Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 67 trang )






BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


ĐỖ VĂN QUÂN

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH
GÂY LO ÂU THỰC NGHIỆM
BẰNG CẮT BUỒNG TRỨNG
HOẶC GÂY STRESS CÔ LẬP
VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CỦA L-TETRAHYDROPALMATIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2015





BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ VĂN QUÂN


TRIỂN KHAI MÔ HÌNH
GÂY LO ÂU THỰC NGHIỆM
BẰNG CẮT BUỒNG TRỨNG
HOẶC GÂY STRESS CÔ LẬP
VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CỦA L-TETRAHYDROPALMATIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thu Hằng
2. DS. Phạm Đức Vịnh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
ThS. Nguyễn Thu Hằng, DS. Phạm Đức Vịnh, TS. Nguyễn Hoàng Anh là những
người thầy, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Quốc Huy, Bộ môn Thực vật,
TS. Nguyễn Trần Linh, Bộ môn Bào chế, trường Đại học Dược Hà Nội đã có những
góp ý và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Đinh Đại Độ, kỹ thuật viên tại bộ môn Dược lực
trường ĐH Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp thực hiện nhiều công việc
xuyên suốt trong quá trình tiến hành đề tài.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới:

Các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược lực đã tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường
Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình
học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Văn Quân



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu 3
1.1.1. Khái niệm lo âu và rối loạn lo âu 3
1.1.2. Phân loại rối loạn lo âu 4
1.1.3. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu 4
1.1.4. Điều trị rối loạn lo âu. 6
1.2. Các test đánh giá lo âu và giải lo âu 8
1.2.1. Các test có điều kiện 8
1.2.2. Các test không có điều kiện 10
1.3. Các mô hình gây lo âu 11

1.3.1. Mô hình gây lo âu bằng phương pháp di truyền 12
1.3.3. Mô hình gây lo âu bằng phương pháp thay đổi môi trường sống và
phương pháp sử dụng tác nhân hóa học 15
1.4. l-tetrahydropalmatin 16
1.4.1.Tác dụng giải lo âu 16
1.4.2.Các tác dụng dược lý hướng thần kinh và tâm thần khác 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 20


2.1.3. Động vật thí nghiệm 20
2.1.4. Chuẩn bị thuốc thử 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.2.4. Liều lượng sử dụng trong nghiên cứu 22
2.2.5. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.5.1. Mô hình cắt buồng trứng 22
2.2.5.2. Mô hình nuôi cô lập 23
2.2.5.2. Áp dụng mô hình gây lo âu phù hợp và đánh giá tác dụng giải lo âu
của l-THP trên mô hình đã chọn 24
2.2.6. Các test đánh giá lo âu, giải lo âu trong nghiên cứu 25
2.2.6.1. Test chữ thập nâng cao (EPM) 25
2.2.6.2. Test môi trường mở (OFT) 26
2.3. Xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 29
3.1. Đánh giá khả năng gây lo âu thực nghiệm trên mô hình cắt buồng trứng 29
3.1.1. Đánh giá mức độ gây lo âu theo thời gian sử dụng test EPM 29

3.1.2. Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng tới hoạt động tự nhiên và khám
phá của chuột 32
3.2. Đánh giá khả năng gây lo âu thực nghiệm trên mô hình nuôi cô lập 33
3.2.1. Đánh giá khả năng gây lo âu sử dụng test EPM 33
3.2.2. Ảnh hưởng của mô hình nuôi cô lập tới hoạt động tự nhiên và khám phá
của chuột. 35


3.3. Áp dụng mô hình gây lo âu phù hợp để đánh giá tác dụng giải lo âu của
l-THP. 36
3.3.1. Đánh giá tác dụng giải lo âu của l-THP trên chuột đã được gây lo âu. 36
3.3.3. Ảnh hưởng của l-THP tới hoạt động tự nhiên và khám phá ở chuột đã
được gây lo âu 39
3.4. Bàn luận 41
3.4.1. Kết quả gây lo âu trên 2 mô hình: mô hình cắt buồng trứng và mô hình
nuôi cô lập. 41
3.4.2. Tác dụng của l-THP trên mô hình gây lo âu thực nghiệm 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

5-HT
5-hydroxytryptamin (serotonin)
APA
Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric
Association)
BZD
Benzodiazepine

CREB
Protein liên kết từng phần đáp ứng với AMP vòng (Cyclic-
AMP response element-binding protein)
CRF
Yếu tố giải phóng corticotropin (corticotropin-releasing
factor)
CS
Kích thích có điều kiện (conditioned stimulus)
DZP
Diazepam
DSM-IV-TR
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th
Edition, Text Revision
EPM
Test chữ thập nâng cao (Elevated plus maze)
ERK
Protein chuyển gốc phosphat điều hòa tín hiệu ngoại bào
(Extracellular signal-regulated kinase)
ETM
Test chữ T nâng cao (Elevated T maze)
EZM
Test chữ O nâng cao (Elevated Zero maze)
FPS
Test tăng phản xạ giật mình do sợ hãi (fear-potentiated
startle)
GABA
Gamma amino butyric acid
GAD
Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder)
HA

High anxiety
HPA
Trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (hypothalamic-
pituitary-adrenal
ICD-10
International Classification of Diseases, Tenth Revision
LA
Low anxiety


LDB
Test 2 ngăn sáng tối (light/dark box)
mCPP
m-chlorophenylpiperazin
OFT
Test môi trường mở (Open field test)
PD
Rối loạn hoảng sợ (panic disorder)
PTZ
Pentylenetetrazol
SSRI
Ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (Serotonin selective
reuptake inhibitors)
TCAs
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic antidepressants)
THP
Tetrahydropalmatin
US
Kích thích không có điều kiện (unconditioned stimulus)
WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World health organization)




