Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh trường trung học cơ sở của Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.49 KB, 89 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục Lào đã tạo điều kiện
cho tôi được học lớp đào tạo Thạc sĩ tại Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các Khoa, phòng, các
thầy cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế để hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô
giáo PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Sở Giáo dục Viêng Chăn, các trường THCS tại
Viêng Chăn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu thực tiễn
để hoàn thành luận văn này
Tuy đã có cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thấy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đưa ra những
chỉ dẫn quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, Tháng 11/2011
Tác giả
A NU SẮC VI SĂN ĐON
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Biện pháp quản lý BPQL
Cán bộ quản lý CBQL
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CHDCND Lào
Cơ sở vật chất CSVC
Giáo dục GD
Giáo dục phổ thông GDPT
Giáo dục quốc dân GDQD
Giáo viên GV
Hoạt động dạy học HĐDH
Học sinh HS
Phương pháp dạy học PPDH


Quá trình dạy học QTDH
Quản lý giáo dục QLGD
Sách giáo khoa SGK
Thiết bị dạy học TBDH
Trung học cơ sở THCS
Tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hiệp quốc UNESCO
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học của đề tài 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn đề tài 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THCS CỦA SỞ GIÁO DỤC TỈNH VIÊNG
CHĂN
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản 6
1.2.1. Khái niệm quản lý. 6
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục 7
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường 8
1.2.4. Quá trình dạy học. 10
1.2.5. Quản lý Nhà nước về giáo dục. 12
1.3. Nhiệm vụ quản lý của Sở Giáo dục nước CHDCND Lào. 13

1.4. Mục tiêu, chương trình Tiếng Anh Trung học cơ sở của nước CHDCND Lào. 14
1.4.1. Mục tiêu 14
1.4.2. Chương trình tiếng Anh, kế hoạch giáo dục trung học cơ sở mới của Lào 14
1.5. Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh THCS. 18
1.5.1. Đặc trưng môn tiếng Anh THCS của Lào 18
1.6. Sở Giáo dục với công tác quản lý dạy học ở trường trung học cơ sở. 27
1.6.1. Lập kế hoạch quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh 27
1.6.2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh 27
1.6.3. Quản lý xây dựng đội ngũ ở các nhà trường. 27
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH CỦA SỞ GIÁO DỤC TỈNH VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO 30
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của tỉnh Viêng Chăn. 30
2.1.1. Vị trí địa lý, dân cư, kinh tế-xã hội 30
2.1.2. Thực trạng phát triển giáo dục. 32
2.2. Biện pháp quản lý dạy học cụ thể của Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn. 36
2.2.1. Nhận thức và đánh giá của các hiệu trưởng trung học cơ sở về quản lý dạy học
trong nhà trường. 36
Nhận thức của các hiệu trường THCS về quản lý dạy học trong nhà trường. Các nội dung
của việc giảng dạy môn tiếng Anh của các giáo viên tiếng Anh trường THCS là có như sau:
36
2.2.2. Nhận thức và thực hiện về việc giảng dạy của các giáo viên tiếng Anh ở các trường
THCS 37
Trên thực tế, việc quản lý dạy học môn tiếng Anh của các ban hiệu trưởng và các trưởng
bộ môn cũng được ảnh hưởng và có thể liên quan lới hậu quả trong dạy học, nhưng từ đó
chắc chắn rằng nó là việc trực tiếp của giáo viên dạy các môn khác nhau và phải chịu trách
nhiệm theo môn dạy của mình. Do vậy, để đánh giá thực trạng việc nhận thức và thực
hiện các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh của các ban hiệu trưởng và các trưởng
bộ môn thực chất là để đánh giá các mức độ thực hiện trong dạy học kể cả từng những

