Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích chi phí trực tiếp điều trị bệnh ung thư phổi tại khoa a5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI





LÊ THỊ THU HẰNG



PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƢ PHỔI
TẠI KHOA A5 - BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2014


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ







HÀ NỘI - 2015
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




LÊ THỊ THU HẰNG



PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƢ PHỔI
TẠI KHOA A5 - BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2014




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ



Ngƣời hƣớng dẫn:
1. DS. Kiều Thị Tuyết Mai
2. Th.S Nguyễn Đức Trung
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108



HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và kính trọng tới những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến DS. Kiều Thị Tuyết Mai,
người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho tôi nhiều kiến
thức quý báu và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đỗ Xuân Thắng - Phó trưởng Bộ môn Quản
lý và Kinh tế Dược cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn đã giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Nguyễn Đức Trung - phó Chủ nhiệm khoa
Dược bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu
thập số liệu ở bệnh viện cũng như cho tôi những ý kiến đóng góp quý giá về đề tài.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ công nhân viên tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo và
các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong
học tập.

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2015
Lê Thị Thu Hằng



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chƣơng 1: 2
TỔNG QUAN 2
1.1. Đại cƣơng về bệnh ung thƣ phổi 2
1.1.1. Định nghĩa. 2
1.1.2. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi. 2
1.1.3. Các giai đoạn của bệnh ung thư: 2
1.1.4. Nguyên nhân gây ung thư phổi: 5
1.1.5. Dịch tễ học ung thư phổi: 6
1.2. Phƣơng pháp điều trị bệnh ung thƣ phổi. 9
1.2.1. Phẫu thuật 9
1.2.2. Xạ trị 9
1.2.3. Hóa trị 10
1.2.4. Hóa chất điều trị ung thư phổi. 11
1.3. Phân tích chi phí 12
1.3.1. Khái niệm chi phí 12
1.3.2. Phân loại chi phí 13
1.3.3. Chi phí điều trị bệnh ung thư phổi: 14
1.4. Vài nét về bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108. 18
Chƣơng 2: 19
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn hồ sơ bệnh nhân 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu 20
2.2.5. Các biến số nghiên cứu 22
2.2.6. Xử lý số liệu 23

Chƣơng 3: 24
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu. 24
3.1.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính. 24
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ. 25
3.1.3. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh 25
3.1.4. Kết quả chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi (dựa vào phân loại giai
đoạn TNM) 26
3.1.5. Tỉ lệ di căn trên bệnh nhân ung thư phổi. 27
3.1.6. Tỉ lệ phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi. 28
3.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị hóa trị ung thƣ phổi tại khoa A5 - bệnh viện
Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014. 30
3.2.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi tại khoa A5
- bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 30
3.2.2. Chi phí trực tiếp cho một liệu trình điều trị của bệnh nhân ung thư phổi
tại khoa A5 31
3.2.3. Chi phí trực tiếp cho một đợt điều trị ung thư phổi tại khoa A5 32
3.2.4. Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất cho điều trị ung thư phổi tại khoa A5. 33
3.2.5. Cơ cấu chi phí xét nghiệm ung thư phổi tại khoa A5. 36
3.2.6. Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh ung thư phổi tại khoa A5. 37
3.2.7. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và các yếu tố trên bệnh nhân ung thư
phổi tại khoa A5 - bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2014. 38
BÀN LUẬN 41
1. Một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu. 41
1.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính. 41
1.2. Các yếu tố nguy cơ 42
1.3. Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân. 43
1.4. Phác đồ sử dụng của bệnh nhân. 43
2. Chi phí trực tiếp điều trị hoá chất ung thƣ phổi tại khoa A5 - bệnh viện Trung
ƣơng Quân đội 108 năm 2014. 44

2.1. Chi phí trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi tại khoa A5 bệnh viện
Trung ương Quân đội 108. 44
2.2. Cơ cấu chi phí thuốc và hóa chất điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi 46
2.3. Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm ung thư phổi. 47
3. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và các yếu tố trên bệnh nhân. 48
4. Hạn chế của đề tài. 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50
1. Kết luận: 50
2. Đề xuất. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
bảng
Tên bảng
Số
trang
1.1
Đánh giá giai đoạn ung thƣ phổi
4
1.2
Tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ giữa các nƣớc phát triển và nƣớc
đang phát triển.
7
1.3
Một số loại ung thƣ thƣờng gặp ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh năm 2009
8

1.4
Phác đồ điều trị ung thƣ phổi dựa trên giải phẫu bệnh và giai
đoạn ung thƣ phổi
12
1.5
Phân loại theo nội dung chi phí
13
1.6
Trƣờng hợp mới mắc và tử vong do ung thƣ trên thế giới theo
các năm
16
2.7
Các biến số nghiên cứu
23
3.8
Phân bố bệnh nhân ung thƣ phổi theo độ tuổi và giới tính
25
3.9
Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân
26
3.10
Phân bố bệnh nhân theo thể mô bệnh học ung thƣ phổi
26
3.11
Đặc điểm giai đoạn bệnh
27
3.12
Tỉ lệ bệnh nhân ung thƣ phổi di căn
28
3.13

