Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu tác dụng điều trị bỏng của chitosan nano bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 50 trang )

B Ộ Y T Ế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ Lự
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIÈU TRỊ
BỎNG CỦA CHITOSAN NANO BẠC
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP Dược sĩ
Người hướng dẫn;
1.ThS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
2. ThS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược lực
rRƯONG ĐH DƯOc H-ĨÀ NỘI
j T H U ' 'yịỆiM
f ^ ã r n 2 0
I Số ĐKCB;

HÀ NỘI-2011
LỜI CẢM OÍN
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm chân
thành tới các cô giáo;
ThS. Đỗ Thị Nguyệt Quế giảng viên bộ môn Dược lực trường Đại học
Dược - Hà Nội
ThS. Nguyễn Thu Hằng giảng viên bộ môn Dược lực trường Đại học
Dược- Hà Nội
Các cô là người đã tận tình hướng dẫn về mặt chuyên môn, bổ sung, đóng
góp ý kiến giúp em hoàn thành khoá luận.
Em xin gửi lời cảm on đến các thầy cô giáo và các anh chị kĩ thuật viên bộ
môn Dược lực đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận
Em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và các thầy cô giáo
giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, đã trang bị cho em những kiến thức khoa
học cần thiết để hoàn thành khoá luận, đồng thời là kiến thức làm người.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị


em đã luôn động viên tinh thần, bên cạnh, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá
luận!
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
Chương 1. TỎNG QUAN
3
1.1. TỔNG QUAN VÈ BỎNG 3
1.1.1. Tình hình mắc bỏng hiện nay 3
1.1.2. Đặc điểm của vết thương bỏng 3
1.1.3. Nhiễm khuẩn vết bỏng 6
1.1.4. Các nhóm thuốc điều trị bỏng 7
1.2. TỔNG QUAN VÈ CHITOSAN NANO BẠC 9
1.2.1. về chitosan 9
1.2.2. Tác dụng kháng khuẩn của bạc và ứng dụng của bạc 13
1.2.3. về chitosan nano bạc 14
Chương 2. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚtJ 16
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Đối tượng nghiên cứú 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của kem chitosan nano bạc in
vitro 17
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của dung dịch chitosan nano bạc trên
mô hình gây phù thực nghiệm bằng carrageenin 19
MỤC LỤC
Trang
2.4.3. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của kem chitosan nano bạc 0,5% trên
bỏng nhiệt thực nghiệm 2 0
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
23
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u 24

3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của kem chitosan nano bạc trên in vitro 24
3.2.Tác dụng chống viêm cấp của dung dịch chitosan nano bạc

25
3.3. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của kem chitosan nano bạc trên bỏng nhiệt
thực nghiệm 26
3.3.1. Kết quả đánh giả đại thể 26
3.3.2. Xét nghiệm vỉ khuẩn và nấm tại bề mặt vết bỏng

30
3.3.3. Diễn biến cẩu trúc vi thể tại bết bỏng 32
Chương 4. BÀN LUẬN 34
4.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của kem chitosan nano bạc in vitro

34
4.2. Tác dụng chống viêm cấp của dung dịch chitosan nano bạc 34
4.3. Tác dụng điều trị tại chỗ vết bỏng của kem chitosan nano bạc

35
4.4. Tác dụng của kem chitosan nano bạc lên quá trình liền vết thương bỏng

37
KẾT LUẬN

39
KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN
ARNn,

Csa
IL- 8
NBS
ChấtP
VK
VB
APCCS
8* lecs
: acid T - deoxyribonucleic
; acid Ribonucleic messenger
: complement 5a
: interleukin 8
: nguyên bào sợi
; chất dẫn truyền thần kinh, gây đau
: vi khuẩn
: vết bỏng
: 4* Asia Pacific Chitin $ Chitosan Symposium,Yamaguchi, Japan,
September 21-23, 2000
: s**" International Chitin $ Chitosan Conference, Yamaguchi, Japan,
September 21-23, 2000
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại bỏng 4
Bảng 3.1. Đường kính vòng vô khuẩn của các mẫu đối với các loài VK (mm) 24
Bảng 3.2. Đưòng kính vòng vô khuẩn của các mẫu đối với các loài vi nấm

24
Bảng 3.3. Tác dụng chống viêm cấp của chitosan nano bạc
25
Bảng 3.4. Diễn biến đại thể tại vết bỏng 27

Bảng 3.5. Tỷ lệ thu hẹp diện tích VB so với diện tích ban đầu

30
Bảng 3.6. Tổng số lượng VK và tỷ lệ % các loài VK tại vết bỏng

30
Bảng 3.7. Số lượng VK/cm^ bề mặt VB ở các lô 31
Bảng 3.8. Cấu trúc vi thể trước khi dùng thuốc 31
Bảng 3.9. Cấu trúc vi thể sau 26 ngày dùng thuốc 31
Hình 1.1. Cấu trúc sinh lý của d a 4
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của chitin 10
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của chitosan 10
Hình 3.1. vết bỏng trước và sau 26 ngày bôi chitosan nano bạc 29
Hình 3.2. v ết bỏng trước và sau 26 ngày bôi tá dược

29
Hình 3.3. vết bỏng trước và sau 26 ngày bôi Sulfadiazin bạc 29
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ
Bỏng là tai nạn thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều dạng năng lượng đã được sử
dụng, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tai nạn bỏng tăng lên. Tỷ lệ
bỏng chiếm khoảng 5-10% trong các chấn thương ngoại khoa [19], đứng hàng thứ 3
trong các chấn thương nói chung [3]. Bỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng lao
độns, thẩm mỹ, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị hợp lý. Trường hợp
bỏng sâu, ở diện rộng thường có nhiều diễn biến bệnh lý và biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bỏng thường dài ngày, chi phí tốn kém. Thuốc dùng trong điều trị bỏng
có nhiều loại. Những thuốc dùng theo đường uống là các dung dịch bù chất điện
giải, kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây,

đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn (VK) gây nhiễm khuẩn vết bỏng (VB) kháng lại
với các kháng sinh thông thường. Vì vậy việc dùng thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng
được khuyến khích để giảm tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn [14].
Điều trị tại chỗ vết thương bỏng nhằm loại bỏ mô hoại tử, chống nhiễm khuẩn,
tạo điều kiện thuận lợi để mô hạt phát triển và hoàn thành quá trình biểu mô hoá ở
bỏng nông hoặc để ghép da phủ kín mô hạt ở bỏng sâu.
Hiện nay thuốc bôi tại chỗ sử dụng trong điều trị bỏng ở nước ta giá thành còn
tưong đối cao, đặc biệt các thuốc này còn một số nhược điểm như gây đau, xót, chỉ
sử dụng được trong những trường hợp nhất định và hiệu lực điều trị không cao. Vì
vậy, việc nghiên cứu tìm thuốc mới trong nước có nguồn nguyên liệu sẵn, giá rẻ, tác
dụng điều trị tại chỗ vết thương bỏng ngày càng tốt là vấn đề cần quan tâm.
Trong những năm gần đây, “công nghệ nano” là lĩnh vực công nghệ tiên tiến đã
được áp dụng trên thế giới, bước đàu đem lại những ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt,
ứng dụng công nghệ nano vào y-dược đã mang đến nhiều hứa hẹn trong việc nâng
cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh. Trên cơ sở đó, Viện Hoá học Việt Nam đã
sản xuất chitosan nano bạc.
Để đánh giá tác dụng điều trị bệnh của chitosan nano bạc, trong khoá luận
này chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu tác dụng điều trị bỏng của chitosan nano
bạc” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm của kem chitosan nano bạc
ìn vitro.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của dung dịch chitosan nano bạc.
3. Đánh giá tác dụng điều trị tại chỗ của kem chitosan nano bạc trên bỏng
nhiệt thực nghiệm.
Chương 1. TỎNG QUAN
1.1. TỎNG QUAN VÈ BỎNG
1.1.1. Tình hình mắc bỏng hiện nay
Bỏng là chấn thương thường gặp, có thể xảy ra với từng người đôi khi có thể
xảy ra với nhiều người, ở Hoa kỳ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng, ở
Pháp khoảns: 200.000-300.000 và ở Anh con số này khoảng 140.000 người [20].

ở Việt Nam, bỏng chiếm từ 5%-10% các chấn thưoTig ngoại khoa. Trong
nghiên cứu về tình hình bỏng ở Việt Nam trong 5 năm, 2005- 2009, của Nguyễn
Viết Lượng và Lương Ngọc Khuê thực hiện tại Viện Bỏng Quốc gia cho thấy, hàng
năm số bệnh nhân bỏng trung bình ở Việt Nam ước tính khoảng 791.000 người,
chiếm gần 1% dân số nước ta. Trong đó trẻ em chiếm khoảng 54%. Tuy nhiên, trên
thực tế số nạn nhân bỏng được điều trị tại các cơ sở y tế công lập từ tuyến huyện trở
lên chỉ chiếm gần 50% số người bị bỏng [10].
1.1.2. Đặc điểm của vết thương bỏng
Bỏng có thể do nhiều loại tác nhân khác nhau như bỏng do sức nhiệt gồm hai
loại, sức nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy) và bỏng do sức nhiệt ướt
(nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi 180^c, hơi nước nóng 90-92®C), do hoá
chất, do các tia vật lý (hồng ngoại, tử ngoại, rơnghen, tia phóng xạ như tia p, gama).
Trong đó, bỏng da do nhiệt hay gặp nhất 84%-94% [18], [20]. Bỏng da do nhiệt khô
thường gặp ở người lớn, bỏng da do nhiệt ướt thường gặp ở trẻ nhỏ hơn [1 0 ],
1.1.2.1. Mức độ bỏng
Khi tế bào bị nóng do sức nhiệt sẽ xuất hiện các tổn thương, ở nhiệt độ 44”-
45®c sự sống của tế bị đe doạ. Nhiệt độ cao hơn sẽ gây tổn thương tế bào. Tuỳ
thuộc vào nhiệt độ, thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bỏng và diện tích tiếp xúc,
tổn thương bỏng có thể chia thành hai nhóm chính là bỏng nông và bỏng sâu. Độ
sâu bỏng cũng được phân làm 5 mức [19]. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Phân loại bỏng
Bỏng nông
Bỏng sâu
ĐỘI
Độ II
Độ III
Độ IV Độ V
Bỏng chân bì
Viêm
cấp đỏ

da do
bỏng
Bỏng
biểu bì,
lớp đáy
còn
Nông
Tổn thưomg lớp
nhú (ứiân và
nang lông, tuyến
mồ hôi còn)
Sâu
Tổn thưomg lớp
lưới (phần sâu
tuyến mồ hôi còn)
Bỏng
toàn bộ
các lớp
da
Bỏng da
và các
lớp dưới
da
Cách phân loại này đang được áp dụng ở nhiều cơ sở điều trị bỏng ở nước ta
[18], [20]. Trong thực tế, chẩn đoán độ sâu của bỏng ngay tìr đầu rất khó chính xác.
Vì vậy, phải tiếp tục tìieo dõi và đánh giá lại nhiều lần ừong quá ừình điều trị.
Cấu tnic da:
lÓRg
tuyén
Kầố hói