biện pháp của các giáo viên trong hệ thống các biện pháp dạy học môn tiếng Anh của
hiệu trường và các trưởng bộ môn đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh 37
Các nội dung của việc giảng dạy môn tiếng Anh của các giáo viên tiếng Anh trường THCS
là có như sau: 38
- Giáo viên nắm được nội dung chương trình dạy học 38
- Giáo viên lập kế hoạch đúng theo chương trình giảng dạy 38
- Giáo viên lên lớp đúng giờ và dạy đúng nội dung 38
- Giáo viên tham dự giờ và rút bài học kinh nghiệm thường xuyên 38
- Giáo viên thực hiện kiểm tra, cử thi nghiêm túc và đánh giá kết của học sinh 38
- Giáo viên được sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm 38
- Giáo viên được sử dụng thiết bị trong dạy học. 38
Dựa vào số liệu đàm phỏng vấn (lấy ý kiến của các giáo viên10 trường THCS thuộc hai
huyện, huyện Viêng Khăm và huyện Phôn Hông thông qua trao đổi trực tiếp). Cho rằng về
nội dung nắm được những nội dung chương trình dạy học nhiều giáo viên được đánh giá
cà coi trọng là rất quan trọng, có ít giáo viên cho rằng là quan trọng bình thường, đây
đúng là ý kiến đúng đắn bởi vì nó là nội dung của các giáo viên phải biết rõ ràng và nhớ kỹ
càng tốt, là nội dung rất quan trọng trong dạy học, kèm theo nội dung đó họ mới được lập
kế hoạch chương trình giảng dạy đúng theo lịch học của nhà trường. Ngoại ra, nội dung
này được quyết định về hoạt động dạy học về chất lượng giáo viên và học sinh, như vậy
trước khi lập kế hoạch bài giảng các giáo viên phải biết nắm được kỹ những nội dung mà
mình sẽ đi dạy cho các em học sinh 38
Về việc lập kế hoạch đúng theo chương trình giảng dạy cũng là việc rất quan trọng nhiều
giáo viên cho rằng là rất quan trọng, có ít giáo viên cho rằng là quan trọng bình thường.
Bởi vì lập kế hoạch giảng dạy là việc thường xuyên của các giáo viên không thể quên được
hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, trong đó các giáo viên phải nắm vững những nội
dung mà mình sẽ lập kế hoạch bài giảng, vừa là phải xem xét những thực trạng, tình hình
môi trường trong nhà trương của mình nếu giáo viên nào được chuẩn bị kỹ, chu đáo sẽ
thuận lợi trong dạy học. Ngược lại nếu các giáo viên lập kế hoạch không đúng theo
chương trình sẽ có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em học sinh cũng như việc
giảng dạy của các cá nhân giáo viên mình 38

Những nội dung như nội dung giáo viên lên lớp đúng giờ và dạy dúng theo nội dung
chương trình và nội dung giáo viên được sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung
tâm. Các giáo viên phần lớn cho rằng là rất quan trọng và có một số cho rằng là quan
trọng bình thường. Vì những công tác này cũng là việc thường xuyên được làm hàng ngày,
như vậy họ đã coi trọng những công việc đó là rất quan trọng. Thật sự giáo viên lên lớp
đúng giờ và dạy đúng theo nội dung mà là hiện tượng, là một quy định của nhà trường về
thực hiện điều lệ, kỷ cương trong nhà trường. Hơn nữa, nó được phản ánh tới những
phẩm chất chính trị của các giáo viên và đi tới khen thưởng ở cuối năm học. Vì việc sử
dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm cũng là việc thường xuyên làm trong dạy
học hiện nay. Vì dựa theo những phương pháp dạy học cungc như theo bối cảnh sự phát
triển kinh tế - xã hội và theo phong trao dạy học có tiến bộ, có hiệu quả và nhất là được
rút kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy hiện nay
chung tôi cũng đang thưc hiện phương pháp lấy học sinh làm trung tâm này, từ đó các em
học sinh phải có nhiêm vụ trong dạy học nhiều hơn còn giáo viên thi có vai trò điều khiển
và sẵn sàng để giúp đỡ cho các em học sinh 39
Về việc thực hiện kiểm tra, cử thi nghiêm túc và đánh giá kết quả học tập của các em học
sinh, nhiều giáo viên cho rằng là rất quan trọng và có một số giáo viên cho rằng là quan
trọng bình thường. Theo họ việc này là các giáo viền đều hiểu biết và được làm thường
xuyên. Nhưng trong thực tế việc thực hiện kiểm tra, cử thi nghiêm túc và đánh giá kết quả
học tập và việc trọng tâm đo lượng những kiến thức của các em học sinh bất kỳ trong
tháng, trong học kỳ và trong năm học là việc phải theo dõi thường xuyên những học
đường, những kiến thức và bài học của các em học sinh. Nếu làm tốt từ đầu sẽ có kết quả
học tập tốt ở cuối năm học 39
Về việc giáo viên tham dự giờ và rút bài học kinh nghiệm thường xuyên cũng có nhiều
giáo viên cho rằng là rất quan trọng, có ít giáo viên cho rằng là quan trọng bình thường. Vì
vậy việc được làm theo kế hoạch lịch học của nhà trường và việc tất yếu của các giáo viên
để trao đổi những ý kiến, những kiến thức, những bài học kinh nghiệm ở giữa giảng dạy
trong nhà trường và là việc cải thiện, sửa chữa những bài giảng của các giáo viên để làm
sao mà có tiến bộ và kết quả giảng dạy tốt hơn. Nhưng có một số giáo viên ở một số
trường thì chưa hiểu biết rõ kể cả từ các hiểu trưởng, như có một số giáo viên cho rằng là