Tỉ lệ sử dụng phác đồ điều trị của bệnh nhân
29
3.14
Tỉ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trên các đợt điều trị của bệnh
nhân ung thƣ phổi.
30

3.15
Cơ cấu chi phí điều trị ung thƣ phổi tại khoa A5- bệnh viện
Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014
31
3.16
Chi phí trực tiếp trung bình của 1 liệu trình điều trị UTP
32
3.17
Chi phí trực tiếp trung bình của 1 đợt điều trị ung thƣ phổi
33
3.18
Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất cho bệnh nhân ung thƣ phổi khoa
A5 năm 2014
34
3.19
Cơ cấu chi phí hóa chất điều trị ung thƣ phổi
35
3.20
Chi phí hóa chất trung bình trong 01 đợt điều trị theo phác đồ
điều trị ung thƣ phổi
36
3.21
Cơ cấu chi phí xét nghiệm ung thƣ phổi tại khoa A5.

37
3.22
Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh ung thƣ phổi tại khoa A5.
38
3.23
Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và giải phẫu bệnh
39
3.24
Mối quan hệ giữa chi phí điều trị trong 1 đợt và giai đoạn bệnh
ung thƣ phổi.
40
3.25
Mối quan hệ giữa chi phí điều trị trong 1 đợt và sự di căn
của ung thƣ phổi.
41


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số
hình
Tên hình
Số
trang
1.1
Phân loại ung thƣ phổi theo giai đoạn bệnh
4
1.2
Tỉ lệ mới mắc của UTP so với các loại ung thƣ khác
6

1.3
Tỉ lệ tử vong của UTP so với các loại ung thƣ khác
7
1.4
Thiệt hại kinh tế từ 15 nguyên nhân tử vong hàng đầu năm 2008
16
2.5
Cách chọn mẫu nghiên cứu
22
3.6
Phân bố ung thƣ phổi theo giai đoạn bệnh
28
3.7
Cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân ung thƣ phổi tại khoa A5
31
3.8
Cơ cấu chi phí hóa chất điều trị ung thƣ phổi
35




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, ung thƣ là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong với khoảng 14 triệu trƣờng hợp mới mắc và
8,2 triệu ngƣời tử vong liên quan đến ung thƣ chỉ tính riêng trong năm 2012. Trong
đó, ung thƣ phổi là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra 1,59 triệu trƣờng hợp tử
vong, chiếm 19,4% tổng số các loại ung thƣ [39]. Theo dự kiến của Cơ quan Quốc
tế Nghiên cứu Ung thƣ (IARC), đến năm 2015, trên thế giới sẽ có khoảng 2 triệu ca

ung thƣ phổi mới mắc [37].
Ở Việt Nam, ung thƣ phổi phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Theo ƣớc tính,
trong năm 2012 đã có hơn 21 nghìn ngƣời mới mắc ung thƣ phổi và chiếm khoảng
17,5% tổng số các ca ung thƣ [38]. Cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, số ngƣời
mắc bệnh ung thƣ phổi ở Việt Nam có xu hƣớng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, phần
lớn bệnh nhân ung thƣ phổi nhập viện ở giai đoạn muộn, khi không còn chỉ định
phẫu thuật. Do vậy, điều trị hóa chất là lựa chọn hàng đầu vì có thể điều trị tân bổ
trợ, bổ trợ cho các phƣơng pháp tại chỗ, điều trị triệu chứng, điều trị giảm nhẹ bệnh
đến điều trị triệt căn cho bệnh nhân để góp phần kéo dài thời gian sống và nâng cao
chất lƣợng sống cho bệnh nhân [29].
Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 là bệnh viện tuyến cuối của Quân đội,
bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y, bác sĩ
giỏi. Do đó mỗi năm tiếp nhận một lƣợng lớn bệnh nhân ung thƣ phổi đến khám và
điều trị. Việc xác định chi phí điều trị ung thƣ phổi sẽ giúp bệnh viện chủ động hơn
trong việc dự trù kinh phí phục vụ công tác điều trị bệnh cũng nhƣ phối hợp điều trị
bệnh ung thƣ phổi của bệnh nhân. Vì mục đích đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Phân tích chi phí trực tiếp điều trị bệnh ung thƣ phổi tại khoa A5 -
bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014” với mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
2. Phân tích chi phí trực tiếp điều trị hóa trị của bệnh nhân ung thƣ phổi tại
khoa A5 - bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014.
2
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN

1.1. Đại cƣơng về bệnh ung thƣ phổi.
1.1.1. Định nghĩa.
Ung thƣ là bệnh lý “ác tính” của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thƣ, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức, không tuân theo các cơ
chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [6], [8].

