chuyển biến xã hội
+ Sự phân công giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Thời Phùng
Nguyên đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo, đến thời văn hóa
Đông Sơn thì sự phân hóa này ngày càng phổ biến. Công xã thị
tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ
- Mặc dù sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, nhưng do yêu cầu
của công cuộc chống ngoại xâm cùng yêu cầu trị thủy, quá trình
0.25
0.25
7
hình thành nhà nước đã được đẩy mạnh. Đó là hai điều kiện dẫn
đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang (TK VII TCN), Âu Lạc
(TK III TCN)
* Tổ chức bộ máy nhà nước
- Nhà nước Văn Lang: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc cho
vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ.
Đứng đầu mỗi bộ là 1 Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do các Bồ
chính cai quản đơn giản, sơ khai
0.5
- Nhà nước Âu Lạc: So với bộ máy nhà nước Văn Lang không
có thay đổi lớn. Tuy vậy, lãnh thổ được mở rộng trên cơ sở sát
nhập Văn Lang và Âu Việt, việc quản lý đất nước chặt chẽ hơn.
0.25
* Ý nghĩa
- Mở ra thời kì mới cho lịch sử dân tộc: thời kì dựng nước và
giữ nước đồng thời đánh dấu sự xuất hiện của một quốc gia cổ
ở lưu vực sông Hồng trên bản đồ khu vực Đông Nam Á
- Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của nên văn
minh Văn Lang – Âu Lạc (văn minh sông Hồng)
0.25
0.25
5 Qua cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI), em hãy:
a, Trình bày hai sự kiện tiêu biểu
b, Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường
Kiệt
c, Rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến trên
3.0
a Hai sự kiện tiêu biểu
- 1075: Quân ta tập kích châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông,
Quảng Tây - Trung Quốc) rồi tập trung bao vây thành Ung
Châu (Nam Ninh – Quảng Tây) đánh tan hoàn toàn lực lượng
chuẩn bị xâm lược của nhà Tống rồi rút về
0.25
- 1077: ta tổ chức trận quyết chiến chiến lược trên bờ Bắc sông
Như Nguyệt (sông Cầu – Bắc Ninh) đánh tan quân xâm lược
0.25
8
Tống
b Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến:
+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung
ương, đoàn kết nhân dân chống giặc (mời tể tướng Lý Đạo
Thành về triều cùng lo việc nước)
+ Chủ động tấn công trước để phá tan sự chuẩn bị xâm lược của
nhà Tống (Tiên phát chế nhân)…Trong quá trình phá các kho
lương, căn cứ của giặc, Lý Thường Kiệt còn cho rải Phạt Tống
lộ bố văn khẳng định tính chính nghĩa của ta, tính phi nghĩa của
giặc Tống
+ Chủ động phòng ngự: dựa vào dân xây dựng phòng tuyến
Như Nguyệt để chặn bước tiến của giặc
+ Chủ động trong tiến công: Năm 1077, nhà Tống sang xâm
lược nước ta. Chúng đã vấp phải phòng tuyến kiên cố của quân
dân nhà Lý. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân dân chủ động kết
hợp giữa những cuộc công kích nhỏ với những trận quyết chiến
chiến lược đẩy địch vào thế bị động
+ Chủ động kết thúc chiến tranh (kết hợp quân sự với chính trị -
ngoại giao): Khi quân Tống ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, ý
chí xâm lược bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị
giảng hòa để kết thúc chiến tranh
mở ra thời kì hòa bình lâu dài, giữ hòa biếu, tránh tổn thất,…
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người 0.25
- Kết hợp đấu tranh quân sự với chiến tranh tâm lý: cho ngâm
bài thơ Thần giữa đêm khuya thanh vắng tại ngôi đền thiêng
gây hoang mang lòng địch
0.25
c Ý nghĩa lịch sử
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, thể hiện ý chí đấu tranh 0.25
9
chống ngoại xâm của nhân dân ta
- Tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, buộc nhà Tống phải từ
bỏ mộng xâm lược nước ta ….
0.25
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về
sau
0.25
6
a, Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính
của vua Lê Thánh Tông
b, Nêu những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông
3.0
a Nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông
- Nội dung: Vào những năm 60 của thế kỉ XV, đất nước đã ổn
định, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), đã tiến hành một cuộc
cải cách hành chính
+ Ở trung ương: Bãi bỏ các chức Tể tướng, Đại hành khiển;
thành lập 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), vua trực tiếp
cai quản 6 bộ. Ngự sử đài, Hàn lâm viện có quyền hành cao hơn
trước
0.25
+ Ở địa phương: Bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo
thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các
lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng (đô ti, thừa ti, hiến ti). Xã
vẫn là đơn vị hành chính cơ sở (đứng đầu là xã trưởng)
0.25
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử.
