Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận cơ sở ngôn ngữ học ngữ âm và chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.9 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA THƯ VIỆN-VĂN PHÒNG

TIỂU LUẬN CỞ SỞ NGÔN NGỮ HỌC
ĐỀ TÀI: NGỮ ÂM-CHỮ VIẾT
Giảng viên : Nguyễn Văn Bằng
Tên sinh viên :
Mã số sinh viên : 3114390059
Lớp : DKV1142

TP. Hồ Chí Minh 5/2015
Tiểu luận ngôn ngữ
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang 1
Phần I: MỞ ĐẦU Trang 2
CHƯƠNG I: CÁC SỰ KIỆN CỦA LỜI NÓI Trang 3
I. Âm thanh của lời nói: bản chất và cấu tạo Trang 3
II. Nguyên âm Trang 8
III. Phụ âm Trang 10
IV. Các hiện tượng ngôn điệu Trang 13
1. Thanh điệu Trang 14
2. Trọng âm Trang 15
3. Ngữ điệu Trang 16
V. Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói Trang 17
1. Sự biến đổi lịch đại Trang 17
2. Sự biến đổi đồng đại Trang 18
CHƯƠNG II: SỰ KHU BIỆT TRONG MẶT MẶT BIỂU ĐẠT
CỦA NGÔN NGỮ
Trang 18
I. Âm vị Trang 18
II. Âm tố Trang 19


III. Biến thể của âm vị Trang 20
IV. Nét khu biệt Trang 20
CHƯƠNG III CHỮ VIẾT Trang 21
I. Định nghĩa Trang 21
II. Phân loại Trang 21
1.Chữ viết ghi ý Trang 23
2. Chữ viết ghi âm Trang 23
KẾT LUẬN Trang 25
THƯ MỤC THAM KHẢO Trang 25
Phần I: MỞ ĐẦU
Ngay từ khi từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm
thanh. Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất
này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Nói đến ngôn
ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Và hình thức âm thanh của ngôn ngữ
Trang 1
Tiểu luận ngôn ngữ
được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn
tại của ngôn ngữ. Và ngôn ngữ âm thanh, trong một thời gian dài đã trở thành
công cụ duy nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm
sản xuất và đấu tranh. Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải
không có những hạn chế nhất định. Khi hai người giao tiếp bằng lời, ảnh
hưởng của ngôn ngữ âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định.
Ngoài phạm vi ấy, người này không thể nghe được tiếng nói của người kia. Như
vậy là ngôn ngữ âm thanh có sự hạn chế nhất định về mặt không gian. Mặt
khác, “ lời nói gió bay”, mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra. Hết
thời điểm ây, nó không tồn tại nữa. Chính vì thế mà đến ngày nay ta không còn
được nghe tiếng nói của các bậc anh hung như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn
Trải,… Xét về mặt này, ngôn ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố
ngăn cách của thời gian. Để khắc phục hai mặt hạn chế đó của ngôn ngữ âm
thanh, con người đã tìm ra hình thức mới: thông tin bằng chữ. Chữ viết ra đời

do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và nhu câu truyền đạt
những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh về mặt thời gian. Ngữ âm học đưa ra
những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết
cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc
đã có chữ viết từ trước. Như vây, chữ viết ra đời sau lời nói, vậy chữ viết phải
phụ thuộc lời nói.

Phần II: NỘI DUNG
Chương I: CÁC SỰ KIỆN CỦA LỜI NÓI
Trang 2
Tiểu luận ngôn ngữ
I. Âm thanh của lời nói : bản chất và cấu tạo
Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là một công cụ mang tính toàn dân, phổ
cập cao. Mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… đều sử
dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, tư duy, nhận thức… hàng ngày của
mình. Đó là tài sản chung của xã hội và ai cũng có khả năng sở hữu. Khi ta sử
dụng ngôn ngữ là lời nói thì âm thanh phát ra.
Âm thanh là những sóng âm được truyền trong môi trường nhất định,
thường là không khí.Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của
ngôn ngữ là ngữ âm.
Âm thanh của lời nói con người (ngữ âm) hay còn gọi là âm thanh ngôn
ngữ là những âm thanh phát ra từ bộ máy cấu âm và phải là tín hiệu. Những âm
thanh đó được quy ước cho nội dung nào đó.Ngữ âm vì vậy là cái vỏ vật chất
của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ.
Tuy nhiên không phải bất kì âm nào do con người phát ra là ngữ âm. Ví dụ :
tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ,… vì chúng không phải là phương tiện biểu đạt
ngôn ngữ không có khả năng giao tiếp.
* Sơ đồ
Trang 3
Âm thanh của lời nói(ngữ âm):

Bản chất và cấu tạo
Âm học
Sinh lý học
Chức năng xã
hội
Tiểu luận ngôn ngữ
1. Âm học
a. Cao độ
Do tần số dao động của vật thể quyết định. Dây thanh chấn động nhanh cho
ta những âm cao, chấn động chậm cho ta những âm thấp. Tần số dao động của
dây thanh quản quy định độ cao giọng nói con người.Ở các ngôn ngữ có thanh
điệu (như tiếng Việt, tiếng Hán,…) cao độ thể hiện rất rõ ở cách phát âm từng
âm tiết. Ví dụ: âm tiết bà thấp hơn âm tiết bá (trong tiếng Việt)….Ở các ngôn
ngữ không có thanh điệu, cao độ thuộc ngữ điệu, thể hiện qua cách phát âm các
từ, các ngữ đoạn.
b.Cường độ (độ mạnh của âm thanh)
Do biên độ dao động của vật thể xát định. Biên độ dao động càng lớn phát
âm càng mạnh. Trong ngôn ngữ phụ âm thường phát mạnh hơn nguyên âm.
Trang 4
Độ
mạnh
Các hộp
cộng
hưởng
phía trên
thanh hầu
Dây
thanh
Âm
sắc