bình thường 40
Còn về việc giáo viên sử dụng thiết bị đồ dụng trong dạy học có nhiều giáo viên cho rằng
là rất quan trọng, có một số giáo viên cho rằng là bình thường. Bởi vì việc này nếu giáo
viên nào hiểu biết và cố gắng làm được sẽ kiến cho các em học sinh học dễ hiểu càng biết
nhanh và nhớ lâu dài, học rất tốt và có kết quả tốt lắm, nhưng chắc chắn rằng nó là việc
rất khó cho các giáo viên khi chuẩn bị các thiết bị đồ dụng này. Vì một số giáo viên chưa
hiểu vai trò sử dụng của nó, thậm chí có một số giáo viên thì không được dụng những đồ
dụng gì cả. Chỉ có một loại sách giáo khoa của giáo viên và cho một số sách học cho học
sinh 40
2.2.3. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở các trường THCS tỉnh Viêng Chăn 40
2.2.4. Hoạt động quản lý phát triển chuyên môn tiếng Anh của các trường THCS 44
2.2.6. Đánh giá của Hiệu trưởng về việc tổ chức hoạt động phát triển chuyên môn cho
giáo viên của Sở/Phòng GD 48
2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý dạy học của Sở Giáo dục tỉnh Viêng
Chăn với các trường THCS 50
2.3. Nhận xét chung về thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh trường THCS tỉnh Viêng Chăn.
50
2.3.1. Những yêu điểm thuận lợi trong quản lý dạy học môn tiếng Anh trường THCS tỉnh
Viêng Chăn 50
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và thiếu sót trong quản lý dạy học môn tiếng Anh trường
THCS 51
2.3.3. Những nguyên nhân tạo ra trong dạy học môn tiếng Anh trường THCS của tỉnh
Viêng Chăn 52
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIÊNG ANH
CỦA SỞ GIÁO DỤC TỈNH VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015 53
Biện pháp 1. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoá quản lý hoạt động dạy học 54
Biện pháp 2. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng 55
Biện pháp3. Đổi mới quản lý quá trình dạy học Tiếng Anh 57
Biện pháp 4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 61

Biện pháp 5. Quản lý, chỉ đạo đổi mới và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học tiếng Anh 64
Đổi mới công tác lập kế hoạch hoá quản lý hoạt động dạy học 66
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng 66
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 66
Quản lý, chỉ đạo đổi mới và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học tiếng Anh 66
Đổi mới công tác lập kế hoạch hoá quản lý hoạt động dạy học 67
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng 67
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 67
Quản lý, chỉ đạo đổi mới và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học tiếng Anh 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68
Kết luận 68
Khuyến nghị. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là điều kiện
tiên quyết, là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình
hội nhập và phát triển. Vấn đề ngoại ngữ đã trở nên cấp thiết hơn và quyết
liệt hơn trong những năm gần đây.
Hơn bao giờ hết thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến đổi vô
cùng to lớn của xã hội loài người với đặc trưng là: toàn cầu hoá, công nghệ
thông tin, xã hội học tập. Có thể nói, sự toàn cầu hoá, sự đổi mới công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời đã thôi
thúc và giúp chúng ta tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội, đưa loài
người đến một nền kinh tế trí thức, bước vào nền văn minh trí tuệ. Sự biến
đổi này đang có những tác động không nhỏ đến sự phát triển giáo dục.
Trong bối cảnh này, giáo dục phải vừa đảm bảo nhiệm vụ đào tạo người
công dân tốt cho đất nước hội nhập quốc tế đem tri thức nhân loại để phát
triển đất nước.
Đảng và Nhà nước Lào rất quan tâm đến việc dạy học ngoại ngữ