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Các test đánh giá lo âu và giải lo âu
9
1.2
Các mô hình gây lo âu
14
3.1
Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên các chỉ tiêu
đánh giá của test môi trường mở (OFT)
32
3.2
Ảnh hưởng của mô hình nuôi cô lập trên các chỉ tiêu đánh
giá của test môi trường mở (OFT)
35
3.3
Ảnh hưởng của l-THP ở mô hình nuôi cô lập trên các chỉ
tiêu đánh giá của test môi trường mở (OFT)
39




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
21
2.2
Sơ đồ thí nghiện đợt 1
23
2.3
Sơ đồ thí nghiện đợt 2
24
2.4
Sơ đồ thí nghiện đợt 3
25
2.5
Test chữ thập nâng cao
26
2.6
Test môi trường mở cho chuột nhắt
27
2.7
Test môi trường mở cho chuột cống
28
3.1
Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên thời gian lưu
lại tay hở.
29
3.2

Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên số lần đi vào
tay hở
30
3.3
Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên tổng số lần đi
vào tay hở hoặc tay kín
31
3.4
Ảnh hưởng của nuôi cô lập đến thời gian lưu lại tay hở
33
3.5
Ảnh hưởng của nuôi cô lập đến số lần đi vào tay hở và tổng
số lần đi vào tay hở hoặc tay kín
34
3.6
Tác dụng của diazepam (DZP) và l-THP trên thời gian lưu
lại tay hở ở chuột gây lo âu bằng nuôi cô lập
37
3.7
Tác dụng của diazepam (DZP) và l-THP trên số lần đi vào
tay hở và tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín ở chuột gây
lo âu bằng nuôi cô lập
38
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu (anxiety disorder) là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tới
tâm sinh lý cũng như hành vi của người bệnh. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và có xu hướng
ngày càng gia tăng [30]. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là phối hợp các
liệu pháp tâm lý cùng các thuốc giải lo âu. Hạn chế lớn nhất của các nhóm thuốc này

là khả năng lệ thuộc thuốc, hội chứng cai thuốc và các tác dụng không mong muốn
khác. Điều này đặt ra nhu cầu tìm kiếm các thuốc giải lo âu mới, có tác dụng tương
đương, đồng thời hạn chế các tác dụng không mong muốn của các nhóm thuốc trên
[66]. Nhiều mô hình thực nghiệm trên động vật đã được xây dựng, thẩm định và áp
dụng trong việc đánh giá tác dụng giải lo âu của nhiều thuốc, đặc biệt là các thuốc có
nguồn gốc dược liệu.
Các nghiên cứu đánh giá tác dụng giải lo âu hiện nay đều dựa trên các mô hình
động vật bình thường được cho phơi nhiễm cấp tính với các tác nhân gây sợ hãi như
độ cao, ánh sáng, sốc điện. Nhưng rối loạn lo âu là một bệnh lý có cơ chế phức tạp
và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, để xác định chính xác cơ chế của các
thuốc giải lo âu mới và thu hẹp khoảng cách giữa kết quả nghiên cứu so với thực tế,
cần xây dựng các mô hình động vật thực nghiệm có thể mô phỏng các đặc điểm sinh
bệnh học của rối loạn lo âu. Có nhiều mô hình được xây dựng dựa trên việc mô phỏng
các nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu, trong đó, hai mô hình được sử dụng phổ biến
là mô hình cắt buồng trứng và mô hình nuôi cô lập. Hai mô hình này có khả năng mô
phỏng hai loại rối loạn lo âu thường gặp trong thực tế cuộc sống của con người: rối
loạn lo âu thời kỳ tiền mãn kinh và rối loạn lo âu do stress. Với mô hình cắt buồng
trứng, một số tác giả trên thế giới sử dụng để đánh giá tác dụng giải lo của thuốc trên
động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, thời gian và khả năng gây lo âu thực nghiệm của mô
hình này còn nhiều mâu thuẫn giữa kết quả các nghiên cứu [23], [24], [31], [38]. Tại
Việt Nam, chưa có tác giả nào tiếp cận mô hình này theo hướng nghiên cứu rối loạn
lo âu. Trong khi đó mô hình nuôi cô lập đã được nhiều tác giả sử dụng nhằm đánh
giá các vấn đề khác nhau như stress, trầm cảm. Năm 2013, Khổng Trọng Quân và
cộng sự đã sử dụng mô hình này để đánh giá tác dụng của hai dược liệu thuộc chi
2

Stephania. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng một test EPM như trong nghiên cứu không
cho phép đánh giá được nhiều khía cạnh khác nhau của một mô hình gây lo âu [7].
Vì vậy, cần thiết phải phối hợp nhiều test khác nhau trong cùng một mô hình nhằm
xác định chính xác hơn các vấn đề liên quan tới lo âu, cũng như khắc phục nhược

điểm của các test đơn độc.
Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đánh giá tác
dụng giải lo âu của cao chiết dược liệu thuộc chi Stephania Lour. nói chung và
l-tetrahydropalmatin (l-THP) nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Lê Doãn Trí và cộng
sự cho thấy l-THP một hoạt chất tiềm năng trong điều trị các rối loạn lo âu [8], khẳng
định lại kết quả đã thu được từ một số nghiên cứu được công bố trên thế giới [47],
[78]. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này mới dừng tại việc đánh giá tác dụng giải
lo âu của thuốc trên đối tượng chuột bình thường.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm phát triển các mô hình dược lý nghiên cứu tác
dụng giải lo âu của thuốc đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển và ứng dụng l-THP
trong điều trị các rối loạn lo âu, đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Triển khai được mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng phương pháp cắt buồng
trứng (mô hình cắt buồng trứng) hoặc phương pháp nuôi cô lập (mô hình nuôi
cô lập).
2. Áp dụng mô hình gây lo âu thực nghiệm phù hợp để đánh giá tác dụng giải lo
âu của l-tetrahydropalmatin (l-THP).

