Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tổng quan về công ty cổ phần giao thông sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.64 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Qua bốn năm được học tập nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân chúng em đã được trang bị rất nhiều kỹ năng, kiến thức không chỉ về
chuyên ngành đào tạo mà còn cả những vấn đề kinh tế- chính trị-xã hội trong và
ngoài nước. Nhưng tất cả sẽ chỉ là trên lý thuyết, sách vở nếu như không được
thực hành. Do vậy, thời gian này chúng em đã được nhà trường tạo điều kiện đi
thực tập tại các công ty, đây chính là cơ hội rất tốt để chúng em có thể đem
những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế và tự bổ xung cho mình những kiến
thức còn thiếu, đồng thời tích luỹ kinh nghiệm phục vụ công việc sau này.
Hoà cùng với tiến trình CNH-HĐH đất nước, trong những năm gần đây
ngành xây dựng cơ bản đã đóng góp rất lớn trong hoạt động kinh tế đất nước.
Ngành đã trang bị và tạo ra cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, cải thiện điều kiện làm
việc cho tất cả các ngành kinh tế. Sau khi tìm hiểu các thông tin cần thiết về địa
điểm thực tập em đã quyết định chọn Công ty Cổ phần công trình giao thông
Sông Đà là nơi học tập thực tế. Đây là một công ty xây dựng, tuy mới cổ phần
chưa lâu (4 năm) xong những thành tựu mà công ty đạt được đã khẳng định sự
lớn mạnh của một công ty trẻ.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công trình giao thông Sông
Đà, với vai trò là một người quan sát em đã ghi chép, học hỏi, và đánh giá được
khái quát một số vấn đề chính của công ty như: quá trình hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị, những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu về: sản phẩm, thị trường, công nghệ, trang thiết bị, về tài chính, hiệu quả
sản xuất kinh doanh... Từ đó cũng phần nào thấy được những mặt công ty đã đạt
được cũng như những tồn tại, hạn chế chưa thể vượt qua. Sau khi thu thập, xử lý
các số liệu em đã hoàn thành bản Báo Cáo Tổng Hợp về công ty với các nội
dung sau:
Chương I : Tổng quan về công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà
Chương II: Thực trạng các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của
công ty
1
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh


doanh của công ty
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Tạ Văn Lợi và các cô,
chú, anh, chị trong Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà đã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ để hoàn thành bản báo cáo này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập cũng như tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài
viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô cũng như các cô chú trong công ty để đề tài của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Dung
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG SÔNG ĐÀ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển c ủa Công ty cổ phần công trình
giao thông Sông Đà
1.1.1 Quá trình thành lập công ty.
Trước hết ta giới thiệu sơ lược về Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty
Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng được thành lập vào
ngày 1/6/1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy công trường thuỷ điện Thác
Bà. Đến ngày 11/3/2002 theo quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng đã
chính thức đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà. Sau hơn 40 năm hoạt động,
Tổng công ty Sông Đà đã có một bề dày lịch sử phát triển vẻ vang và luôn gắn
liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp, giao thông trọng điểm của đất
nước. Hiện nay, Tổng công ty: có trên 30 công ty con của công ty mẹ có vốn chủ
sở hữu trong đó có Sông Đà 2, có 5 công ty do công ty mẹ đầu tư và thành lập,
có 20 công ty cổ phần do công ty con của công ty mẹ trực tiếp quản lý có vốn
chủ sở hữu Nhà nước(trong đó có công ty cổ phần công trình giao thông Sông
Đà). Điều đó chứng tỏ tầm vóc phát triển vững trãi của một công ty xây dựng