trong nhà trường. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ bắt buộc
được đưa vào dạy học ở nhiều bậc học khác nhau trong hệ thống giáo
dục quốc dân.
Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục của nước
CHDCND Lào đã nêu một cách khái quát các nhiệm vụ trọng tâm và giải
pháp nhằm phát triển giáo dục vững chắc và mạnh mẽ hơn trong thời gian
tới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là đổi mới việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể: Đổi mới việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng cung cấp cho
thế hệ trẻ một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong
môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu
1
cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Bộ Giáo dục nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào cũng đã có Đề án Giảng dạy, học tập ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân Lào.
Trước đây hệ thống giáo dục phổ thông Lào có 11 năm. Hiện nay,
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục về tổ chức cuộc Đại hội phiên
họp toàn thể lần thứ IV của Ủy ban quốc gia về cải cách hệ thống giáo dục
quốc dân, ngày 27 tháng 10 năm 2009 đã được công bố hệ thống giáo dục
phổ thông Lào được chuyền từ hệ 11 năm thành 12 năm. Đặc biệt là trung
học cơ sở trước đây là hệ 3 năm chuyển thành 4 năm cho nên là phải xây
dựng thêm chương trình sách giáo khoa. Môn tiếng Anh cũng phải biên
soạn thêm sách giáo khoa mới dành cho lớp 6. Môn tiếng Anh trung học cơ
sở là sẽ tạo cơ sở rất quan trọng cho học sinh học tiếng Anh. Muốn đạt
được chất lượng cao và hiệu quả nên sở giáo dục phải có biện pháp quản lý
và quản lý hoạt động dạy học một cách thực hiện nghiêm túc và đúng đắn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ví dụ: giáo viên không
được đào tạo lại hay không được đào tạo tiếng Anh chuyên ngành một cách
bài bản, cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có các phương pháp dạy và học
thích hợp, v.v Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng

Anh, tôi nghĩ cần phải đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch dạy học và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh
giá môn tiếng Anh khả thi, tạo nên sự đổi mới trong việc dạy học ngoại ngữ
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển đất nước.
Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý dạy học môn
tiếng Anh trường trung học cơ sở của Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn
nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 - 2015” với hy vọng xây dựng
một hướng đi đúng để đưa Bộ môn tiếng Anh của Nhà trường lên một vị
thế mới đáp ứng được các nhu cầu phát triển của học sinh trung học cơ sở
nói riêng và của đất nước Lào nói chung.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh
trung học cơ sở của Sở GD của tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào giai đoạn năm 2011 – 2015 theo hướng đổi mới giáo dục
trong xu thế hội nhập quốc tế.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý dạy học môn tiếng Anh ở
Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh
THCS của Sở Giáo dục .
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Kết quả học tập của học sinh, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
bậc THCS của tỉnh Viêng Chăn sẽ được nâng lên nếu áp dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý do chúng tôi đề xuất.
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở các địa phương của Lào có đặc điểm,
hoàn cảnh tương tự với tỉnh Viêng Chăn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học, căn cứ pháp lí của công tác quản lý dạy
học môn tiếng Anh THCS của Sở GD tại nước CHDCND Lào.

5.2. Phân tích thực trạng dạy học Tiếng Anh và việc quản lý hoạt động dạy
học Tiếng Anh THCS của Sở GD tỉnh Viêng Chăn.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh THCS của Sở
GD tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
6. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và đề xuất các biện pháp
quản lý dạy học môn tiếng Anh THCS của Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn
nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 – 2015.
3
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Tìm hiểu khái niệm, thuật ngữ có liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Chính phủ (Bộ Giáo dục
Lào), của địa phương (Sở Giáo dục tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào) về
quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trung học cơ sở ở tỉnh Viêng Chăn.
- Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, quản lý có liên quan đến đề tài
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát (công việc dạy – học của giáo viên và học sinh).
- Phương pháp điều tra (nghiên cứu chương trình, hồ sơ chuyên
môn…).
- Phương pháp tọa đàm phỏng vấn (lấy ý kiến của giáo viên và học
sinh thông qua trao đổi trực tiếp).
8. Cấu trúc của luận văn
- Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý luận của công tác quản lý
dạy học môn tiếng Anh của Sở Giáo dục của nước CHDCND Lào.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dạy học môn tiếng Anh của Sở

Giáo dục tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh của Sở GD
tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 - 2015.
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
THCS CỦA SỞ GIÁO DỤC TỈNH VIÊNG CHĂN
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Đã từ lâu việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong
các nhà trường nhất là nhà trường phổ thông, nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển xã hội là vấn để mà Lào cũng như nhiều nước trên thế
giới quan tâm.
Quán triệt những quan điểm chỉ đạo và những định hướng đổi mới
được thể hiện trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước Lào,
ngành giáo dục cả nước đã tiến hành đổi mới nhằm đưa giáo dục phổ
thông phát triển toàn diện tiếp cận với nền giáo dục các nước phát triển,
đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Đổi mới công tác quản lý giáo
dục nói chung và quản lý dạy học mụn tiếng Anh nói riêng được coi là
khâu đột phá.
Từ năm 2006 đến 2010 Bộ GD tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị
về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với các nội dung: nội dung -
chương trình, phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới
thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng phòng học bộ môn, dạy các môn tự
chọn v v…
Hiện nay, Bộ GD đã ban hành một số tài liệu và các văn bản hướng
dẫn về việc thực hiện chương trình - SGK mới . Việc quản lý dạy học môn
tiếng Anh của Sở Giáo dục thực hiện chương trình - SGK môn tiếng Anh
mới của lớp 6 được đặt ra từ năm học 2009-2010.