Ung thƣ phế quản - phổi là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phế quản xuất
phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, từ các tuyến của phế
quản hoặc từ các thành phần khác của phổi [5].
1.1.2. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi.
- Ung thƣ phổi tế bào nhỏ.
- Ung thƣ phổi không phải tế bào nhỏ.
+ Ung thƣ biểu mô tế bào vảy.
+ Ung thƣ biểu mô tuyến.
+ Ung thƣ biểu mô tuyến vảy.
+ Ung thƣ biểu mô tuyến với các phân type hỗn hợp.
+ Ung thƣ biểu mô tế bào lớn và các biến thể [5], [6].
1.1.3. Các giai đoạn của bệnh ung thư:
Giai đoạn của ung thƣ là cách dùng để mô tả độ nặng của ung thƣ dựa vào
phạm vi lan rộng của khối u gốc (nguyên phát) và ung thƣ có di căn bên trong cơ
thể hay không. Những yếu tố chung đƣợc xem xét trong hầu hết các hệ thống phân
chia giai đoạn của ung thƣ gồm:
- Vị trí của khối u nguyên phát.
- Kích thƣớc của khối u và số lƣợng khối u.
- Liên quan hạch bạch huyết (sự di chuyển của các tế bào ung thƣ đến các
hạch bạch huyết).
3
- Loại tế bào và phân độ (grade) của ung thƣ (mức độ giống những mô bình
thƣờng của các tế bào ung thƣ).
- Có hoặc không có di căn [11].
* Phân loại giai đoạn theo hệ thống TNM (UICC 2002):
Hệ thống TNM là một trong những hệ thống giai đoạn của ung thƣ đƣợc sử
dụng rộng rãi nhất. Hệ thống này đƣợc chấp nhận bởi Hiệp hội kiểm soát ung thƣ
quốc tế (UICC) và Ủy ban Ung thƣ Hoa Kỳ (AJCC).
Hệ thống TNM dựa vào phạm vi lan rộng của khối u (T-Tumor), phạm vi
ảnh hƣởng đến các hạch bạch huyết (N- Node), và sự hiện diện của các di căn xa (M

- Metastasis). Con số đƣợc thêm vào phía sau mỗi chữ cái xác định kích thƣớc hoặc
phạm vi của khối u và di căn [8], [11].
- Khối u nguyên phát (Primary Tumor)
+ To: Không có dấu hiệu u nguyên phát.
+ Tx: Không xác định đƣợc u nguyên phát, hoặc có tế bào ung thƣ trong dịch
tiết hay dịch rửa phế quản nhƣng không nhìn thấy u trên hình ảnh hoặc nội soi phế
quản.
+ Tis: ung thƣ tại chỗ
+ T1, T2, T3, T4: kích thƣớc và/hoặc phạm vi của khối u nguyên phát.
- Hạch vùng (Regional Lymph Nodes).
+ Nx: Hạch vùng không xác định đƣợc.
+ No: Không di căn hạch vùng.
+ N1, N2, N3: có hạch vùng liên quan (số lƣợng hạch bạch huyết và/hoặc
phạm vi liên quan).
- Di căn xa (Distant Metastasis).
+ Mx: Không đánh giá đƣợc di căn xa.
+ Mo: Không có di căn xa.
+ M1: Di căn xa [8].

4
Bảng 1.1. Đánh giá giai đoạn ung thƣ phổi [8]
STT
Giai đoạn
Phân loại TNM
1
I
T1-2, N0, M0
2
II
T1-2, N1, M0

3
IIIA
T3-4, N0, M0
T3-4, N1, M0
T1-3, N2, M0
4
IIIB
T1-3, N3, M0
T4, N2-3, M0
5
IV
Bất kỳ T, bất kỳ N, M1






Hình 1.1. Phân loại ung thƣ phổi theo giai đoạn bệnh.
5
1.1.4. Nguyên nhân gây ung thư phổi:
1.1.4.1. Nguyên nhân bên ngoài.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá chƣa hơn 4000 loại hóa chất, 200 loại có hại
cho sức khỏe, khoảng 60 chất gây ung thƣ. Hút thuốc lá đƣợc coi là yếu tố nguy có
chính gây nên ung thƣ phổi, khoảng 90% trong số các ca đƣợc chẩn đoán ung thƣ
phổi trên thế giới là ngƣời hút thuốc lá.
- Bức xạ ion hóa: Bức xạ ion có thể gây ung thƣ ở hầu nhƣ tất cả các cơ quan
trong đó có gây ung thƣ phổi.
- Các bệnh ở phế quản phổi: Chấn thƣơng xơ sẹo ở phổi, lạo phổi có thể phối
hợp gây ung thƣ.