Độ
dài
Cao
độ
Miệng
Yết
hầu
Mũi
Bộ
máy
phát
âm

quan
hô hấp
Tiếng
động

tiếng
thanh
Tiểu luận ngôn ngữ
Trong lời nói cường độ tương đối giữa các bộ phận mơi quan trọng. Nó là yếu
tố cơ bản tạo nên hiên tượng trọng âm.
c. Trường độ (hay độ dài của âm thanh)
Phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay chóng của các phần tử không khí.
Độ dài của âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là
yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm
khác trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, ví dụ /a/ trong hai dài hơn /a / trong
hay.
d. Âm sắc

Là bản sắc là sắc thái riêng biệt của một âm. Âm sắc trong ngữ âm thường
được gọi đơn giản là giọng .Cùng một bài hát và hát ở cùng một độ cao như
nhau nhưng tiếng hát của Thanh Hoa vẫn khác với tiếng hát của Thu Hiền, đó
cũng là sự khác nhau về âm sắc.
Âm sắc khác nhau là do:
Vật tạo ra âm khác nhau, chặng hạn vật bằng đồng như chuông âm sẽ khác với
vật bằng gỗ như mõ .Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ : dùng phim
đánh đàn, dùng tay bật đàn , dùng cung kéo nhị,v.v.v Hiện tượng cộng hưởng
khác nhau như tiếng nói của một người ở nhà xây và ở nhà gỗ.v.v… đây là lý
do giải thích vì sao các nhà hát phải có một kiến trúc đặc biệt.
e. Tiếng động và tiếng thanh
Các phân tử không khí khi chấn động tạo ra các chuyển động âm thanh
nhịp nhàng, điều hoà, có chu kì sẽ có tiếng thanh .Ngược lại,các chuyển động
không nhịp nhàng , điều hoà sẽ tạo ra tiếng động. Thường thường, các nguyên
âm cho nhiều tiếng thanh, các phụ âm cho nhiều tiếng động.
2. Sinh lý học
a. Cơ qua hô hấp
Trang 5
Tiểu luận ngôn ngữ
Là các cơ quan ở lồng ngực : cách, phế quản, thanh quản, phổi,….Nhiệm vụ
của các cơ quan hô hấp là cung câp mức không khí cần thiết để tạo ra các dao
động âm thanh và truyền âm thanh ra ngoài.
b.Thanh hầu (thanh đới)
Là cơ qua phát ra âm thanh. Thanh hầu có câu tạo như một cái hộp da bốn
miếng sụn hợp lại, bên trong có dây thanh. Dây thanh có thể rung động theo
hướng nâng lên hay chùn xuống, mở hay khép vào vì nó gồm hai mảng mỏng
giống như đôi môi. Dây thanh chính là nguồn âm. Dây thanh phụ nữ , trẻ em
thường mảnh và căng hơn của đàn ông, người già, do đó phát âm ra nghe cao
hơn. Thanh hầu là khoan công hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm
c. Khoang miệng

Là một hợp cộng hưởng động, ở đây có các cơ quan ngôn ngữ quan trọng
như mõi, ngạc , lợi, răng và đặc biệt là lưỡi.
d. Lưỡi
Lưỡi có thể vân hành linh hoạt theo mọi hướng: tiến ra trước, lùi lại sau,
nâng cao lên, hạ xuống thấp, do đó mà làm cho khoang miệng luôn luôn thay
đổi;… thậm chí, co nhiều ngôn ngũ từ lưỡi đã được dùng để biểu hiên ý nghĩa
“ngôn ngữ, tiếng nói” chẳng hạn: tiếng pháp : langue, tiếng anh tongue,… càng
với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới, cũng làm cho hình dáng và thể tích của
khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo sự muôn màu muôn vẻ cho các âm phát
ra.
* Các cơ quan chính trong bộ máy phát âm:
Trang 6
Tiểu luận ngôn ngữ
.
Tất cả các cơ quan phát âm có thể chia thành hai loại cơ quan chủ động và
cơ quan thụ động. Thuộc loại chủ động là những cơ quan vân động được và
đóng vai trò chính khi cấu tạo các âm, ví dụ: dây thanh, lưỡi, môi, lưỡi con,
ngạc mén. Những cơ quan thụ động không vận động được và khi cấu âm chúng
giữ vai trò hỗ trọ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ độn, ví dụ: lợi, răng,
ngạc cứng. các cơ quan này thường là điểm tựa để cho các cơ quan chủ động
hướng tới.
Hai mặt âm học và sinh vật học của ngữ âm đã tạo nên mặt tự nhiên của nó.
Ngữ âm là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu những phương thức cấu
tạo và những thuộc tính âm học của lời nói con người. Tuy nhiên nó không phải
là hiện tượng tự nhiên, nó là mặt biểu đạt của ngôn ngữ.
3. Mặt chức năng xã hội
Cùng một đặc trung âm học trường độ nhưng xã hội này lại coi trọng, xã
hội khác lại xem thường. Đó là tính chất của ngữ âm. Tính chất của ngữ âm
giúp ta giải thích được vì sao số lượng nguyên âm và phụ âm ở các ngôn ngữ
Trang 7

