Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.79 MB, 67 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






PHẠM ĐỨC VỊNH

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT
NIỆU TRÊN ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







HÀ NỘI - 2013





BỘ Y TẾ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





PHẠM ĐỨC VỊNH



TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT
NIỆU TRÊN ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thùy Dương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực



HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- TS. Nguyễn Thùy Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt ngiệp.
- TS. Nguyễn Hoàng Anh, người thầy đã định hướng, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Lòng nhiệt huyết và say mê nghiên cứu của thầy cô là nguồn động viên, khích lệ
lớn lao đối với tôi trong công việc.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
- Các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên trong bộ môn Dược lực đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận tại Bộ môn.
- Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập, rèn luyện và tiếp thu những kiến thức bổ ích trong
suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè tôi, những người thân yêu đã luôn quan
tâm, chăm sóc, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Đức Vịnh









MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ iii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Sinh lí bệnh sỏi tiết niệu 2
1.1.1. Định nghĩa 2
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu 2
1.1.3. Phân loại sỏi tiết niệu 3
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi tiết niệu 4
1.1.5. Diễn tiến của bệnh sỏi tiết niệu 7
1.1.6. Điều trị và dự phòng sỏi tiết niệu 7
1.2. Các phương pháp và mô hình nghiên cứu thuốc điều trị sỏi tiết niệu 9
1.2.1. Các phương pháp in vitro trong nghiên cứu thuốc điều trị sỏi tiết niệu 9
1.2.2. Các mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và đánh giá tác dụng điều trị sỏi tiết niệu của
thuốc 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Nguyên liệu và thiết bị 17
2.1.1. Hóa chất 17
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ 17
2.1.3. Động vật thí nghiệm 18
2.2. Nội dung nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp gây sỏi tiết niệu trên chuột cống trắng 19




2.3.1. Khảo sát nồng độ ethylen glycol, amoni clorid để gây sỏi tiết niệu trên chuột cống
trắng 19
2.3.2. Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên chuột cống trắng bằng ethylen glycol,
amoni clorid với nồng độ và thời gian đã chọn 22
2.4. Xử lí số liệu 24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 25
3.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát nồng độ của hóa chất và thời gian gây sỏi 25
3.1.1. Thể trạng của chuột thí nghệm khi sử dụng hóa chất gây sỏi ở các nồng độ khác
nhau 25
3.1.2. Khối lượng cơ thể chuột thí nghiệm khi sử dụng hóa chất gây sỏi ở các nồng độ
khác nhau 25
3.1.3. Tinh thể calci oxalat trong nước tiểu khi sử dụng hóa chất gây sỏi ở các nồng độ
khác nhau 27
3.1.4. Sự kết tập tinh thể trong thận khi sử dụng hóa chất gây sỏi ở các nồng độ khác
nhau. 29
3.2. Kết quả triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu bằng EG 1% và AC 0,5% 32
3.2.1. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến khối lượng cơ thể chuột thí nghiệm 33
3.2.2. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến thể tích nước tiểu của các nhóm 34
3.2.3. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến pH nước tiểu của các nhóm 34
3.2.4. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến sự hình thành tinh thể calci oxalat trong
nước tiểu 35
3.1.4. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến các thông số hóa sinh nước tiểu 39
3.1.5. Ảnh hưởng của EG 1% và AC 0,5% đến các thông số liên quan tới thận 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 43
4.1. Bàn luận về liều của hóa chất gây sỏi và thời gian gây sỏi 43
4.2. Bàn luận về việc triển khai mô hình gây sỏi bằng EG 1% và AC 0,5%. 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COM Calci oxalat monohydrat
COD Calci oxalat dihydrat
EG Ethylen glycol
AC Amoni clorid

Ca Calci
Mg Magnesi
P Phospho
V Thể tích
KLCT Khối lượng cơ thể










ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang
3.1
Khối lượng cơ thể chuột ở 5 nhóm nghiên cứu trước và sau khi tiến hành
thí nghiệm 10 ngày
25
3.2 Số lượng tinh thể calci oxalat niệu của các nhóm trong 4 tuần thí nghiệm 26
3.3 Mức độ và tỉ lệ kết tập sỏi trong thận của các nhóm 28
3.4 Thể tích nước tiểu của các nhóm trong quá trình thí nghiệm 33
3.5 pH nước tiểu của các nhóm trong quá trình thí nghiệm 34
3.6 Số lượng tinh thể calci oxalat của các nhóm trong quá trình thí nghiệm 35
3.7 Các thông số hóa sinh nước tiểu của các nhóm 38

3.8 Tỉ lệ khối lượng thận so với khối lượng cở thể của các nhóm 39
3.9 Nồng độ Ca, P trong dịch nghiền đồng thể thận của các nhóm 39
3.10 Mức độ và tỉ lệ kết tập sỏi tại thận của các nhóm 40