đầu ngành .
Như vậy công ty Sông Đà 2 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà, được
thành lập theo Quyết định số 131A/BXD-TCLĐ ngày 26 tháng 03 năm 1993 của
Bộ Xây dựng với tên gọi là Công ty Xây dựng Sông Đà 2. Đầu năm 2002 Công
ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 2. Công ty Sông Đà 2 đã được cấp
chứng chỉ ISO 9001: 2000 số NO QUAL/2003/20148a do AFAQ cấp ngày
28/5/2003. Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã được Đảng và Nhà
nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Với phạm vi hoạt động rộng khắp
cả nước, hiện nay Công ty có 03 Xí nghiệp trực thuộc và 02 Công ty Cổ phần
đóng trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La,
Nghệ An, đó là :
3
• Xí nghiệp Sông Đà 2.02
• Xí nghiệp Sông Đà 2.07
• Xí nghiệp Sông Đà 2.08
• Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Sông Đà
• Công ty Cổ phần Đầu tư & xây lắp Sông Đà
Để thực hiện chủ trương của Nhà nước và của Tổng công ty Sông Đà về
chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Xí nghiệp Sông Đà 2.01 thuộc Công ty Sông Đà 2 đã chuyển đổi thành Công ty
cổ phần công trình giao thông Sông Đà theo quyết định số 1731/QĐ/BXD ngày
25 tháng 12 năm 2003 của Bộ Xây dựng.
Trụ sở giao dịch của công ty:
+ Địa điểm: Km10 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông,
tỉnh Hà Tây
+ Số điện thoại: 034.821.038
+ Fax: 034.821.038
Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà là do công ty con (Sông
Đà 2) thuộc công ty mẹ (Tổng công ty Sông Đà) trực tiếp quản lý có vốn chủ sở
hữu Nhà nước.

Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà đăng ký kinh doanh từ
tháng 04 năm 2004, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng trong
và ngoài nước, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, tự chủ về tài chính,
hạch toán kinh tế độc lập do công ty cổ phần Sông Đà 2 nắm giữ cổ phần chi
phối.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
 Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh trên cơ sở sản xuất kinh doanh do công ty Sông Đà 2
giao, được bổ xung và điều chỉnh cho phù hợp với hình thức sở hữu mới
và sự phát triển của thị trường sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo.
 Nhiệm vụ của công ty là:
4
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm trên cơ sở nguồn lực
của công ty. Chỉ đạo các phòng, ban, đội thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm mà
công ty đã đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính
với ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài sản môi trường quốc
phòng và an ninh quốc gia.
- Công khai báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng và khách quan về
hoạt động của công ty theo đúng quy định của Chính phủ.
- Đảm bảo thu nhập và phân phối cổ tức lợi nhuận cho các cổ đông khi kết
thúc năm tài chính.
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý cuả công ty
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị
Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty được thực hiện theo nguyên tắc tổ
chức: Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong quản lý điều hành cũng
như trong thực hiện các nhiệm vụ sản xuất ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của

công ty.
Chỉ đạo sản xuất của công ty theo sơ đồ sau:

5
Sơ đồ 1.1: TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG SÔNG ĐÀ


(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2006)
Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà có quân số bình quân là
220 người với cơ cấu tổ chức như sau:
6
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
PGĐ KINH TẾ- KỸ
THUẬT
PGĐ PHỤ TRÁCH
SXCN
PGĐ PHỤ TRÁCH
TCXL
PHÒNG
KINH TẾ
KẾ
HOẠCH
ĐÔI
SXVL SỐ

2
PHÒNG
VẬT TƯ
CƠ GIỚI
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KT
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
QUẢN LÝ
KỸ
THUẬT
ĐỘI
SXVL SỐ
1
ĐỘI
CÔNG
TRÌNH
SỐ 3
ĐỘI
CÔNG
TRÌNH
SỐ 4
ĐỘI
CÔNG
TRÌNH

SỐ 5
ĐỘI
CÔNG
TRÌNH
SỐ 6
BAN KIỂM
SOÁT
 Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có quyết định cao nhất, bao gồm:
• Đại hội đồng cổ đông thành lập: có nhiệm vụ thảo luận và thông
qua điều lệ, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, thông qua
phương án sản xuất kinh doanh, quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức
của công ty.
• Đại hội cổ đông thường niên: mỗi năm họp một lần do Chủ tịch hội
đồng quản trị triệu tập trong thời gian bốn mươi năm ngày, kể từ
ngày kết thúc tài chính.
• Đại hội cổ đông bất thường: họp trong trường hợp phát sinh những
vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty
hoặc thành viên Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
của người quản lý.
 Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 1 chủ tịch và 4 uỷ viên,
do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiễm.
 Ban kiểm soát
Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản
trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ
đông bầu và bãi nhiễm với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực
tiếp hoặc bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ cụ thể do điều