5
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động
dạy học Tiếng Anh , công tác quản lý chuyên môn của Sở giáo dục như:
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Anh: “Biện pháp quản lý hoạt động
dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THCS quận Hoàn Kiếm Hà
Nội”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đức Tuấn : “Các biện pháp quản lý
hoạt động chuyên môn của sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên đối với các
trường THPT ngoài công lập”. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về công tác quản lý dạy học môn tiếng Anh của Sở Giáo dục
tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Khái niệm quản lý.
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm QL. Sau đây là một số cách tiếp cận:
Tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức, tác giả Nguyễn
Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể
quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý
là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)
đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức”.
Tác giả Nguyễn Minh Đạo định nghĩa: “Quản lý là tác động liên tục
có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức
quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hoá xã hội,
kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc,
các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng”.
Dựa vào “điều khiển học”, tác giả “Đại bách khoa toàn thư Liên Xô”
định nghĩa: “Quản lý - đó là chức năng của những hệ thống có tổ chức với
6

bản chất khác nhau (sinh vật, xã hội, kĩ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định
của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục
đích hoạt động”.
Theo cách tiếp cận của một số nhà khoa học quản lý người nước
ngoài: “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá
nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và
các mục tiêu đã định.
Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: quản lý là
cách thức tổ chức - điều khiển (cách thức tác động) của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà tổ chức
đã đề ra.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục.
Các nhà lí luận Xô viết về quản lý giáo dục đã đưa ra một số định
nghĩa về quản lý giáo dục. Chẳng hạn:
a). Tập hợp những biện pháp (Tổ chức, phương pháp cán bộ, giáo dục kế
hoạch hóa, tài chính, cung tiêu…) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường
của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và
mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng (theo M.M.
Meechti-zade).
b). Tác động có hệ thống, có ý thức và mục đính của các chủ thể quản lý ở
các cấp khác nhau
- Đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến nhà trường).
- Nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế
hệ trẻ, bảo dảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ.
- Trên cơ sở và nhận thức và sử dụng các qui luật chung vốn có của
chủ nghĩa xã hội, cũng như những qui luật khách quan của quá trình dạy
học – giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lí của trẻ em, thiếu
niên, cũng như thanh niên (theo P.V. Khuđôminxki).
7
Ở Việt Nam, Phạm Minh Hạc đã đưa ra một nọi dung khát quát

nhưng vẫn cụ thể, hợp lí và dễ hiểu của khái niệm quản lý giáo dục (và
cũng là khái niệm quản lý trường học). Tác giả viết:
“Quản lý trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hạnh theo nguyên
lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và đối từng học sinh”.
“Việc quản lý trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc quản lý
giáo dục nói chung) là quản lý hoạt động dạy học tức là làm sao hoạt
động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục
tiêu giáo dục”.
Ngay sau đó một đoạn, tác giả lại nhấn mạnh và cụ thể hóa ý kiến
của mình:
“Quản liis nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chưc hoạt động dạy
học…có tổ chwcs được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất
của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa…, mới quản lý được
giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối
thành hiện thực, áp dụng yêu cầu của nhân dân, của đất nước”
Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống
những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản
lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí
giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thể hệ trẻ
dưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất lượng.
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường.
Để đi đến nhận biết khái niệm quản lý nhà trường, phải xuất phát từ
khái niệm quản lý giáo dục. Nhiều tài liệu khoaa học trong và ngoài nước
cho rằng, quản lý giáo dục được xem xét dưới hai góc độ:
8
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục)
Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác

(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật,…) của
chủ thể quản lý giáo dục đến tất cả mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm
thực hiện ở chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám
sát và điều chỉnh,… các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin)
để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục)
Ở cấp đọ này, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui
luật,…) của công tác quản lý một cơ sở giáo dục đến đội ngũ giảng viên,
giáo viên, nhân viên người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác
trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục.
Với hai cấp độ về quản lý giáo dục nêu trên, quản lý nhà trường cũng
được nhìn nhận từ hai góc độ:
- Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của
các cơ quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục,
Phòng Giáo dục và các cấp chính quyền (đơn vị hành chính từ Trung ương
đến địa phương) đối với cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó.
- Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của
công tác quản lý một cơ sở giáo dục (hiệu trường hoặc người có chức vụ
tương đương như hiệu trường) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở
giáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý.
Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của công
tác quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường
9
(giáo viên, nhân viên và người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục
và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
1.2.4. Quá trình dạy học.
Quá trình dạy học là tập hợp những hành động của hai chủ thể là

giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức,
hướng dẫn và điều khiển, còn học sinh giữ vai trò chủ động lĩnh hội tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo rèn luyện thái độ và hành vi tốt đẹp. Quá trình dạy
học chỉ có thể đem lại kết quả cao khi cả hai chủ thể cùng cố gắng, cùng
công tác. Trong trường học, HĐDH là một hoạt động trung tâm, quản lý
HĐDH chính là quản lý quá trình dạy học. Nguyễn Ngọc Quang trong tác
phẩm “Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lý giáo dục đã nói: “Về
thực chất, quản lý trường học là quản lý quá trình dạy học”
a) Học là gì?
- Học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể,
khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh.
Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa
học, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên.
- Chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của học. Nó có ý nghĩa
là học sinh phải nắm vững nghĩa, đào sâu ý hàm chứa trong khái niệm,
nghĩa càng sâu, ý càng phong phú. Chiếm lĩnh khái niệm còn có thể hiểu là
tái tạo khái niệm cho bản thân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ
phương pháp để chiếm lĩnh những khái niệm khác hoặc để mở rộng, đào
sâu thêm chính khái niệm đó ở trình độ lí thuyết cao hơn. Tư duy khái niệm
là trình độ tư duy lí thuyết – đây chính là một trong những mục đích quan
trọng của sư phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua học tập.
- Về mặt cấu trúc chức năng, học có hai chức năng thống nhất với
nhau: lĩnh hội (tiếp thu thông tin dạy của thầy) và tự điều khiển quá trình
chiếm lĩnh khái niệm của mình (tự giác, tích cực, tự lực).
10
- Nội dung của học là gì?
Nội dung của học là toàn bộ, bộ máy khái niệm của môn học, cấu
trúc lôgic của môn học đó, các phương pháp đặc trưng của khoa học,ngôn
ngữ của khoa học đó là biết ứng dụng những hiểu biết đó vào việc tiếp tục
học tập và lao động.

- Phương pháp học là gì?
Phương pháp học là phương pháp nhận thức, phương pháp chiếm
lĩnh khái niệm khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức, biến các hiểu
biết của nhân loại thành học vấn của bản thân. Đó là phương pháp mô tả,
giải tích và vận dụng khái niệm khoa học.
- Học tốt là sự thống nhất của cả mục đích, nội dung lẫn phương
pháp của học. Đó là sự tự điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh khoa học
trên cơ sở của sự bị điều khiển.
b) Dạy là gì?
- Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình học sinh chiếm lĩnh khái
niệm khoa học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách.
- Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học nhằm
vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học,thì dạy là có mục đích là điều
khiển sự học tập.
- Dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập
vào nhau, sinh thành ra nhau (để cho tiện, ta gọi là “chức năng kép”) đó là
truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.
c) Quá trình dạy học:
- Cấu trúc của quá trình dạy học:
Quá trình dạy học là hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: khái
niệm khoa học, học và dạy.
Cấu trúc của quá trình dạy học có thể diễn tả trực quan bằng sơ
đô sau:
11
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học
Xuất phát từ lôgic của khái niệm khoa học là lôgic lĩnh hội của học
sinh, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ưu hoạt động dạy học
công tác, đảm bảo liên hệ nghịch, để cuối cùng làm cho học sinh tự giác,
tích cực, tự lực chiếm lĩnh được khái niệm khoa học, phát triển năng lực,
hình thành thái độ.