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình Nội dung Trang

1.1 Hình dạng tinh thể COD và COM dưới kính hiển vi quang học 3
2.1 Sơ đồ quy trình thực nghiệm thăm dò liều của hóa chất và thời gian gây sỏi 19
2.2 Sơ đồ quy trình triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu 22
3.1 Khối lượng cơ thể chuột của 3 nhóm nghiên cứu trong 4 tuần thí nghiệm 25
3.2 Hình ảnh tinh thể calci oxalat niệu dưới kính hiển vi quang học (X 400) 27
3.3 Hình ảnh tiêu bản mô bệnh học thận dưới kính hiển vi phân cực (x 100 ) 29
3.4 Hình ảnh tiêu bản mô bệnh học thận dưới kính hiển vi phân cực (x 400) 30
3.5 Khối lượng cơ thể chuột của các nhóm trong thời gian thí nghiệm 32
3.6
Số lượng tinh thể COD và COM trong nước tiểu của các nhóm trong quá
trình thí nghiệm
36
3.7 Hình ảnh tinh thể calci oxalat trong nước tiểu của các nhóm 37
3.8 Hình ảnh vùng nhu mô thận dưới kính hiển vi phân cực (x100) 40
3.9 Hình ảnh vi thể vùng nhú thận dưới kính hiển vi phân cực ( x100) 41

1




ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một trong những bệnh được biết đến sớm nhất trên thế giới, ước
tính ảnh hưởng đến khoảng 12% dân số toàn cầu [32]. Cùng với sự phát triển của y học
hiện đại, nhiều phương pháp trị liệu mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong quá
trình điều trị sỏi tiết niệu. Các phương pháp ngoại khoa mới được áp dụng trong thời
gian gần đây như tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi … là
những phương pháp hiệu quả để loại bỏ sỏi khỏi đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi bệnh
nhân sử dụng các phương pháp này có thể gặp phải những tai biến trong quá trình điều
trị [23]. Các thuốc tân dược điều trị sỏi tiết niệu hiện nay vẫn rất hạn chế về hiệu quả,
đặc biệt là ở khả năng phòng sỏi tái phát [18]. Trước thực trạng đó, xu hướng sử dụng
các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong điều trị sỏi tiết niệu đang ngày càng được
quan tâm. Các thuốc từ dược liệu thường bao gồm nhiều thành phần, tác dụng thông
qua nhiều cơ chế. Do đó, để sử dụng các thuốc này một cách hiệu quả cần làm sáng tỏ
tác dụng, cơ chế tác dụng của chúng. Để đánh giá tác dụng điều trị sỏi của thuốc cần
tiến hành nghiên cứu trên động vật đã được gây sỏi tiết niệu. Các mô hình gây sỏi trên
động vật đã được nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
điểm chưa thống nhất giữa các tác giả. Ở Việt Nam, đã có một số phương pháp nghiên
cứu sỏi in vitro nhưng chưa có tác giả nào tiến hành gây sỏi trên động vật thí nghiệm.
Với mong muốn tìm ra một mô hình gây sỏi tiết niệu chính xác, ổn định và phù hợp
với điều kiện Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Triển khai mô hình gây
sỏi tiết niệu trên động vật thực nghiệm” với mục tiêu: Triển khai được mô hình gây
sỏi tiết niệu trên chuột cống trắng.


2




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sinh lí bệnh sỏi tiết niệu
1.1.1. Định nghĩa
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí
nào thì tên gọi theo vị trí giải phẫu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) [2].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu
Bệnh sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến thứ ba trong các bệnh thuộc hệ thống đường
tiết niệu, ảnh hưởng đến 10 - 12% dân số thế giới [51]. Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo
vùng phụ thuộc vào khí hậu, chế độ ăn, lối sống: 2 - 5% ở châu Á, 8-15% ở châu Âu và
châu Mĩ, khoảng 20% ở Trung Đông [42], [43]. Bệnh gặp ở nam nhiều gấp hai đến ba
lần ở nữ bởi vì khả năng thúc đẩy của testosteron và khả năng ức chế của oestrogen lên
quá trình hình thành sỏi tiết niệu [28], [42]. Sỏi tiết niệu là bệnh có tỉ lệ tái phát rất cao,
khoảng 40% trong vòng 3 năm đầu tiên, 75% trong vòng 10 năm tiếp theo và trong
vòng 25 năm, hầu hết bệnh nhân sẽ tái phát sỏi tiết niệu ít nhất một lần nếu không áp
dụng các liệu pháp phòng bệnh thích hợp [42], [51]. Tỉ lệ tái phát sỏi ở nam giới cũng
cao hơn nữ giới: 70 - 81% ở nam so với 47 - 60% ở nữ [38].
Tuổi mắc bệnh phổ biến là từ 35 - 55 tuổi, thời điểm mắc bệnh khác nhau tùy theo
loại sỏi, tuổi mắc bệnh trung bình đối với sỏi calci là 48,7 tuổi, sỏi struvit là 46,7 tuổi,
sỏi urat là 59,4 tuổi, sỏi cystein là 27,9 tuổi. Ở Việt Nam sỏi thận chiếm 40 %, sỏi niệu
quản chiếm 28,27%, sỏi bàng quang chiếm 28,3%, sỏi niệu đạo chiếm 5,4% trong tổng
số bệnh nhân bị sỏi thận nói chung, sỏi tiết niệu gặp ở nam nhiều gấp 2 lần ở nữ, gặp
nhiều ở người trên 30 tuổi. Sỏi struvit chiếm tỉ lệ cao kèm theo nhiễm khuẩn [1].
3



