Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.03 KB, 17 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Phát triển nông thôn luôn là trọng tâm trong công cuộc xoá đói giảm
nghèo. Trên thế giới hiện có đến 900 triệu người, phần lớn sống ở nông
thôn có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày, cuộc sống rất khó khăn. Ước
tính, những người sống ở nông thôn có thu nhập thấp hơn 2 lần so với
những người sống ở thành thị. Tuy vậy, phát triển nông thôn đang gặp phải
các thách thức nghiêm trọng: Ngân sách dành cho phát triển nông thôn
thường rất hạn hẹp vì các Chính phủ còn nhiều vấn đề ưu tiên đầu tư khác;
Chính phủ và các nhà tài trợ thường tranh cãi về định hướng chính sách và
các ưu tiên phát triển. Một câu hỏi luôn đặt ra đâu là định hướng hợp lý cho
các chính sách phát triển nông thôn?
Vấn đề nghèo đói ở những vùng nông thôn ít tiềm năng
Phần lớn nông dân nghèo đều sống ở những vùng nông thôn tài
nguyên nghèo nàn, cơ sở hạ tầng kém và rủi ro cao. Đó là những
khu vực đất đai cằn cỗi ở Đông Bắc Braxin, những thảo nguyên
và sa mạc ít mưa gần sa mạc Sahara, những hòn đảo xa ngoài
khơi Philipin và Indonesia, vùng châu thổ Bangladesh và cao
nguyên phía Bắc Nam á và dãy Andes thuộc châu Mỹ Latinh.
Tại những vùng khô hạn và nửa khô hạn hay địa hình đồi núi, hệ
sinh thái không ổn định và nghèo nàn. Nông dân nghèo đói vì bị
cách ly với tất cả mọi thứ và càng nghèo lại càng bị cô lập. Khả
năng phân chia đất đai và hiệu quả sử dụng đất thấp, không có
hoặc rất ít vốn, hầu như không có cơ hội làm việc trong các hoạt
động phi nông nghiệp. Nhu cầu lao động thường theo thời vụ và
bấp bênh. Các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống rất ít hoặc
quá xa vời. Ngoài ra, hầu như chẳng mấy ai quan tâm tới việc
nghiên cứu nhu cầu của người nông dân nghèo ở các vùng xa
xôi .
Nguồn: ODI. 2002.
1
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, mô hình phát triển các trang trại


nhỏ chiếm ưu thế. Những chương trình phát triển nông thôn trong giai đoạn
này thường áp dụng các chiến lược phát triển cộng đồng, phát triển nông
thôn tổng hợp, phát triển chú trọng đến các nhu cầu cơ bản của con người,
phát triển có sự tham gia của người dân. Có thể diễn tả phát triển nông thôn
chịu ảnh hưởng lớn theo hai thế lực quan trọng là vai trò của Chính phủ và
Thị trường, nói cách khác là theo các mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội. Trong từng giai đoạn khác nhau, các chiến lược phát triển nông thôn
đã chú trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội, và Nhà
nước hay thị trường sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mỗi định hướng.
Cách tiếp cận phát triển nông thôn qua các giai đoạn
Nguồn: ODI. 2002
Những năm 60, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc
phát triển nông thôn, can thiệp mạnh vào thị trường nông thôn, đầu tư theo
quy mô lớn vào kết cấu hạ tầng, công tác nghiên cứu và phát triển công
nghệ mới. Chính trong thời điểm này cuộc cách mạng Xanh đã ra đời. Nhờ
có các giống cây lương thực cao sản sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp,
năng suất lao động nông nghiệp tăng mạnh, giúp nhiều nước đang phát
triển giải quyết được nạn đói. Tuy nhiên, hố sâu ngăn cách giàu nghèo vẫn
còn lớn, chênh lệch mức sống nông thôn và thành thị có xu hướng tăng.
2

1960 1970
1980
1990
HiÖu qu¶
kinh tÕ
HiÖu qu¶
x· héi
Nhµ
n­íc

ThÞ
tr­êng
Những năm 70, để giảm nghèo đói, ưu tiên của ngân sách dành nhiều
cho các mục tiêu xã hội thông qua các chương trình phát triển nông thôn
tổng hợp. Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng, can
thiệp mạnh vào thị trường thông qua các chính sách giá, trợ cấp.
Ưu và nhược điểm của các chiến lược phát triển nông thôn
Chiến lược phát
triển nông thôn
Ưu điểm Nhược điểm
Tập trung hỗ trợ
nông hộ
- Đối tượng phục vụ là các
hộ nghèo
- Đảm bảo an ninh lương
thực
- Giảm nhập khẩu lương
thực
- Gắn với tăng trưởng kinh
tế phi nông nghiệp
- Khó cạnh tranh với các sản phẩm
nhập khẩu được trợ cấp.
- Chỉ tốt cho những hộ gia đình có khả
năng đa dạng hoá sản xuất
- Nhu cầu về đất nông nghiệp tăng vì
không nhận được nhiều lợi ích từ cải
cách ruộng đất.
- Nhiều nông hộ nghèo không có đất
Phát triển sản
xuất quy mô lớn