Tiểu luận ngôn ngữ
trên thế giới không giống như nhau tiếng Nga có 34 phụ âm và 5 nguyên âm,
tiếng Việt có 22 phụ âm và 16 nguyên âm, v.v.v…
Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm và các ngôn ngữ trên thế giới
trở nên đa dạng, nhiều vẻ. Vì vậy, khi xem xét các hiện tượng ngữ âm, người
nghiên cưu không thể không quan tâm thích đáng đến chức năng xã hội của
chúng.
II .Nguyên âm
1. Đặc trưng chung:
Về bản chất âm học: Nguyên âm do thanh cấu tạo nên . Nó có đường cong
biểu diễn tuần hoàn
Về mặt cấu âm: Nguyên âm được tạo nên bởi luồng hơi ra tự do.
2. Xác định các nguyên âm:
Là xát định các âm sắc dựa vào 3 tiêu chuẩn:
1) Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép
2) Lưỡi trước hay sau.
3) Môi tròn hay dẹt.
Theo tiêu chuẩn 1, có thể chia ra 4 nhóm:
Nhóm nguyên âm thấp hay nguyên âm mở. Vd: âm “a” trong Tiếng Việt.
Nhóm nguyên âm thấp vừa hay nguyên âm mở vừa. Vd: âm “e”, “o” trong TV.
Nhóm nguyên âm cao vừa hay nguyên âm khép vừa. Vd: âm “ê”, “o” trong TV.
Nhóm nguyên âm cao hay nguyên âm khép. Vd: “i”, “u”, “ư” trong TV
Theo tiêu chuẩn 2 (trước- sau) có thể chia thành 3 nhóm:
Nguyên âm trước: “i”, “ê”, “e” trong TV.
Nguyên âm giữa: nguyên âm trong từ “ bird” trong Tiếng Anh.
Nguyên âm sau: “u”, “ư”, “ô”, “ơ” trong TV.
Theo tiêu chuẩn 3 (tròn- dẹt) có thể chia thành 2 nhóm:
Nguyên âm tròn: “u”, “ô”, “o” trong TV.
Trang 8
Mặt chức năng

xã hội
Tiểu luận ngôn ngữ
Nguyên âm dẹt: “i”, “ê”, “ơ” trong TV.
3. Các nguyên âm chuẩn:
Các âm tố nguyên âm có số lượng vô hạn. Theo các tiêu chuẩn người ta
định ra 1 số nguyên âm tiêu biểu lập thành một biểu đồ, từ đó có thể lấy làm
căn cứ để tiện cho việc định danh và miêu tả các nguyên âm cụ thể.
Biểu đồ nguyên âm chuẩn là 1 tứ giác mà điểm cao nhất của góc trái biểu
thị nguyên âm cao nhất và trước nhất, còn điểm cực thấp của góc phải biểu thị
nguyên âm thấp nhất và sau nhất. Cũng như vậy, 2 góc còn lại biểu thị những
phẩm chất cực đoan của nguyên âm.
4. Các nguyên âm chuẩn hạng thứ:
Để phân biệt với 8 nguyên âm chuẩn ban đầu về mức độ tròn môi ta có
nguyên âm chuẩn hạng thứ từ (9).
Các nguyên âm này phân biệt với 8 nguyên âm chuẩn ban đầu ở chỗ một
đằng tròn môi, một đằng không tròn môi.
5. Hình thang nguyên âm quốc tế:
Ba vạch đứng biểu thị ba hàng nguyên âm trước, giữa, sau.Bên trái mỗi
vạch đứng dành cho ký hiệu của các nguyên âm không tròn, bên phải mỗi vạch
đứng là chỗ ghi các nguyên âm tròn.Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần
lượt ghi các nguyên âm cao đến các nguyên âm thấp hơn.
6. Cách miêu tả 1 nguyên âm:
Trang 9
Tiểu luận ngôn ngữ
Miêu tả 1 nguyên âm miệng là nói rõ nguyên âm đang xét thuộc những
nhóm nào, lần lượt theo 3 tiêu chuẩn.Trong một số ngôn ngữ còn có nguyên âm
mũi hóa đối lập với nguyên âm không mũi hóa.
Các nguyên âm còn có thể phân biệt nhau về trường độ. Nguyên âm có
trường độ lớn hơn nguyên âm bình thường được gọi là nguyên âm dài. Nếu
trường độ nhỏ hơn thường lệ ta có nguyên âm ngắn. Ký hiệu ghi đặc trưng

“dài” của nguyên âm là 2 dấu chấm đặt ở bên cạnh [:]. Ví dụ: far [fa:].
Ký hiệu ghi đặc trưng “ngắn” là dấu mặt trăng [ v ]. Ví dụ: tay [tăj]
7. Kí hiệu phiên âm:
Do mối quan hệ giữa âm và chữ không nhất quán trong mọi trường hợp ở
một số quốc gia. Vì vậy, hội ngữ âm quốc tế đã đề nghị một bộ kí hiệu thống
nhất, dùng trong mọi trường hợp để ghi các ngôn ngữ khác
Bán nguyên âm: là các nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “phi
âm tiết tính”được phát âm lướt đi và thành một loại âm nửa xát.
Nguyên âm đôi: là tổ hợp nguyên âm mà cách phát âm lướt từ nguyên âm
này sang nguyên âm khác và thường yếu tố đầu mạnh hơn.
III. Phụ âm
1. Đặt trưng cơ bản
Phụ âm về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên
lối thoát của nó. Có nhiều cách cản trở, được gọi là phương thức cấu âm. Cùng
một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ khác nhau gọi là vị trí cấu
âm, sẽ cho ta những phụ âm khác nhau.
2. Phương thức cấu âm.
Tên phương Phương thức âm Phân loại Ví dụ
Trang 10
Tiểu luận ngôn ngữ
thức âm
Âm tắc Khi phát âm thì một âm tắc thì lưỡi
con nâng lên bịt kín lối thông lên mũi
và không khí bị cản trở hoàn toàn, do
những bộ phận khác nhau ở miệng,
muốn phát ra phải thoát khỏi sự cản
trở ấy tạo nên tiếng nổ.
Âm vô
thanh
Âm hữu