lệ của công ty quy định
 Ban giám đốc
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người đại diện pháp
nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh, điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông, Ban giám đốc gồm 05 người( 1giám đốc và 04 phó giám đốc
7
trong đó: 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất công nghiệp; 2 phó giám đốc
phụ trách sản xuất xây lắp; 1 phó giám đốc phụ trách kinh tế kế hoạch)
 Các phòng chức năng
Các phòng ban công ty có nhiệm vụ thực hiện công việc được giao
theo chức năng nhiệm vụ từng phòng.
• Phòng Quản lý kỹ thuật: 10 người, là phòng có chức năng giúp
việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các lĩnh vực quản lý
kỹ thuật, chất lượng, công tác bảo hộ lao động, quản lý tíên độ các
công trình, ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học vào sản
xuất
• Phòng Kinh tế-Kế hoạch: 05 người, là phòng có chức năng giúp
việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các lĩnh vực quản lý
công tác kinh tế kế hoạch, dự toán, định mức chi phí, công tác đầu
tư tiếp thị công trình, hợp đồng kinh tế và thu hồi vốn của công ty.
• Phòng Tài chính- Kế toán: 05 người, là phòng có chức năng giúp
việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc tổ chức chỉ
đạo công tác Tài chính-tín dụng toàn công ty theo đúng quy chế tài
chính và điều lệ của công ty, giúp Hội đồng quản trị và Ban giám
đốc trong công tác thanh toán đảm bảo hiệu quả SXKD và chấp
hành qui định về Tài chính-Tín dụng của Nhà nước.
• Phòng tổ chức hành chính: 03 người, Là phòng có chức năng giúp
việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong lĩnh vực: công
tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác quản lý hành chính, công tác

đào tạo và sử dụng nhân lực, giải quyết các chế độ chính sách cho
CBCNV, thực hiện công tác lưu trữ, cung cấp tài liệu cho các
phòng ban, các đơn vị có liên quan và các công việc hành chính
khác
• Phòng vật tư cơ giới: 03 người, Là phòng có chức nảng giúp việc
cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc quản lý vật tư xe
8
máy vằng biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để tăng cường sử dụng các
thiết bị đó trong sản xuất, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp
thời nhu cầu vật tư, phụ tùng, nhiên liệu.Xây dựng phương án kinh
doanh vật tư
 Các đội trực thuộc công ty
• Đội SXKD vật liệu số 1: Kinh doanh sản xuất đá xây dựng tại mỏ đá
Tân Trung-Vĩnh Phúc: 30 người
• Đội SXKD vật liệu số 2: Kinh doanh sản xuất đá XD tại mỏ Trung
Màu- Vĩnh Phúc: 65 người
• Đội công trình số 3: Thi công các công trình làm đường, san nền nhỏ
lẻ: 46 người
• Đội thi công móng và mặt đường số 4: Thi công các công trình tập
trung: 19 người
• Đội thi công cơ giới và nền đường số 5: thicông các công trình tập
trung: 54 người
• Đội thi công cống và an toàn giao thông : 40 người
1.2.2 Về tổ chức quản lý sản xuất
Sản xuất kinh doanh hoạt động theo đúng điều lệ của công ty và nghị
quyết Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị được thống nhất từ công ty trực tiếp
đến các phòng chức năng, các đội trực thuộc. Quan hệ chỉ đạo theo phương pháp
trực tuyến
Áp dụng quy chế khoán quỹ lương đối với cán bộ gián tiếp, giao khoán
các hạng mục công trình cho các đội và các chủ công trình theo dự toán chi phí.