dẩy thin kinh * ị
nu ch m iu
luyén bi
Rhồn
ning
lõns
đẩu múc thẩn kinh
Iđp- íy :ừng
^ ' b icu bi
chán bì
' 1 ha b i
mạch bach
huvé t
nangt lõng
Hình 1.1: cấu trúc sinh lý của da
1.1.2.2, Quá trình liền vết thương bỏng: là quá trình sinh học phức tạp, gồm 3
giai đoạn chồng gối lên nhau là giai đoạn viêm cấp, giai đoạn tăng sinh sửa chữa vết
thương và giai đoạn hình thành sẹo [6 ].
Giai đoạn viêm cấp
Đặc trưng của giai đoạn này là các hiện tượng viêm cấp, xuất tiết, viêm
nhiễm khuẩn có mủ, rụng hoại tử, hoạt hoá tiểu cầu và hệ thống đông máu. Khi bị
tác động bởi nhiệt, thành các vi mạch bị tổn thương, đồng thời mô tế bào bị tổn
thưong tiết ra các chất gây giãn mạch (như prostaglandin, histamin, leucotrien )
gây thoát dịch qua thành vi mạch vào khoảng kẽ và hình thành dịch ri viêm. Dịch
này còn chứa các chất trung gian gây viêm, gây đau (chất p, prostaglandin Ei). Tiểu
cầu được kích hoạt hình thành lưới fibrin không tan, đóng vai trò là khuôn cho
nguyên bào sợi (NBS) di chuyển vào vùng tổn thương. Các tế bào tham gia vào quá
trình viêm như bạch cầu đa nhân trung tính, làm nhiệm vụ thực bào, dọn sạch các
mô hoại tử. Đại thực bào có chức năng thực bào và điều hoà chức năng của các tế
bào khác trong quá trình liền vết thương. Lympho bào có vai trò quan trọng trong

quá trình sửa chữa phục hồi, do chúng tiết ra nhiều loại lymphokin điều hoà các
bước cơ bản trong quá trình liền vết thương.
Giai đoạn tăng sinh
Đặc trưng bởi sự tăng sinh mạch máu, hình thành mô mới. Quá trình này
diễn ra sau giai đoạn viêm cấp. Sự hình thành quai mao mạch từ các tế bào nội mô
còn sót lại, cùng thời gian đó các chất nền ngoại bào được hình thành. Chất nền này
gồm 5 yếu tố chính: collagen, màng đáy, glucoprotein cấu trúc, sợi đàn hồi và
proteoglycan (chủ yếu được tạo thành do NBS). Tỷ lệ tăng sinh các đại thực bào và
NBS là sự phản ánh của sức đề kháng và khả năng tái tạo thuận lợi của vết thương.
Khối liên kết tân mạch với chất nền ngoại bào được gọi là mô hạt. Mô hạt
bản chất là tổ chức liên kết non và các mạch máu tân tạo. Mô hạt đẹp: nền sạch,
màu hồng bóng, đỏ tươi, biểu mô hoá từ mép. Mô hạt xấu là mô hạt phù nề, xuất
huyết, xơ hoá, hoại tử. Hiện tượng biểu mô hoá từ các tế bào biểu mô của lớp biểu
bì tăng sinh sẽ lan phủ, che kín diện tích mô hạt và vết bỏng hình thành sẹo. Nếu mô
hạt không được che phủ bởi lớp biểu mô thì việc tiến triển liền sẹo của vết thương
sẽ không thuận lợi, kéo dài, mô hạt sẽ già, trở thành một khối xơ chắc (fibrocyte),
các quai mạch máu giảm dần, các sợi collagen xơ hoá.
Giai đoạn sửa chữa vết thương, hình thành sẹo
Là giai đoạn dài nhất của quá trình liền vết thương. Việc tạo mô liên kết tại
vết thương được điều hoà bằng việc tạo ra collagen mới do NBS thực hiện và phá
huỷ collagen do enzyme collagenase thực hiện để đảm bảo sẹo da bền chắc. Nếu
mất cân bằng trong tái lập collagen sẽ dẫn đến sẹo không bình thường như sẹo lồi,
sẹo phì đại [20]. Dựa trên những hiện tượng đó, ta có thể sử dụng một số phưong
pháp để đánh giá quá trình phục hồi của vết thương như nhận xét đại thể (sự thu hẹp
diện tích vết bỏng, tình trạng của vết bỏng; tiết dịch, loét hay khô), sự mọc mô hạt
[18].
1.1.3. Nhiễm khuẩn vết bỏng
Nhiễm khuẩn là biển chứng chủ yếu tại vết bỏng và làm chậm quá trình liền
vết thương. Diễn biến của vết bỏng thường liên quan trực tiếp đến sự có mặt của các
loài vi khuẩn và số lượng của chúng [5]. Khi số lượng vi khuẩn tại vết bỏng nhiều,

