Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên LÊ KHIẾT QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.29 KB, 10 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HI VÀ ĐỒNG BẰNG ĐỀ THI: MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 10
B&C BỘ NĂM 2015
(Thời gian làm bài: 180 phút,
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT không kể thời gian giao đề)
TỈNH QUNG NGÃI (Đề có trang, gồm 7 câu)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu I (4,0 điểm):
1. (2,0 điểm):
a) Tìm tọa độ địa lí của điểm A, biết rằng điểm A có ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I vào
ngày 20 tháng 5 và khi đó ở Anh là 1 giờ 30 phút thì điểm A là 9 giờ.
b) So sánh sự phát sinh, nguyên nhân ảnh hưởng tới địa hình của nội lực, ngoại lực.
2. (2,0 điểm)
a) Sinh vật ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành đất?
b) Tại sao có sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực và từ đông
sang tây?
Câu II (4,0 điểm):
1. (2,0 điểm):
a) Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?
b) Tại sao lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển?
2. (2,0 điểm):
a) Tại sao có sự tuần hoàn nước trên Trái Đất?
b) Tại sao nguồn nước ngầm phân bố không đều trên Trái Đất?
Câu III (4,0 điểm):
1. (2,0 điểm): Dải hội tụ nhiệt đới chi phối gió Mậu dịch và gió mùa nhiệt đới như thế nào?
2. (2,0 điểm):
a) Tại sao sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực và Xích đạo vào mùa hè nhỏ hơn vào mùa
đông?
b) Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình theo vĩ độ và bờ lục địa


Vĩ độ Bờ A Bờ B
Tháng 1 Tháng 7 Tháng 1 Tháng 7
57
0
B -19,9
0
10,6
0
2
0
14,3
0
45
0
B -5,2
0
18,6
0
5,8
0
20,6
0
Xác định bờ Đông, bờ Tây lục địa.
Câu IV (3,0 điểm):
1. (1,5 điểm):
a) Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không? Phân tích nguyên
nhân gây biến động dân số cơ học.
b) Giải thích tại sao tốc độ phát triển dân số thành thị ở nước đang phát triển gần đây nhanh
hơn các nước phát triển?
2. (1,5 điểm): Cho bảng số liệu:

Tình hình dân số nước ta giai đoạn 1960-2013
(Đơn vị: triệu người)
Năm Tổng số dân Số trẻ em được sinh ra Số người chết
1960 30,2 1,407 0,362
1976 49,2 1,943 0,369
1999 76,3 1,518 0,427
2005 83,1 1,545 0,440
2013 89,7 1,525 0,636
Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước
ta trong giai đoạn trên.
Câu V (5,0 điểm):
1. (2,0 điểm):
Phân biệt GNI với GDP. Tại sao trong cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước đang phát
triển, tỉ trọng GDP của khu vực I còn cao, khu vực II và III còn thấp?
2. (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Số lượng hành khách của thế giới vận chuyển nội địa và quốc tế
qua đường hàng không giai đoạn 1999-2009
Năm Nội địa Quốc tế
Triệu người Tỉ trọng (%) Triệu người Tỉ trọng (%)
1999 1.069 68,4 493 31,6
2001 1.104 67,3 536 32,7
2003 1.130 66,8 561 33,2
2005 1.317 65,1 705 34,9
2007 1.445 62,7 858 37,3
2009 1.405 61,7 872 38,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượng hành khách của thế giới vận chuyển nội địa và quốc
tế qua đường hàng không giai đoạn 1999 - 2009.
b. Rút ra nhận xét về số lượng, cơ cấu hành khách của thế giới vận chuyển nội địa và quốc tế
qua đường hàng không giai đoạn 1999 - 2009. Giải thích nguyên nhân.

Hết
Giám thị không giải thích gì thêm
GV làm đề: Trần Thị Kim Chung
SDĐ: 0908141351
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HI VÀ ĐỒNG BẰNG ĐÁP ÁN: MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 10
B&C BỘ NĂM 2015

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
TỈNH QUNG NGÃI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đáp án 07 trang, gồm 07 câu)
Câu Ý Kiến thức cơ bản cần đạt Điểm
Câu
I
(4
điểm)
1 a) Tìm tọa độ địa lí điểm A
- Vĩ độ điểm A:
+ Mặt Trời mỗi ngày đi được là: 1407’ : 93 = 15’07