thanh
[t,d,g,k,p,b]
Âm mũi Khi phát ra lưỡi con hạ xuống, không
khí không qua miệng được, trở ra
bằng mũi
Âm vang
Âm vồn
[m,n,ᶇ],
my[maj]
Âm xát Do không khí đi qua hẹp 1 khe
Do luồng hơi ra nhanh, do bị tống
mạnh qua một khe hẹp hoặc phải
vượt qua 1 bờ sắc như răng chẳng hạn
Âm rít
Âm không
rít
[f,v,l] , thing
/θɪŋk/
Âm bên Được đặc trưng bởi luồn không khí đi
qua một lối thoát lớn, do có tiếng cọ
xát vào thành của bộ máy phát âm
dường như không đáng kể
Âm bên
nữa xát
Âm bên xát
Oan
[wan]
Red
Âm
giữa(nữa

xát)
Khe giữa mặt lưỡi và ngạc lớn hơn so
với âm xát nhưng chưa đủ lớn để tạo
ra một nguyên âm
/Ư/ trong
tiếng Việt
Không khí từ phổi đi ra bị chặn lại tại
một vị trí nào đó, vượt qua chướng
ngại rồi bị chặn lại
Âm rung
Âm vỗ
/R/ trong
tiếng Việt
Bảng so sánh nguyên âm và phụ âm
Nội dung Nguyên âm Phụ âm
Bản chất âm học Do thanh cấu tạo nên, nó có
đường cong biểu diễn tuần
Phụ âm về cơ bản là
tiếng động có đường
Trang 11
Tiểu luận ngôn ngữ
hoàn. cong biểu diễn không
tuần hoàn
Mặt cấu âm Nguyên âm được tạo bởi
luồng hơi ra tự do.
Phụ âm được tạo nên do
sự cản trở không khí.
Khả năng tự cấu
thành âm tiết
Có khả năng tự cấu thành

âm tiết.
Không có khả năng tự
cấu thành âm tiết
a. Vị trí cấu âm:
Ở cùng 1 vị trí, với những phương thức cấu âm khác nhau người ta có
những âm khác nhau. Ngược lại, cùng một phương thức cấu âm nhưng ở những
vị trí khác nhau ta có những âm khác nhau.
Dưới đây, ta sẽ phân loại theo vị trí:
Âm môi: gồm âm môi- môi và môi- răng.
Âm môi- môi: được phát âm giống như khi ta thổi tắt ngọn nến, chỉ có điều
không chúm môi.
VD:[ β]
Âm môi- răng: vd [f ,v, υ]
Âm răng, âm lợi, âm sau lợi: Khi phát âm những âm này, đầu lưỡi đặt vào chân
răng hoặc lợi của hàm trên.
VD: Từ this trong TA được phát âm với đầu lưỡi đặt vào giữa 2 hàm răng.
Âm quặt lưỡi: Các âm này được phát âm với đầu lưỡi nâng cao và quătj về phía
sau để mạt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phần sau lợi, tức là giữa lợi và ngạc.
VD: [t, s, z ]
Âm ngạc: được phát âm với mặt lưỡi trước tiếp xúc với ngạc cứng.
VD: Âm đầu của từ nhà trong TV, âm j trong từ yes của TA
Âm mạc: Khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo nên 1 chướng ngại.
VD: [k, g, η]
Trang 12
Tiểu luận ngôn ngữ
Âm lưỡi con: Nâng cao mặt lưỡi sau về phía lưỡi con để cản trở không khí, tạo
nên hoặc 1 âm xát hoặc 1 âm mũi.
VD:VD từ “ rouge” trong Tiếng pháp.
Âm yết hầu: được cấu tạo bằng cách lui nắp họng về phía sau, tới vách sau của
yết hầu. Do cách cấu âm này nên ko thể có âm mũi yết hầu được mà chỉ có thể

có âm xát mà thôi.
Âm thanh hầu: được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh.
VD: Chữ h trong từ hát hò của TV.
b. Cấu âm bổ sung:
Ngạc hóa : là cấu âm bỏ sung vào cách phát âm bình thường: Vị trí lưỡi
hơi cao và hơi trước một chút như tư thế phát âm chữ [i]. Kí hiệu [~].
Mạc hóa : là cấu âm bổ sung vào cách phát âm bình thường. Vị trí sau
lưỡi được nâng cao nhưng không tròn môi. Vd từ bell hay milk trong TA.
Yết hầu hóa: là hiên tượng thêm vào cách phát âm thông thường sự thu
hẹp khoang yết hầu. Kí hiệu phiên âm cho hiện tượng này là [~].
Môi hóa: là thêm vào hiện tượng tròn môi.Nó khác với các kiểu âm khác
là nó có thể kết hợp với bất cứ 1 kiểu nào trong số đó. Còn môi hóa thì có thể đi
cùng với hầu hết các loại phụ âm.
Vd từ tủ trong TV bị môi hóa.
IV. Các hiện tượng ngôn ngữ điệu.
Trong ngôn ngữ ngoài những nguyên tố như nguyên âm và phụ âm có
những sự kiện ngữ âm khác nhau như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu. Chúng
thường xảy ra đồng thời với các âm tố hoặc trên một đơn vị lớn hơn âm tố gọi
là những hiện tượng ngôn điệu (những sự kiện siêu đoạn tính).Âm tiết là đơn vị
mang những sự kiện ngôn điệu như thanh điệu và trọng âm. Âm tiết là khúc
đoạn của âm thanh được cấu tạo bởi hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những
Trang 13
Tiểu luận ngôn ngữ
âm khác bao quanh đó là phụ âm.Phân loại âm tiết: cần căn cứ vào cách kết
thúc âm tiết để phân loại:
Âm tiết mở khi tận cùng bằng nguyên âm.
Vd: “Xa” trong TV
Âm tiết khép khi tận cùng là các phụ âm.
Nếu đó là phụ âm tắc vô thanh (vd “Lập cập”) thì ở đây ta có loại âm tiết
khép điển hình, đối lập hoàn toàn với loại âm tiết đầu. Giữa 2 loại này, tùy theo