sức chống đỡ của cơ thể kém, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nhiễm
khuẩn huyết và nhiễm khuẩn toàn thân.
Tại vết bỏng, do mất hàng rào da bảo vệ nên vi khuẩn trên da và vi khuẩn từ
môi trường xung quanh có thể dễ dàng xâm nhập vào vết thương. Mô hoại tử tan rữa
là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Các nội độc tố vi khuẩn gây
rối loạn chức phận của các cơ quan, gây bít tắc vi mạch, dịch bỏng ứ đọng làm kháng
thể và kháng sinh không tới được mô bị bỏng cũng là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển. Đặc biệt tình trạng suy giảm miễn dịch sau bỏng, hoại tử bỏng, các
tự kháng thể ở người bị bỏng, nội độc tố vi khuẩn làm giảm sức chống đỡ của cơ thể,
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn bỏng phát triển và lan rộng, gây hậu quả
nặng nề [5].
Ba loài vi khuẩn chủ yếu thường gây nhiễm khuẩn bỏng là S.aureus,
p.aeruginosa và E.coli. Trong đó S.aureus là tác nhân gây nhiễm khuẩn bỏng hay
gặp nhất. Những ngày đầu bị bỏng, cầu khuẩn chiếm ưu thế, trong đó gặp chủ yếu là
S.aureus (90%-100%) [20], [27]. Khi vết bỏng có hoại tử ướt, viêm mủ tan rữa, trực
khuẩn Gr (-) chiểm ưu thế [12]. Khi vết bỏng có mô hạt đỏ và sạch thì cầu khuẩn Gr
(+) chiếm ưu thế.
Để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn bỏng, có thể xác định loài vi khuẩn và số
lượng vi khuẩn/cm^ diện tích bỏng.
Theo dõi sự xâm nhập của vi khuẩn theo chiều sâu ta có thể thấy trong 3 giờ
đầu vi khuẩn có trên bề mặt vết bỏng. Vào giờ thứ 9 chúng phát triển ở các nang
lông. Sau 1 -2 ngày vi khuẩn sinh trưỏmg tại lớp hạ bì. Ngày thứ 4, chúng có thể xâm
nhập tới lớp cân nông dưới da. Tuỳ số lượng vi khuẩn, tính chất hoại tử bỏng, phản
ứng của cơ thể và cách chữa trị mà vi khuẩn chỉ tồn tại ở vết bỏng hoặc xâm nhập
sâu vào máu và toàn thân.
1.1.4. Các nhóm thuốc điều trị bỏng
Hiện nay có các nhóm thuốc điều trị bỏng như sau:
> Nhóm dịch truyền nhằm bù chất điện giải, được dùng trong trường hợp bỏng
sâu, diện rộng.
> Nhóm thuốc kháng sinh, dùng khi nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân.

> Nhóm thuốc điều trị tại chỗ vết thương bỏng.
> Nhóm thuốc điều trị bỏng theo kinh nghiệm dân gian.
Tổn thương bỏng là nguồn gốc của mọi rối loạn bệnh lý trong bệnh bỏng.
Dùng thuốc điều trị tại chỗ vết thương bỏng nhằm hạn chế hoặc cắt bỏ yếu tố bệnh
lý này. Hơn nữa, việc sử dụng các hoá chất, kháng sinh kéo dài đã xuất hiện hiện
tượng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy dùng thuốc điều trị tại chỗ
vết bỏng có một vị trí rất quan trọng. Nhóm thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng gồm các
thuốc sau:
^ Thuốc làm rụng hoại tử
Giúp loại trừ nhanh mô hoại tử, hạn chế nhiễm khuẩn. Nhóm này gồm các
enzyme tiêu huỷ protein. Các enzyme có nguồn gốc từ động vật (như pepsin,
Chymotripsin), từ thực vật (như men paparin từ mủ quả đu đủ), từ vi sinh vật (như
streptokinase).
4 Thuốc kháng khuẩn, sát khuẩn
Yêu cầu của một thuốc kháng khuẩn sử dụng trong điều trị bỏng là phải có
tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết bỏng với tỷ lệ kháng thuốc thấp,
không hoặc ít gây hoại tử mô lành và tế bào lành, không hoặc ít tác dụng không
mong muốn, có khả năng thấm sâu vào các mô.
Nhóm này gồm các thuốc điển hình như: mỡ mudaxin, acid boric, bạc nitrat.
Mỡ mudaxin là thuốc mỡ màu nâu đen được nấu từ lá của cây sến. Mudaxin
được nghiên cứu bào chế từ năm 1990-1995 (Lê Thế Trung, Nguyễn Liêm, Trần
Xuân Vận). Đây là thuốc chữa nhiễm khuẩn vết bỏng có hiệu quả với
S.aureus,
p.aeruginosa và E.coli. Thuốc còn có tác dụng kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông
và tạo mô hạt ở bỏng sâu, thuốc có tác dụng tốt với bỏng vôi. Nhược điểm là gây
đau cho bệnh nhân, làm đen vải trải và tạo thành vảy mỏng gây trở ngại một phần
cho chẩn đoán độ sâu bỏng [17].
Acid boric là acid yếu, chỉ được dùng cho trường họp bỏng nhiễm trực khuẩn
mủ xanh hoặc bỏng do vôi tôi nóng và diện tích bỏng nhỏ hơn 1 0 % diện tích cơ thể.
Bạc nitrat chỉ dùng với bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh và diện tích bỏng