- Tuổi, giới: thƣờng gặp nhiều nhất ở tuổi 40 - 60, dƣới 40 ít gặp và trên 70
tuổi tỉ lệ thấp, ở nam nhiều hơn nữ.
- Chế độ ăn: Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ, ăn nhiều thức ăn
nƣớng, chiên xào cũng làm tăng nguy cơ ung thƣ phổi.
- Các yếu tố khác nhƣ môi trƣờng làm việc, môi trƣờng sống nhiều ô nhiễm,
độc hại, stress… cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thƣ nói chung và ung thƣ
phổi nói riêng [5], [6], [8].
1.1.4.2. Nguyên nhân bên trong.
- Những thay đổi về nhiễm sắc thể:
Những biến đổi nhiễm sắc thể không phục hồi đƣợc xem là những chỉ điểm
phân tử quan trọng của sự xuất hiện ung thƣ phổi
- Những tác nhân ức chế u và những dấu ấn ức chế sự phát triển:
Trong quá trình phát triển của ung thƣ phổi, nhiều gen ức chế u bị bất hoạt.
Sự bất hoạt các gen ức chế u cần 2 yếu tố: Sự mất đoạn lớn của ADN trên một allen
và sự đột biến trên một allen khác.
- Các gen sinh ung thƣ:
+ Họ gen RAS: là các gen tiền ung thƣ quan trọng trong phát triển ung thƣ.
Chúng đƣợc hoạt hóa bởi đột biến điểm ở vị trí 12, 13, 61 (K-RAS).
6
+ Các gen tiền ung thƣ MYC: là những gen đƣợc hoạt hóa nhiều nhất trong
UTP tế bào nhỏ và UTP không tế bào nhỏ.
+ Họ ERBB: là các receptor tyrokinase màng tế bào.
+ Gen p16
INK4A
: Các bất thƣờng của gen này thƣờng gặp trong UTP [5].
1.1.5. Dịch tễ học ung thư phổi:
1.1.5.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới.
UTP là loại bệnh ung thƣ phổ biến nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nó chính là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở 93 quốc gia, chiếm một phần năm tổng gánh
nặng toàn cầu của điều trị ung thƣ, trong đó ung thƣ không tế bào nhỏ chiếm 85%

trong tất cả các loại UTP [33].
Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ mắc UTP trên thế giới ngày càng tăng cao.
Năm 2002, số ca UTP mới mắc trên toàn thế giới là 1,35 triệu trƣờng hợp, chiếm
12,4% tổng số các loại ung thƣ. Số ca tử vong do UTP là 1,15 triệu trƣờng hợp mỗi
năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do ung thƣ, trong đó 49,9% các trƣờng hợp mới
mắc là ở các nƣớc đang phát triển [9]. Đến năm 2012, theo ƣớc tính về gánh nặng
ung thƣ toàn cầu của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về Ung thƣ có 1.824.701 ngƣời
mới mắc UTP, chiếm khoảng 13,0% của tất cả các loại ung thƣ. Tử vong do UTP
cũng chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao so với các ung thƣ khác do đây là nguyên nhân khiến
1,6 triệu trƣờng hợp tử vong trên toàn cầu [39].

Hình 1.2. Tỉ lệ mới mắc của UTP so với các loại ung thƣ khác [37]
1.824.701 (12,9%)
1.761.149 (12,4%)
1.360.602 (9,6%)
1.094.916 (7,7%)
951.584 (6,7%)
782.451 (5,5%)
527.624 (3,7%)
455.784 (3,2%)
429.793 (3,0%)
4.969.280 (35,1%)
Tỷ lệ mới mắc
Phổi

Trực tràng
Tuyến tiền liệt
Dạ dày
Gan
Cổ tử cung

Thực quản
Bàng quang
Khác
7

Hình 1.3. Tỉ lệ tử vong của UTP so với các loại ung thƣ khác [37]
Một điểm đáng lƣu ý rằng tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ phổi ở các nƣớc
đang phát triển đang tăng dần theo thời gian [32]. Theo nhƣ số liệu thống kê, năm
2012 đã có đến 58% của 1,8 triệu ngƣời mới mắc ở các khu vực đang phát triển, tỉ
lệ cao nhất ở Trung Âu và Đông Á [39].
Bảng 1.2. Tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ giữa các nƣớc phát triển và
nƣớc đang phát triển.
Năm
Tỉ lệ mắc bệnh ung thƣ (%)
Nƣớc phát triển
Nƣớc đang phát triển
2002
50,1
49,9
2012
42,0
58,0

Trên thực tế, ngƣời ta nhận thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể giữa tỉ lệ mới
mắc và tử vong do UTP ở nam và nữ trên toàn thế giới với bệnh nhân nam
(68,04%) gấp 2,1 lần so với bệnh nhân nữ (31,96%) [39]. Tỉ lệ ở nam nhiều hơn do
phần lớn các trƣờng hợp đều hút thuốc lá trong thời gian dài [8].
Trong tất cả các bệnh về ung thƣ phổi, trƣờng hợp bị UTP không tế bào nhỏ
chiếm phần lớn, trong đó, phần nhiều các bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ điều trị
1.589.925 (19,4%)