từng ngôn ngữ mà có thể chia ra những loại trung gian như nửa mở, nửa khép.
VD: trong TV, âm tiết tận cùng bằng các bán nguyên âm, kiểu [u, i] là nửa mở,
bằng các phụ âm vang, kiểu [ m, n] là nửa khép.
1. Thanh điệu
a. Khái niệm
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác
dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị .
Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu , trọng âm là đặc trưng của
từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết .
VD: 2 từ “tiên”, “tiền” có nghĩa khác nhau, phân biệt với nhau ở chỗ được phát
âm với cao độ khác nhau.
b. Phân loại thanh điệu: có 2 loại
Thanh điệu âm vực ( register tone): là loại mà trong đó các thanh chỉ phân
biệt với nhau về các mức trên thanh bậc cao độ.
Thanh điệu hình tuyến (contour tone) : là loại trong đó các thanh phân biệt
với nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuông thấp
Nhận xét : Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng với số lượng khác
nhau và xếp theo 1 trật tự riêng.
VD: TV có 6 thanh điệu nhưng tiếng Thái chỉ có 5 thanh điệu.
2. Trọng âm
Trang 14
Tiểu luận ngôn ngữ
a. Khái niệm
Là biện pháp âm thanh làm nổi bậy 1 đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố
(âm tiết, từ, ngữ, hoặc đoạn câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học
khác ở cùng cấp độ.Trọng âm là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng
những phương tiện ngữ điệu nhất định.
Có 3 nhân tố tạo nên trọng âm:
Trọng âm lực
Trọng âm nhạc tính

Trọng âm lượng
b. Phân loại trọng âm: có 3 loại
Trọng âm từ:là trọng âm tự do có chức năng khu biệt từ. Mỗi từ thường có 1
trọng âm (vẫn có trường hợp có 2 trọng âm). Khi phiên âm thì người ta thường
dùng 1 dấu gạch nhỏ thẳng đứng, đặt ở phía trên ngay trước âm tiết mang trọng
âm.
Trọng âm cú đoạn: 1 phát ngôn có thể chia thành từng nhóm từ gọi là cú
đoạn, vốn là đơn vị hoàn chỉnh về 1 ngữ nghĩa trong 1 văn cảnh nhất định, khi
đọc sẽ tăng trọng âm ở từ nào đo (thường là cuối cú đoạn).
Trọng âm logic: thông thường, 1 từ nào đó quan trọng về mặt logic, mặt ngữ
nghĩa mà sự chú ý cần tập trung vào đó thì được nêu bật lên bằng 1 trọng âm
logic.( Cần phân biệt với trọng âm cú đoạn).
c. Chức năng của trọng âm:
Chức năng khu biệt: thường là trọng âm lực và các trọng âm tự do hay di
động. VD: từ “ water” nếu nhấn ở âm đầu thì mang nghĩa là nước (dt), nhưng
nếu nhấn ở âm thứ 2 thì lại mang nghĩa là tưới nước.
Chức năng phân giới: trong những ngôn ngữ mà vị trí của trọng âm cố
định. Trong chuỗi lời nói, căn cứ vào trọng âm của câu, ta có thể biết được đến
Trang 15
Tiểu luận ngôn ngữ
đâu là 1 từ đã kết thúc hoặc 1 từ đã bắt đầu và từ đó suy ra ranh giới của đơn vị
lớn hơn.
Chức năng tạo đỉnh: Chỉ ra đỉnh của đơn vị ngữ âm, đó có thể là một từ
hay 1 nhóm từ.
3. Ngữ điệu
a. Khái niệm:
Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm
thanh lớn hơn âm tiết hay một từ.
Ngữ điệu là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao
hoặc hạ thấp giọng nói trong câu.

