Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.84 KB, 8 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN
HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ KHỐI10
lần VIII - NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
TỈNH VĨNH PHÚC.
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 2 trang, gồm5câu)
Câu 1(4 điểm)
1. Vì sao giờ Mặt Trời mọc và lặn khác nhau giữa các địa phương và thay đổi trong
suốt năm? Mối quan hệ giữa hiện tượng Mặt Trời mọc, lặn với quá trình phong
hóa ở vùng cực.
2. Tại sao nói khí hậu vừa tác động trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình
thành đất? Làm rõ nhận định: “ Đất là vật thể tự nhiên độc đáo”.
Câu 2 (4 điểm)
1. Phân biệt các khái niệm: Thủy quyển, Thạch quyển, Khí quyển, Thổ nhưỡng
quyển, Sinh quyển. Tại sao các quyển này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ?
2. Chứng minh rằng, nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép kín.
Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình Trái Đất
như thế nào?
Câu 3 (4 điểm)
1. Vì sao các hiện tượng ngưng kết của hơi nước thường chỉ xảy ra ở lớp không khí
sát mặt đất trong tầng đối lưu? Tại sao ngày hè, trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm
đông trời ít mây thì lại rét?
2. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Tại sao
nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Bán Cầu cao hơn ở Nam Bán Cầu?
Câu 4 (3 điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phân bố dân cư. Tại sao
Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục?
2. Nhận xét và giải thích tỉ số giới tính của Việt Nam qua các năm ở bảng dưới đây.


(Đơn vị: %)
Năm 1960 1970 1979 1989 1999 2009
Tỉ số giới tính 95,9 94,1 94,2 94,7 94,6 98,1
Câu 5 (5 điểm)
1. Phân biệt GNI và GDP. Tương quan giữa GNI và GDP của một quốc gia phụ
thuộc vào nhân tố nào?
2. Cho bảng số liệu: Quãng đường được rút ngắn khi qua kênh Xuy-ê.
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh quãng đường qua kênh Xuy-ê và qua châu Phi.
b. Nhận xét biểu đồ để thấy được vai trò của kênh đào Xuy – ê với ngành hàng hải thế
giới.
HẾT
Người ra đề
(Họ tên, ký tên -Điện thoại liên hệ)
Nguyễn Thị Thanh Huyền - 0986631870
Tuyến
Khoảng cách (hải lí)
Qua kênh Xuy- ê Vòng châu Phi
Ô-đét-xa - Mum-Bai
4198 11818
Mina al A-hma-đi - Giê- noa
4705 11069
Mina al A-hma-đi - Rôttecđam
5560 11932
Mina al A-hma-đi - Bantimo
8681 12039
Ba-lik-pa-pan - Rôttecđam
9303 12081
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN
HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ

KHỐI10- lần VIII - NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
TỈNH VĨNH PHÚC.
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài 180 phút

Câu
Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
Câu 1
1
1.Vì sao giờ Mặt Trời mọc và lặn khác nhau giữa các địa phương và thay
đổi trong suốt năm? Mối quan hệ giữa hiện tượng Mặt Trời mọc, lặn với
quá trình phong hóa ở vùng cực?
2.0
* Giờ Mặt Trời mọc và lặn khác nhau giữa các địa phương và thay đổi trong
suốt năm:
- Mặt Trời mọc và lặn là chuyển động biểu kiến trong ngày của mặt trời.
- Khác nhau giữa các địa phương: do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh
trục nên ở cùng 1 thời điểm các địa phương khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt
Trời ở những độ cao khác nhau
- Thay đổi trong suốt năm: do trong khi trái đất tự quay và chuyển động
xung quanh Mặt Trời thì trục trái đất luôn nghiêng so với mặt phẳng
hoàng đạo 1 góc 66
0
33 và không đổi phương nên vòng phân chia sang tối
thường xuyên thay đổi vị trí trong năm, dẫn đến độ dài ngày đêm thay
đổi trong năm: mùa nóng ngày dài ra, mùa lạnh đêm dài ra > giờ mọc và
lặn của Mặt Trời thay đổi.
- Trên thực tế giờ mọc và lặn của Mặt Trời còn phụ thuộc vào thời tiết và
khí hậu của địa điểm đó