1.1.3. Phân loại sỏi tiết niệu
1.1.3.1. Phân loại theo thành phần sỏi
Dựa vào thành phần cấu tạo, sỏi tiết niệu được phân loại như sau [13], [26]:

 Sỏi calci: khoảng 80% sỏi tiết niệu là sỏi calci, bao gồm:
- Sỏi calci oxalat
- Sỏi calci phosphat
- Kết hợp calci oxalat và calci phosphat.
 Sỏi không calci
- Sỏi nhiễm khuẩn: struvit, carbonat apatit hoặc amoni urat.
- Sỏi urat (acid uric/amoni urat/natri urat)
- Sỏi cystin.
Trong các loại sỏi kể trên, sỏi calci oxalat là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 80%
các ca sỏi tiết niệu [1], [26]. Sỏi calci oxalat gồm hai dạng là calci oxalat monohydrat
(COM) và calci oxalat dihydrat (COD). COD còn gọi là weddellite có hình phong bì,
không kết tập thành các khối bền vững, ít gắn vào tế bào biểu mô ống thận, dễ đào thải
theo nước tiểu [23]. COM còn gọi là whewellite có dạng hình que dài 6 cạnh, hình bầu
dục, hình tạ đôi, có khả năng kết tập cao, dễ gắn với tế bào biểu mô ống thận nên dễ
gây sỏi thận hơn dạng COD [23].

4



(a) (b) (c)
Hình 1.1. Hình dạng tinh thể COD (a) và COM (b, c) dưới kính hiển vi quang học
1.1.3.2. Phân loại theo vị trí của sỏi trong đường tiết niệu
Dựa vào vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, sỏi tiết niệu được chia thành: sỏi thận,
sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo [4].
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi tiết niệu
1.1.4.1. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh sỏi tiết niệu
 Nguyên nhân
Sự phát sinh và hình thành sỏi tiết niệu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,
tùy thuộc vào từng loại sỏi. Có 3 nhóm nguyên nhân chính, bao gồm [1]:

- Các chất hòa tan trong nước tiểu như calci, oxalat, phosphat, urat… vượt quá
ngưỡng (cao hơn nồng độ hòa tan).
- Khi PH nước tiểu acid hóa hoặc kiềm hóa: khi nước tiểu acid hóa (pH < 6) thì dễ
kết tinh sỏi urat và sỏi acid uric; nước tiểu kiềm hóa (pH > 6,5) dễ kết tinh sỏi
oxalat và phosphat.
- Yếu tố di truyền, đặc biệt là sỏi cystin và sỏi acid uric.
 Yếu tố thuận lợi
Các yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh sỏi tiết niệu bao gồm [26] :
- Những người có bệnh dị dạng đường tiết niệu.
- Chỉ có một thận chức năng.
- Bị sỏi thận sớm (dưới 25 tuổi) thường có nguy cơ tái phát cao.
- Uống ít nước.
5



- Nằm bất động lâu ngày.
- Bệnh mắc kèm : rối loạn chuyển hóa, loãng xương, gút, cường giáp trạng.
- Do dùng quá liều các thuốc : calci, vitaminC, vitamin D, acetazolamid, triamteren,
indinavir, sulphonamid.
1.1.4.2. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu
Quá trình hình thành sỏi tiết niệu tương đối phức tạp, bao gồm nhiều sự kiện hóa lí
diễn ra liên tiếp hoặc đồng thời. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng
cơ chế hình thành sỏi tiết niệu vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhìn chung, quá trình này
trải qua 5 giai đoạn chính, bao gồm: sự quá bão hòa nước tiểu, tạo nhân tinh thể, sự lớn
lên của tinh thể, kết tập các tinh thể và sự gắn các tinh thể vào mô thận [6], [16], [25] .
 Sự quá bão hòa nước tiểu
Nước tiểu trở thành quá bão hòa khi nồng độ các ion hòa tan của một chất trong
nước tiểu vượt quá giới hạn hòa tan của chất đó. Sự quá bão hòa nước tiểu là nhân tố
thúc đẩy quá trình tạo nhân và lớn lên của tinh thể. Do đó, đây là điều kiện tiên quyết

cho sự hình thành sỏi tiết niệu [16]. Tuy nhiên, nước tiểu ở người bình thường cũng có
thể trở thành quá bão hòa với một số chất như calci oxalat, calci phosphat,
hydroxyapatit…nhưng không xuất hiện tinh thể trong nước tiểu. Nguyên nhân do trong
nước tiểu bình thường có những chất ức chế quá trình tạo sỏi, bao gồm những chất có
khối lượng phân tử nhỏ như citrat, pyrophosphat, magnesi và những chất có khối lượng
phân tử lớn như acid ribonucleic, glycosaminoglycan [22], [25]. Mặc dù vậy, mức độ
quá bão hòa nước tiểu ở người bệnh sỏi tiết niệu thường cao hơn ở người bình thường.
Nguyên nhân của sự quá bão hòa nước tiểu một cách bất thường có thể do một rối loạn
chuyển hóa làm tăng đào thải một hoặc một số chất qua nước tiểu, do thay đổi pH nước
tiểu hoặc do giảm thể tích nước tiểu [6].
 Sự tạo nhân
6