b. Chức năng
Chức năng cú pháp:
Câu trần thuật: có 1 bộ phận lên giọng và 1 bộ phận xuống giọng. Mỗi bộ phận
có thể dài ngắn khác nhau bao gồm 1 hay nhiều nhóm tiết tấu. Mỗi nhóm tiết
tấu giọng có thể thay đổi và có trọng âm riêng nhưng đường nét âm điệu có xu
hướng đi lên ở bộ phận đầu và đi xuống ở bộ phận sau.
Câu hỏi: là câu chưa đầy đủ, nêu lên sụ chờ đợi nhưng không có phần trả lời, vì
vậy đường nét âm điệu của câu kết thúc trên đường đi lên.
Câu cảm thán: có ngữ điệu riêng, đường nét âm điệu không khác lắm so với câu
trần thuật, duy chỉ có từ mang ý nghĩa mà người nói muốn đặt tình cảm vào
được phát âm khác đi làm nổi bật lên.
Câu lửng:là câu bị cắt ngang do tác đọng bên ngoài nên người nói không hoàn
thành được lời nói của mình. Ngữ điệu ở đây là của câu trần thuật bình thường
và ngừng đột ngột không xuống giọng.
Câu treo: người nói tự ý ngừng câu nói ◊ ngữ điệu cũng là ngữ điệu của một câu
chưa đầy đủ, do đó ko xuống giọng.
Chức năng khu biệt:
Trang 16
Tiểu luận ngôn ngữ
Một câu có cùng một kết cú pháp có thể có ý nghĩa khác nhau tùy theo đường
nét âm điệu của nó.
VD: Cùng là câu hỏi: “Em đang làm gì đấy?” nhưng nếu không lên giọng hoặc
lên vừa thì chỉ là một câu hỏi binh thường. Nhưng nếu cũng câu hỏi đấy mà lên
cao giọng thì lại mang ý nghĩa răn đe, dọa nạt.
Chức năng biểu cảm:
Mỗi câu nói có 1 màu sắc tình cảm riêng được thể hiện bằng ngữ điệu. Vui,
buồn, giận, khinh bỉ, mỉa mai được biểu hiện đến mức tối đa trong ngôn ngữ
âm thanh nhờ đường nét âm điệu riêng.
Là nét đặc trưng của từng ngôn ngữ:
Có thể nói, ngữ điệu cũng như những đặc điểm cú pháp học, hình thái học và

các đặc điểm khác là 1 trong những tiêu chí làm cho 1 ngôn ngữ nào đó khác
với những ngôn ngữ khác. Căn cứ vào ngữ điệu, có thể xác định được người ta
đang nói bằng thứ tiếng gì, thậm chí ngay cả khi không nghe rõ từ.
V. Sự biến ngữ âm trong lời nói
Hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ có những biến đổi lịch đại trong quá trình
phát triển và đồng đại trong hoạt động nói năng
1. Biến đổi lịch đại
Trong sự biến đổi lịch đại của mình, ngữ âm tiếng Pháp biến mất âm /h/; từ có
nghĩa là vua được phát âm ở thế kỉ XIII là /Roi/, thế kỉ XIX là /Ròe/, đến thế kỉ
XIX trở đi mới được phát âm là /Rwa/. Tiếng Việt mất dần các phụ âm đầu là
phụ âm ghép, các âm cuối tăc họng để có các thanh điệu thay thế chỗ trong
chức năng khu biệt từ thế kỉ XII. Đầu thế kỉ XX, từ quốc có cách phát âm khác
quấc (Nguyễn Ái Quốc)…
2. Sự biến đổi đồng đại
Trái với biến đổi lịch đại, sự biến đổi đồng đại trong hoạt động nói năng vẫn
cho phép thấy hình thức ngữ âm chưa biến đổi và đã biến đổi:
Trang 17
Tiểu luận ngôn ngữ
Do kị húy, người việt phương nam nói “huỳnh”,”nguơn”, “thới”… thay cho
“hoàng”, “nguyên”,”thái”…
Do ảnh hưởng của trọng âm trong từ, các âm vị “o” được phát âm thành ə
và o với trọng âm tiết ở cuối.
Do sự nói tiếp của các âm tiết trong chuỗi lời nói mà có hiện tượng nói âm,
có thể kèm theo sự vô thanh hóa hoặc hữu thanh hóa phụ âm: come in trong
tiếng anh…
Các âm tiết trong một từ hay một ngữ đoạn có thể lượt bớt đi: hai mươi
mốt→ ông ấy, ông ấy → ổng
Số âm tiết có thể được tăng lên hoặc bớt đi cho phù hợp với phát âm bản
ngữ : crème→ cà rem/ kem
Tiếng việt tạo ra hiện tượng nói lái thú vị: hiên đại→ hại diện…

Các hiên tượng biến đổi đồng đại không làm thay đổi hệ thống âm vị.
CHƯƠNG III : SỰ KHU BIỆT TRONG MẶT BIỂU ĐẠT CỦA NGÔN
NGỮ
I. Âm vị
1. Khái niệm
Âm vị: Là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để
cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa. VD: Trong tiếng
Việt: “c ơm ” khu biệt với “ cam ” bởi nguyên âm khác nhau. Trong tiếng Anh:
“cook” khu biệt với “look” bởi ph ụ âm đầu khác nhau.
II. Âm tố
Âm tố: là những âm phát ra và được cảm thụ bằng thính giác, và bất kì âm nào
được dùng trong lời nói đều là âm tố.
Phân biệt âm vị và âm tố
Trang 18
Tiểu luận ngôn ngữ
Âm tố Âm vị
Là hình thức thể hiện vật chất của âm
vị, là đơn vị cụ thể, thuộc lời nói.
Nằm trong âm tố và được thể hiện qua
âm tố, là đơn vị trừu tượng, thuộc
ngôn ngữ.
Gồm cả những đặc trưng khu biệt và
không khu biệt.
Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt.
Nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên
của ngữ âm.
Nói đến âm vị là nói đến mặt xã hội
Chung cho mọi ngôn ngữ. Chỉ bó hẹp trong 1 ngôn ngữ nhất
định.
Được ghi giữa hai gạch xiên/k/. Được ghi giữa hai gạch vuông/k/.