* Mối quan hệ giữa hiện tượng mọc, lặn với quá trình phong hóa ở cực
- Ở cực, Mặt Trời mọc và lặn duy nhất 1 lần trong năm (6 tháng hoàn toàn
là ngày và 6 tháng hoàn toàn là đêm)
- Chênh lệch thời gian Mặt Trời mọc và lặn là suốt 6 tháng nên nhiệt độ
trung bình thấp, quanh năm dưới 0
0
C, nước đóng băng. Do đó, quá trình
phong hóa ở đây diễn ra với cường độ yếu, chủ yếu là phong hóa lí học
do sự đóng băng của nước.
1.5
0.25
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
2
Tại sao nói khí hậu vừa tác động trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến sự
hình thành đất ? Làm rõ nhận định: “ Đất là vật thể tự nhiên độc đáo”
2.0
• Tác động của khí hậu đến sự hình thành đất:
- Ảnh hưởng trực tiếp thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm:
+ Phá hủy đá, tạo lớp vỏ phong hóa
+ Ảnh hưởng đến quá trình hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong đất
+ Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ
- Ảnh hưởng gián tiếp thông qua lớp phủ thực vật: Thực vật sinh trưởng
tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất
• Đất là vật thể tự nhiên độc đáo
1.0

0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
- Thành phần gồm cả chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ.
- Nguồn gốc hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố trong đó có
thêm đá mẹ, thời gian.
- Trạng thái vật chất của đất rất đa dạng gồm cả các vật chất ở 3 trạng thái: rắn,
lỏng, khí.
- Đất được đặc trưng bởi độ phì (độ phì nhiêu) mà không 1 thành phần tự nhiên
nào khác có thể có đc
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2
1
1.Chứng minh rằng nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép
kín. Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa
hình Trái Đất như thế nào?
2.0
* Chứng minh:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nước trong các biển
bốc hơi lên cao tạo thành mây và gây mưa tại chỗ.
- Vòng tuần hoàn lớn:
+ Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây, được gió đưa vào sâu trong lục
địa rồi gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước, tuyết rơi,…)
+ Nước rơi xuống lục địa: Một phần được bốc hơi ngay lên khí quyển, một
phần thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo thành nước ngầm, một phần tạo

thành nước trên bề mặt như ao hồ, sông suối,…
+ Các dòng chảy ngầm và trên mặt cuối cùng lại đưa nước về biển và đại
dương hoàn thành một vòng khép kín.
* Vòng tuần hoàn của nước làm biến đổi địa hình bề mặt trái đất.
- Nước có tác động hòa tan nhiều loại khoáng vật. Tại những nơi đá dễ
hòa tan, nứt nẻ như đá vôi, thạch cao nước thấm xuống rồi chảy ngầm,
hòa tan và tạo nên dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxto
- Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu với tốc độ nhanh tạo
thành những dạng địa hình phổ biến trên trái đất: khe rãnh, thung lũng
sông Mài mòn của sóng biển hình thành hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm
sóng vỗ
- Nước ngầm và dòng chảy sông ngòi ra biển và đại dương cuốn theo vật
liệu từ nơi này đến nơi khác, kết quả là bồi tụ nên nhiều dạng địa hình
mới: đồng bằng châu thổ, bãi cát ven biển, nón phóng vật
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.25
0.5
0.25
Phân biệt các khái niệm: Thủy quyển, Thạch quyển, Khí quyển, Thổ
nhưỡng quyển, Sinh quyển? Tại sao các quyển này lại có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau ?
2.0
• Phân biệt
- Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái đất, bao gồm nước trong các biển, các
đại dương, nước ở lục địa (nước trên mặt, nước dưới đất) và hơi nước