521.907 (6,4%)
693.933 (8,5%)
307.481 (3,7%)
723.073 (8,8%)
745.533 (9,1%)
265.672 (3,2%)
400.169 (4,9%)
165.084 (2,0%)
2.788.798 (34,0%)
Tỷ lệ tử vong
Phổi

Trực tràng
Tuyến tiền liệt
Dạ dày
Gan
Cổ tử cung
Thực quản
Bàng quang
Khác
8
khi ở giai đoạn IV - giai đoạn cuối của bệnh, và một nửa bệnh nhân điều trị sẽ tái
phát di căn [33].
1.1.5.2. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo nhận định của Bộ Y tế về mô hình bệnh tật ở nƣớc ta là
một mô hình kép, bên cạnh các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dƣỡng của các nƣớc
đang phát triển, các bệnh ung thƣ, tim mạch tâm thần đang có nguy cơ tăng lên
giống với các nƣớc công nghiệp phát triển. Thế kỷ 20 là bệnh nhiễm trùng, thế kỷ
21 sẽ là bệnh ung thƣ, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác [2], [3].
Theo ghi nhận ung thƣ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh,

ƣớc tính mỗi năm có khoảng 150.000 ngƣời mới mắc và khoảng 50 – 70 nghìn
ngƣời chết vì ung thƣ. Trong đó, ung thƣ phổi là một trong nhƣng loại ung thƣ
thƣờng gặp nhất ở nƣớc ta tuy nhiên có sự khác biệt về tỉ lệ mắc từng loại ung thƣ
này giữa 2 thành phố [12].
Bảng 1.3. Một số loại ung thƣ thƣờng gặp ở khu vực Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh năm 2009 [12]
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Loại
Ung thƣ
Tỉ lệ
(%)
Loại
Ung thƣ
Tỉ lệ
(%)
Loại Ung
thƣ
Tỉ lệ
(%)
Loại
Ung thƣ
Tỉ lệ
(%)
Phổi
34,0


20,3
Gan
26,6
Cổ tử cung
28,6
Dạ dày
26,7
Dạ dày
13,0
Phổi
25,6

16,0
Gan
17,0
Phổi
8,6
Dạ dày
17,0
Đại trực tràng
10,0
Đại trực
tràng
9,5
Đại trực
tràng
6,4
Đại trực
tràng

14,8
Phổi
8,7

Theo kết quả công bố gánh nặng ung thƣ toàn cầu, năm 2012 Việt Nam có
123.615 ngƣời mới mắc bệnh ung thƣ, trong đó có 21.844 trƣờng hợp mới mắc
9
UTP, chiếm 17,6% tổng các loại ung thƣ. Giống nhƣ trên thế giới, trƣờng hợp mắc
UTP chiếm đa số ở nam giới với 16.071 ngƣời (chiếm 73,6%) [38].
Số ca mắc bệnh UTP ngày càng tăng và nó đã trở thành nguyên nhân hàng
đầu đe dọa sức khỏe và làm tăng gánh nặng cho cộng đồng trong nhóm bệnh không
lây nhiễm. Việc tìm hiểu cơ cấu bệnh UTP ở nƣớc ta sẽ góp phần tích cực cho việc
cụ thể hóa kế hoạch, đƣa ra định hƣớng ƣu tiên cho các hoạt động phòng chống ung
thƣ nói chung cũng nhƣ ung thƣ phổi trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
1.2. Phƣơng pháp điều trị bệnh ung thƣ phổi.
Điều trị ung thƣ là sự phối hợp của phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch trị
liệu. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định. Kết quả điều trị phụ thuộc nhiều
vào vấn đề chẩn đoán giai đoạn bệnh. Những bệnh nhân ung thƣ ở giai đoạn sớm
tiên lƣợng điều trị sẽ tốt hơn những bệnh nhân đến bệnh viện giai đoạn muộn [8].
1.2.1. Phẫu thuật
Là phƣơng pháp điều trị tốt nhất, đƣợc lựa chọn đầu tiên đối với ung thƣ
phổi giai đoạn còn phẫu thuật đƣợc. Thƣờng chỉ phẫu thuật cho những bệnh nhân
ung thƣ phổi không tế bào nhỏ chƣa di căn từ giai đoạn I đến IIIA, khi thể trạng
chung của bệnh nhân còn tốt, ít đau, chƣa có giảm cân và ho máu, tổn thƣơng còn
khu trú. Ung thƣ phổi tế bào nhỏ lan tỏa nhanh và di căn sớm thƣờng ít khi có chỉ
định phẫu thuật [5], [6].
1.2.2. Xạ trị
Tổ chức ung thƣ là một tập hợp nhiều tế bào ung thƣ ở các giai đoạn phân
chia khác nhau. Tia xạ làm cho tế bào ung thƣ bị chết, tổ chức ung thƣ teo nhỏ.
Những tổ chức ung thƣ càng nhạy cảm với tia xạ thì teo nhỏ càng nhanh.