- Có tiềm năng phát triển
- Tiếp cận được thị trường
lao động
- Có cơ hội tự do hoá thương
mại
- Gắn với tăng trưởng kinh
tế phi nông nghiệp khu vực
nông thôn
- Giảm chi phí cho Nhà nước
- Người nghèo không được quan tâm
- Lợi ích từ việc giảm đói nghèo
không được phân bổ đều
- ít tạo công ăn việc làm cho người
nghèo khi tập trung phát triển các
ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức
- Khó cạnh tranh trên các thị trường có
nhiều đối thủ cạnh tranh được trợ cấp.
- Gây ra những hậu quả về môi trường
và xã hội.
ưu tiên các
hoạt động phi
nông nghiệp
- Có tiềm năng phát triển
- Tiếp cận thị trường lao
động
- Cơ hội tự do hoá thương
mại
- Giảm rủi ro cho các nông
hộ
- Đem lại nhiều lợi ích

- Người nghèo ít được quan tâm
- Có thể không công bằng: người
nghèo có xu hướng được trả lương
thấp hơn
- Chi phí đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng,
dịch vụ công cộng, ….
- Khả năng rủi ro cao
Di dân ra
thành thị
- Chi phí trực tiếp thấp và
theo định hướng thị trường
- Thu nhập từ thành phố rất
quan trọng đối với các hộ gia
đình nghèo
- Bổ sung cho phát triển
nguồn nhân lực.
- Lao động nông thôn có tay nghề
kém, ít vốn.
- Lực lượng lao động như phụ nữ,
người già và trẻ em không được quan
tâm tới.
- Gây ra vấn đề đói nghèo ở khu vực
thành thị: vướng mắc và tốn nhiều tiền
3
- Phục vụ công nghiệp hoá. của.
- Gây ra các vấn đề xã hội và quá tải
đô thị.
Tăng cường bảo
trợ xã hội
- Trực tiếp quan tâm tới

người nghèo.
- Đạo đức tốt
- Gắn với việc tạo thu nhập
ổn định và viện trợ nhân đạo
cho người nghèo
- Tốn kém tiền của
- Chế độ bảo hiểm là vấn đề khó giải
quyết
- Cách chuyển và phân bổ viện trợ rất
phức tạp và tốn kém.
- Tồn đọng những vấn đề về chính trị
và cách thức hoạt động.
- Khó quản lý cho hiệu quả và công
bằng.
Phát triển theo
vùng địa lý
- Cải thiện công tác lập kế
hoạch liên ngành.
- Nâng cao hiệu quả quản lý
- Thông tin nội bộ được sử
dụng cho việc lập kế hoạch
- Khuyến khích các khoản
đầu tư kinh tế và xã hội
- Cần phải phân cấp chính trị
- Cần động lực để tăng trưởng kinh tế
(liệu nông nghiệp có đủ tiềm lực là
yếu tố động lực?)
- Tốn kém vì phải xây dựng cơ sở hạ
tầng, dịch vụ công cộng….
- Yếu kém về nhân lực, dịch vụ ở cơ

sở.
Quản trị và phân
quyền cho cơ sở
- "Lấy ý kiến của dân" là rất
cần thiết để biết được thái độ
của người dân với chính
sách.
- Đem lại những lợi ích
giống như phân quyền
- Quản lý tốt là rất cần thiết
cho mọi chiến lược
- Liên quan đến các vấn đề kinh tế
chính trị phức tạp.
- Cần dựa trên mức độ làm chủ của
người dân, đầu tư thông tin…
- Chi phí cao cho đầu tư nâng cao
nguồn nhân lực.
Phối hợp với các
nhà tài trợ
Tạo điều kiện thuận lợi cho
các chiến lược xóa đói giảm
nghèo của quốc gia và hỗ trợ
về tài chính.
- Các nhà tài trợ theo đuổi những mục
tiêu khác với mục tiêu phát triển nông
thôn.
- Khó phối hợp giữa các nhà tài trợ.
- Khó phối hợp giữa các nhà tài trợ với
quốc gia.
Nguồn: ODI. 2003.