trong khí quyển
- Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng của trái đất bao gồm vỏ trái đất
và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100km)
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa – nơi
1.25
0.25
0.25
0.25
tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
- Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh trái đất thường xuyên chịu ảnh
hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt trời.
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh
sống.
• Nguyên nhân:
Do tất cả các thành phần này đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của nội lực và ngoại lực. Vì thế, chúng không thể tồn tại và phát triển một
cách cô lập.
Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng
lượng cho nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên thể thống nhất và
hoàn chỉnh
0.25
0.25
0.75
0.5
0.25
Câu 3
1
Vì sao các hiện tượng ngưng kết của hơi nước thường chỉ xảy ra ở lớp
không khí sát mặt đất trong tầng đối lưu? Tại sao ngày hè, trời nhiều mây
thì đỡ nóng, đêm đông trời ít mây thì lại rét?

2.0
• Giải thích các hiện tượng ngưng kết của hơi nước thường chỉ xảy ra ở
lớp không khí sát mặt đất trong tầng đối lưu.
- Điều kiện để xảy ra ngưng kết
- Lớp không khí sát mặt đất trong tầng đối lưu chứa ¾ hơi nước của khí
quyển.
- Trong tầng đối lưu còn có các phần tử vật chất rắn như: tro, bụi, các loại
muối, các vi sinh vật là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung
quanh tạo thành sương mù, mây mưa.
- Ở trên tầng cao không khí khô ráo và loãng nên khó ngưng kết.
• Nguyên nhân ngày hè, trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời ít
mây thì lại rét
- Mây là sản phẩm ngưng kết của hơi nước trong không khí chủ yếu ở
tầng thấp của khí quyển.
- Nhiệt độ của trái đất hấp thụ từ ánh sáng Mặt Trời rồi toả vào không khí
được hơi nước giữ lại tới 60%. Do đó mây có vai trò quan trọng trong
việc giữ lại bức xạ Mặt Trời và ngăn bớt sự toả nhiệt của trái đất.
- Ngày hè có nhiều mây thì mây sẽ phản xạ và hấp thụ một phần bức xạ
Mặt Trời làm cho mặt đất đỡ nóng.
- Đêm đông có nhiều mây thì ngăn bớt sự toả nhiệt của trái đất nên đỡ rét
còn quang mây thì trái đất mất nhiệt nhiều hơn nên lạnh hơn.
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.25
0.25
0.25

0.25
Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không
khí. Tại sao nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu cao hơn nhiệt độ ở Nam Bán Cầu?
2.0
* Ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
- Theo độ cao: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, nhiệt
độ không khí trung bình lên cao 100m giảm 0,6
o
c)
- Theo hướng sườn: Sườn đón nắng (ngược nắng) nhiệt độ cao, sườn khuất
nắng nhiệt độ thấp hơn.
1.25
0.25
0.25
- Theo độ dốc: Ở sườn đón nắng, nơi độ dốc lớn có nhiệt độ thấp, độ dốc
nhỏ nhiệt độ cao do lớp không khí ở đây bị đốt nóng dày hơn. Sườn đón
nắng thì ngược lại.
- Bề mặt địa hình: Ở vùng đồng bằng, nhiệt độ ít thay đổi hơn nơi đất trũng
(thung lũng, bồn địa) vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban
đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt các
cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh
hơn ở đồng bằng.
* Nhiệt đô ở Bắc Bán cầu (BBC) cao hơn ở Nam Bán cầu (NBC) do
- BBC chủ yếu là lục địa, BBC có hoang mạc Xahara với nhiệt độ cao nhất
thế giới.
- NBC chủ yếu là đại dương, ở NBC có Nam cực với diện tích băng tuyết
lớn, nơi có nhiệt độ thấp nhất Trái Đất.
- Mùa nóng của BBC (186 ngày) dài hơn mùa nóng NBC (179 ngày).
0.25
0.5