Những người đỗ đạt chủ yếu xuất thân từ các thành phần khác
nhau
0.25
+ Luật pháp: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) với hơn 700
điều đề cập hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính nhân
dân sâu sắc
0.25
+ Quân đội: được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ binh ư
nông” được trang bị vũ khí đầy đủ
0.25
+ Đối nội – Đối ngoại:: 0.25
10
Đối với Lan Xang, Champa, Chân Lạp: khi hòa hiếu, khi chiến
tranh
Đối với phong kiến phương Bắc: giữ lệ triều cống nhưng vẫn
giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
- Ý nghĩa:
+ Đây là một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện ở thế kỉ
XV. Cuộc cải cách tạo ra bộ máy quản lý hành chính hoàn
thiện, thống nhất, từ trung ương đến địa phương, có sự phân
công công việc một cách nhịp nhàng, khoa học. Cải cách đã
thực sự đưa chế độ phong kiến Đại Việt lên tới đỉnh cao, tạo
điều kiện để ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
+ Cải cách đã làm tăng tính chuyên chế: quyền lực của nhà vua
trong việc cai quản đất nước được nâng cao, giảm bớt các cơ
quan trung gian, bộ phận quan lại cồng kềnh, tăng cường quản
lý cấp địa phương
0.25
0.25
b Hiểu biết về Lê Thánh Tông
HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo
các ý sau
- Tiểu sử: (Tên thật là Lê Tư Thành; Niên hiệu: ban đầu là
Quang Thuận, sau đổi là Hồng Đức; Ở ngôi từ 1460 đến 1497)
0.25
- Sự nghiệp:
+ Chính trị: Là người khởi xướng và tiến hành cuộc cải cách
hành chính lớn, đưa chế độ phong kiến Đại Việt lên đỉnh cao;
Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức; chú trọng việc mở rộng
và bảo vệ biên cương bờ cõi (bản đồ Hồng Đức)
0.25
+ Kinh tế - xã hội: Ban hành chính sách quân điền; Chăm lo đời
sống nhân dân, ổn định tình hình xã hội
0.25
+ Văn hóa: Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, đề
cao vai trò của trí thức; Là nhà thơ lớn của thế kỉ XV; sáng lập
0.25
11
Hội Tao Đàn, để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị tiêu biểu
Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm thi tập; Minh oan cho
Nguyễn Trãi, cho tạc bia về Nguyễn Trãi: "ức Trai tâm thượng
quang khuê tảo" (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao Khuê).
=> Là vị vua anh minh, lỗi lạc đã đưa triều Lê phát triển tới
đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn
hóa
7
Trình bày những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo – tín ngưỡng,
giáo dục và văn học của thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX?
3.0
* Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học
của thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
- Tư tưởng – tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách phục hồi và thi hành chính
sách độc tôn Nho giáo
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn hạn chế nhưng vẫn phát
triển nhất là ở nông thôn. Chùa chiền, tượng Phật được sửa
sang, xây dựng mới
+ Thiên chúa giáo: bắt đầu từ thời Minh Mạng, các vua Nguyễn
thi hành chính sách cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay
đàn áp song các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu vào các làng
xã và cải đạo được nhiều người dân theo Thiên chúa giáo
+ Các tín ngưỡng thờ cũng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công,
thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến
0.25
0.25
0.25
0.25
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm:
Nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. Năm 1807, Gia
Long ban hành quy chế thi Hương, thi Hội. Đến năm 1882,
Minh Mạng khôi phục kì thi Hội, thi Đình. Việc học tập, thi cử
được chấn chỉnh và đi vào nề nếp
+ 1803, Gia Long cho xây dựng trường Quốc học (sau đổi
0.25
0.25
12
thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1808, Văn
Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử. Năm 1822, Văn Miếu –
Quốc tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà
Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều
nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao
cấp góp phần xây dựng vào bảo vệ nhà nước
+ Tuy nhiên, nội dung giáo dục và thi cử lại không có gì khác
so với trước, vì vậy số lượng và chất lượng khoa cử đều giảm
sút
0.25
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá
Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức,…
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ,…
phong phú
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt
xuất Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương
0.25
0.25
0.25
* Thành tựu nghệ thuật được UNESSCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới
- Quần thể di tích cố đô Huế: văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế: văn hóa phi vật thể
0.25
0.25
13