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu
1.1.1. Khái niệm lo âu và rối loạn lo âu
Lo âu (anxiety) là trạng thái cảm xúc thường được gây ra bởi sự nhận thức về
một mối nguy hiểm có thực hoặc do cảm nhận, đe dọa đến sự an toàn của mỗi cá
nhân. Nó cho phép mỗi người chuẩn bị trước hoặc phản ứng với các thay đổi của môi
trường. Mỗi người đều phải trải qua sự lo lắng và sợ hãi nhất định khi phải đối mặt
với những tình huống căng thẳng. Đây là phản ứng thích nghi và chỉ xuất hiện thoáng
qua trong tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lo âu quá mức có thể dẫn tới cảm giác khó
chịu, gây suy nhược tâm lý (lo lắng hoặc nhạy cảm với các mối đe dọa) và kích thích
sinh lý (khó thở, nhịp tim nhanh). Bệnh nhân trải qua những triệu chứng lo âu nghiêm

trọng, kéo dài và bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi vô lý, gây ảnh hưởng đến cuộc sống
bình thường hằng ngày được coi là mắc chứng rối loạn lo âu [30] .
Rối loạn lo âu (anxiety disorders) là một trong các rối loạn tâm thần thường gặp
nhất trong thực hành lâm sàng [30]. Lo âu thường đi kèm với nhiều rối loạn khác như
mất ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, đặc biệt là rối loạn trầm cảm. Khoảng 3/4
bệnh nhân trầm cảm có lo âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện trầm
cảm rõ rệt [9], [17]. Các nhân viên y tế thường nhầm lẫn rối loạn lo âu và các bệnh
thể chất, dẫn tới chỉ một phần số bệnh nhân được điều trị thích hợp. Bệnh nhân rối
loạn lo âu có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, tiêu hóa hay các rối loạn hô hấp cao hơn
so với những người bình thường [30].
Để điều trị rối loạn lo âu một cách thích hợp, cần tiến hành một chẩn đoán đáng
tin cậy. Muốn làm được điều này, phải hiểu rõ sự khác biệt giữa các triệu chứng lo
âu thoáng qua (lo âu thông thường) và rối loạn lo âu (lo âu bệnh lý) dựa trên khả năng
kiểm soát lo âu, thời gian kéo dài, cường độ lo âu cũng như các triệu chứng kèm theo.
Lo âu thông thường là một phản ứng tự nhiên khi gặp một tình huống căng thẳng.
Các triệu chứng có thể nặng nhưng chỉ xuất hiện nhất thời và thường kéo dài không
quá 2 - 3 tuần. Trong một số trường hợp, trạng thái lo âu mất đi khi các tình huống
căng thẳng được giải quyết, hoặc có thể điều trị hiệu quả bằng cách trấn an cũng như
4

các liệu pháp tâm lý đơn giản. Tuy nhiên khi cần thiết có thể sử dụng các thuốc giải
lo âu như các benzodiazepin ngắn ngày cùng các thuốc điều trị triệu chứng. Đối với
lo âu bệnh lý, lo âu thường không có nguyên nhân rõ rệt với các triệu chứng nặng,
kéo dài dai dẳng gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân có
thể có những ý nghĩ hoặc hành vi quá mức, vô lý (như né tránh, hành vi cưỡng chế…);
đồng thời bệnh nhân cần phải được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh sau khi đã
được khám toàn diện về cơ năng và tâm thần [9] .
1.1.2. Phân loại rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào các biểu
hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tễ, di truyền và sinh học cũng như sự đáp ứng

với các phương pháp điều trị chuyên biệt. Theo hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế
ICD – 10 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1992) và DSM-IV-TR của Hiệp Hội tâm
thần Hoa Kỳ (APA, 2000), rối loạn lo âu được chia thành các loại như sau [12], [17]:
 Rối loạn lo âu lan tỏa (generalized anxiety disorder, GAD)
 Rối loạn hoảng sợ (panic disorder, PD) bao gồm có hoặc không có ám ảnh sợ
khoảng trống (agoraphorbia)
 Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức (obsessive-compulsive disorder)
 Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống không có tiền sử rối loạn hoảng sợ
 Rối loạn ám ảnh xã hội (social phorbia)
 Rối loạn stress sau sang chấn (post-traumatic stress disorder)
 Rối loạn stress cấp (acute stress disorder)
1.1.3. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu
Kết quả từ các nghiên cứu sinh hóa và hình ảnh thần kinh cho thấy cơ chế gây
lo âu bệnh lý cũng như lo âu thông thường có liên quan đến nhiều khu vực não bộ và
sự bất thường một số hệ thống dẫn truyền thần kinh như noradrenalin (norepinephrine
- NE), acid γ-aminobutyric (GABA), serotonin (5-HT), yếu tố giải phóng
corticotrophin (corticotropin-releasing factor, CRF) và cholecystokinin [30]. Một số
giả thuyết chính về cơ chế bệnh sinh của lo âu liên quan đến các chất trung gian thần
kinh [17]:
5

 Kiểu noradrenalin: lo âu, tăng nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác nhân
kích thích dẫn đến điều hòa xuống (down regulation) receptor 
2
adrenergic
trung ương.
 Kiểu benzodiazepin: triệu chứng lo âu có thể do giảm hoạt động hệ GABA
A
,
chất dẫn truyền ức chế của thần kinh trung ương.