+ Số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm A (từ ngày 21/3 đến 20/5) là:
60 ngày.
+ Vĩ độ của điểm A là: 60 x 15’07

= 908’ = 15
0
08’B (Vì A có ngày Mặt
Trời lên thiên đỉnh lần I vào ngày 20/5 nên A nằm ở bán cầu Bắc).
- Kinh độ tại điểm A:

+ Anh ở múi giờ 0 mà điểm A cách Anh: 9h - 1h30’ = 7h30’
+ Kinh độ tại điểm A là: 7h30’ x 15
0
= 112
0
30’Đ (Điểm A nằm ở bán cầu
Đông vì có giờ sớm hơn múi giờ gốc - tại Anh).
Vậy tọa độ địa lí của điểm A là: A
0,5
0,5
b) So sánh sự phát sinh, nguyên nhân ảnh hưởng tới địa hình của nội
lực, ngoại lực:
Nội dung
so sánh
Nội lực Ngoại lực
Nơi phát
sinh
Sinh ra bên trong Trái Đất Những lực sinh ra bên
ngoài, trên bề mặt Trái Đất
Nguyên
nhân phát
sinh
Nguồn năng lượng bên trong
lòng Trái Đất, như: năng
lượng của sự phân huỷ các
chất phóng xạ, sự chuyển
dịch và sắp xếp lại vật chất
cấu tạo Trái Đất, sự ma sát
vật chất…
Nguồn năng lượng bức xạ

Mặt Trời
Ảnh hưởng
tới địa hình
Làm di chuyển các mảng
kiến tạo của thạch quyển
hình thành các dãy núi, tạo ra
- Làm các dạng địa hình
biến đổi, phá vỡ, san bằng
địa hình do nội lực tạo nên.
- Tạo ra những dạng địa
0,25
0,25

0,5
15
0
08’B
112
0
30’Đ
các đứt gãy hình mới
2 a) Sinh vật ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành đất?
b) Tại sao có sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo
về hai cực và từ đông sang tây?
a) Sinh vật ảnh hưởng đến việc hình thành đất:
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất: Thực vật cung cấp
vật chất hữu cơ, phá hủy đá, động vật sống trong đất làm thay đổi tính chất
đất vi sinh vật phá hủy chất hữu cơ tổng hợp thành mùn.
0,5
b) Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực và

từ đông sang tây:
Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực và từ
đông sang tây nguyên nhân do tác động trực tiếp của nhân tố khí hậu.
- Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực chủ
yếu do sự thay đổi của nhiệt độ. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới
hạn nhiệt nhất định. Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở vùng nhiệt đới,
Xích đạo; các loài chịu lạnh phân bố ở các vĩ độ cao và vùng núi cao.
Từ Xích đạo về cực có sự thay đổi từ thảm thực vật rừng nhiệt đới đến
thảm thực vật đài nguyên.
- Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ đông sang tây trong một
vành đai chủ yếu do khác nhau về độ ẩm. Ví dụ, sự thay đổi độ ẩm dẫn đến
trong vòng đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật: rừng mưa nhiệt đới,
rừng gió mùa, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc.
0,25
0,5

0,25
0,5
Câu
II
(4
điểm)
1 a) Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như
thế nào?
- Ở vành đai Xích đạo, dòng chảy của sông suối nhiều nước quanh năm,
phản ánh đúng chế độ mưa quanh năm ở Xích đạo.
- Ở vành đai nhiệt đới có một mùa khô và một mùa mưa, nên sông ngòi ở
đây tuy chảy quanh năm nhưng có một mùa cạn và một mùa lũ.
- Ở vành đai ôn đới nóng (cận nhiệt đới) tính chất địa đới phản ánh đầy đủ ở
rìa phía Tây các lục địa, ví dụ như rìa phía Tây lục địa Á-Âu, người ta thấy