Được cảm nhận bằng thính giác Được cảm nhận bằng tri giác.
Phải chú ý hoặc trước nhưng cách phát
âm đặc biệt mới nhận ra được.
Được nhận biết một cách dễ dàng.
Số lượng vô hạn. Số lượng hữu hạn (có vài chục âm vị).
III. Các biến thể của âm vị
1. Khái niệm
Những âm tố cùng thể hiện một âm vị là những biến thể của âm vị.
2. Phân loại: biến thể được chia làm 2 loại
Biến thể tự do: không bị qui định bởi bối cảnh, ngữ âm.
Biến thể kết hợp: bị coi là bắt buộc, do bối cảnh qui định.
Tiêu thể: một âm vị có thể có nhiều biến thể, trong những biến thể của cùng
một âm vị, dạng thức nào phổ biến hơn cả và ít chịu ảnh hưởng của bối cảnh
nhất sẽ được coi là tiêu biểu của âm vị, người ta gọi nó là tiêu thể.
IV. Nét khu biệt
Trang 19
Tiểu luận ngôn ngữ
Một âm tố được cấu tạo bởi nhiều yếu tố cấu âm-âm học. Đặc trưng cấu âm-
âm học có chức năng xã hội, tức chức năng khu biệt từ (hoặc hình vị) được gọi
là nét khu biệt.
Để làm nên một đơn vị khu biệt:
Có thể chỉ cần một nét khu biệt.
VD: 2 từ “đá” và “tá” phân biệt ở phần đầu /d/ và /t/ (đặc trưng hữu thanh-vô
thanh)
Có khi cần phải nhiều nét khu biệt.
VD: 2 từ “tá” và “má” cũng khu biệt với nhau ở phần đầu nhưng bởi nhiều đặc
trưng sau:
Tá: âm răng / âm tắc / vô thanh.
Má: âm môi / âm mũi / hữu thanh.
So sánh giữa nét khu biệt và âm vị:

Giống: đều có chức năng khu biệt
Khác:
Nét khu biệt có thể xảy ra đồng thời
Âm vị không bao giờ xảy ra đồng thời.
Như ta đã biết: nét khu biệt có chức năng xã hội, nhưng trước hết nó vẫn là
đặc trưng âm thanh do con người phát ra, đó là những nét để miêu tả cấu trúc
ngữ âm.
VD: Nét khu biệt của nguyên âm là “trước-sau, tròn môi-không tròn môi,
cao-thấp”. Nét khu biệt của phụ âm là “tắc, xát, bên, mũi, rung…”.
Nhưng theo truyền thống nét khu biệt chỉ phân biệt các âm vị, làm nên nội
dung của âm vị, còn âm vị mới là đơn vị âm học cơ bản.
CHƯƠNG III. CHỮ VIẾT
Trang 20
Tiểu luận ngôn ngữ
I. Khái niệm
Chữ viết là hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ,là sự miêu tả ngôn
ngữ thông qua việc sử dụng các kí hiệu hay các biểu tượng. Chữ viết dựa trên
ấn tượng về thị giác dùng để chỉ những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái
của ngôn ngữ.
Vai trò:Chữ viết ra đời là một sáng tạo kì diệu, đánh dấu bước phát triển mới
của xã hội loài người.
Chữ viết đóng vai trò to lớn:
+ Giúp chúng ta hiểu được lịch sử quá khứ của nhân loại.
+ Làm hạn chế đi những hiện tượng tam sao thất bản.
+ Phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn
ngữ bằng lời được.
+ Là động lực để phát triển của xã hội loài người,kế thừa và phát huy,học tập
lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
+ Thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ,chuẩn hóa ngôn ngữ.
II. Phân loại

Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngôn ngữ. Ngôn ngữ có hai mặt: ngữ âm và
ý nghĩa.Vì vậy, chữ viết cũng có hai loại là: chữ ghi ý và chữ ghi âm.
1. Chữ ghi ý
a. Khái Niệm:
Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, là loại chữ viết mà mỗi chữ
biểu thị một nội dung,ý nghĩa của một từ. Trong loại chữ này,từ được biểu hiện
bằng một kí hiệu duy nhất không liên quan đến những âm thanh cấu tạo nên từ.
Giai đoạn phát triển của chữ ghi ý:
+ Giai đoạn đầu : chữ ghi ý giai đoạn này chỉ là những hình chữ ( hình vẽ ) kí
hiệu biểu thị cho ý nghĩa của từ. Mỗi hình vẽ là một từ , kế thừa hình thức giao
tiếp bằng hình vẽ vốn đã xuất hiện trước đó.Chữ Ai Cập ( Cái Miệng & Nhà )
Trang 21
Tiểu luận ngôn ngữ
Chữ Hán( Mặt Trời & Nước) Mỗi chữ là một hình vẽ cho nên chữ viết trở nên
phức tạp,ít nhiều vẫn gây ấn tượng về biểu trưng.Vì thế chữ ghi ý chuyển sang
một giai đoạn phát triển mới.
+ Giai đoạn tiếp theo : chữ ghi ý lúc này phát triển thành chữ tượng hình. Giai
đoạn này các hình chữ (hình vẽ ) được đơn giản đi và mức độ kí hiệu hóa của
các hình chữ được tăng cường. Ví dụ: HÌNH VẼ TƯỢNG HÌNH
+ Giai đoạn sau : hình chữ của chữ ghi ý phát triển thành những kí hiệu võ
đoán.Những kí hiệu này chẳng có gì nhắc nhở tới hình ảnh của sự vật , cũng
không giống với hành động được biểu thị bằng từ. VÍ DỤ : Các chữ số
1,2,3,4 và những kí hiệu toán học như là +, -, x, : , Số 3 chẳng giống gì với
số lượng được biểu thị bằng từ ba,dấu chia “ : “ cũng không có gì giống với
hành động được biểu thị bằng từ chia.
c. Đánh giá
Ưu điểm :
• Chữ ghi ý biểu thị được khái niệm sự vật tính ( quan sát được ) lẫn khái niệm
trừu tượng.
• Chữ ghi ý truyền đạt khái niệm trong từ không biểu thị từ ở dạng định hình và

