Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đồ án hoạt động marketing tại Văn phòng Nike Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.44 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING





TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP






GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S ĐINH TIÊN MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TẤN PHÁT
LỚP: MAR 04 – K33
MSSV: 107209626

NIÊN KHÓA: 2007- 2011
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NIKE VIỆT NAM 1
1.1 Những thông tin cơ bản 1
1.2 Văn phòng NIKE Việt Nam 2
1.3 Bộ máy họat động 3
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
2.1. BỘ PHẬN TÀI CHÍNH 4
2.2. BỘ PHẬN MARKETING 9
2.3. BỘ PHẬN BÁN HÀNG


13
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH HỌC MARKETING 21
KẾT LUẬN 24

TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NIKE VIỆT NAM

1.1 Những thông tin cơ bản
NIKE là công ty đa quốc gia chuyên kinh doanh mặt hàng thể thao. Với thiết kế
logo đơn giản, dấu swoosh đã được nhiều khách hàng trên tòan cầu nhận diện. NIKE
được thành lập từ 1964 do Bill Bowerman và Phil Knight.
Bill Bowerman là huấn luyện viên quốc gia môn chạy điền kinh tại trường đại
học Oregon. Ông luôn nghiên cứu tìm ra những lợi thế cạnh tranh của vận động viên
trên đường đua. Ông đã làm thí nghiệm bằng nhiều cách nhưng vẫn không t
hành công.
Phil Knight là một vận động viên chạy bộ tài năng cự li trung bình. Ông ta đã
được tuyển sinh vào trường Oregon vào mùa thu 1955 và Bowerman là giáo viên chạy
bộ của ông. Sau khi tốt nghiệp, Knight tiếp tục học lên thạc sĩ quản trị kinh doanh về
tài chính tại trường Đại học Stanford. Khi tốt nghiệp, ông đã viết đề tài giải pháp nâng
cao chất lượng giầy sản xuất tại Nhật để tăng năng lực cạnh tranh với những thương
hiệu giầy xuất xứ từ Đức. Thế nhưng giải pháp đó đã không được các công t
y Nhật để
ý. May mắn thay, Bowerman đã gặp Knight cùng nhau phát triển ý tưởng này.
Dựa trên những ý tưởng từ Bowerman và Knight, thương hiệu NIKE đã ra đời.
Sự phát triển nhanh chóng của NIKE đã giúp cho thương hiệu đã có mặt tại sáu châu
lục, hơn 160 quốc gia. Hiện nay, tổng số lượng nhân viên toàn cầu hơn 160.000 người.
Cùng với sự phát triển đó, NIK

E ngày nay còn sở hữu những thương hiệu lớn khác,
như: Cole Haan, Converse, Inc., Hurley International, LLC, NIKE Golf, và Umbro,
Ltd.
Các sản phẩm thể thao của NIKE thuộc các bộ môn thể thao: bóng đá, chạy bộ,
quần vợt, đồ tập luyện dành cho nam, đồ luyện tập dành cho nữ, Nikesportwear (đồ thể
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 2

thao nhưng hơi thiên về thời trang) và bóng rổ. Các sản phẩm đều dành cho mọi lứa
tuổi, thậm chí là trẻ em, cho cả nam lẫn nữ.
Sứ mệnh
“ Đem lại các vận động viên trên thế giới sự đổi mới và nguồn cảm hứng”.
Theo NIKE, tất cả mọi người là vận động viên, chứ không riêng các vận động viên
chuyên nghiệp. NIKE tin rằng: mỗi ngày, mỗi người đều phải luyện tập, tranh đấu ch
o
công việc riêng của mình, điều này cũng giống như các vận động viên.
Tầm nhìn:
Bằng những sản phẩm của NIKE sẽ giúp các vận động viên đạt thành tích tốt
hơn.
1.2 Văn phòng NIKE Việt Nam
NIKE Việt Nam đã thà
nh lập văn phòng đại diện từ 2008. Hiện nay là một trong
những công ty hàng đầu về mặt hàng đồ thể thao tại Việt Nam. Với chiến lược đúng
đắn cùng với đội ngũ nhân viên làm việc hết mình, NIKE đã có những hướng đi rất
thành công tại Việt Nam.
Không giống như NIKE trên thế giới, các sản phẩm tại Việt Nam chỉ bao gồm:
bóng đá, chạy bộ, quần vợt, đồ tập luyện dành cho na
m, đồ luyện tập dành cho nữ,
Nikesportwear (đồ thể thao nhưng hơi thiên về thời trang).
Hiện tại NIKE có 16 cửa hàng bán lẻ tại hai thành phố chính: Hà nội và TP.