nhỏ hơn 1 0 % diện tích cơ thể.
'ế Thuốc kích thích tái tạo vết bỏng
Kích thích biểu mô, tái tạo mô hạt. Trong nhỏm thuốc này có nhiều loại
thuốc như: các thuốc mỡ (dầu gan cá thu, dầu gấc có chưa các vitamin A, D), thuốc
mỡ chế từ rau má, thuốc kem nghệ.
^ Thuốc iàm se khô, tạo màng che phủ
Thành phần của thuốc có tannin tác dụng làm đông dịch vết thương, kết tủa
protein, liên kết các tơ collagen tạo thành màng. Một số thuốc nam có tác dụng làm se
khô và tạo màng thuốc như cao đặc lá sim, cao lá tràm, chè dây. Đặc biệt thuốc bỏng
chế từ vỏ cây xoan trà (B76) là thuốc được nghiên cứu và sử dụng nhiều ở nước ta.
Thuốc có nhược điểm là gây đau, xót trong 15-30 phút sau phun thuốc và không dùng
được với bỏng sâu, bỏng đã nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm nặng, bỏng do kiềm.
Hiện nay, tại Việt Nam sulfadiazine bạc 1% (biệt dược Silvadene) dạng kem
1% của hãng Marion (Mỹ) đang được dùng khá phổ biến. Nó là sự kết hợp của ion
bạc với sulfadiazine, được sản xuất từ năm 1960 dưới dạng cream 1%, có phổ
kháng khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn như
s.
aureus, E.coli,
p.
aeruginosa và
nấm Candida. Thuốc có nhược điểm là ít thấm sâu vào mô hoại tử nên khó kiểm
soát được nhiễm khuẩn ở vểt bỏng sâu [1 2 ], hơn nữa do dùng phổ biến và kéo dài
nên đã có thông báo về hiện tượng nhòn thuốc của một số vi khuẩn với loại thuốc
này [14], [18], [19]. ở vết bỏng thuốc có thể tách làm 2 pha, bạc và sulfadiazine
phần bạc có thể tích luỹ ở gan, thận, niêm mạc gây nhiễm độc [14], [19].
1.2. TỎNG QUAN VÈ CHITOSAN NANO BẠC.
1.2.1. về chitosan
Chitosan là dẫn xuất deacetyl hoá của chitin - một polysaccarid có nhiều thứ
2 trên thế giới (sau cellulose). Chitin có nhiều trong vỏ các loài giáp xác, tôm, tảo.
Những năm gần đây, chitin và dẫn xuất của nó được chú ý đặc biệt vì có ứng dụng

trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xử lý nước thải và y dược.
Tên hoá học của chitin: Poly-ß (1-^4) N-acetyl-D-glucosanin
Hay Poly-ß (l-^4)-2-acetamid-2-desoxy-D-glucose
Tên hoá học của chitosan: Poly-ß (1—»4)D-glucosamin
Hay Poly-ß (1 -^4)-2-amino-2-desoxy-D-glucosam
10
CHjOH
-0
'OH
\ \
H^COCHN
CH2OH
\ N — f
_H,COCHN
CH2OH
\
/
oOH
\J
/OH \
o
NHCOCH,
Chitin
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của chỉtin
CH2OH
0
OT2OH CBjOH
\
MH2
Chiíosaa

o OH
/OH ^
sLy
NH,
ỉỉình 1.3. Công thức cấu tạo của chỉtosan
*4 về công thức cẩu tạo và tính chất hoá học:
Chitin và chitosan chỉ khác nhau một nhóm chức ở C2. ở chitin là nhóm
acetyl, ở chitosan là nhóm amin. Thực tế trong mạch đại phân tử polysaccarid, các
phân tử chitin và chitosan thường đan xen lẫn nhau. Chitin trong tự nhiên có độ
acetyl hoá là 10% (độ acetyl hoá là tỉ lệ mắt xích chitosan trên chitin). Nếu độ
acetyl hoá <50% gọi là chitin, >50% gọi là chitosan [21], [23].
Tuy chỉ khác nhau một nhóm chức, nhưng tính chất hoá học của chúng rất
khác nhau. Chitin có cấu trúc bền vững, không tan trong dung môi thông thưòng
nên ứng dụng hạn chế. Thường được coi là nguyên liệu ban đầu để tổng hợp các
dẫn xuất. Chitosan dễ hoà tan trong dung dịch acid loãng, tạo thành dung dịch keo
trong suốt. Chitosan là một cationic (do có mặt nhóm amin) nên phản ứng hoá học
11
với các anionic, bám dính tốt các bề mặt tích điện âm, có thể tạo phức với nhiều ion
kim loại [21], [30]. Vì vậy chitosan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
đặc biệt trong ngành y tế [2 1 ], [30].
'4 Quy trình sản xuất chitosan
Chitosan thu được bàng phản ứng deacetyl hoá chitin, biến đổi nhóm N-
acetyl thành nhóm amin ở vị trí C2. Quá trình deacetyl hoá chitin thành chitosan
được thực biện bằng cách đun chitin trong dung dịch NaOH đặc, ở nhiệt độ 90-
lOO^C, trong 2-4giờ, sau đó rửa sạch và sấy khô.
4 Hoạt tính sinh học của chỉtosan
Chitosan có khả năng hoà hợp và tự phân huỷ sinh học, có tác dụng kháng
khuẩn, kháng nấm, kích thích tăng sinh tế bào, tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích
sản sinh bạch cầu, giảm Cholesterol máu [11], [23]. Chitosan được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực như trong nông nghiệp, dùng để kích thích tăng trưởng cây trồng,