 Kiểu serotonin: các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ liên quan đến sự thiếu
hụt serotonin dẫn tới giảm hoạt động của con đường dẫn truyền serotonin.
Trong rối loạn lo âu lan tỏa (generalized anxiety disorder, GAD), hiệu quả điều
trị của các benzodiazepin và buspiron đã hướng các nghiên cứu sinh học vào các hệ
thống dẫn truyền thần kinh GABA và serotonin. Các benzodiazepin (chất chủ vận
receptor benzodiazepin) có tác dụng làm giảm lo âu trong khi flumazenil (chất đối
kháng) lại làm tăng lo âu. Sự bất thường của các receptor GABA-benzodiazepin có
thể gặp trong các rối loạn lo âu lan tỏa. Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có sự giảm
mật độ các receptor này ở các tế bào máu ngoại vi cũng như giảm các ARN truyền
tin. Cả hai sẽ trở về bình thường khi được điều trị và lo âu đã giảm. Các hệ thống dẫn
truyền thần kinh khác cũng đã được nghiên cứu trong rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm
noradrenergic, glutamat và cholecystokinin [5], [17]. Vai trò của noradrenalin tương
đối phức tạp, nồng độ noradrenalin và các chất chuyển hóa của nó tăng lên ở bệnh
nhân rối loạn lo âu trong khi receptor 
2
thì lại giảm đi. Vai trò của gen và các yếu tố
di truyền cũng tương đối rõ ràng trong rối loạn lo âu lan tỏa. Các vùng não khác được
cho là có liên quan đến rối loạn lo âu lan tỏa gồm: các hạch đáy não, hệ viền, thùy
thái dương trái và vỏ não thùy trán. Trong đó thùy thái dương trái ở các bệnh nhân có
rối loạn lo âu lan tỏa là nơi có nhiều receptor benzodiazepin bị ức chế nhất [5].
Trong rối loạn hoảng sợ (panic disorder, PD), một số nghiên cứu về cơ sở sinh
học nhận thấy các triệu chứng của rối loạn này có liên quan đến các bất thường sinh
học trong cấu trúc và chức năng não. Các nghiên cứu này đã đưa đến giả thuyết cho
rằng sự rối loạn điều chỉnh (dysregulation) của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
có liên quan đến sinh lý bệnh của rối loạn hoảng sợ. Hệ thần kinh tự chủ của một số
bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ được cho là bị tăng trương lực giao cảm,
6

thích ứng chậm với các kích thích mạnh và đáp ứng quá mức với các kích thích trung
bình. Các hệ thần kinh chính được cho là có liên quan bao gồm noradrenergic,

seroroninergic, GABA, trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (hypothalamic-
pituitary-adrenal, HPA) và các yếu tố di truyền. Sự rối loạn hoạt động hệ serotonergic
rất rõ rệt trong rối loạn hoảng sợ. Nhiều nghiên cứu với các thuốc chủ vận-đối kháng
hỗn hợp receptor serotonin đã làm tăng lo âu, các đáp ứng này có thể do sự tăng nhạy
cảm với serotonin sau synap trong rối loạn hoảng sợ. Cũng có bằng chứng tiền lâm
sàng cho rằng, giảm chất dẫn truyền loại ức chế GABA cục bộ trong hạnh nhân đáy
bên, não giữa và dưới đồi có thể gây ra các đáp ứng sinh lý giống lo âu. Các dữ liệu
sinh học đã tập trung vào não giữa, hệ viền (có thể liên quan tới lo âu viễn tưởng) và
vỏ não trước trán (có thể liên quan tới né tránh ám ảnh). Trong số các chất dẫn truyền
thần kinh khác nhau có liên quan, hệ noradrenergic được chú ý nhiều nhất, đặc biệt
với receptor α
2
-adrenergic trước synap. Vai trò của các receptor này được thăm dò
qua thử nghiệm dược lý trên động vật thực nghiệm với clonidin (chủ vận receptor α
2
)
và yohimbin (đối kháng receptor α
2
) gây ra các hoạt động giống hoảng loạn ở các
bệnh nhân rối loạn hoảng sợ. Một số nghiên cứu khác cho thấy yếu tố di truyền có
thể ảnh hưởng tới bệnh rối loạn lo âu. Ở người bình thường, tỷ lệ bị rối loạn hoảng
sợ là 2,3% trong khi ở gia đình có một người bị rối loạn thì tỷ lệ bị bệnh của những
người còn lại trong gia đình là 24,7%. Ở người sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ bị bệnh cao
gấp 5 lần so với những người sinh đôi khác trứng [5], [17].
Tương tự như GAD và PD, cơ chế bệnh sinh của các kiểu rối loạn lo âu khác có
thể liên quan tới một số chất dẫn truyền thần kinh cùng các yếu tố di truyền cũng như
sự thay đổi môi trường sống. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mỗi
kiểu rối loạn có thể khác nhau [5].
1.1.4. Điều trị rối loạn lo âu
Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là phối hợp liệu pháp tâm

lý với thuốc giải lo âu (anxiolytics). Các liệu pháp tâm lý chính bao gồm: liệu pháp
động thái tâm lý, liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Có thể sử dụng đơn độc
một liệu pháp hoặc kết hợp các liệu pháp này với nhau. Nếu điều trị lâu dài, những
7