Điều trị tia xạ là phƣơng pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lƣợng
cao. Đó là các sóng điện từ (tia X, tia gama,…) hoặc các hạt nguyên tử (electron,
nơtron,…) để chữa bệnh ung thƣ. Khi điều trị cần tính liều chiếu xạ cụ thể, tỉ mỉ,
chính xác đảm bảo nguyên tắc liều tại u là tối đa, liều tại tổ chức lành là tối thiểu
nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các ảnh hƣởng không mong muốn của tia xạ [11].
10
1.2.3. Hóa trị
Điều trị hóa chất là phƣơng pháp sử dụng các thuốc ức chế sự phát triển,
nhân lên của tế bào ung thƣ và thải loại chúng khỏi cơ thể, thông qua phản ứng hủy
tế bào và độc với tế bào. Mỗi loại ung thƣ có sự nhạy cảm với hóa chất riêng biệt.
* Thời gian điều trị: Khi đƣa thuốc ở liều điều trị vào cơ thể, khối u đƣợc
tiếp xúc với thuốc nhƣng chỉ có một tỷ lệ nhất định tế bào u bị tiêu diệt và cần sử
dụng lặp lại liều điều trị để giảm tiếp số lƣợng tế bào u. Thời gian giữa các đợt
không nên quá xa làm cho các tế bào còn lại nhân lên với số lƣợng lớn. Đồng thời
các thuốc hóa chất tác động lên cả mô lành, cần phải có khoảng nghỉ cần thiết để cơ
thể hồi phục.
* Liều và liệu trình điều trị hóa chất ảnh hƣởng sâu sắc đến kết quả điều trị.
Cơ sở của điều trị liều cao ngắt quãng là phá hủy một số lƣợng lớn tế bào u càng
nhiều càng tốt sau mỗi lần tiếp xúc với thuốc, đánh đổi bằng độc tính thoáng qua
hồi phục đƣợc.
* Các phƣơng pháp điều trị hóa chất:
- Điều trị triệu chứng: Nhằm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan với khối u,
cải thiện chất lƣợng sống và thời gian sống của bệnh nhân ung thƣ giai đoạn muộn.
- Điều trị tân bổ trợ: Nhằm mục đích làm nhỏ bớt khối u, giúp thực hiện các
biện pháp điều trị tại chỗ dễ dàng hơn hoặc có thể bảo tồn đƣợc cơ quan, bộ phận có
khối u.
- Điều trị bổ trợ: Nhằm mục đích tiêu diệt các ổ di căn, làm giảm nguy cơ tái
phát, tăng thời gian sống cho bệnh nhân.
- Điều trị tại chỗ, tại vùng: Nhằm tăng nồng độ thuốc tại khối u trong khi
giảm thiểu đƣợc tác dụng độc với toàn thân của thuốc.

* Theo dõi sau điều trị hóa chất:
Theo dõi định kỳ sau điều trị 2-3 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần cho
3 năm tiếp theo và hàng năm cho những năm sau đó. Theo dõi định kỳ bao gồm:
khám lâm sàng, chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp phổi, xét nghiệm các chất chỉ
11
điểm u: SCC, SEA, CA 19.9, các xét nghiệm khác khi nghi ngờ có tổn thƣơng tái
phát, di căn, đồng thời hỗ trợ ngƣời bệnh ngừng thuốc lá [5], [8].
1.2.4. Hóa chất điều trị ung thư phổi.
1.2.4.1. Nhóm hóa chất điều trị ung thư phổi.
UTP đƣợc chia thành hai nhóm chính theo hình thái giải phẫu bệnh là UTP tế
bào nhỏ (chiếm khoảng 20%) và UTP không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 80%), hai
nhóm này có phƣơng pháp điều trị và tiên lƣợng khác nhau. UTP tế bào nhỏ chủ
yếu hóa trị phối hợp với xạ trị và có tiên lƣợng xấu. UTP không tế bào nhỏ điều trị
chủ yếu bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có vai trò hỗ trợ.
Có nhiều loại hóa chất đƣợc dùng trong điều trị UTP, gồm các nhóm sau:
- Cisplatin và các muối của platin: Cisplatin, carboplatin.
- Alcaloid của cây dừa cạn: Vinblastin, Vindesin, Vinorelbin.
- Epipodophyllotoxine: Etoposdi, Teneposid.
- Chống chuyển hóa: Gencitabin.
- Tanxane: Paclitaxel, Docetaxel.
- Camptothecin: Irinotecan, Topotecan.
- Anthracyclin: Doxorubicin, Daunorubicin
- Các thuốc khác: Iomustin, Fluorouracil, … [7]
1.2.4.2. Điều trị ung thư phổi theo phác đồ.
Phác đồ điều trị ung thƣ phổi đƣợc sử dụng dựa trên hình thái giải phẫu bệnh
và giai đoạn ung thƣ của bệnh nhân kết hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