chống nấm gây bệnh cho cây và bảo quản thực phẩm. Trong công nghiệp giấy, dệt,
in, mỹ phẩm, xử lý nước thải, lọc nước sinh hoạt. Năm 1983 cơ quan quản lý thuốc
và thực phẩm Mỹ (FDA-Food and Drug Administration) đã chấp nhận dùng
chitosan làm chất phụ gia trong thực phẩm và dược phẩm, w.paul và cộng sự đã có
bài tổng quan về “Chitosan, chất mang gắn thuốc của thế kỷ 21” trong đó có tổng
kết những áp dụng y sinh của chitosan như màng băng vết thương, thuốc kiểm soát
liều giải phóng.
•4 Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan
Hiệu quả kháng khuẩn phụ thuộc vào nồng độ và trọng lượng phân tử của
chitin/chitosan. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan với nhiều mức
phân tử lượng trung bình khác nhau, trong đó chitosan có phân tử lượng trung bình
từ 100.000-300.000 có tác dụng kháng khuẩn cao nhất [23]. Tác dụng kháng khuẩn
của chitosan đã rõ, tuy nhiên cơ chế tác dụng của chitosan đối với vi khuẩn như thế
nào? Nhiều tác giả đã nghiên cứu, theo Fereidoon Shahidi, thu thập từ 143 tài liệu
tham khảo, cơ chế kháng khuẩn chính xác của chitosan chưa được hoàn toàn biết rõ,
nhưng một số cơ chế đã được đề xuất như [2 1 ]:
12
- Do tương tác giữa phân tử chitosan tích điện (+) với màng vi khuẩn tích điện (-)
làm các protein và các thành phần khác bên trong tế bào vi khuẩn có thể thoát ra
ngoài.
- Chitosan tác động như “chelat” gắn chọn lọc với một số yếu tố vi lượng, từ
đó ức chế sự sản xuất độc tố và tăng trưỏTig của vi khuẩn.
- Chitosan tác động như chất gắn nước, ức chế hoạt động của các enzyme khác
nhau của vi khuẩn.
- Chitosan kết hợp với AND, ức chế tổng họp ARNm, ảnh hưởng đến tổng họp
protein của vi khuẩn.
^ Tác dụng chống viêm của chitosan
Theo nghiên cứu của một số tác giả, trong giai đoạn sớm của quá trình liền
vết thương, chitosan có tác dụng hoạt hoá bổ thể, làm tăng lượng C5a trong máu,
đồng thời kích thích NBS sản xuất ra IL-8 . C5a và IL- 8 là những chất hoá ứng động

bạch cầu mạnh, tăng cường sự thâm nhiễm của các tế bào viêm vào vị trí tổn thương
[6 ]. Tăng C5a còn làm tăng tính thấm thành mạch, gây phù nề tại 0 viêm, từ đó có
thể gây ra nhiều rối loạn tiếp theo trong quá trình viêm [6 ]. Minami s. và cộng sự
(1998) đã nhận xét rằng, mặc dầu chitosan có những đặc tính của một chất gây viêm
(gây hoá ứng động bạch cầu vào ổ viêm, tăng tính thấm thành mạch) nhưng lại
không thấy biểu hiện các triệu chứng kinh điển của viêm khi dùng chitosan. Tác giả
đã cho rằng chitosan không chỉ là một tác nhân gây viêm, mà còn có tác dụng chống
viêm [29]. Anne Denuziere (1998) dùng màng chitosan phủ lên vết thương ở chuột
cống, bên dưới vết thương được tiêm caưageenin, ở nhóm dùng chitosan, diện tích
vết thương giảm nhanh hơn nhóm chứng, không thấy phản ứng viêm bất thưòng nào
cũng như độc tính toàn thân [24]. Yoshiko A. và cộng sự (1997) cũng cho thấy,
chiotsan và dẫn xuất của nó có tác dụng chống viêm [33]. Vũ Trọng Tiến (2002),
dùng kem chitosan 2% và màng chitosan điều trị cho 150 bệnh nhân bỏng, kết quả
cho thấy, phản ứng viêm nề giảm nhanh, đồng thời, thuốc không gây đau, gây xót
cho người bệnh. Đây là một ưu điểm của chitosan khi so sánh với một số thuốc
chữa bỏng từ nguồn nguyên liệu trong nước [16]. Theo tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Thanh
(2003) dùng mô hình gây phù thực nghiệm bằng carrageenin, chitosan với liều
lOOmg/kg tiêm dưới đa đã ức chế được phản ứng phù chân chuột là 42,6%- 48,99%.
Điều đó cho thấy, chitosan có tác dụng chống viêm cấp [11].
1.2.2. Tác dụng kháng khuẩn của bạc và ứng dụng của bạc
Bạc và các sản phẩm chứa bạc đã được sử dụng từ thời cổ Hylạp để làm sạch
nguồn nước, bảo quản các loại dung dịch, dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm
trùng. Cho đến nay, cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vẫn dùng bạc làm
vật liệu tinh khiết nước. Năm 1929, dung dịch muối bạc đã được FDA chấp nhận
cho sử dụng làm chất kháng khuẩn. Bạc ít độc với tổ chức và không gây đau khi sử
dụng. Một đặc tính rất quan trọng của bạc là cho tới nay chưa thấy có bằng chứng
nào về sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với ion bạc, điều mà vẫn thường thấy ở các
kháng sinh. Các sản phẩm chứa bạc đã được sản xuất và đã được sử dụng rộng rãi
trên lâm sàng như: bạc dạng keo (colloidal silver, 1940), protein bạc, muối bạc (sử
dụng trong bỏng 1960), hỗn hợp sulfadiazine bạc 1% (1968).