được bốn kiểu chế độ sông theo nguồn cung cấp nước.
- Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa Bắc lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ, vào
mùa đông sông cạn kiệt nước ở các vùng băng giá, mùa xuân có lũ là do
băng tuyết tan.
- Ở các vành đai thuộc các vĩ độ cao cận cực, nước hầu hết ở thể rắn quanh
năm (Bắc cực và Nam cực).
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
b) Tại sao lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển?
- Tính tổng hợp: do các thành phần này luôn xâm nhập, tác động vào nhau,
trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật
0,5
thiết để tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. Khi một thành
phần thay đổi  các thành phần khác cũng thay đổi.
- Tính phát triển: Tuy có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi thành
phần đều có quy luật phát sinh, phát triển riêng. Tất cả các thành phần đều
tự vận động để phát triển tạo ra lớp vỏ địa lí mới.
0,25
2
a) Tại sao có sự tuần hoàn nước trên Trái Đất?
- Dưới tác động của năng lượng Mặt Trời, nước dễ dàng bốc hơi, nước bốc
hơi và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như mây, hơi nước, sương… Khi
gặp điều kiện thích hợp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước lớn và
dưới tác động của trọng lực, rơi xuống mặt đất.
- Nếu hơi nước từ đại dương (hoặc nước trên mặt đất) bốc hơi ngưng tụ rồi
rơi xuống. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ.

- Nếu hơi nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào đất liền ngưng tụ rồi
rơi xuống. Một phần lớn chảy thành dòng trên mặt, ngấm xuống sâu tạo
thành nước ngầm… và chảy ra biển. Đó là vòng tuần hoàn lớn…
Như vậy, tất cả các loại nước trên Trái Đất đều vận động tạo thành một
vòng tuần hoàn khép kín.
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Tại sao nguồn nước ngầm phân bố không đều trên Trái Đất?
- Lượng nước ngầm phân bố không đều trên Trái Đất, vì nước ngầm phụ
thuộc nhiều vào các nhân tố: nguồn cung cấp nước, địa hình, cấu tạo đất đá,
lớp phủ thực vật…
- Các nhân tố này tác động đến mực nước ngầm rất khác nhau trên bề mặt
lục địa:
+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, tuyết, băng tan thấm xuống…
+ Địa hình: mặt đất dốc thì nước thấm xuống ít, mặt đất bằng phẳng thì
nước thấm xuống nhiều hơn.
+ Cấu tạo đất đá (địa chất) phụ thuộc vào khe hở của các hạt đất đá lớn hay
nhỏ mà nước thấm xuống nhiều hay ít…
+ Lớp phủ thực vật: thảm thực vật dày, rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng thực
vật thưa thớt.
+ Ngoài ra, còn ảnh hưởng của nhiệt độ, hồ đầm, kênh rạch, sông ngòi, con
người…
0,25


0,25
0,25



0,25
Câu
III
(4
điểm)
1 Dải hội tụ nhiệt đới chi phối gió Mậu dịch và gió mùa nhiệt đới như thế
nào?
- Mùa hạ ở nửa cầu Bắc:
+ Do dải hội tụ dịch chuyển lên phía Bắc Xích đạo, riêng ở khu vực Thái
Bình Dương, dải hội tụ nhiệt đới nằm sát Xích đạo nên khu vực này có gió
Mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về Xích đạo.
+ Trên các lục địa, hình thành các trung tâm áp thấp (do lục địa có nhiệt độ

0,5
0,5
cao). Dải hội tụ theo các trung tâm áp thấp vượt qua Xích đạo, có nơi lên
trên cả chí tuyến Bắc như ở Trung Quốc. Gió Đông Nam từ trung tâm áp
cao cận chí tuyến Nam vượt qua Xích đạo, chuyển thành hướng Đông Nam-
Tây Bắc, lấn át gió Mậu dịch ở khu vực này trong mùa hạ.
- Mùa đông ở nửa cầu Bắc: do phần lớn dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển về
phía Nam nên các khu vực đều có gió Mậu dịch thống trị. Gió thổi theo
hướng Đông Bắc từ áp cao cận chí tuyến Bắc về Xích đạo. Từ áp cao Xibia,
gió Đông Bắc thổi xuống khu vực Đông Nam Á rất lạnh.
- Khu vực trong một năm có hai mùa gió thổi ngược nhau gọi là gió mùa.
Điển hình như khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Đông Bắc Ô-trây-li-a…
0,5
0,5
2 a) Tại sao sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực và Xích đạo vào mùa hè
nhỏ hơn vào mùa đông?