12
Bảng 1.4. Phác đồ điều trị ung thƣ phổi dựa trên giải phẫu bệnh

và giai đoạn ung thƣ phổi [7, 31].
Loại
UTP
Giai đoạn
Phác đồ hóa chất điều trị
UTP
tế bào
nhỏ
Áp dụng cho tất cả
các giai đoạn (do
UTP tế bào nhỏ có
nguy cơ di căn xa
rất sớm, ngay cả ở
thời điểm chẩn
đoán bệnh).
- Phác đồ ƣu tiên: Phác đồ EP:
Cisplatin + Etoposide Hoặc Carboplatin + Etoposide
- Cyclophosphamide + Doxorubicin + Vincristine.
- Epirubicin + Cyclophosphamide + Vincristine
- Cyclophosphamide + Doxorubicin + Etoposide
- Carboplatin + Ifostamide + Etoposide + Vincristin
- Etoposide + Ifosfamide + Cisplatin.
UTP
không
tế bào
nhỏ
I
- Vinorelbine + Cisplatin
- Etoposide + Cisplatin.
- Gemcitabine + Cisplatin

- Paclitaxel + Carboplatin.
II
IIIA
- Cisplatin + Etoposide
- Paclitaxel + Carboplatin
- Cisplatin.
IIIB
- Paclitaxel + Carboplatin.
- Docetaxel
- Gemcitabine + Cisplatin.
- Gemcitabine + Carboplatin.
IV
1.3. Phân tích chi phí
1.3.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị của nguồn lực đƣợc sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch
vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực đƣợc sử dụng để tạo ra một
dịch vụ y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ [15, 16].
13
1.3.2. Phân loại chi phí
Để ƣớc tính cho một chƣơng trình y tế, việc phân loại các thành phần của chi
phí là rất cần thiết. Các thành phần của y tế có thể phân nhỏ theo nhiều cách, một hệ
thống phân loại chi phí tốt phụ thuộc vào nhu cầu của một tình huống hoặc một vấn
đề cụ thể [16].
Tùy vào mục đích khi phân tích chi phí mà lựa chọn cách phân loại chi phí
cho phù hợp.
1.3.2.1. Phân loại theo nội dung chi phí.
Bảng 1.5. Phân loại theo nội dung chi phí [30]
STT
Loại chi phí
Định nghĩa

Ví dụ
1
Chi phí
trực tiếp
cho y tế

Là các chi phí rõ ràng
nhất để tính toán liên
quan đến y tế đƣợc sử
dụng trực tiếp để điều
trị bệnh.
- Chi phí cho thuốc
- Quản lý và giám sát việc dùng thuốc
- Tƣ vấn bệnh nhân
- Xét nghiệm chẩn đoán
- Nhập viện
- Số lần cấp cứu
- Số lần nhập viện
- Dịch vụ cấp cứu
- Dịch vụ điều dƣỡng
2
Chi phí trực
tiếp không
phải y tế
Là chi phí cho bệnh
nhân và gia đình của
họ có liên quan trực
tiếp với điều trị nhƣng
không phải chi phí
cho y tế.

- Chi phí đi lại để khám chữa bệnh (xe
bus, xe taxi…)
- Hỗ trợ không phải y tế để tăng điều
kiện sống (ví dụ: bữa ăn cho ngƣời tàn
tật, các dịch vụ tại nhà…)
- Nơi nghỉ ngơi cho bệnh nhân và ngƣời
nhà khi chăm sóc ngoại trú.
- Dịch vụ chăm sóc trẻ em cho con
của những bệnh nhân.
14
3
Chi phí
gián tiếp
Là chi phí gián tiếp
liên quan phát sinh từ
việc mất năng suất lao
động do bệnh tật hoặc
tử vong.
- Chi phí do mất khả năng lao động
của bệnh nhân.
- Chi phí do mất khả năng lao động
của ngƣời chăm sóc (ví dụ: ngƣời nhà
bệnh nhân, bạn bè).
- Chi phí do mất khả năng lao động vì
tử vong sớm.
4
Chi phí
vô hình
Bao gồm các chi phí
do đau đớn, lo âu, hay

