Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn vật lý lớp 8 - kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (124)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.16 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II

MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau.
Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng so với mặt đất?
A. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
B. Máy bay đang bay.
C. Hòn bi lăn trên nền nhà.
D. Viên đạng đang bay đến mục tiêu.
Câu 2: Tính chất nào sao đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn có khoảng cách.
D. Chỉ có thế năng không có động năng.
Câu 3: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?
A. Bằng cách dẫn nhiệt. B. Bằng cách đối lưu.
C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng cả ba cách trên.
Câu 4: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị
ngọt. Vì:
A. Khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
B. Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân
tử nước.
C. Khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
D. Đường có vị ngọt.
Câu 5: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng.


B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D. Nhiệt năng của nước giảm.
Câu 6: Nhiệt lượng của vật thu vào:
A. Không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
B. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng và độ tăng nhiệt độ của vật.
C. Chỉ phụ thuộc vào chất cấu tạo vật.
D. Phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất cấu tạo nên vật.
Câu 7: Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Phát quang.
Câu 8: Nhiệt lượng cần để cung cấp cho 1 lít nước tăng lên thêm 30
0
C là: (biết nhiệt
dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K)
A. 600 J B. 12 600 J C. 126 000 J D. 126 J
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết công thức tính nhiệt lượng? Nêu ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng trong
công thức.
Câu 2 (4,0 điểm):
Một ấm nước chứa 1,5 kg nước ở nhiệt độ 20
o
C.
a) Tính nhiệt lượng cần dùng để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng
của nước là c = 4200 J/Kg.k. (Bỏ qua khối lượng của ấm).
b) Khi nước sôi người ta đổ 300g nước ở nhiệt độ 40
0
C vào ấm. Khi đó có sự
trao đổi nhiệt xảy ra . Hãy xác định nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trên ?
Câu 3 (2,0 điểm):

Giải thích một số hiện tượng sau:
a) Về mùa đông, chăn bông mới đắp lên người thì thấy ấm. Chăn đã dùng một
thời gian bông xẹp lại thì kém ấm. Tại sao ?
b) Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen.
HẾT

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 8

I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm.

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C D D B B D C C
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1
(2,0 điểm)
- Công thức: Q = m.c.∆t
Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (hoặc tỏa ra) (J)
m là khối lượng của vật (kg)
c là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
∆t là độ tăng (giảm) nhiệt độ (
0
C)
1,0 điểm
1,0 điểm

2
(4,0 điểm)
a) Nhiệt lượng cần dùng để đun sôi ấm nước là:
Q = m
1
.c.(t
2
- t
1
)
= 1,5.4200.80 = 504 000 (J)
1,0 điểm
1,0 điểm
b) Nhiệt lượng mà 1,5 kg nước sôi tỏa ra là:
Q
1
= m
1
.c. (t
2
- t’)
Nhiệt lượng mà 0,3kg nước ở 40
0
C thu vào là:
Q
2
= m
2
.c. (t’ - t
3

) (0.5 đ)
PT cân bằng nhiệt: Q
1
= Q
2


m
1
.c.(t
2
– t’) = m
2
.c ( t’ – t
3
)


t’ = 90
o
C
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
3
(2,0 điểm)
a) Chăn bông mới mềm, xốp trong chăn chứa nhiều không khí
nên dẫn nhiệt kém. Do đó ngăn cản sự truyền nhiệt từ người
cho môi trường. Vì vậy khi đắp ta thấy ấm.
Chăn đã dùng một thời gian thì độ mềm, xốp giảm đi,

lượng không khí trong chăn giảm đi nên dẫn nhiệt tốt hơn
trước. Do đó sự truyền nhiệt từ người cho môi trường nhiều
hơn. Vì vậy khi đắp ta thấy kém ấm.
b) Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt từ Mặt Trời, giảm bớt sự
nóng bức.
1,0 điểm
1,0 điểm

(Học sinh làm cách khác đúng, vẫn cho điểm tối đa)

×