- Ở Xích đạo, dù là mùa đông hay mùa hè nhiệt độ không thay đổi nhiều
(giải thích)
- Mùa hè: vùng cực được chiếu sáng, gần với tia sáng Mặt Trời hơn  vẫn
tích một lượng nhiệt nhỏ.
- Mùa đông: vùng cực gần như không được chiếu sáng, rất xa so với tia sáng
Mặt Trời  nhiệt độ xuống rất thấp
 Biên độ nhiệt vùng cực và Xích đạo vào mùa hè nhỏ hơn mùa đông.
0,5
0,25
0,25
b) Xác định bờ Đông, bờ Tây lục địa:
- 57
0
B, 45
0
B đều thuộc vĩ độ ôn đới
+ Ôn đới lục địa: có 3 tháng nhiệt độ xuống 0
0
C, biên độ nhiệt năm lớn hơn
+ Ôn đới hải dương có nhiệt độ trung bình năm khá lớn, không có tháng nào
nhiệt độ xuống dưới 0
0
C, biên độ nhiệt năm nhỏ.
- Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Biên độ nhiệt năm của bờ A > bờ B và nhiệt
độ tháng 1 xuống < 0
0
C => bờ A (ôn đới lục địa), bờ B (ôn đới hải dương)
=> Bờ A: bờ Đông, bờ B: bờ Tây
0,25
0,25

0,25
0,25
Câu
IV
(3
điểm)
1 a) Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không?
Phân tích nguyên nhân gây biến động dân số cơ học.
- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư
- Gia tăng dân số cơ học không phải là động lực gia tăng dân số thế giới
- Nguyên nhân gây biến động dân số cơ học:
+ Nguyên nhân xuất cư: mức sống, đói kém, bệnh tật, chiến tranh, tìm vùng
đất mới…
+ Nguyên nhân nhập cư: điều kiện sống thuận lợi, mức sống cao, lịch sử,
tôn giáo…
0,25
0,25
b) Giải thích tại sao tốc độ phát triển dân số thành thị ở nước đang phát
triển gần đây nhanh hơn các nước phát triển?
- Các nước phát triển:
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra lâu đời, công nghiệp phát triển ở mức cao nên
tỉ lệ dân thành thị cao và ổn định.
+ Chênh lệch về trình độ, mức sống giữa thành thị và nông thôn không lớn,
dân thành thì có xu hướng chuyển về nông thôn sinh sống.
- Các nước đang phát triển:
+ Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang thực hiện nên số lượng các đô
thị tăng lên nhanh  dân số thành thị tăng nhanh.
+ Chênh lệch về trình độ, mức sống giữa thành thị và nông thôn lớn  dân
cư ở nông thôn đổ ra các thành phố lớn để học tập và tìm kiếm việc làm.
0,25

0,25
0,25
0,25
2 Bảng số liệu:
Quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta
trong giai đoạn 1960 - 2013
Năm Tổng số dân
(triệu người)
Tỉ suất sinh
thô (%
0
)
Tỉ suất tử
thô (%
0
)
Tỉ suất gia
tăng dân số
tự nhiên (%)
1960 30,2 46,6 12,0 3,46
1976 49,2 39,5 7,5 3,2
1999 76,3 19,9 5,6 1,43
2005 83,1 18,6 5,3 1,33
2013 89,7 17,1 7,1 0,99
Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên của nước ta trong giai đoạn 1960-2013.
*Nhận xét:
- Nhìn chung, trong giai đoạn 1960-2013:
+ Quy mô dân số nước ta tăng liên tục từ 30,2 triệu người lên 89,7 triệu
người (tăng 59,5 triệu người)

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm liên tục: giảm từ 3,46%
xuống 0,99% (giảm 2,47%).
- Quy mô dân số nước ta:
+ Tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1960-1976: tăng trung bình 1,19 triệu
người/năm
+ Tăng chậm nhất trong giai đoạn 2005-2013: tăng trung bình 0,825 triệu
người/năm
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta:
+ Giảm nhanh nhất trong giai đoạn 1976-1999: giảm trung bình
0,077%/năm
+ Giảm chậm nhất trong giai đoạn 2005-2013: giảm trung bình 0,0425%/
năm
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta ở mức cao (trên 3,0%) trước
0,5
0,5
1976, nhưng từ năm 1999 đã giảm xuống dưới mức 1,5%.
 Quy mô dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh mặc dù tỉ suất gia tăng dân số
tự nhiên đã giảm đáng kể.
* Giải thích:
- Quy mô dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh do:
+ Hiện tượng sinh bù sau chiến tranh (giai đoạn 1960-1976 ở miền Bắc)
+ Quy mô dân số lớn
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể do:
+ Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ suất sinh thô giảm
nhanh.
+ Tỉ lệ người già ngày càng lớn khiến tỉ suất tử thô có dấu hiệu gia tăng