mệt mỏi mà xảy ra vì
một căn bệnh hoặc
điều trị căn bệnh đó.
- Chi phí do đau đớn, mệt mỏi, lo lắng
1.3.2.2. Phân loại theo nguồn gốc chi phí
Chi phí đƣợc chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp là những chi phí sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và
gia đình ngƣời bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi phí này chia thành 2 loại
là chi phí trực tiếp cho điều trị (chi phí thuốc, xét nghiệm, hình ảnh, giƣờng bệnh…)
và chi phí trực tiếp không cho điều trị (chi phí ăn ở, đi lại…).
Chi phí gián tiếp là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này đƣợc
định nghĩa do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình và xã hội phải gánh chịu. Chi phí
này là giá trị mất đi khả năng sản xuất do nghỉ việc, do mất khả năng lao động, do
tử vong sớm mà có liên quan đến bệnh và điều trị bệnh [15], [16].
1.3.3. Chi phí điều trị bệnh ung thư phổi:
1.3.3.1. Gánh nặng kinh kế toàn cầu của bệnh ung thư.
Ung thƣ là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết sau bệnh tim và đột quỵ. Theo
báo cáo của Hiệp hội Ung thƣ Hoa Kỳ, bệnh ung thƣ đã gây ra những thiệt hại khổng
lồ về kinh tế và nó là gánh nặng hơn ở các nƣớc đang phát triển. Các chƣơng trình sức
15
khỏe toàn cầu để giải quyết bệnh ung thƣ không chỉ giúp phòng ngừa đƣợc căn bệnh
này cho hàng triệu sinh mạng mà còn có thể tích kiệm đƣợc hàng tỉ đô [19].
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thƣ Hoa Kỳ cho thấy: trong năm
2008 có 12,7 triệu ngƣời mắc bệnh ung thƣ và tổng tác động kinh tế của tử vong sớm
và tàn tật do bệnh ung thƣ gây ra trên toàn thế giới là $895 tỉ USD, nó chiếm khoảng
1,5% tổng GDP của thế giới. Tuy nhiên tổn thất kinh tế này chƣa bao gồm chi phí y
tế trực tiếp cho điều trị ung thƣ. Ung thƣ phổi, ung thƣ dạ dày và ung thƣ gan là ba
loại ung thƣ hàng đầu làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và tác động đến kinh
tế trên toàn cầu nhất. Bên cạnh đó, sự tác động của căn bệnh ung thƣ đến các nƣớc là
khác nhau. Ở nhóm các nƣớc có thu nhập cao, số ngƣời bị ung thƣ chiếm 14,8%, ở

nhóm nƣớc thu nhập trung bình là 8,8%, trong khi đó nhóm nƣớc có thu nhập thấp
chiếm đến 76,4% số ngƣời bị ung thƣ [19].


Hình 1.4. Thiệt hại kinh tế từ 15 nguyên nhân tử vong hàng đầu năm 2008 [19]
Trong báo cáo Ung thƣ Thế giới 2014, dựa trên số liệu thống kê xu hƣớng tỉ lệ
mắc và tử vong của ung thƣ trên toàn thế giới trong các nghiên cứu về ung thƣ phổi
của các nhà khoa học từ hơn 40 quốc gia, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thƣ
(IARC) đã báo động về tốc độ tăng lên một cách nhanh chóng của ung thƣ và nhấn
16
mạnh sự cần thiết phải thực hiện các chiến lƣợc phòng ngừa hiệu quả để kiểm soát
căn bệnh này [34].
Bảng 1.6. Trƣờng hợp mới mắc và tử vong do ung thƣ trên thế giới
theo các năm [23].

Năm
2008
2012
Số ca mới mắc
(triệu ngƣời)
12,7
14,1
Số ca tử vong
(triệu ngƣời)
7,6
8,2

Tuy nhiên con số của bệnh ung thƣ không chỉ dừng lại tại đó. Ngƣời ta dự tính
đến năm 2035 sẽ có 24 triệu trƣờng hợp ung thƣ mới mắc và 14,6 triệu ca tử vong do
ung thƣ. Song song với sự tăng lên không ngừng về số trƣờng hợp mắc ung thƣ, chi

phí điều trị cho bệnh ung thƣ cũng tăng lên một cách đáng kể. Ngƣời ta ƣớc tính chi
phí điều trị cho riêng ung thƣ năm 2009 là $286 tỉ USD, đến năm 2010, chi phí điều
trị đƣợc thống kê là $290 tỉ USD và dự kiến đến năm 2035, chi phí y tế điều trị trực
tiếp ung thƣ là $458 tỉ USD [17].
1.3.3.2. Chi phí điều trị bệnh ung thư phổi.
Qua những con số đáng báo động của căn bệnh ung thƣ, ung thƣ phổi đã góp
phần đáng kể với số ngƣời mới mắc ung thƣ phổi là 1,6 triệu ngƣời (chiếm 12,7%)
tổng các bệnh ung thƣ và có 1,38 triệu ngƣời tử vong do ung thƣ phổi (chiếm 18,2%)
trong năm 2008. Ung thƣ phổi là một trong ba loại ung thƣ có sự tác động lớn nhất
của đến nền kinh tế thế giới với gần $188 tỉ USD trong năm 2008 [19]. Cũng nhƣ tình
trạng ung thƣ nói chung, các con số về ung thƣ phổi cũng tăng đáng kể theo thời gian.
Đến năm 2012, trên thế giới có khoảng 1,8 triệu ngƣời mắc ung thƣ phổi và 1,6 triệu
ngƣời tử vong do căn bệnh này [38].
Ung thƣ nói chung cũng nhƣ ung thƣ phổi nói riêng là một căn bệnh tốn
kém, nó gây tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần, thời gian và chi phí cho việc

×