liệu pháp tâm lý này có thể cho hiệu quả tương đương liệu pháp dùng thuốc. Trong
khi đó, thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa dược chính sử dụng trong điều trị bao gồm:
thuốc chống trầm cảm, các benzodiazepin và các chất chủ vận receptor 5-HT
1A
của
serotonin [3], [14], [17].
 Các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI)
- Chỉ định: Các SSRI hiện là nhóm thuốc lựa chọn đầu tay trong nhiều thể lo âu bao
gồm: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (fluvoxamin, paroxetin, sertralin và fluoxetin), rối
loạn hoảng loạn (paroxetin và sertralin), rối loạn ám ảnh xã hội (paroxetin và
sertralin), rối loạn stress sau chấn thương (paroxetin, sertralin và fluoxetin) do hoạt
phổ giải lo âu rộng, khả năng dung nạp tương đối tốt cũng như ít các tác dụng không
mong muốn so với các nhóm thuốc khác.
- Cơ chế: Ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin về bọc dự trữ ở tận cùng tế bào thần
kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic trung ương.
- Thuốc sử dụng: fluoxetin, paroxetin, fluvoxamin, sertralin, citalopram,
escitalopram.
 Các thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Chỉ định: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hiện được xếp vào nhóm thuốc lựa
chọn thay thế (second line) trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn hoảng loạn
có ám sợ khoảng rộng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Cơ chế: Ức chế tái thu hồi serotonin và noradrenalin về bọc dự trữ ở tận cùng tế
bào thần kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic và noradrenergic trung
ương.
- Thuốc sử dụng: imipramin, clomipramin, doxepin.

 Các benzodiazepin (BZD)
- Chỉ định: Các BZD hiện là nhóm thuốc lựa chọn thay thế trong một số thể lo âu
như: rối loạn hoảng loạn (alprazolam và clonazepam), rối loạn ám sợ xã hội
(clonazepam). Do tác dụng bất lợi trên nhóm bệnh nhân có rối loạn lo âu kèm theo
trầm cảm hay nhóm bệnh nhân lạm dụng/nghiện rượu nên vị trí của BZD trong điều
trị bị hạn chế hơn so với các SSRI. Khác với SSRI và thuốc chống trầm cảm 3 vòng,
8

BZD khởi phát tác dụng rất nhanh, do đó thường được chỉ định phối hợp điều trị với
SSRI trong giai đoạn đầu.
- Cơ chế: là chất chủ vận receptor benzodiazepin, làm tăng tần suất mở kênh Cl
-
qua
trung gian GABA, Cl
-
vào tế bào, gây tăng ưu cực làm giảm dẫn truyền thần kinh
trung ương.
- Thuốc sử dụng: diazepam, alprazolam, clonazepam.
 Chất chủ vận từng phần receptor 5-HT
1A

- Chỉ định điều trị lo âu: Chỉ có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Do khởi
phát tác dụng chậm đồng thời không chắc chắn về hiệu quả chống tái phát khi dùng
lâu dài nên buspiron được coi là thuốc lựa chọn thay thế.
- Cơ chế: Kích thích từng phần trên receptor của serotonin (5- HT
1A
)
- Thuốc sử dụng: buspiron
1.2. Các test đánh giá lo âu và giải lo âu
Dựa vào tác nhân gây kích thích, các test đánh giá tác dụng giải lo âu được

chia thành 2 nhóm chính là: các test có điều kiện và các test không điều kiện [18]
(bảng 1.1).
1.2.1. Các test có điều kiện
Các test có điều kiện được chia thành hai phân nhóm chính như bảng 1.1 [18].
Các hành vi được quan sát hoặc đánh giá liên quan đến các đáp ứng tự phát
của động vật khi thay đổi môi trường có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Củng cố các
hành vi tích cực, như được thưởng khi tiếp xúc với tác nhân kích thích, sẽ làm tăng
khả năng đáp ứng với các kích thích này. Mặt khác, khi thay phần thưởng bằng các
tác nhân tiêu cực như sốc điện sẽ làm giảm khả năng đáp ứng với các kích thích này
trong những thử nghiệm tiếp theo. Các thuốc giải lo âu có tác dụng chống xung đột,
tăng khả năng đáp ứng với các tác nhân tiêu cực [18]. Một số test được sử dụng dựa
trên cơ sở lý thuyết này như: test Geller-Seifter [32], test xung đột Vogel [73]. Trong
đó test Vogel có lợi thế hơn khi không cần giai đoạn huấn luyện động vật thí nghiệm
như test Geller-Seifter, tuy nhiên test Vogel lại đáp ứng với một số loại thuốc không
có tác dụng giải lo âu, gây ra kết quả dương tính giả. Ngoài ra, cả 2 test đều bị ảnh
9

hưởng bởi các yếu tố như: đói, khát, đau, khả năng học tập và trí nhớ, gây khó khăn
trong biện giải kết quả [18].
Một số phản xạ không có điều kiện hoặc cổ điển liên quan đến quá trình học
nhớ, trong đó một kích thích liên tục có điều kiện trung tính (conditioned stimulus,
CS) (như ánh sáng hoặc âm điệu - tone) được kết hợp với một kích thích không có
điều kiện (unconditioned stimulus, US) (ví dụ: sốc điện bàn chân). Sau quá trình kết
hợp lặp đi lặp lại, các kích thích có điều kiện (CS) đơn độc sẽ gây ra các đáp ứng
tương tự như khi sử dụng kích thích không có điều kiện (US) [18]. Một số test dựa
trên nguyên lý này bao gồm: tăng phản xạ giật mình do sợ hãi (fear-potentiated startle,
FPS), test ức chế phản xạ giật mình khi có tín hiệu báo trước (prepulse inhibition).
Bảng 1.1. Các test đánh giá tác dụng lo âu/giải lo âu
Các test có điều kiện
Các test không có điều kiện (tự nhiên)