ngữ âm, ngữ pháp.
• Hình chữ ngày càng đơn giản có tính quy ước cao.
Nhược điểm: Mỗi chữ biểu thị từ trọn vẹn cho nên số chữ sẽ rất nhiều mà
khả năng ghi nhớ của con người lại có hạn.
Cách khắc phục :
Hội ý : ghép hai chữ đã có để tạo nên một chữ thứ 3,biểu thị một từ thứ ba
trên cơ sở nghĩa của hai từ đầu,góp phần gợi nhắc đến nghĩa của từ thứ ba. Ví
dụ : nhật + nguyệt -> minh .
Trang 22
Tiểu luận ngôn ngữ
Hình thanh: ghép hai chữ đã có để tạo nên chữ thứ ba,trong đó một chữ gợi
nhắc tới nghĩa,một chữ gợi nhắc tới âm của từ thứ ba. Ví dụ : thủy + khả -> hà
(sông ).
Chuyển chú : lấy một chữ đã có để biểu thị một từ khác trên cơ sở hai từ có
liên hệ về nghĩa với nhau. Ví dụ : khảo-> lão
Giả tá : lấy một chữ đã có để biểu thị một từ khác đồng âm hoặc gần âm với
từ cũ.Ví dụ : cố(hán) -> cố (nôm) ϖMặc dù có những biện pháp bổ sung như
trên nhưng hệ thống chữ ghi ý vẫn rất cồng kềnh.Vì vậy, người ta chuyển sang
loại chữ khác tiến bộ hơn.
2. Chữ ghi âm
a. Khái niệm :
Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm
thanh tiếp nối ở trong từ.
Chữ ghi âm nảy sinh từ trong lòng chữ ghi ý.
Bằng chứng là :
+ Trong chữ ghi ý, mỗi kí hiệu biểu thị ý nghĩa của một từ,do đó nó cũng là kí
hiệu của vỏ ngữ âm của từ đó.Nếu từ có một âm tiết thì kí hiệu ghi ý của từ đó
cũng là kí hiệu của âm tiết.
+ Các tên riêng không biểu thị khái niệm,mà chỉ phân biệt bằng âm hưởng ,cho
nên những chữ ghi ý biểu thị các tên riêng rất dễ liên hệ với âm hưởng của

chúng.
• Trong chữ ghi ý,các từ đồng nghĩa dùng chung một chữ.Việc phân biệt chúng
đẻ ra những kí hiệu ghi chú rất dễ được liên hệ với những khác biệt về âm
hưởng của các từ đồng nghĩa đó.
• Trong ngôn ngữ phụ tố,có các chữ ghi ý biểu thị các phụ tố.Những chữ ghi ý
này dễ được liên hệ với âm hưởng của các phụ tố.
b. Những bước phát triển của chữ ghi âm:
Trang 23
Tiểu luận ngôn ngữ
Chữ ghi âm tiết: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết ở trong từ.
Chữ ghi âm tiết cổ nhất là chữ Su Me hậu kì(2000 năm trước CN),sau đó là chữ
Atsiri- Babilon,chữ triều tiên và chữ Nhật Bản hiện nay cũng là chữ ghi âm tiết.
Một số chữ ghi âm tiết trong tiếng Nhật : So với chữ ghi ý,số lượng chữ ghi âm
tiết ít hơn nhiều,nó tương ứng với số lượng âm tiết trong ngôn ngữ.
Chữ ghi âm tố : là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tố trong từ.
Chữ ghi âm tố đầu tiên là chữ ghi phụ âm,các phụ âm biểu thị các căn
tố,nguyên âm biểu thị các dạng thức ngữ pháp.Người ta dùng chữ cái để biểu
thị phụ âm,vài dấu phụ để biểu thị nguyên âm.
Giai đoạn tiếp theo là chữ ghi cả phụ âm lẫn nguyên âm.Như chữ Hi Lạp
cổ có 24 chữ cái để ghi 17 phụ âm và 7 nguyên âm.Chữ Latin và Kirin là nguồn
gốc chữ viết Châu Âu hiện nay. Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam thuộc loại chữ
ghi âm tố, bắt nguồn từ hệ thống chữ cái Latin.
Đánh giá Số lượng kí hiệu giảm xuống hàng trăm lần, tiết kiệm được
nhiều công sức và thời gian.
Đảm bảo ghi lại một cách chính xác và chặt chẽ nội dung của câu nói,các yếu
tố hình thái và đặc điểm cú pháp.Người đọc có thể nắm được đầy đủ, chính xác
cả nội dung lẫn hình thức của lời nói của người viết.
Là loại chữ khoa học nhất,thuận lợi nhất. Chữ viết ghi âm hiện nay đều đã hoàn
thiện đến mức đơn giản nhất.
Chữ viết ra đời là một sáng tạo kì diệu của con người,trải qua một qua trình

phát triển lâu dài,chữ viết đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong giao
tiếp của xã hội loài người.
Phần III: KẾT LUẬN
Trang 24

×