Sự tạo nhân tinh thể là quá trình các ion tự do trong nước tiểu ở trạng thái quá bão
hòa kết hợp lại với nhau thành các tiểu phân rất nhỏ. Có hai loại nhân là nhân đơn
thành phần và nhân đa thành phần. Trong nước tiểu, loại nhân đa thành phần chiếm đa
số bởi vì nhân tinh thể có thể hình thành ở trên những cấu trúc là những mảnh vụn tế
bào, tinh thể niệu, trụ niệu. Do đó, đa số sỏi tiết niệu là sự pha trộn của hai hay nhiều
thành phần [13], [16], [55].
 Sự lớn lên của các tinh thể
Sự lớn lên của tinh thể là sự chuyển các ion từ dung dịch vào tinh thể. Đây là một
quá trình diễn ra khá chậm, do đó khó có khả năng tạo ra các tinh thể lớn. Khi đó, sự
lớn lên của tinh thể được giải thích bằng quá trình kết tập các tinh thể nhỏ, hoặc quá
trình tạo các nhân thứ cấp trên bề mặt tinh thể ban đầu [13], [25].
 Sự kết tập các tinh thể
Đây là quá trình liên kết các tinh thể nhỏ với nhau bằng lực hóa học hoặc tĩnh điện
để tạo thành các tinh thể lớn. Sự kết tập các tinh thể đóng vai trò rất quan trọng trong
cơ chế hình thành sỏi tiết niệu. Một tinh thể đơn độc không bao giờ đạt được kích

thước đủ lớn để được giữ lại ở thận bằng quá trình lớn lên đơn thuần [16], [55].
 Sự gắn các tinh thể sỏi vào mô thận
Quá trình các tinh thể sỏi bị giữ lại trong thận được giải thích theo các giả thuyết
khác nhau. Thuyết thứ nhất cho rằng các tinh thể sỏi được hình thành tại các ống thận,
tại đó chúng kết tập, lớn lên đến kích thước đủ để làm tắc ống thận và bị giữ lại. Theo
thuyết thứ hai, các tinh thể sỏi cũng được hình thành ở ống thận nhưng cho rằng tinh
thể được gắn chặt vào một vị trí nào đó tại bề mặt tế bào biểu mô ống thận hoặc tại cấu
trúc nằm trên bề mặt của nhú thận [9]. Các nghiên cứu gần đây xác nhận vai trò quan
trọng của sự tổn thương tế bào biểu mô thận đối với cơ chế hình thành sỏi thận, các tổn
7



thương này đã được phát hiện khi gây sỏi tiết niệu bằng mô hình gây tăng bài tiết
oxalat niệu [49].
1.1.5. Diễn tiến của bệnh sỏi tiết niệu
Sau khi đã hình thành, nếu kích thước nhỏ, sỏi có thể được đào thải một cách tự
nhiên qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu sỏi bị vướng lại trong đường tiết niệu sẽ gây
ảnh hưởng đến đường tiết niệu và trải qua các giai đoạn sau [1], [4]:
- Giai đoạn chống đối: Đường tiết niệu phía trên viên sỏi sẽ tăng co bóp để tống sỏi
ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên viên sỏi chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực
đột ngột ở đài bể thận gây cơn đau quặn thận.
- Giai đoạn giãn nở: Thông thường sau khoảng 3 tháng, nếu sỏi không di chuyển
được, niệu quản, bể thận và đài thận phía trên viên sỏi sẽ bị giãn nở, nhu động của
niệu quản bị giảm.
- Viên sỏi nằm lâu sẽ không di chuyển được vì bị bám dính vào niêm mạc, niệu quản
bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Chức năng thận sẽ bị giảm dần, thận ứ nước, ứ mủ nếu
có nhiễm trùng. Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu là một yếu tố thuận lợi cho
việc nhiễm trùng tái diễn, lâu ngày sẽ gây viêm thận mạn tính và suy thận mạn. Sỏi
niệu quản hai bên có thể gây vô niệu do tắc nghẽn.

