Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kinh tế công yếu tố ngoại vi xả rác nơi công cộng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.85 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KINH TẾ
KINH TẾ CÔNG CỘNG

GVHD: Th.S Trần Thu Vân
Lớp: KI06Q1
Nhóm: 11
Lương Thị Diễm Ngọc 40662160
Phạm Thị Thanh Tâm 40662204
Trần Thị Như Quỳnh 40602027
Phạm Phương Thảo 40662215
Hoàng Thị Phương Bình 40602003
Ngô Minh Thắng 40662219
TP HỒ CHÍ MINH, 02/06/09.
Sơ lược lý thuyết về yếu tố ngoại vi
1.Khái niệm:yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một
chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù
hoặc không phải bị đền bù.
Ví dụ: trồng cây xanh ở các khu đô thị, làm bầu không khí trong sạch hơn;
2.Phân loại
a.Xét về tính hiệu quả của sự tác động
Trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các đối
tượng tác động người ta chia làm 2 loại yêu cầu:
 Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến
các đối tượng chịu tác động.
Ví dụ:trồng rừng và bảo vệ rừng là yếu tố ngoại vi tích cực đối với con người.
 Yếu tố ngoại vi tiêu cực: là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến
các đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: việc hút thuốc tạo ra yếu tố ngoại vi tiêu cực đối với những người xung
quanh.


b. Xét về mức độ tác động
Đứng trên giác độ tác động hoặc là các biện pháp hạn chế hoặc khuyến khích
sự tác động của các yếu tố ngoại vi lên các đối tượng,có thể chia thành 3 loại:
 Yếu tố ngoại vi liên quan đến vấn đề sở hữu
Là yếu tố ngoại vi mà sự xuất hiện của nó, mức độ tác động và các biện
pháp hạn chế hay khuyến khích phụ thuộc vào tính chất hay mức độ sở hữu của
chủ thể tạo ra nó
 Yếu tố ngoại vi về mặt kỹ thuật.
Tính chất và trình độ về mặt kỹ thuật, công nghệ trong toàn bộ nền sản xuất
xã hội hoặc trong từng ngành nghề, từng sản phẩm cụ thể gây nên những tác động
nhất định đến mặt bằng giá cả nói chung hoặc từng sản phẩm riêng biệt. đó chính
là các yếu tố ngoại vi tích cực hoặc tiêu cực trên các đối tượng bị tác động. sự thay
đổi về tính chất và trình độ kỹ thuật, công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi về mức độ
tác động, cũng như hạn chế khuyến khích các yếu tố ngoại vi.
 Yếu tố ngoại vi liên quan đến hàng hóa công
Là yếu tố ngoại vi có tác động đến các đối tượng mà số lượng đối tượng bị
tác động nhiều hay ít không liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến mức độ tác động
của nó.
VÍ DỤ MINH HỌA
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến,vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm
thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa.
Người dân được giáo dục kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch -
đẹp. Đáng buồn thay, nước ta có một hiện tượng phổ biến là xả rác ra đường
phố hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh chung.
Hiện tượng xả rác nơi công cộng ở TP.HCM
Xả rác trên đừơng phố Xả rác trên vỉa hè
Xã rác trong công viên Xã rác trên sông hồ, kênh rạch
Nhiều người thường không ý thức được hành động kém lịch sự, mất vệ sinh
như thế này. Không chỉ trên đường đi, mà có người còn khạc nhổ bừa bãi ở nơi

công cộng, nơi đông người, nơi hội họp..., gây khó chịu cho người khác. Nhiều ý
kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng xả rác, phóng uế bừa bãi do nhiều người thiếu ý
thức, việc xử phạt chưa nghiêm, thiếu nơi bỏ rác...
Hầu hết kênh rạch tại các khu dân cư được xem là nơi "lý tưởng" để nhiều
người vứt rác thải sinh hoạt. Lượng rác thải nhiều đã làm bít các đường cống gây
cản trở dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước, trở thành môi trường tốt cho ruồi muỗi
sinh sôi... Hậu quả là mọi người phải gánh chịu.

Bên cạnh những hành động không ý thức của con người thì đằng sau là
họat động về đêm của những công nhân vệ sinh thu gom rác thải, mỗi ngày
khoảng 600 tấn rác từ các đường phố, rác thu gom từ các hộ dân khoảng 2.427 tấn.
Đây chính là một ví dụ điển hình cho yếu tố ngoại vi tiêu cực vì nó đem lại
tác động xấu đến các đối tượng chịu tác động . Cụ thể là
1.Gây ô nhiễm môi trường.
2.Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
3.Làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước.
Biện pháp can thiệp
Vì không thể xác định được quyền sở hữu tài sản nên không thể thương
lượng giữa các chủ thể, nên chính phủ phải can thiệp. Các biện pháp được chính
phủ đưa ra gồm
• Xử phạt hành chính các hành vi làm mất mỹ quan đô thị, nhất là ở khu vực
trung tâm thành phố.
• Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm nâng cao ý thức giữ
vệ sinh đô thị của người dân.
• Giáo dục trẻ em từ khi còn trong nhà trường về bảo vệ môi trường
• Bố trí thêm các thùng rác ở nhiều nơi cộng cộng.

×