Trên đây là những qui luật chung chi phối quá trình dạy học bất kỳ
môn học nào ở nhà trường. Việc dạy học bất cứ môn học nào cũng phải
tuân theo qui luật chung này.
1.2.5. Quản lý Nhà nước về giáo dục.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh mọi hành vi
của con người trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, do các cơ quan trong
bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thoản mãn nhu cầu hợp pháp của con
người, duy trì sự ổn định và tăng cường phát triển xã hội.
Theo đó, Quản lý Nhà nước về giáo dục được hiểu là việc sử dụng
quyền lực, pháp luật Nhà nước để điều chỉnh các hoạt động giáo dục, do
các cơ quan trong bộ máy Nhà nước về giáo dục các cấp (Bộ Giáo dục, Sở
12
Khái niệm khoa học
Dạy Học
Điều khiển
Truyền đạt
Tự điều khiển
Lĩnh hội
Giáo dục, Phòng Giáo dục) thực hiện nhằm phát triển các hoạt động giáo
dục trong một địa phương, Quốc gia.
1.3. Nhiệm vụ quản lý của Sở Giáo dục nước CHDCND Lào.
Sở giáo dục là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, có trách nhiệm thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh và cú nhiệm vụ:
- Triển khai đường lối chính sách của Đảng, kế hoạch chiến lược và
kế hoạch phát triển giáo dục của bộ.
- Chỉ đạo, lãnh đạo các phòng giáo dục của huyện trong tỉnh để xây
dựng kế hoạch phát triển, củng cố và phát triển giáo dục của tỉnh.
- Chỉ đạo và lãnh đạo cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở Giáo dục, Phòng
Giáo dục, nhà trường và các trung tâm giáo dục mà sở chịu trách nghiệm.

- Chỉ đạo, quản lý và xây dựng trung tâm bồi dưỡng giáo viên, trung
tâm ngoài hệ thống trong tỉnh.
- Chỉ đạo và quản lý trường học từ từng tuyến, đưa NHà nước và tư
nhân trong cấp quản lý trách nghiệm của mình.
- Quản lý đội ngũ giáo viên và học sinh theo quá trình và nội quy
quản lý.
- Chỉ đạo và lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục trong
tỉnh, huyện và nhà trường của mình chịu trách nghiệm.
- Chỉ đạo tổ chức cộng đồng phụ huynh học sinh và cộng đồng hỗ trợ
giáo dục.
- Chỉ đạo và thúc đẩy công tác văn hóa và thể thao.
- Quản lý tài sản và cơ sở vật chất.
- Phối hợp với các tổ chức quần chúng, cộng đồng bên trong tỉnh để
phát triển công tác giáo dục.
- Chỉ đạo và lãnh đạo công tác phát triển dạy học đạt chất lượng cao
và có hiệu quả.
- Chịu trách nghiệm lợi ích của Bộ GD trong cấp tỉnh.
13
- Chịu trách nghiệm ngân sách giáo dục trong cấp tỉnh.
1.4. Mục tiêu, chương trình Tiếng Anh Trung học cơ sở của nước
CHDCND Lào.
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ nước CHDCND Lào nhân dân
Lào toàn quốc lứa tuổi học sẽ học xong cấp THCS trong năm 2020. Hệ bồi
dưỡng lứa tuổi 15-45 tuổi phải học xong THCS trong năm 2020.
Học sinh học trong trường THCS sau khi tốt nghiệp sẽ được bằng tốt
nghiệp. Nếu mà học theo hệ bồi dưỡng ở làng sau khi học xong sẽ được
giấy chứng chỉ. Học theo hệ bồi dưỡng này là chỉ để xóa mù chữ.
1.4.1. Mục tiêu.
Học sinh học ở trường THCS sau khi học xong theo mục tiêu giáo
dục là để củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo

cho học sinh những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Lào, toán, lịch sử
dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật,
tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật,
hướng nghiệp và để học tiếp cấp trung học phổ thông. Bời vì sau khi học
xong cấp trung học phổ thông học sinh mới có thể học tiếp được trường đại
học. Nếu mà học sinh không muốn học tiếp hoặc không đủ điều kiện học
sinh có thể vào học ở trường dạy nghề được mà cũng có nhiều môn học
như sau: môn nấu ăn, môn cắt may, môn thẩm mỹ.v.v…
1.4.2. Chương trình tiếng Anh, kế hoạch giáo dục trung học cơ sở
mới của Lào.
- Chương trình tiếng Anh THCS mới của Lào bắt đầu từ lớp 6.
Chương trình này là bắt đầu sử dụng trong năm học 2010 – 2011. Chương
trình sách giáo khoa này đặt tên là:
English 1
(for secondary schools)
14
Advisor: Ms. Phouangkham SOMSANITH
Editor in chief: Assoc. Prof. Dr. Bouasavanh KEOVILAY
Managing Editors: Mr. Khamphanh PHIMSIPASOM
Ms. Viengkham PHONPRASEUTH
Writers: Ms. Manyvone PHASAYAVONG
Ms. Bouakeo VILAYLATH
Mr. Thongsouk KEOMANY
Mr. Kittisack SAYCHOUMMANY
Mr. Bounthaphany BOUNXOUAY
Mr. Khambane PASANCHAY
Design anh layout: Mr. Khankab PHONGOUDOM
“Ministy of Education
Research Institute of Educational Sciences”
+ Mục lục của quyền sách này (contents)