1.1.6. Điều trị và dự phòng sỏi tiết niệu
1.1.6.1. Điều trị nội khoa
 Điều trị triệu chứng
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) là thuốc
giảm đau được ưu tiên sử dụng để giảm triệu chứng. Trường hợp không đáp ứng
với NSAIDs thì có thể thay bằng giảm đau opioid [17], [26].
8



- Giãn cơ trơn: Buscopan, Drotaverin, . . . được sử dụng để giãn cơ, giảm triệu
chứng trên cơn đau do sỏi.
- Kháng sinh : được sử dụng trong trường hợp bệnh sỏi tiết niệu kèm theo nhiễm
khuẩn [26].
 Thuốc đào thải sỏi qua đường tiết niệu
- Thuốc chẹn kênh calci (nifedipin) và thuốc chẹn α adrenergic giúp sỏi dễ đào thải
qua đường tiết niệu, có tác dụng tốt đối với sỏi có kích thước nhỏ hơn 5 mm [17].
- Thuốc gây kiềm hóa nước tiểu (bicarbonat, foncitril) có tác dụng hòa tan sỏi acid
uric [26].
1.1.6.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với các trường hợp sỏi có kích thước lớn
hơn 7 mm, sỏi gây tắc nghẽn kèm theo nhiễm khuẩn hoặc không kiểm soát được cơn
đau do sỏi. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa đang được áp dụng như: mổ lấy
sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, bóp sỏi bàng quang [18], [26].
1.1.6.3. Dự phòng tái phát
 Chế độ ăn, uống
Ở những bệnh nhân không có nguy cơ cao, kiểm soát chế độ ăn và lượng nước uống
hàng ngày có thể là đủ để dự phòng tái phát sỏi tiết niệu [26].
- Uống nhiều nước để đảm bảo thể tích nước tiểu 24 giờ tối thiểu là 2L.
- Chế độ ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế protein động vật (0,8 - 1g/kg), muối (

không quá 3g/ngày), các thức ăn giàu oxalat như bột mì, cacao, chè xanh …
- Đối với bệnh nhân sỏi urat, cần hạn chế thức ăn giàu acid uric (gan, thận, một số
loại cá…. )
9



 Chế độ dùng thuốc
Trong trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn và lượng nước uống thích hợp nhưng
chưa đủ để kiểm soát sự tái phát sỏi tiết niệu, hoặc những bệnh nhân có nguy cơ tái
phát cao, cần kết hợp sử dụng thêm các thuốc như: lợi tiểu thiazid, kali citrat,
orthophosphat … [17], [26].
1.2. Các phương pháp và mô hình nghiên cứu thuốc điều trị sỏi tiết niệu
Các phương pháp nghiên cứu in vitro và các mô hình in vivo được sử dụng trong
nghiên cứu cơ chế và quá trình hình thành sỏi tiết niệu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh bệnh sỏi tiết niệu (chế độ ăn, giới tính, bệnh mắc kèm…) và đánh giá tác
dụng dự phòng và điều trị sỏi tiết niệu của các thuốc.
1.2.1. Các phương pháp in vitro trong nghiên cứu thuốc điều trị sỏi tiết niệu
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của thuốc lên quá trình hình thành sỏi
calci oxalat
 Nguyên tắc
Tạo sỏi calci oxalat trong môi trường nước tiểu nhân tạo (nước tiểu nhân tạo được
chuẩn bị theo công thức của Kanavagh và cộng sự ). Khả năng ức chế hình thành sỏi
của thuốc được đánh giá dựa trên số lượng và thành phần sỏi calci oxalat [30].
 Thiết kế thí nghiệm
Chuẩn bị song song mẫu trắng sỏi và mẫu thử. Mẫu trắng sỏi là dung dịch nước
tiểu nhân tạo, được cho thêm dung dịch natri oxalat ở nồng độ thích hợp. Mẫu thử
được chuẩn bị trong cùng điều kiện nhưng cho thêm dung dịch thuốc cần nghiên cứu.
Các mẫu nghiên cứu được ủ ở nhiệt độ 37
o

C, có khuấy trộn. Đo mật độ quang OD
ở bước sóng 620 nm tại những thời điểm thích hợp.
10



- Tỉ lệ ức chế của thuốc lên quá trình hình thành sỏi calci oxalat được tính dựa vào
mật độ quang OD theo công thức:
% ức chế = (OD
mẫu thử
- OD
mẫu trắng sỏi
)/OD
mẫu trắng sỏi
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến thành phần sỏi calci oxalat dựa vào tương quan
tỉ lệ COD/COM khi quan sát mẫu dưới kính hiển vi.