Cơ chế kháng khuẩn của bạc hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Một trong sổ đó là
thuyết “oligodynamic effect” do Swiss KW Nageli phát hiện năm 1893. Theo thuyết
này, tính kháng khuẩn do ion bạc (muối bạc) hoặc bạc bị oxy hoá thành Ag^. lon
Ag"^ tạo liên kết mạnh với những họp chất (thức ăn của vi khuẩn), làm vi khuẩn
thiếu năng lượng cần thiết, dẫn đến mất hoạt tính và dần sẽ chết. Các vi khuẩn
Gr(+), Gr (-) có thể đều chịu tác dụng của bạc theo cơ chế này. Có giả thuyết cho
rằng, ion Ag^ mang điện tích dương, liên kết với màng vi khuẩn mang điện tích âm
và làm mất hoạt tính của enzym bằng cách phản ứng với nhóm thiol (SH),
phosphate và imidazole của enzyme làm suy yếu hoạt tính của các enzyme lactate
dehydrogenase và gluthione peroxydase.
14
1.2.3. về chitosan nano bạc
1.2.3.1. Đặc điểm và phương pháp tổng hợp
4- Đặc điểm:
ở khoảng nửa thế kỷ trước, khái niệm nano thực sự là một vấn đề mang
nhiều sự hoài nghi về tính khả thi, nhưng trong thời đại ngày nay công nghệ nano đã
trở thành một vấn đề thời sự và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đối
tượng của ngành công nghệ nano là những vật liệu có kích cỡ nanomet (10'^m). Với
kích thước nhỏ như vậy, vật liệu nano có những tính chất mà những vật liệu có kích
thước lÓTi hơn không thể có được như: độ bền cơ học cao, hoạt tính xúc tác cao, các
tính chất điện quang nổi trội. Các vật liệu nano cũng đã được ứng dụng trong y-
dược để chẩn đoán, điều trị, tăng cường sức khoẻ [8 ].
Nano bạc là các hạt bạc ở kích thước nano, bạc kim loại có khả năng diệt
khuẩn rất tốt, đặc biệt ở cấu trúc nano do hiệu ứng kích thước đã làm cho khả năng
diệt khuẩn của bạc nano tăng một cách đáng kể [15]. Nhược điểm của các sản phẩm
chứa bạc có kích thước lớn là gây kích ứng, ít nhiều gây phản ứng có hại với tổ
chức cơ thể, phải thay băng thường xuyên để bổ sung bạc (do bị phá huỷ hoặc mất
tác dụng khi sử dụng trong 1 2 giờ đối với sulfadiazine bạc 1 % và 2 giờ đối với
AgNOs). Hơn nữa, các màng giả tạo ra trên bề mặt vết thương gây khó khăn cho
theo dõi diễn biến vết bỏng và cần phải loại bỏ trước khi bôi thuốc mới có tác dụng.

Chitosan nano bạc khắc phục được những nhược điểm trên.
•é- Phưcmg pháp tổng hợp chitosan nano bạc
Có nhiều phương pháp điều chế chitosan nano bạc, nhưng phương pháp khử
hóa học dung dịch muối kim loại thành kim loại (với tác nhân khử như NaBH4, acid
citric) là phổ biến và ít rủi ro nhất [4]. Tuy nhiên, cần có thêm các chất ổn định và
phân tán đồng đều (chitosan, poly vinyl pyrolidon, poly vinyl ancohol) do các tiểu
phân có khuynh hướng kết tụ lại thành từng đám. Phưong pháp sử dụng chitosan làm
chất ổn định có nhiều ưu điểm hơn các phưong pháp khác như: tạo được nano bạc ổn
định, chế phẩm dễ hoà họp sinh học, không độc, nguyên liệu sẵn
15
Phương pháp tổng họp chitosan nano bạc khá đơn giản. Hạt nano bạc thu được
nhờ khử hoá ion bạc tạo thành hạt nano bạc hoá trị không, tác nhân khử là NaBH4,
chất ổn định là chitosan [25], [26]. Điều chế chitosan nano bạc cụ thể như sau:
- Cho 2ml dung dịch AgNOs với nồng độ ImM, 5mM, lOmM vào lần lượt
4ml dung dịch chitosan (nồng độ 2mg/ml).
- Khuấy trộn bằng máy khuấy từ hoặc siêu âm ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Cho dung dịch NaBH4 vào, tiếp tục khuấy trong 2 giờ. Sản phẩm để ở nhiệt
độ phòng.
Đe quá trình khử xảy ra hoàn toàn thì nồng độ NaBH4 cần nhiều gấp 10 lần
nồng độ ion Ag"^.
1.2.3.2. Tính chất của chitosan nano bạc
Ngoài những tính chất chung của vật liệu nano như tính dẫn điện, tính chất
từ, hoạt tính xúc tác [13]. Chitosan nano bạc còn có tính kháng khuẩn mạnh [4].
Hơn nữa chitosan nano bạc còn có khả năng phân huỷ sinh học, do bị phân huỷ
trong tự nhiên dưới tác động của vi sinh vật [28], điều này có ý nghĩa trong việc
điều trị như không gây kích ứng da khi dùng thuốc, không cần thay băng thường
xuyên như các loại băng điều trị bỏng khác.
^ Cơ chế kháng khuẩn của chỉtosan nano bạc
Chitosan nano bạc được tạo nên từ chitosan và hạt bạc có kích thước nano.
Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc; sự phát triển của công nghệ nano có thể

tạo ra các ion bạc Ag"^, Ag*^ một dạng bạc tinh thể trong đó có dạng tinh thể nano.
Sản phẩm loại này, khi sử dụng sẽ giải phóng từ từ ion bạc ra vết thương, vết bỏng,
duy trì tác dụng lâu hơn và không bị bất hoạt nhanh chóng bởi các dịch thể, các gốc
hữu cơ trong thành phần vết bỏng so với các sản phẩm có bạc ở kích thước lớn hon.
Hoạt tính kháng khuẩn của nano bạc cao gấp 20-60 lần ion bạc. Hơn nữa, các sản
phẩm có chứa nano bạc khi sử dụng chỉ có một lượng rất nhỏ bạc được hấp thu,
không gây ngộ độc đối với cơ thể [15].
16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
2.1.1. Thuốc nghiên cứu
Kem chitosan nano bạc 0,1%; 0,3%; 0,5% do phòng Polyne thiên nhiên, viện
Hoá Học, viện Khoa Học công nghệ Việt Nam cung cấp. Kem chitosan
nano bạc có thành phần gồm chitosan nano bạc và tá dược làm kem: vaselin,
lanolin, glycerin, propylene glycon (PG).
Dung dịch chitosan nano bạc với các nồng độ 0,1; 0,3%
2.1.2. Dụng cụ, hoả chất nghiên cứu
Dụng cụ gây bỏng thực nghiệm bằng kim loại, do Học viện Quân y cung cấp.
Máy đo độ phù chân chuột (phù kế Plethysmometer) do hãng LETiCA sản xuất.
Sulfadiazin bạc (biệt dược Silvadene) dạng kem 1% của hãng Marion
(Mỹ) (SSD).
Dung dịch diclofenac 2,5% (biệt dược Voltaren) do công ty Novartis
Farmacéutica, s.A- Spain sản xuất.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đảnh giá tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm in vitro của kem chitosan nano
bạc.
- Đảnh giá tác dụng chổng viêm cấp của dung dịch chitosan nano bạc.
- Đảnh giá tác dụng điều trị tại chỗ của kem chitosan nano bạc trên bỏng
nhiệt thực nghiêm.
2.3. Đối tượng nghiên cứu