0,5
Câu
V

(5
điểm)
1 Phân biệt GNI với GDP. Tại sao trong cơ cấu kinh tế theo ngành của các
nước đang phát triển, tỉ trọng GDP của khu vực I còn cao, khu vực II và
III còn thấp?
Phân biệt GNI với GDP:
Tiêu chí GDP GNI
Khái
niệm
Là tổng sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng
mà một nền kinh tế tạo ra
bên trong quốc gia mà
không phân biệt do người
trong nước hay người
nước ngoài làm ra, ở 1
thời kỳ nhất định, thường
là 1 năm
Bằng GDP cộng chênh lệch
giữa thu nhập nhân tố sản xuất
từ nước ngoài với thu nhập nhân
tố sản xuất cho nước ngoài, ở 1
thời kỳ nhất định, thường là 1
năm
Ý nghĩa Thường được sử dụng để
phân tích cơ cấu kinh tế,
tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, trình độ phát triển
và mức sống của con
người

+ Là thước đo tổng hợp của thu
nhập quốc dân, chỉ rõ chủ sở
hữu và lương thực nguồn của
cải làm ra
+ GDP lớn hay nhỏ hơn GNI
tùy thuộc vào mối quan hệ kinh
tế giữa 1 nước với nhiều nước
khác
0,5
0,5
Tại sao trong cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước đang phát triển, tỉ
trọng GDP của khu vực I còn cao, khu vực II và III còn thấp?
- Trình độ kinh tế còn thấp
- Qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa còn diễn ra chậm  sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp.
- Ở các nước này, phần lớn có số dân đông, trình độ dân trí và trình độ của
0,25
0,25
0,25
lao động còn thấp vì vậy gây khó khăn và cản trở sự phát triển của hai nhóm
ngành khu vực II và III.
- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác… 0,25
2 a) Vẽ biểu đồ
Số lượng hành khách của thế giới vận chuyển nội địa và quốc tế qua
đường hàng không giai đoạn 1999 - 2009
- Vẽ biểu đồ cột chồng theo số liệu tuyệt đối.
- Yêu cầu: Vẽ chính xác, ghi chú đầy đủ các yếu tố, sạch, đẹp. Nếu thiếu
hoặc sai mỗi chi tiết thì trừ 0,25đ.
1,5
b) Rút ra nhận xét về số lượng, cơ cấu hành khách của thế giới vận

chuyển nội địa và quốc tế qua đường hàng không giai đoạn 1999-2009.
Giải thích nguyên nhân.
Nhận xét:
- Số lượng hành khách của thế giới vận chuyển quốc tế và nội địa qua
đường hàng không giai đoạn 1999-2009 nhìn chung tăng trưởng khá ổn định
(cao nhất là năm 2007 vận chuyển được gần 2,3 tỉ khách).
- Số lượng hành khách của thế giới vận chuyển nội địa qua đường hàng
không giai đoạn 1999-2009 tăng (tăng 336 triệu người), tuy nhiên từ năm
2007 đến năm 2009 giảm nhẹ (giảm 40 triệu người).
- Về cơ cấu vận chuyển hành khách nội địa luôn chiếm trên 60% tổng số
hành khách vận chuyển qua đường hàng không và có xu hướng giảm về tỉ
trọng giai đoạn 1999-2009 (giảm 6,7%).
- Số lượng hành khách của thế giới vận chuyển quốc tế qua đường hàng
không giai đoạn 1999-2009 liên tục tăng (tăng 379 triệu người), tăng nhanh
nhất là giai đoạn 2003-2007 (tăng 297 triệu người), sau đó tăng chậm lại
(2009). Về cơ cấu vận chuyển hành khách quốc tế chỉ chiếm dưới 40% tổng
số hành khách vận chuyển qua đường hàng không và có xu hướng tăng về tỉ
trọng giai đoạn 1999-2009.
0,25
0,25
0,25
0,25
Giải thích:
- Nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới ngày càng phát triển, mức sống
của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu đi lại bằng đường hàng
không ngày càng tăng.
- Có một số nguyên nhân khác như ưu điểm của hàng không là tốc độ
nhanh, tiết kiệm thời gian, hội nhập kinh tế quốc tế… Do những biến động
thế giới về kinh tế - chính trị - xã hội (cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự
lây lan của các dịch cúm H5N1, cúm A/H1N1, do giá nhiên liệu tăng…)

0,25
0,25
GV làm đề: Trần Thị Kim Chung
SDĐ: 0908141351

×