HCM.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
Thông tin cơ bản:
Tên công ty: NIKE Viet Nam Limited Liability Company.
Địa chỉ: Lầu 13- Tòa nhà Metropolitan
235 Đồng Khởi- Quận 1- TP. HCM
1.3 Bộ máy họat động

Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện NIKE Việt Nam
1
NIKE Việt Nam
Bộ phận sản
xuất
Bộ phận
Marketin
g

Marketing
Tài
chính
Sản
xuất
Nhân
sự
Logistics
Quần
áo
Giầy
Dụng cụ,
thiết bị

N
hân
sự
Quan hệ
chính phủ
Quan hệ
doanh nghiệp
Marketing
Bán lẻ
EKIN
1
Quan hệ
công chúng
Sports
marketing
Phòng thí
nghiệm
Phòng
kiểm định
chất lượng
Nhà sản
xuất
Phòng thí
nghiệm
Phòng
kiểm định
chất lượng
Nhà sản
xuất
Phòng thí

nghiệm
Phòng
kiểm định
chất lượng
Nhà sản
xuất
(Nguồn: Phòng Hành chính)

1
EKIN là từ viết ngược của từ NIKE. Đây là vị trí do NIKE đặt ra. Công việc của EKIN liên quan đến việc nắm
vững các thông tin về công nghệ và thuộc tính của tất cả sản phẩm NIKE. Thêm vào đó, họ phải truyền đạt và
cung cấp thông tin này đến các nhân viên trong văn phòng và nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 3

TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 4

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. BỘ PHẬN TÀI CHÍNH
Họ và tên Anh Triệu Thế Hịêp
Chức danh Giám đốc Tài chính
Trình độ học vấn Đại học
Hệ Chính qui
1
Trường đào tạo Đại học Kinh Tế TP. HCM
1.Mô tả công việc
 Phân tích, đánh giá tình hình họat động kinh doanh công ty. Qua đó, phát hiện ra
những rủi ro và tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
 Dự tóan ngân sách hàng tháng cho công ty.

 Kiểm sóat những tuân thủ của công ty đối với các qui định pháp luật.
 Làm báo cáo khai với cơ quan chức năng nhà nước.
 Kiêm luôn công việc liên quan đến nhân sự, hành chính trong công ty.
 Phương tiện làm việc: Laptop và các phầm mềm hỗ trợ quản lí doanh nghịêp.
 Hệ thống thông tin liên lạc trong công ty: điện thọai, internet.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 5

2.Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc:
Kiến thức
Nắm sâu về những kiến thức liên quan đến tài chính. Bên cạnh đó, để thuận lợi
cho các buổi họp, anh Hiệp còn phải trang bị những kiến thức về nhân sự,
marketing, vận chuyển logistic, bán hàng.
Kỹ năng
 Kỹ năng quản lí thời gian với anh rất quan trọng. Với 24 tiếng mỗi ngày, anh
phải sắp xếp việc nào quan trọng trước cần giải quyết.
 Không chỉ dừng lại quản lí thời gian cho công việc mà anh còn quản lí quĩ thời
gian cho gia đình sa
o cho cân bằng.
 Để công việc được hòan thành, đòi hỏi ở anh kỹ năng giải quyết vấn đề, việc
nào nằm trong khả năng thì anh sẽ giải quyết, nếu không anh sẽ thuê ngòai.
3.Những thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi
 Mặc dù là công ty nước ngoài, nhưng rất nhiều trong số nhân viên là người Vịêt
Nam nên anh nhanh chóng hiểu được ý của đồng nghịêp cũng như phong cách
làm việc của họ.
 Là người Việt Nam, anh dễ dàng nắm bắt được các qui trình, thủ tục làm việc
của các cơ quan nhà nước.
Khó khăn