 Áp dụng phương pháp
Phương pháp này đã được áp dụng để nghiên cứu tác dụng ức chế hình thành sỏi
tiết niệu của số dược liệu như Hernaria hirsuta[20], Origanum vulgare[18].
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của thuốc lên từng giai đoạn của quá
trình hình thành sỏi calci oxalat
 Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của thuốc lên giai đoạn tạo nhân tinh thể
- Nguyên tắc
Khả năng ức chế tạo nhân tinh thể tỉ lệ với thời gian t
i
, là thời gian cần để các tinh
thể hình thành với số lượng đủ để có thể phát hiện sự tăng OD của dung dịch bằng máy
quang phổ, và tốc độ tăng OD theo thời gian [31].
- Thiết kế thí nghiệm

Chuẩn bị song song mẫu trắng sỏi và mẫu thử. Mẫu trắng sỏi là dung dịch nước
tiểu nhân tạo có nồng độ calci xác định và được thêm một lượng thích hợp dung dịch
oxalat. Mẫu thử được chuẩn bị trong cùng điều kiện nhưng cho thêm dung dịch thuốc
cần nghiên cứu. Đo mật độ quang OD tại bước sóng 620 nm, bắt đầu từ thời điểm phối
hợp dung dịch oxalat với dung dịch nước tiểu nhân tạo.
11



Xây dựng đồ thị của OD theo thời gian. Từ đồ thị, xác định t
i
, là điểm tại đó OD
bắt đầu tăng, và t
s
, là độ dốc của đoạn tuyến tính trên đồ thị. Khả năng ức chế sự tạo
nhân của thuốc được tính toán dựa vào t
i
, t
s
của mẫu trắng sỏi và mẫu thử.
- Áp dụng phương pháp
Phương pháp này này đã được áp dụng để nghiên cứu khả năng ức chế tạo nhân
tinh thể của dịch chiết dược liệu Hernaria hirsuta [21], protein Tamm-Horsfall [31].


 Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của thuốc lên giai đoạn lớn lên của tinh thể
- Nguyên tắc
Tốc độ lớn lên của tinh thể calci oxalat tỉ lệ với tốc độ tiêu thụ oxalat trong dung
dịch chứa các tinh thể calci oxalat ở trạng thái cân bằng về động học [12].
- Thiết kế thí nghiệm

Thêm một lượng thích hợp tinh thể COM vào dung dịch nước tiểu nhân tạo có
chứa một lượng xác định calci và oxalat. Tốc độ tiêu thụ oxalat được xác định bằng
cách định lượng lượng oxalat còn lại trong dung dịch bằng phương pháp đo độ hấp thụ
ở bước sóng 214 nm. Tiến hành song song mẫu có chất thử và mẫu không có chất thử
để xác định tốc độ tiêu thụ oxalat trung bình của từng mẫu.
- Áp dụng phương pháp
Phương pháp này đã được áp dụng để nghiên cứu tác dụng ức chế sự lớn lên của
tinh thể calci oxalat của protein Tamm-Horsfall [31], dược liệu Terminalia arjuna [6].
 Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của thuốc lên giai đoạn kết tập các tinh thể
calci oxalat
12



- Nguyên tắc
Trong dung dịch bão hòa calci oxalat, các tinh thể calci oxalat ở trạng thái cân
bằng, tức là không có sự lên lên hoặc hòa tan tinh thể. Khi đó, số lượng và kích thước
tinh thể chỉ phụ thuộc vào quá trình kết tập các tinh thể. Mức độ kết tập tỉ lệ với tốc độ
lắng của các tinh thể [6], [31].
- Thiết kế thí nghiệm
Thêm từ dung dịch oxalat vào dung dịch nước tiểu nhân tạo chứa một lượng ion
calci thích hợp trong điều kiện khuấy trộn liên tục. Xác định sự thay đổi mật độ quang
của dung dịch theo lượng oxalat thêm vào dung dịch. Tại thời điểm mật độ quang đạt
giá trị cực đại, ngừng khuấy trộn dung dịch và xác định sự thay đổi mật độ quang theo
thời gian.
Tiến hành song song mẫu có chất thử và mẫu không có chất thử. Khả năng ức chế
quá trình kết tập của chất thử được đánh giá bằng cách so sánh độ dốc của đường biểu
diễn sự giảm OD theo thời gian của mẫu thử so với mẫu chứng.
- Áp dụng phương pháp
Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu khả năng ức chế sự kết tập các tinh

thể calci oxalat của dịch chiết dược liệu Hernaria hirsuta [21], Origanum vulgare[18].
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu in vitro của thuốc
 Thiết kế thí nghiệm
Sỏi tiết niệu lấy từ bệnh nhân được đặt trong môi trường nước tiểu nhân tạo có mặt
chất thử hoặc không có mặt chất thử. Sau một khoảng thời gian thích hợp, lấy sỏi ra và
đem xác định khối lượng. Chất đang nghiên cứu được cho là có tác dụng khi nó làm
giảm khối lượng của viên sỏi ban đầu trong khi mẫu chứng không làm giảm khối lượng
sỏi hoặc giảm ít hơn đáng kể so với mẫu chứng.
13