Những năm 80, nhiều nước đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tự do hoá
thị trường, giảm vai trò của Nhà nước, ngân sách hỗ trợ giảm.
Những năm 90, vấn đề xoá đói giảm nghèo và thu nhập ổn định trở
thành các vấn đề thời sự nên các chính sách có phần cân bằng hơn, giữa các
mục tiêu xã hội và kinh tế, giữa vai trò của Nhà nước và thị trường.
4
1. Một số xu hướng phát triển nông thôn
Nhân khẩu
Xét về số liệu tuyệt đối, dân số nông thôn tiếp tục tăng nhưng xét về
tỷ lệ tương đối, dân cư sống tại nông thôn giảm dần. Ước tính đến năm
2020, ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ sinh đẻ thấp cộng với dòng dân di
cư ra thành phố sẽ làm cho dân số sống tại khu vực nông thôn ổn định dần
trong khi đó, tốc độ tăng dân số tại thành thị sẽ cao hơn. Xu hướng trên có
ảnh hưởng khác nhau đến đời sống của khu vực nông thôn. Một mặt, tỷ lệ
sinh đẻ giảm, đời sống có xu hướng khá lên khiến đầu tư và tiêu dùng tăng
ở nông thôn. Mặt khác, dòng dân cư đổ về thành phố đa số đều là những
người trẻ sẽ rút đi lực lượng lao động năng suất cao của khu vực nông thôn.
Ngoài ra, sự hoành hành của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS có thể sẽ làm cho
lực lượng lao động ở nông thôn có xu hướng gồm toàn những người lao
động già hoặc quá trẻ hoặc ốm yếu. Theo kết quả điều tra tại 16 quốc gia,
chủ yếu ở châu Phi, hơn 1/10 số thanh thiếu niên bị mắc bệnh HIV và gây
hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng: bệnh tật, tử vong, giảm nguồn
nhân lực, tăng sự lệ thuộc, làm giảm số trẻ em được cắp sách đến trường và
tạo ra các khía cạnh xã hội khác.
Tỷ trọng dân số nông thôn của một số nước châu á
giai đoạn 1980-2000 (%)
0 20 40 60 80
Th¸i Lan
Malaixia
Ên §é

Trung
Quèc
In®«nªxia
Philipin
2000
1990
1980
Nguồn: FAO. Selected indicators of Asia and Pacific, 1991, 2002
5
Nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng
Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn còn ở
mức cao, chất lượng nguồn nhân lực - biểu hiện thông qua các chỉ số tỷ lệ
tử vong, sức khoẻ, điều kiện vệ sinh đã tăng lên đáng kể. Mối liên hệ giữa
khu vực nông thôn với cả nước về giao thông, điện và điện thoại- đang dần
được cải thiện, mặc dù chủ yếu là được trợ cấp. Tiêu thụ điện ở các nước
đang phát triển những năm 70 và năm 1999 đã tăng gấp 4 lần, qui mô
đường dây điện thoại tăng gấp 7 lần.
Đa dạng hoá thu nhập
Thu nhập trong những ngành sản xuất phi nông nghiệp là yếu tố
chính làm tăng thu nhập khu vực nông thôn. Những kết quả điều tra mới
đây cho thấy, thu nhập ở các ngành sản xuất phi nông nghiệp chiếm 40-
45% mức thu nhập bình quân hộ gia đình ở vùng cận sa mạc Sahara, và 30-
40% ở châu á. Phần lớn thu nhập phi nông nghiệp được tạo ra nhờ thu hẹp
tỷ trọng lực lượng lao động sống tại khu vực nông thôn chứ không phải của
những người di cư ra thành phố gửi về.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn 1970-90, ở các nước đang phát triển, lao động nông
nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 66% xuống khoảng 47% lực lượng lao
động, giảm đáng kể so với mức năm 70. Trong thập kỷ 90, nông nghiệp
đóng góp vào GDP chưa đầy 12% và kim ngạch xuất khẩu là 2%. Sản

lượng ngũ cốc tăng nhưng giá lại có xu hướng giảm. Thay đổi cơ cấu mặt
hàng nông sản tiếp tục phản ánh quá trình phát triển công nghệ mạnh mẽ và
toàn cầu hoá thương mại. Ngày càng có nhiều nông dân thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm và đất đai được sử dụng vào sản xuất còn ít. Hệ thống tiếp
thị ngày càng phát triển, công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh.
Đóng góp của nông nghiệp trong GDP một số nước châu á
6

×