Các test xung đột có điều kiện
 Test Geller-Seifter
 Test xung đột Vogel
Các test khám phá
 Chữ thập nâng cao (EPM)
 Chữ T nâng cao (ETM)
 Test chữ O nâng cao (elevated
zero maze, EZM)
 Môi trường mở (OFT)
 Test 2 ngăn sáng tối (light/dark
box, LDB)
 Test bảng lỗ (hole-board test)
 Test tương tác xã hội (social
interaction test)
Các test kinh điển
 Biểu hiện cảm xúc có điều kiện
(emotional conditioning
responses)
 Tăng phản xạ giật mình do sợ hãi
(FPS)
Các test sử dụng động vật
 Test phơi nhiễm với mèo (cat
exposure test)
 Test phơi nhiễm với chuột cống
(rat exposure test)

10

1.2.2. Các test không có điều kiện
Các nghiên cứu về phản ứng không điều kiện (tự nhiên) dựa trên các dạng đáp

ứng khác nhau với các mối đe dọa trong phòng thí nghiệm, mô phỏng những gì xảy
ra trong đời sống tự nhiên (sợ hãi/né tránh bẩm sinh). Cơ sở của hầu hết các test này
là các phản ứng hành vi gây ra do tiếp xúc với môi trường mới, đồng thời tạo ra sự
sợ hãi và tò mò tạo ra xung đột né tránh (avoidance) điển hình [18].
Nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiện tượng này được thực hiện bằng cách sử
dụng mê lộ chữ Y của Montgomery với một cánh tay kín và hai cánh tay hở. Kết quả
quan sát cho thấy chuột ưu tiên khám phá cánh tay kín hơn cánh tay hở, và việc né
tránh cánh tay hở là do khả năng tạo ra sự sợ hãi của vùng hở [45].
Test mê lộ chữ thập nâng cao (EPM) là một trong các test phổ biến nhất được
sử dụng để đánh giá lo âu. Test EPM dựa trên mâu thuẫn giữa xu hướng khám phá
môi trường mới lạ, an toàn (đại diện bởi cánh tay kín) và né tránh các vị trí không
được bảo vệ gợi lên sự sợ hãi bẩm sinh (độ cao và ánh sáng, đại diện bởi cánh tay hở)
của động vật gặm nhấm. Tiêu chí đánh giá chính được coi như chỉ số phản ánh mức
độ lo âu là mức độ khám phá cánh tay hở: thời gian lưu lại tay hở hoặc số lần đi vào
tay hở. Giảm mức độ khám phá cánh tay hở là dấu hiệu sinh lý của sự căng thẳng.
Một thuốc có tác dụng giải lo âu sẽ làm giảm sự sợ hãi với những khu vực cao và
trống trải. Bản năng thăm dò, thích khám phá với môi trường lạ được thể hiện qua số
lần vào cánh tay hở và thời gian lưu lại cánh tay này cũng như số lần di chuyển từ tay
kín sang tay hở [18], [20], [29], [41], [48], [56], [64], [67], [74]. Tuy nhiên hoạt động
của động vật ở test EPM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện môi trường
sống, điều kiện phòng thí nghiệm, mức độ ánh sáng, chu kỳ sinh học cũng như việc
tái phơi nhiễm với test. Để phản ánh chính xác nhất mức độ lo âu thông qua test EPM,
cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng bằng các thay đổi cải tiến test đi kèm hoặc sử dụng
phối hợp các test đánh giá khác [20], [29], [62].
Test môi trường mở (OFT) cũng dựa trên xung đột giữa khám phá môi trường
mới và né tránh các vị trí không an toàn (khu vực trung tâm). Test OFT đánh giá hoạt
động tự nhiên, khả năng khám phá và tình trạng lo lắng của chuột khi được đặt vào
11