 Áp dụng mô hình
Phương pháp trên đã được áp dụng trong nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi in vitro
của dịch chiết rễ chuối hột [36] và bài thuốc ngũ linh tán [5].
1.2.2. Các mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và đánh giá tác dụng điều trị sỏi tiết niệu
của thuốc
Do sỏi calci oxalat là loại sỏi phổ biến nhất (chiếm 80% các trường hợp sỏi tiết
niệu) nên hầu hết các mô hình gây sỏi tiết niệu hiện nay đều hướng tới việc gây sỏi
calci oxalat [26].
1.2.2.1. Mô hình gây sỏi tiết niệu thông qua gây tăng bài tiết oxalat niệu bằng hóa
chất tạo sỏi
 Nguyên tắc
Gây tăng bài tiết oxalat niệu bằng cách cho chuột uống hoặc tiêm oxalat hoặc các
chất tiền chuyển hóa của oxalat như natri oxalat [47], amoni oxalat [36], ethylen glycol
[8], [10], [15], [19], glycolat, glyoxylat, hydroxy-L-prolin [34], [46], [48]. Các tiền
chất của oxalat khi vào cơ thể bị chuyển hóa tại gan tạo thành oxalat. Oxalat bài tiết ra
nước tiểu gây quá bão hòa oxalat và tạo ra các tinh thể calci oxalat niệu. Trong các
chất kể trên, ethylen glycol là chất được sử dụng phổ biến nhất trong các mô hình gây
sỏi tiết niệu trên động vật [7], [11], [33], [48].

Các chất gây tăng bài tiết oxalat niệu được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với một
chất khác để tăng hiệu quả của quá trình kết tập sỏi vào trong thận. Các chất này có thể
là:
- Amoni clorid: làm tăng khả năng kết tập sỏi calci oxalat vào mô thận [8], [33].
- Vitamin D và calci gluconat: làm tăng nồng độ calci trong nước tiểu, do đó thúc
đẩy quá trình hình thành và lớn lên của các tinh thể calci oxalat [11], [24].
14



- Gentamicin: Có thể do kháng sinh này gây tổn thương biểu mô ống thận, do đó làm
tăng khả năng gắn các tinh thể sỏi vào thận. Ngoài ra, gentamicin cũng làm tăng bài
tiết calci niệu [13], [24].
 Thiết kế thí nghiệm
Chuột thực nghiệm được chia thành lô chứng và lô bệnh (gây sỏi). Lô chứng uống
nước bình thường trong khi nước uống của lô bệnh được trộn thêm hóa chất gây sỏi ở
nồng độ thích hợp. Thời gian gây sỏi kéo dài từ 1 - 4 tuần tùy thuộc loại, nồng độ và
cách đưa hóa chất gây sỏi vào cơ thể động vật thí nghiệm. Trong thời gian thí nghiệm,
định kì lấy mẫu nước tiểu chuột để xác định pH nước tiểu. Phần cặn nước tiểu sau khi
li tâm được soi dưới kích hiển vi quang học để xác định số lượng và loại tinh thể calci
oxalat. Phần dịch thu được dùng để xác định các chỉ số hóa sinh nước tiểu. Kết thúc thí
nghiệm, thu tất cả thận để làm tiêu bản mô bệnh học nhằm đánh giá mức độ kết tập sỏi
calci oxalat tại thận.
 Áp dụng mô hình trong nghiên cứu thuốc phòng và điều trị sỏi tiết niệu
Mô hình trên đã được sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu tác dụng phòng
và điều trị sỏi tiết niệu của các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu [19], [36], [41].
Trong mô hình nghiên cứu tác dụng phòng bệnh của thuốc, chuột được chia thành
lô chứng trắng, lô chứng bệnh và lô điều trị. Cả lô chứng bệnh và lô điều trị đều được
gây sỏi bằng cách cho chuột uống hóa chất gây sỏi, lô điều trị được uống thêm thuốc
cần nghiên cứu. So sánh lô điều trị và lô chứng bệnh để đánh giá hiệu quả của thuốc

trong dự phòng sỏi tiết niệu. Mô hình này đã được áp dụng để nghiên cứu tác dụng dự
phòng sỏi tiết niệu của dịch chiết các dược liệu Cynodon dactylon [19], Musa AAB
[45], Hernaria hirsuta [20], Trigonella foenumgraecum [8]…
Trong mô hình nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của thuốc, lô điều trị được
sử dụng hóa chất gây sỏi để gây sỏi tiết niệu trước, sau đó mới cho sử dụng thuốc cần
15



nghiên cứu trong thời gian thích hợp. Mô hình này đã được áp dụng để nghiên cứu tác
dụng hòa tan sỏi tiết niệu của dịch chiết các dược liệu Cynodon dactylon [19],
Origanum vulgare [10].
1.2.2.2. Mô hình gây sỏi tiết niệu thông qua điều chỉnh chế độ ăn liên quan đến
vitamin B6
 Nguyên tắc
Vitamin B6 ức chế enzym oxy hóa các tiền chất oxalat như glycin, glyoxylat thành
oxalat. Khi thiếu vitamin B6, quá trình tổng hợp oxalat nội sinh tăng lên, oxalat tăng
bài tiết ra nước tiểu kết hợp với calci hình thành các tinh thể calci oxalat [54], [40].
 Thiết kế thí nghiệm
Chuột được chia thành lô chứng trắng, lô chứng bệnh và lô điều trị. Lô chứng bệnh
và lô điều trị được cho ăn thức ăn hoàn toàn không có vitamin B6, lô chứng trắng được
cho ăn với thức ăn tương tự nhưng bổ sung thêm 6mg/kg vitamin B6 vào thức ăn. Lô
điều trị được sử dụng thêm thuốc cần nghiên cứu. Thí nghiệm gây sỏi được tiến hành
trong vòng 12 tuần. Tiến hành lấy mẫu nước tiểu và mẫu thận ở cuối thí nghiệm để xét
nghiệm các chỉ số hóa sinh nước tiểu, đánh giá sự kết tập sỏi calci oxalat trong thận.
 Áp dụng của mô hình
Mô hình gây sỏi tiết niệu bằng chế độ ăn thiếu vitamin B6 đã được áp dụng trong
nghiên cứu tác dụng dự phòng sỏi tiết niệu của pentosan polysulfat [53].
1.2.2.3. Mô hình gây sỏi calci oxalat trên chuột tăng bài tiết calci do di truyền
 Nguyên tắc