0.75
0.25
0.25
0.25
Câu 4
1
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đên sự phân bố dân cư.
Tại sao Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục?
1.5
* Ảnh hưởng của các nhân tô kinh tê - xã hôi đên sự phân bô dân cư:
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển của khoa
học kĩ thuật làm thay đổi quy luật phân bố dân cư.
- Tính chất của nền kinh tế: những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với
hoạt công nghiệp, dịch vụ, ngay trong một ngành sản xuất cũng có sự khác biệt
về phân bố dân cư.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ, những khu vực khai thác lâu đời dân cư thường tập
trung đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.
- Các dòng chuyển cư cũng ảnh hưởng đến phân bố dân cư thế giới (Đông bắc
Hoa Kì, Đông nam Úc)
* Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục vì:
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời - cái nôi của nền văn minh nhân loại, điều
kiện tự nhiên thuận lợi
- Gia tăng tự nhiên cao, ít có tác động của các luồng chuyển cư.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2

Nhận xét và giải thích tỉ số giới tính của Việt Nam qua các năm 1.5
- Tỉ số giới tính nước ta thấp, cơ cấu giới mất cân đối nam ít hơn nữ (d/c) do:
+ Nhân tố sinh học: khi sinh ra nam nhiều hơn nữ nhưng tuổi thọ của nữ lớn
hơn nam
+ Hậu quả của chiến tranh
- Tỉ số giới tính có sự chênh lệch nhưng đang tiến dần đến sự cân đối.
+ 1960 – 1979: giảm (d/c) do chiến tranh
+ 1979 – 2009: tăng (d/c) do tỉ số giới tính khi sinh tăng (tâm lí xã hội),
chiến tranh lùi xa.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Phân biệt GNI và GDP. Tương quan giữa GNI và GDP của một quốc gia
phụ thuộc vào nhân tố nào?
2.0
*Phân biệt:
1. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP)
- Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra
bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước
ngoài làm ra, ở một thời điểm nhất định thường là một năm.
- GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế.
2. Tổng thu nhập quốc gia (Gross national income - GNI)
- Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một quốc
gia, ở một thời điểm nhất định, thường là một năm. GNI = GDP + nguồn thu
nhập từ nước ngoài - nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài.
- GNI là thước đo tổng hợp lớn nhất của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ

sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải đã làm ra.
* Tương quan giữa GNI và GDP
- GNI lớn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc vào mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao
động ) giữa một nước với nhiều nước khác
- GNI > GDP: là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao
- GNI < GDP: là những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra bên
ngoài.
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.5
0.25
0.25
Vẽ biểu đồ so sánh quãng đường qua kênh Xuy-ê và qua châu Phi? 1.5
- Vẽ biểu đồ cột ghép (biểu đồ khác không cho điểm)
- Đảm bảo chính xác, thẩm mĩ
- Thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0.25 điểm
*Nhận xét:
- Quãng đường qua kênh Xuyê đã được rút ngắn hơn so với vòng qua châu Phi
(dẫn chứng khoảng cách rút ngắn và tỉ lệ rút ngắn).
- Tuyến đường được rút ngắn nhiều nhất là
Ô-đét-xa - Mum-Bai (dẫn chứng), ít
nhất là Ba-lik-pa-pan – Rôttecđam (dẫn chứng).
*Vai trò của kênh Xuyê
-Kênh đào là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, làm
xích lại gần khu vực Tây Âu với khu vực giàu tài nguyên: Đông Á và Nam Á.
- Từ đó rút ngắn được thời gian vận chuyển, dễ dàng mở rộng thị trường.

Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm.
- An toàn hơn cho người và hàng hóa, có thể tránh được thiên tai so với việc
vận chuyển trên đường dài.
- Tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước và khu vực
0.5
0.5
0.25
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
Tổng điểm toàn bài: 20 điểm
HẾT Người ra đề
(Họ tên, ký tên -Điện thoại liên hệ)
Nguyễn Thị Thanh Huyền - 0986631870

×