I. YẾU TỐ NGOẠI VI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG.
Yếu tố ngoại vi sẽ xuất phát từ một chủ thể và sẽ tác động lên những
đối tượng khác. Sự tác động làm cho lợi ích của đối tượng này giảm xuống
thì nó là một ngoại vi tiêu cực và ngược lại khi lợi ích của đối tượng này
tăng lên thì nó là một ngoại vi tích cực.
Hàng ngày trong cuộc sống chúng ta bắt buộc phải đối mặt với nhiều
ngoại vi tiêu cực và tích cực khác nhau. Với những ngoại vi tích cực, chúng
sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái và đón nhận nó một cách dễ dàng,
nhưng với những ngoại vi tiêu cực thì sao? Nó quả là một hỏi lớn cho mỗi
chúng ta.
II. RÁC THẢI Y TẾ LÀ GÌ?
Rác thải y tế là chất phế thải từ bệnh viện qua những dịch vụ y tế như
chữa trị, mổ xẻ, và thử nghiệm.
Rác thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
và tác động xấu lên sức khoẻ con người.
III. RÁC THẢI Y TẾ MỘT NGOẠI VI TIÊU CỰC CẦN ĐƯỢC QUAN
TÂM VÀ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ HƠN.
Quả thật như vậy, ngày nay, khi nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân ngày càng tăng thì vấn đề về rác thải trong y tế càng trở nên báo động
hơn với nước ta. Mỗi ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận
hàng trăm tấn rác thải y tế từ các bệnh viện thải ra.
Năm 2005 thì nước ta có khoảng 1.047 bệnh viện với hơn 140 nghìn
giường bệnh và hơn 10 nghìn trạm y tế xã.
1
Theo ước tính thì một ngày đêm một giường bệnh thải ra khoảng
2.5kg rác thải. Như vậy, môt ngày có khoảng 400 tấn chất thải y tế thải ra
môi trường.
Trong đó 10% đến 15% là chất thải độc hại cao, 65% còn lại là chất
thải y tế không độc hại. Trong 10-15% chất thải độc hại cao thì bao gồm các
chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm,
hoá chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt
bỏ sau phẫu thuật, chúng dễ gây nguy hiểm nên cần được xử lý theo quy
định đặc biệt, nếu không được giải quyết sớm, chất thải bệnh viện sẽ là
nguồn gây bệnh đe doạ trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.
Nếu không được giải quyết sớm, chất thải bệnh viện sẽ là nguồn gây
bệnh đe doạ trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.
Đặc biệt với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm
chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý, có khả
năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc.
IV. NGUY HẠI TỪ RÁC THẢI Y TẾ.
Rác thải y tế thường mang mầm bệnh và có nguy cơ ảnh hưởng tới
sức khỏe con người sống chung quanh bệnh viện, nếu không được xử lý.
Ước tính cứ 4 kg rác thải y tế lại có 1 kg đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm.
Do đó, rác thải y tế có thể trực tiếp ảnh hưởng tức khắc lên sức khỏe của con
người và gây ra bệnh dịch.
Rác thải y tế, nhất là 10-15% có độ nguy hiểm cao là nơi tập trung
nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu để phát tán ra môi
2
trường. Chúng có thể gây nhiễm độc hoặc làm lây truyền các bệnh nhiễm
trùng cho người tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
V. RÁC THẢI Y TẾ ĐƯỢC SỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Hiện vẫn còn nhiều bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ rác
thải đảm bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo
đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không
đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng
đồng. Rác thải y tế đang là một trong những vấn đề bức xúc...
Ở nước ta hiện nay chỉ có 1/3 số chất thải rắn được đốt bằng lò đốt
hiện đại. Số còn lại được tiêu huỷ bằng nhiều hình thức như: thiêu ngoài trời
(15,3%), đốt bằng lò thủ công (13,9%), chôn trong khuôn viên bệnh viện
(33,3%) hoặc thải trực tiếp ra
bãi rác chung (27,2%).
Nước ta hiện nay có
khoảng 2/3 số bệnh viện
không đạt yêu cầu về xử lý
rác thải. Rác thải y tế nguy
hại thế nhưng ở nước ta vẫn
xử lý nhiều nhất bằng phương
pháp chôn trong khuôn viên
bệnh viện, Vì sao?
Tại trạm y tế Bình Châu tỉnh Quảng
Ngãi, núi rác thải y tế có từ năm 1989 đến
nay vẫn nằm ngổn ngang sau lưng trạm y tế,
3
một đống rác thải y tế được chất cao ngút. Những chai đựng dịch bằng thủy
tinh đủ các cỡ nằm ngổn ngang trên bãi đất trống. Nhiều chai lọ bị chôn vùi
dưới đống đất nằm lố nhố như bãi chông, xung quanh cỏ mọc um tùm. Phía
trên là đống kim tiêm và dây truyền dịch cũ mới lẫn lộn, treo lơ lửng như
giăng bẫy. Nhiều dây truyền dịch còn dính máu nằm lăn lóc trong các gốc
cây.
Còn ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên thì đủ thứ rác thải, từ ống
kim tiêm cho đến các bệnh phẩm như nhau thai đều được chôn xuống đó.
Đáng sợ hơn, những bệnh phẩm này được… vùi xuống một cách rất cẩu thả,
đến nỗi chỉ cần cầm một chiếc cào thưa, cào nhẹ một lớp đất mỏng đã thấy
rõ tất cả những gì được chôn.
Hiện vẫn còn nhiều bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ rác
thải đảm bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo
đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không
đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng
đồng. Rác thải y tế đang là một trong những vấn đề bức xúc...
Tất cả các hộ dân sống quanh khu vực bệnh viện đều dùng nước
giếng khơi. Nhưng đến giờ, không ai còn dám sử dụng nữa vì nước giếng
đục, có váng, mùi tanh nồng, rất khó chịu.
Mùi từ những chất thải hữu cơ đang phân huỷ bốc ra cực kỳ khó chịu,
đứng xa cả chục mét vẫn còn thấy ớn người.
Nếu công tác quản lý và xử lý rác thải cứ lỏng lẻo như lâu nay, thì hệ
lụy gây ra đối với môi trường, đối với sức khỏe nhân dân là khó lường.
4
Còn việc đốt rác thải y tế ngoài trời hay trong các lò đốt thủ công thì
khói và mùi khét bốc ra quá nhiều kèm theo là các chất độc hại .
Trên thực tế, rác thải y tế trong khi đốt sẽ thải vào không khí nhiều hạt
bụi li ti và các hóa chất độc hại như acid cloridric, dioxin/furan, thủy ngân,
chì, hoặc arsenic, cadmium.
Tại Mỹ, vào năm 1996 đã bắt đầu thực hiện các điều luật về khí thải
của lò đốt nghiêm khắc hơn và lượng khí thải hồi phải được giảm thiểu bằng
những hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải.
Ngoài ra, tại Mỹ người ta còn có phương pháp khác để giải quyết vấn
đề này là phương pháp nghiền nát chúng và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất
cao để tránh việc phóng thích khí thải trong khi xử lý
Thậm chí tồi tệ hơn là rác thải y tế được xử lý bằng cách bán ra ngoài
để tái chế…thành đồ gia dụng.
5