Các nghiên cứu cho thấy trong quần thể chuột cống trắng bình thường luôn có
khoảng 10% số chuột bài tiết calci niệu cao hơn giá trị trung bình của quần thể cộng
2SD. Đó là hiện tượng tăng calci tự phát [39]. Bằng việc gây giống những chuột có
16



mức độ bài tiết calci niệu cao qua nhiều thế hệ, David A.Bushinsky và cộng sự đã tạo
được thế hệ chuột có mức độ bài tiết calci cao gấp 8 - 10 lần so với bình thường. Nhóm
chuột này được sử dụng để nghiên cứu sự hình thành sỏi tiết niệu có căn nguyên tăng
bài tiết calci niệu [45].
 Thiết kế thí nghiệm
Để gây sỏi calci oxalat, nhóm chuột tăng bài tiết calci niệu được cho ăn thức ăn
chứa thêm hydroxy L - prolin trong vòng 18 tuần. Mẫu nước tiểu được thu gom 2 tuần
một lần để làm các xét nghiệm hóa sinh. Kết thúc thí nghiệm, thu thận để làm xét
nghiệm mô bệnh học nhằm đánh giá sự kết tập sỏi calci oxalat tại thận.

 Áp dụng của mô hình
Mô hình gây sỏi tiết niệu trên chuột tăng bài tiết calci do di truyền rất thích hợp để
nghiên cứu bệnh lý tăng calci niệu, một rối loạn phổ biến ở những người mắc bệnh sỏi
tiết niệu [17]. Mô hình này đã được áp dụng để nghiên cứu tác dụng của một số thuốc
điều trị bệnh sỏi tiết niệu như cinacalcet [14], thiosulfat [35].
1.2.2.4. Mô hình gây sỏi tiết niệu bằng cách cấy trực tiếp sỏi vào bàng quang của động
vật thí nghiệm
 Nguyên tắc
Tạo hạt sỏi calci oxalat rồi đưa vào bàng quang của chuột thông qua phẫu thuật để
gây sỏi bàng quang [41].
 Tiến hành thí nghiệm
Tạo hạt sỏi calci oxalat in vitro bằng phản ứng kết tủa giữa dung dịch natri oxalat
và calci clorid ở nồng độ thích hợp. Những tinh thể nhỏ được tách khỏi dung dịch và

tạo quá trình kết tập bằng cách duy trì trạng thái ổn định ở 37
o
C trong vòng 2 tuần. Hạt
17



sỏi calci oxalat được tạo ra có đường kính khoảng 4 mm. Cấy hạt sỏi calci oxalat vào
bàng quang của chuột thông qua phẫu thuật mở bàng quang.
Tất cả chuột sau phẫu thuật cấy sỏi được chia thành lô chứng bệnh và lô được điều
trị bằng thuốc đang nghiên cứu. Sau thời gian thí nghiệm, lấy mẫu máu và mẫu nước
tiểu để xét nghiệm các chỉ số hóa sinh, đồng thời sỏi được lấy ra từ bàng quang để phân
tích kích thước, hình thái, thành phần cấu tạo. So sánh lô điều trị với lô chứng bệnh để
đánh giá tác dụng hòa tan sỏi tiết nệu của thuốc.
 Áp dụng mô hình trong nghiên cứu thuốc điều trị sỏi tiết niệu
Mô hình gây sỏi tiết niệu bằng cách cấy sỏi trực tiệp vào bàng quang của chuột cống
trắng được áp dụng để nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của dịch chiết dược
liệu Phyllanthus niruri [41].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị
2.1.1. Hóa chất
- Ethylen glycol ( C
2
H
6
O
2
), 1,111 - 1,115 g/ml, Xilong chemical.
- Amoni clorid ( NH

4
Cl ), 99,5 - 100,5 %, Xilong chemical.
- Natri citrat ( C
6
H
5
Na
3
O
7
), 99,9 - 100,1 %, Merck
- Các hóa chất khác: formol, HCl, NaOH, bộ kit định lượng Ca, Mg, P. Hóa chất đạt
tiêu chuẩn phân tích.
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ
- Cân phân tích AY220 (Shimadzu)

×