Động vật thực nghiệm sử dụng gồm:
Chuột cống trắng, cả hai giổng đực và cái khoẻ mạnh, lông mượt, trọng
lượng 180-200g. Được cung cấp bởi Học viện Quân y và được cho ăn thức ăn
chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Thỏ trưỏfng thành, cả hai giống đực và cái khoẻ mạnh, trọng lượng 2,0-
2,5kg. Được cung cấp bởi trung tâm chăn nuôi của Viện Kiểm nghiệm, được cho ăn
cà rốt và thức ăn dành riêng cho thỏ.
17
Động vật được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống tại phòng
thí nghiệm bộ môn Dược lực 5 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian
nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của kem chỉtosan nano bạc in
vitro
Các thí nghiệm đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm in vitro được
thực hiện tại bộ môn Vi sinh- trưòng Đại học Dược Hà Nội.
Tác dụng kháng khuân:
Tiến hành trên các chủng vi khuẩn mẫu quốc tế (ATCC: American Type
culture collection). Giống vi sinh vật kiểm định do bộ môn Vi sinh-sinh học trường
Đại học Dược Hà Nội cung cấp bao gồm:
Vi khuẩn Gram (-):
Escherichia coli ATCC 25922 (EC)
Proteus mirabilis W\ỉ \ữĩ> (Pro)
Shigella flexneri DT 112 (Shi)
Salmonella typhi DT 220 (Sal)
Pseudomonas aeruginosa VM 201 (Pseu)
Vi khuẩn Gram (+); Staphylococcus aureus ATCC 1128 (Sta)
Bacilluspumilus ATCC \Q2A\ (Bp)
Bacillus subtilis ATCC 6633 (Bs)
Bacillus cereus ATCC 9946 (Be)

Sarcina lutea ATCC 9341 (SL)
Kháng sinh chuẩn; Penicillin : 28 lU/ml
Môi trường thử nghiệm:
- Môi trưòng canh thang nuôi cấy vi khuẩn kiểm định gồm; NaCl 0,5%;
pepton 0,5%; cao thịt 0,3%; nước vđ lOOml.
- Môi trường thạch thường gồm: NaCl 0,5%; pepton 0,5%; cao thịt 0,3%;
thạch 1,6%; nước vđ lOOml.
TRrj'ỜN(ĩ ĐH õr/ực !Ll Nộĩ
T H U f V iẸ ,ii
-M/. íhànc n;'-nì 2 0 ./,;.,
Số ĐKCB;


Z Z .L L^±
18
- Môi trường sabouraud đặc gồm: pepton l,Og; glucose 2,0g; thạch l,6 g; nước
vđ lOOml.
- Môi trường sabouraud lỏng gồm: pepton l,Og; glucose 2,0g; nước vđ lOOml.
Phương pháp thử: đánh giá hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán.
Nguyên tắc; Mầu thử (có chứa hoạt chất thử) được đặt lên lóp thạch dinh dưõng đã
cấy vi sinh vật kiểm định, hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trường thạch sẽ
ức chế sự phát triển của vi sinh vật kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn.
Tiến hành:
Các khoanh giấy lọc vô trùng đã được sấy khô được tẩm với mẫu thử.
Chuẩn bị môi trường và cấy vi sinh vật kiểm định: vi sinh vật kiểm định
được cấy vào môi trường canh thang, sabouraud rồi nuôi cấy cho phát triển trong tủ
ấm 37®c trong thời gian 18-24giờ đến nồng độ 10^ tế bào/ml (kiểm tra bằng pha
loãng và dẫy dịch chuẩn). Môi trường thạch thường vô trùng (tiệt trùng 118®C/30
phút) được làm lạnh về 45-50^C và được cấy giống vi sinh vật kiểm định vào tỷ lệ
2,5 ml/lOOml. Lắc tròn để vi sinh vật kiểm định phân tán đều trong môi trường

thạch thường, rồi đổ vào đĩa petri vô trùng với thể tích 2 0 ml/đĩa và để cho thạch
đông lại.
Đặt khoanh giấy lọc: khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử và xử lý như
trên được đặt lên bề mặt môi trường thạch thường chứa vi sinh vật kiểm định
theo sơ đồ định sẵn.
ủ các đĩa petri có mẫu thử được đặt như trên trong tủ ấm ở 37®c với vi
khuẩn, 30®c với vi nấm, trong 18-24 giờ, rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường
kính vòng vô khuẩn nếu có (thước kẹp Panmer độ chính xác 0,02mm).
Đánh giá kết quả: dựa vào đường kính vòng vô khuẩn và được đánh giá theo công
thức:
%D>
Z) = -Í=ỉ—

n 11 « - 1
D : Đưòmg kính trung bình vòng vô khuẩn

×