Unit 1: GREETING AND INTRODUCTION
Lesson1: Hello, How are you?
Lesson2: Meeting different people
Lesson3: Pleased to meet you
Unit 2: CLASSROOM LANGUAGE
Lesson1: In the classroom
Lesson2: What’s this in English
Lesson3: Can you do this
Unit 3: COUNTRIES AND NATIONALITIES
Lesson1: Where are you from?
Lesson2: Nationalities
Lesson3: I’m from Laos. And you?
Unit 4: NUMBERS
Lesson1: Numbers 1-12
15
Lesson2: This is a pen. There are pens
Lesson3: How many?
Revision (unit 1-4)
Unit 5: THE FAMILY
Lesson1: My family
Lesson2: I have one brother. He has…
Lesson3: Articles
Unit 6: EVERY DAY LIFE
Lesson1: What do you do every day?
Lesson2: Every morning
Lesson3: Getting up early
Revision (unit 5-6)
Unit 7: THE TIME
Lesson1: Numbers 13-100
Lesson2: What’s the time?

Lesson3: Bounta and Channala
Unit 8: DAY AND MONTHS
Lesson1: What’s day is to day?
Lesson2: Months and ordinal numbers
Lesson3: Important dates
Unit 9: PARTS OF THE BODY
Lesson1: Parts of head
Lesson2: Parts of body
Lesson3: Describing people
Revision (unit 7-9)
Unit 10: CLOTHING
Lesson1: Colours
Lesson2: What are you wearing?
16
Lesson3: What are you doing?
Unit 11: THE PAST
Lesson1: What did Sengchanh do?
Lesson2: When…?
Lesson3: Did you have a nice weekend?
Revision (unit 10-11).
+ Tài liệu tham khảo (Bibliography)
- Gammidge, M., Grammar Works (student book 1), United kingdom
Cambridge: University Press,1988.
- Liz and Soars, L., New Headway, (beginner),
Oxford: University Press, 2008.
- Murphy, R., English Grammar Inuse, (2
nd
. Ed), P., New English
File
Cambridge: University Press, 1994.

- Oxen den, C., Lathan-keonig, C., and Seligson, P., New English
File
Oxford: University Press, 1997
- Phandamnong, Ch. et. al., English for Lao Secondary schools,
(book1), Ministry of Education, National Research Institute for Education
Sciences, Vientiane, Lao PDR: The Printing of The Ministry of Education
1998.
- Sanoubane, S., Sengthong. S., et. al., English for Lao Government
Officials, (Modulez), Lao Australian English for ASEAN Purposes Project,
Ministry of Education, Vientiane: State Printing Press, 2001
- Kế hoạch giáo dục THCS mới của Lào theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ giáo dục về tổ chức cuộc Đại hội phiên họp toàn thể lần thứ IV
của ủy ban quốc gia về cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, ngày 27 tháng
10 năm 2009 đã được công bố hệ thống giáo dục phổ thông Lào được
17
chuyền từ hệ 11 năm thành 12 năm. Đặc biệt là trung học cơ sở trước đây
là hệ 3 năm chuyển thành 4 năm bắt đầu từ năm học 2010-2011. Kế hoạch
giáo dục mới sẽ tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trường THCS. Năm học
2009-2010 đã được bồi dưỡng cho giáo viên lớp6 rồi, năm học 2010-2011
sẽ bồi dưỡng cho giáo viên lớp7. Còn giáo viên lớp8 và lớp9 có kế hoạch
bồi dưỡng những nâm học tiếp theo.
1.5. Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh THCS.
1.5.1. Đặc trưng môn tiếng Anh THCS của Lào.
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Lào hiện nay,
nó sau tiểu học và trước trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4
năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường trung
học cơ sở là từ 11 đến 15.
Với xu thế hội nhập quốc tế, Lào đang ngày càng phát huy hết khả
năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc
lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Lào đã coi tiếng

Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình
tiếng Anh như một môn chính khoá vào các trường học, thậm chí ngay từ
bậc Tiểu học.
Chính phủ Lào cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự
phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với
cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ
thuật; tiếp cận những nền văn hoá khác cũng nhau những sự kiện quốc tế
quan trọng. Bộ Giáo dục Lào đã ra mục tiêu cho bộ môn: Chương trình
môn tiếng Anh cấp THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những
kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần
thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Môn tiếng Anh là một môn học trong trường phô thông bắt buộc học.
Nội dung của các sách giáo khoa môn tiếng Anh của các bậc học có nội
18

×