một môi trường mới khác biệt hoàn toàn môi trường sống bày đàn. Sau nhiều nghiên

cứu, mô hình OFT đã được cải tiến nhằm phù hợp với từng điều kiện thí nghiệm, phù
hợp với mục đích của từng nghiên cứu. Số đường kẻ chuột đi qua và số lần đứng lên
bằng 2 chân là những tiêu chí giúp đánh giá khả năng hoạt động tự nhiên của chuột,
khi các chỉ số này tăng lên cho thấy sự gia tăng về khả năng hoạt động tự nhiên của
chuột. Vùng trung tâm là vùng nằm chính giữa, có khoảng không gian xung quanh
khác biệt với vùng viền ngoài giáp với các bức tường của mô hình. Số lần vào trung
tâm và thời gian lưu lại trung tâm là những tiêu chí giúp đánh giá khả năng khám phá
và tình trạng lo lắng của chuột, khi các chỉ số này tăng cho thấy sự gia tăng về khả
năng khám phá và giảm tình trạng lo lắng của chuột khi tiếp xúc với môi trường mới.
Ngoài các tiêu chí quan sát như hoạt động ngắm vuốt (grooming), số lượng phân và
nước tiểu chuột…cũng giúp đánh giá tình trạng lo lắng của chuột [19], [21], [36],
[59], [60], [70], [75]. Một số tác giả cũng sử dụng test OFT như một test đánh giá lo
âu đơn thuần, tuy nhiên phần này không đề cập đến hướng tiếp cận đó.
1.3. Các mô hình gây lo âu
Khác với khái niệm “test”, khái niệm “mô hình” được sử dụng để mô tả một
thiết lập thử nghiệm hoặc một protocol áp dụng trên một loài động vật với mục đích
mô phỏng các tính chất sinh lý bệnh cũng như hành vi ở con người [69]. Tương tự
như vậy, mô hình gây lo âu là mô hình động vật mà ở đó các cá thể thể hiện một kiểu
hình hành vi liên quan đến rối loạn lo âu [28]. Trong khi đó, khái niệm “test” đánh
giá lo âu thường mô tả một thiết bị có thể quan sát, phân tích và đánh giá hành vi
cũng như các phản ứng sinh lý của động vật khi được phơi nhiễm với chúng, ở một
điều kiện nhất định trong phòng thí nghiệm [28]. Các test bao gồm các biến phụ thuộc
(các hành vi, phản ứng sinh ý ) [28], được xây dựng trên cơ sở tương đối đơn giản
(test EPM dựa trên cơ sở chuột sợ độ cao để xác định mức độ ưu tiên giữa một môi
trường tương đối an toàn thoải mái – đại diện bởi cánh tay kín, và một môi trường
nguy hiểm hơn – đại diện bởi cánh tay hở) và giá trị của một test được công nhận bởi
việc đáp ứng với các thuốc giải lo âu cổ điển [54]. Trong khi, các mô hình ngoài các
biến phụ thuộc còn bao gồm các biến độc lập (không phụ thuộc) như các can thiệp
12


bằng tay, các can thiệp phẫu thuật [28]. Các mô hình được xây dựng trên nền tảng lý
thuyết phức tạp, mô phỏng được sinh lý bệnh hoặc một kiểu hình nào đó [69], và có
thể bao gồm nhiều test trong đó [28], [54], [69]. Giá trị của một mô hình ngoài việc
đáp ứng với các thuốc lo âu cổ điển (predictive validity) còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như: biểu hiện tương tự các triệu chứng lâm sàng ở người (face validity), cơ
chế sinh lý học tương tự ở người (construct validity)…[28], [72]. Điều này giải thích
tại sao mặc dù hiểu biết về đáp ứng sợ hãi cơ bản ở người được phát triển từ lâu,
nhưng sinh lý học thần kinh của lo âu cũng như phát triển các phương pháp điều trị
mới vẫn còn nhiều điểm hạn chế [28], [54].
Các mô hình gây lo âu hiện nay đã phát triển khá nhiều với những cơ chế gây
lo âu khác nhau [28]. Tiêu chí phân nhóm lo âu cũng phụ thuộc vào quan điểm của
mỗi tác giả. Theo Cryan J.F và cộng sự [28], các mô hình gây lo âu có thể chia nhóm
dựa trên các tác nhân gây lo âu như biến đổi gen, thay đổi môi trường sống cũng như
sử dụng các chất hóa học. Tóm tắt các mô hình gây lo âu theo Cryan J.F và cộng sự
[28] cùng một số mô hình cụ thể được trình bày chi tiết ở bảng 1.2 và các mục 1.3.1,
1.3.2. Ngoài ra một số mô hình gây lo âu được sử dụng khá nhiều nhưng chưa được
đưa vào bảng phân loại, như mô hình cắt buồng trứng được trình bày chi tiết ở mục
2.2.5.1.
1.3.1. Mô hình gây lo âu bằng phương pháp di truyền
Các mô hình gây lo âu bằng phương pháp di truyền được xây dựng trên cơ sở
bệnh lý lo âu có liên quan tới yếu tố gen và di truyền, qua đó lựa chọn các động vật
có trạng thái lo âu bẩm sinh cao và tiến hành nhân giống chọn lọc để tạo ra các quần
thể động vật lo âu. Có 2 phương pháp xây dựng các quần thể động vật lo âu: một là
tìm kiếm và lựa chọn các dòng chuột thuần chủng sẵn có thể hiện mức độ lo âu cao
hơn các dòng chuột khác; hai là can thiệp phẫu thuật, điều chỉnh hoặc loại bỏ các gen
liên quan để tạo ra các dòng chuột có mức độ lo âu cao. Hai phương pháp này tương
ứng với 2 phân nhóm: phân nhóm không có can thiệp (chọn lọc dòng thuần chủng)
và phân nhóm có can thiệp (biến đổi gen). Các mô hình gây lo âu bằng phương pháp
chọn lọc dòng thuần chủng được phát triển từ khá sớm (năm 1938, Hall C.S bắt đầu
13