Lập lại phương án tổ chức thi công và dự toán thi công trước khi tổ chức
giao khoán.
Tổ chức giao khoán cho công nhân trực tiếp theo đơn giá định mức phù
hợp với đặc điểm công trình.
Có quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng trong các mặt quản lý SXKD của
công ty.
9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty thuộc lĩnh vực xây dựng công
trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, đường dây
và các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng.
Ngoài ra, công ty còn tiến hành nhiều ngành nghề kinh doanh khác bao
gồm:
- Khai thác, chế biến các loại đá phục vụ xây dựng và công trình giao
thông
- Đầu tư nhà máy thuỷ điện nhỏ và khu đô thị
- Đầu tư tài chính
- Thi công xây lắp các công trình giao thông đường bộ
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi
- Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 35KV
- Sản xuất lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình
- Sản xuất gạch ngói, tấm lớp, đá ốp lát và kinh doanh vật tư, vật liệu xây
dựng
- Lắp đặt điện, nước, thiết bị công nghệ
- Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, nền móng công trình bằng phương pháp
khoan nổ mìn
2.2 Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng và lắp đặt.
Trong ba năm qua cùng với công ty Sông Đà 2, công ty đã đảm nhận và
hoàn thành các công trình trọng điểm của đất nước với chất lượng cao, đúng tiến
độ như: Nhà máy thuỷ điện Thác Bà-108MW, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình,
10
đường Hồ Chí Minh... và rất nhiều công trình giao thông khác như: Đường quốc
lộ 1A(đoạn Bắc Ninh-Hà Nội), đường quốc lộ 2, đường vào công trình thuỷ điện
Sê San 3, đường vành đai 3 Láng Hoà Lạc( Mễ Đình- Mễ Trì), đường 176 đoạn
Chiêm Hóa- Na Hang, đoạn Cầu Bợ- Chiêm Hoá, công trình cầu Yên Hoa-
Tuyên Quang, dự án BOT nâng cấp cải tạo quốc lộ 2 Nội Bài- Vĩnh Yên, khai
thác và chế biến đá xây dựng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...(Bảng 2.4)
Còn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đá xây dựng ở hai mỏ Tân
trung và Trung màu thì qua nhiều năm khai thác và chế biến sản phẩm đá của
công ty đã được nhiều bạn hàng tin tưởng, ưa chuộng. Nhiều sản phẩm đã đạt
tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn ISO của ngành.Các loại đá sản xuất chủ yếu
của công ty:
• Đá 1:2
• Đá 2:4
• Đá 0.5:1
• Đá 1:5
• Đá 1:4A
• Đá mạt
• Đá hộc
• Đá hỗn hợp
• Đá cp lớp dưới loại 1(0-:-4)
• Đá cp lớp dưới loại 2(0-:-5)
• Đá cp lớp trên loại 1(0-:-2.5)
• Đá cp lớp trên loại (0-:-4A)
• Đá cp lớp dưới loại 1(0-:-4)
Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh công ty sẽ được cụ thể hoá hơn ở

trong bảng số liệu sau:
11
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh theo chương trình sản phẩm
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Năm
Chương
trình
2004 2005 2006
Doanh thu Lãi lỗ Doanh thu Lãi lỗ Doanh thu Lãi lỗ
I. Sản xuất công
nghiệp
7.813.471.092 1.421.863.661 987.643.171 1.410.191.489 2.799.073.817 300.694.140
1. Sản xuất đá mỏ
Tân Trung
1.328.562.588 145.847.449 1.743.312.228 41.564.968 431.976.003 (18.199.176)
2. 2.Sản xuất đá
mỏ Trung Màu
6.484.908.504 1.276.016.21
2
8.129.330.943 1.368.626.521 2.367.097.814 318.893.316
II. Xây lắp 15.382.506.89
7
161.161.897 28.712.595.82
7
990.512.531 15.120.435.850 3.606.124.496
1. Đường vào thuỷ
điện Sesan 3
1.947.620.928 (190.134.466)
2. Đường Quốc lộ

1A
880.057.139 13.168.818
3. 3. Đường 178
Chiêm Hoá-
NaHang
188.006.395 12.420.000
4. 4. Đường dẫn
đầu cầu tạm
đường Sơn La
414.861.919 136.761.873
5. Đường đèo Cao
Pha Sơn La
1.533.088.571 (356.537.647)
6. 6. Đường Vành
Đai 3 Láng-Hoà
10.418.871.94
5
545.483.319
Trần Thị Dung KDQT45
Lạc
7. Đường 176 giai
đoạn 1 Tuyên
Quang
2.197.314.160 (22.570.499)
8. Đường BOT
Quốc Lộ 2
1.199.153.744 99.681.576
9. Đường 176 gđ
2 Tuyên Quang
7.099.426.778 (448.089.816)