tiến hành các mô hình chuột thuần chủng liên quan đến cảm xúc [35]) trong khi các
mô hình gây lo âu bằng phương pháp can thiệp phẫu thuật mới được phát triển trong
thời gian gần đây nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ. Phương pháp chọn lọc
dòng thuần chủng có nhiều ưu điểm do sự đa dạng của các chủng chuột cũng như chi
phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này lại khó xác định cơ chế gây lo âu cũng như vấp
phải trở ngại lớn khi có sự mâu thuẫn giữa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
nhau khi đánh giá trên cùng một dòng chuột thuần chủng. Ví dụ 2 dòng chuột được
sử dụng nhiều trong các nghiên cứu là C57BL/6 và BALB/c, trong nghiên cứu của
Rogers cho thấy dòng BALB/c thể hiện mức độ lo âu thấp hơn so với dòng C57BL/c
[65] tuy nhiên trong nghiên cứu của Avgustinovich lại cho thấy kết quả ngược lại
[13]. Một ví dụ khác khi so sánh 2 dòng là DBA/2 và C57BL/6, có nghiên cứu cho
kết quả dòng DBA/2 thể hiện mức độ lo âu thấp hơn so với dòng C57BL/c (Trullas
và Skolnick, test EPM [71]), có nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại (Rogers, test
EPM [65]), và cũng có nghiên cứu cho kết quả không khác biệt giữa 2 dòng (Griebel,
test EPM [33]). Chính vì vậy khi lựa chọn áp dụng các phương pháp này để xây dựng
mô hình gây lo âu cần đánh giá lại trong điều kiện thực tế của phòng thí nghiệm.
Trong khi đó, các phương pháp can thiệp phẫu thuật chủ yếu tác động vào các gen
liên quan đến các chất trung gian hóa học ảnh hưởng tới lo âu như GABA, 5-HT
1A
,
catechol-O-methyl. Do đó, ưu điểm lớn nhất của các phương pháp này là xác định
được cơ chế gây lo âu rõ ràng, và có sự thống nhất giữa kết quả các nghiên cứu độc
lập. Ví dụ điển hình là mô hình gây lo âu “5-HT
1A
receptor KO” (mô hình sử dụng
phương pháp loại bỏ gen receptor 5-HT
1A
), các tác giả đều có chung một kết quả là
chuột tăng hành vi lo âu trên test OFT, EPM, EZM…[34], [37], [61]. Tuy nhiên, chi

phí cũng như đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao dẫn tới khả năng áp dụng triển khai các mô
hình này không được rộng rãi.




14

Bảng 1.2. Các mô hình gây lo âu [28]
Mô hình gây lo âu
Đặc điểm chính
Kết quả chính
Phương pháp di truyền
Phương pháp lựa chọn dòng thuần chủng
Chủng BALB/c
Dòng chuột
thuần chủng
Thể hiện trạng thái lo âu cao trên
test OFT, LDB
Chủng BTBR T+tf/J
Tăng mức độ lo âu trên test EPM
cũng như test tương tác xã hội
(social interaction test)
Chuột cống chủng
Fawn Hooded
(FH/Wjd)
Chủng FH/Wjd thể hiện mức độ
thấp các hành vi xã hội ở cả môi
trường lo âu và tự nhiên so với
chủng Wistar hoặc chủng

Sprague-Dawley.
Phương pháp biến đổi gen
COMT Knock - out
Loại bỏ gen
catechol-O-methyl
transferase
Ở chuột cái, quan sát thấy tăng
mức độ hành vi lo âu trên test
LDB
Adra2a knock-out
Loại bỏ gen receptor
α2A adreno
Tăng hành vi lo âu trên test OFT,
EPM và LDB
5-HT
1A
receptor KO
Loại bỏ gen receptor
5HT
1A

Tăng hành vi lo âu trên test OFT,
EPM, EZM…tăng các đáp ứng sợ
hãi mô hình sợ hãi có điều kiện
(fear-conditioning)
GAT1 knock-out
Loại bỏ gen GABA
transporter (GAT1)
Tăng hành vi lo âu trên test OFT
CRH-BP knock-out

Loại bỏ gen
corticotrophin-
binding protein
Tăng các hành vi lo âu trên test
OFT, EPM và tăng các hành vi tự
vệ
15

Phương pháp thay đổi môi trường
Tách mẹ
Chuột con được sống
tách mẹ từ nhỏ
Tăng các hành vi lo âu ở test EPM
khi trưởng thành và đáp ứng thần
kinh nội tiết cao với stress
Nuôi cô lập xã hội
Chuột được sống 1
mình từ lúc cai sữa (3
tuần tuổi) tới khi
trưởng thành
Tăng các hành vi lo âu ở test EPM
và test nhận diện đồ vật (NOR),
tăng hành vi trầm cảm và tăng
mức độ gây hấn.
Phương pháp sử dụng chất hóa học
Pentylenetetrazol
(PTZ)
Sử dụng PTZ-chất
đối kháng GABA
A


làm tác nhân gây lo
âu
Gây ra các tình trạng lo âu ở test
EPM, các test xung đột cũng như
tăng đáp ứng với các test sử dụng
động vật.
m-
chlorophenylpiperazin
(mCPP)
Sử dụng mCPP-chất
đối kháng serotonin
không chọn lọc làm
tác nhân gây lo âu
Tăng các hành vi lo âu ở test
EPM, ETM, EZM, tương tác xã
hội và Geller-Steifter test.

1.3.3. Mô hình gây lo âu bằng phương pháp thay đổi môi trường sống và phương
pháp sử dụng tác nhân hóa học
Các phương pháp thay đổi môi trường sống cụ thể như: phương pháp nuôi cô
lập, phương pháp tách mẹ từ nhỏ (cai sữa sớm hoặc không) và các phương pháp thay
đổi 1 phần yếu tố môi trường như tiếng ồn, thay đổi chu kỳ sáng/tối hoặc điều kiện
sống trong 2-3 tuần. Các phương pháp này dựa trên cơ sở mối liên quan giữa stress,
lo âu và trầm cảm. Stress kéo dài là một trong các nguyên nhân dẫn tới lo âu và trầm
cảm. Dựa trên cơ sở mối liên quan với stress, nhiều tác giả phân chia các phương
pháp trên thành các nhóm khác nhau. Nitish Bhatia và cộng sự dựa vào tác nhân gây
stress chia các phương pháp trên thành 3 nhóm chính: phương pháp gây stress cấp

×