10. Ct lề đường
176 gđ 2
680.186.364 4.126.905
11. Ct Cầu Quang-
Tuyên Quang
1.804.014.768 191.090.151
12. Đường tránh
ngập bờ phải
Tuyên Quang
13.170.664.734 974.649.954
13. CT ĐTN bờ trái
Na Hang
2.561.835.279 192.624.257
14. CT ĐTN bờ
phải Na Hang
1.005.964.300 403.155.286
15. Đường quốc lộ
32
452.786.100 148.105.000
16. Đường Hồ
Chí Minh
3.286.463.500 850.436.000
17. San nền BĐH
TĐ Nậm chiến
423.568.450 150.579.000
18. CT cầu Yên
Hoa-Tuyên
1.286.503.720 700.563.210
Trần Thị Dung KDQT45
Quang

19. CT đắp bao phụ
lề đường Sóc
Sơn
3.486.653.300 1.245.143.000
20. Đường quốc lộ
5
5.178.496.480 108.143.000
III Hoạt động tài
chính
3.680.857 (143494770) 14.003.809 14003.809 2.413.920.893 1.450.245
IV Sản xuất kinh
doanh khác
2.705.715.467 920.895.725 3.402.589.498 (433.097.996) 664.246.903 (55.645.449)
V Hoạt động kinh
doanh bất
thường
82.993.992 48.569.396 438.764 (83.143.063) 10.896.678.452 540.210.000
VI Tổng cộng 25.988.368.30
5
1.117.542.975 42.002.271.06
9
1.898.466.77
0
31.894.355.915 4.392.833.432
(Nguồn:Báo cáo quản trị công ty năm 2005, phòng tài chính kế toán)
Trần Thị Dung KDQT45
2.3 Công nghệ sản xuất và trang thiết bị công ty
2.3.1 Công nghệ sản xuất
Công ty có hai xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu là mỏ đá Tân
Trung và mỏ đá Trung Mầu. Để đảm bảo có thể khai thác hiệu quả, an toàn,

đúng tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường công ty đã đưa ra quy trình công
nghệ từng bước khá chi tiết (sơ đồ 2.1) và yêu cầu các xí nghiệp phải tuân thủ
nghiêm ngặt khi tiến hành sản xuất. Cụ thể:
Sơ đồ 2.1: Công nghệ sản xuất đá
(Nguồn: Phòng kinh tế- kế hoạch năm 2006)
2.3.2 Cơ cấu thiết bị hiện tại của công ty
Qua bốn năm đi vào hoạt động, công ty đã trang bị, cải tiến và hiện đại
hoá hệ thống máy móc của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thi công các
công trình. Đa số máy móc công ty đang sử dụng đều do Tổng công ty chuyển
nhượng. Tuy nhiên qua số liệu trong Bảng cơ cấu máy móc thiết bị (Bảng 2.2)
15
Mỏ
Xúc dọn đất, đá tầng phủ,
tạo bãi khoan
Khoan nổ mìn phá đá
Xúc, vận chuyển về nơi sản xuất
Nghiền đá, nổ mìn qua các hàm
nghiền tạo sản phẩm theo yêu cầu
Kiểm tra thành phẩm, xúc chuyển
thành phẩm nhập kho
ta thấy đa phần máy móc trang bị của công ty đều nhập từ nước ngoài và đều bị
khấu hao lớn, giá trị sử dụng còn lại không nhiều. Có những máy móc chỉ còn
3% đến 5% gía trị như: máy đầm DY10-b của Liên Xô, máy khoan CBI-100H,
máy ép khí TIB10-WLX cũng của Liên Xô, thậm chí có máy đã hết giá trị sử
dụng như: máy lu bánh thép DI-631 của Liên Xô, máy trộn SUBASE của Việt
Nam. Nhìn chung các loại máy này được nhập vào những năm 80 mà đa phần từ
Liên Xô (cũ), Đức, Trung Quốc và đều là các trang thiết bị "già" đã bị sử dụng
nhiều tại chính quốc, gây khó khăn cho công ty trong việc hoàn thành đúng tiến
độ, chất lượng công trình.
16

×