 Văn phòng quản lí hiện tại nằm ở Singapore nên anh cũng gặp nhiều khó khăn
trong vấn đề liên lạc, làm việc trực tiếp với họ.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 6

 Anh Hiệp phải thường xuyên hỗ trợ và giải thích các nhà quản lí ở nước ngòai
hiểu hơn về văn hóa, qui định pháp luật của Việt Nam vì không phải mọi qui
trình làm việc của công ty đều phù hợp với môi trường Việt Nam.
 Chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và các nước cũng gây khó khăn cho anh.
4.Những tâm đắc, thích thú cũng như khó chịu trong công việc

Tâm đắc, thích thú:
 Mọi người làm việc nhóm đều hướng đến mục tiêu chung công ty. Với tinh thần
đó, nhóm luôn đạt được những kế họach đặt ra.
 Bên cạnh yếu tố tinh thần làm việc nhóm, môi trường thể thao trẻ trung, năng
động giúp anh Hiệp cảm thấy thỏai mái khi làm việc.
Khó chịu:
Trong suốt quá trình làm việc, anh luôn kiến nghị một số điều mà anh cho rằng
không phù hợp với Việt Nam, tuy nhiên, những kiến nghị này không đư
ợc văn
phòng tại Singapore ghi nhận.
5.Những ý kiến, mong muốn để công việc tốt hơn

Văn phòng tại Singapore hỗ trợ và lằng nghe nhiều hơn từ phía Vịêt Nam. Biết
rằng, mỗi công ty sẽ có mỗi chiến lược riêng. Tuy nhiên, không phải lúc nào
chiến lược đó cũng phù hợp với môi trường kinh doanh của các quốc gia. Thay
vào đó, công ty nên linh động điều chỉnh sao cho thích hợp nhất đặc điểm từng
vùng.
6.Nhận định về sự phát triển nghề nghiệp


Trong tương lai, ngành tài chính tại Việt Nam càng thể hiện tầm quan trọng đối
với các doanh nghiệp . Có những công ty mạnh về bán hàng, marketing, …
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 7

nhưng họ luôn cần bộ phận tài chính để sử dụng nguồn lực đầu tư sao cho hịêu
quả. Bên cạnh đó, thị trường chứng khóan nước ta ngày càng phát triển.
7.Những kiến thức, kỹ năng tự hòan thiện khi ra trường

Kiến thức
 Làm việc trong lĩnh vực thể thao yêu cầu anh phải trang bị cho mình những kiến
thức về lĩnh vực thể thao không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
 Anh Hiệp cũng học hỏi nhiều về chuyên môn của các phòng ban khác: bán
hàng, marketing, … để anh dễ dàng giúp họ giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn.
Kỹ năng
 Trong quá trình làm việc, anh luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt và
tiếng Anh. Tùy và
o từng hòan cảnh và đối tượng giao tiếp mà anh sẽ chọn ngôn
từ nói cho phù hợp.
 Anh luôn gặp phải áp lực trong công việc. Vì lí do đó, anh luôn muốn tạo cho
mình và các thành viên trong nhóm cảm giác thỏai mái thông qua giao tiếp.
 Từ khi ra trường, anh cũng phải tìm hiểu nhiều về kỹ năng sử dụng các phần
mềm văn phòng, đặc biệt là các phần mềm hệ thống của công ty.
 Đảm nhận nhiều công việc, anh luôn phải quản lí và sử dụng thời gian hợp lí để
công việc được hoàn thành đúng t
hời hạn.
8.Nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghề nghiệp

Warrant Buffet: vì cách đầu tư của ông không giống như những nhà đầu tư
khác. Ông có tài phán đóan rất nhạy.



TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 8

9.Lời khuyên dành cho sinh viên ra trường
 Khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên nên làm việc trong môi trường của các công
ty quốc tế. Có như thế, sinh viên sẽ học hỏi, phát triển được nhiều kỹ năng hơn
và đặc biệt là khả năng phát triển bản thân.
 Trong quá trình đi làm, ngòai lĩnh vực chuyên môn công việc, sinh viên nên
giao lưu mở rộng quan hệ và học hỏi thêm từ các phòng ban khác.
 Sinh viên nên chăm chỉ luyện tập các kỹ năng Anh văn để có thể thích nghi và
giao tiếp trong m
ôi trường các công ty quốc tế.
 Phải thường xuyên học hỏi, đọc cách sách báo, tài liệu tham khảo để cập nhật và
bổ sung thêm kiến thức chuyên môn.










TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 9

2.2. BỘ PHẬN MARKETING

Họ và tên Chị Nguyễn Lê Dung
Chức danh EKIN
Trình độ học vấn Đại học
Hệ Chính qui
2
Trường đào tạo Đại học Ngoại Thương TP. HCM
1. Mô tả công việc:
 Huấn luyện cho nhân viên của NIKE và nhân viên bán hàng tại các cửa hàng
bán lẻ hiểu hơn về công nghệ cũng như tính năng sản phẩm.
 Qua đó, chị Dung có thể truyền cảm hứng cho nhân viên bán hàng để họ cung
cấp khách hàng thông tin về sản phẩm.
 Bên cạnh đó, chị cũng tham gia một phần nhỏ thụôc về marketing trong công ty.
 Phương tiện làm việc: máy vi tính để bàn, máy chiếu, máy in, đường truyền
internet, phòng họp, các sản phẩm của NIKE.
2. Kiến thức và kỹ năng cần thiết thực hiện c
ông việc

Kiến thức
 Ngòai kiến thức về sản phẩm của NIKE, chị Dung còn phải trang bị thêm kiến
thức về thể thao: bóng đá, chạy bộ… Từ đó, chị sẽ dễ dàng truyền cảm hứng thể
thao các nhân viên bán hàng.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 10

Kỹ năng
 Với tính chất công việc như một người giáo viên, nên chị Dung phải trang bị rất
nhiều kỹ năng. Quan trọng nhất chính là kỹ năng thuyết trình và nói trước đám
đông. Thành thạo về hai kỹ năng này giúp chị có thể truyền đạt kiến thức dễ
dàng hơn.
 Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết. Nó giúp chị

trong việc giao tiếp giữa các đồng nghiệp sao cho hai bên có thể hiểu ý nha
u.
 Kỹ năng lắng nghe từ nhân viên bán hàng cho chị biết những kiến thức nàovề
sản phẩm mà nhân viên còn thiếu
 Kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng: máy in, máy chiếu, các chương trình
Microsoft Office… hỗ trợ chị rất nhiều trong công việc.
3. Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:
 Môi trường làm việc mang tính chất quốc tế, giúp chị học hỏi và phát triển thêm
nhiều kỹ năng.
 Phong cách làm việc rất cởi mở và thoải mái, tạo điều kiện cho mọi người chia
sẻ quan điểm, lối suy nghĩ.
 Các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt là cấp trên, nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ.
Họ luôn chỉ ra những chỗ còn thiếu sót cũng như những kỹ năng cần thiết để
công việc có thể được hòa
n thành dễ dàng.
 Các thiết bị trong văn phòng đầy đủ và hiện đại.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 11

Khó khăn:
 Mô hình kinh doanh của NIKE là tập trung. Kém may mắn thay, sự tập trung đó
không ở Việt Nam, nên đôi khi phải chịu một số bó buộc.
 Chính vì thế, nhiều khi chị Dung biết mình có khả năng làm tốt hơn, nhưng do
một số điều kiện không cho phép, nên chị không thể thực hiện được. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến.
 Trong các buổi cung cấp thông tin về sản phẩm
cho nhân viên, chị thường
xuyên không có sản phẩm trong tay. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

các buổi huấn luyện vì nhân viên không trực tiếp nhìn thấy, trải nghiệm sản
phẩm.
4. Những tâm đắc, thích thú cũng như khó chịu:

Tâm đắc, thích thú
 Môi trường làm việc thuận lợi và chuyên nghiệp giúp bản thân có thể phát triển
được cả về kỹ năng lẫn kiến thức.
 Yêu cầu công việc đòi hỏi cao rất phù hợp với tính cách của chị.
 Văn hóa, tinh thần thể thao trong công ty truyền cho chị nhiệt huyết lúc làm
việc.
Khó chịu
 Do mô hình quản lí tập trung, nên chị Dung không làm được những điều mà chị
muốn và phát triển hết tiềm năng của bản thân. Điều nà
y cản trở nhu cầu thăng
tiến trong công việc của chị.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 12

5. Những ý kiến mong muốn để công việc tốt hơn.
Dựa trên những khó khăn trong công việc, chị Dung có những mong muốn sau:
 Sản phẩm của mùa mới nên về Việt Nam sớm hơn để nhân viên bán hàng có
điều kiện tiếp xúc trải nghiệm thử sản phẩm. Có như thế, họ dễ dàng giải thích
cho khách hàng hiểu rõ hơn về các tính năng, công nghệ của sản phẩm.
 Bên cạnh đó, NIKE nên tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường về hành vi
người tiêu dùng Việt. Dựa vào những dữ liệu đó, chị Dung biết đư
ợc khỏang
cách giữa nhu cầu khách hàng cần với sản phẩm NIKE cung cấp có phù hợp
không. Hơn nữa, dựa vào những thông tin đó, chị có thể thiết kế các chương
trình tại cửa hàng bán lẻ để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
6. Nhận định về sự phát triển nghề nghiệp


 Công việc hiện tại đến với chị một cách tình cờ vì chị thấy mô hình quản lí của
NIKE Việt Nam khá mới mẻ. Tuy nhiên đây không phải là lĩnh vực mà chị theo
đuổi trong tương lai, thay vào đó là lĩnh vực marketing. Nên có thể hướng đi sắp
tới của chị sẽ liên quan nhiều hơn đến marketing.
7. Kiến thức, kỹ năng tự hòan thiện kể từ khi tốt nghiệp

Kiến thức
 Chị phải trau dồi thêm kiến thức về sản phẩm của NIKE để có thể truyền đạt
một cách đầy đủ nhất cho nhân viên.
 Song song đó, chị cũng phải học hỏi nhiều về marketing để hiểu rõ hơn hành vi
của người tiêu dùng Việt Nam.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 13

Kỹ năng
Bản thân chị phải trang bị thêm về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt với các nhân viên
bán hàng, kỹ năng quản lí dự án, sự linh động trong việc giải quyết các vấn đề
trong công việc.
8. Những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghề nghịêp

Cha đẻ của Marketing: Philip Kotler
9. Lời khuyên dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp

 Phải xác định được mục tiêu cho mình cả trong công việc lẫn cuộc sống. Bước
tiếp theo, phải vạch ra được kế họach để đạt được mục tiêu đó. Có như thế, bản
thân dễ dàng thăng tiến hơn.
 Luôn luôn cập nhật và trau dồi kiến thức cho bản thân. Phải luôn chịu khó tìm
tòi, học hỏi và chịu khó lắng nghe những lời đóng góp ý kiến từ người khác.
 Cố gắng làm việc trong các công ty lớn, có tên tuổi. Như thế, sinh viên sẽ học

hỏi và phát triển được nhiều kỹ năng hơn.
 Song song với những điều trên, sinh viên cũng cần trang bị thêm những kỹ năng
mềm n
hư: viết thư địên tử, thuyết trình, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 14

2.3. BỘ PHẬN BÁN HÀNG

Họ và tên Anh Nguyễn Đức Kiên
Chức danh Account Manager
Trình độ học vấn Đại học
Hệ Chính qui
3
Trường đào tạo Đại học Oklahoma
1.Mô tả công việc:
 Anh Kiên đảm nhiệm việc chăm sóc khách hàng: các nhà bán lẻ. Anh hướng
dẫn và nhắc nhở họ trong việc đặt hàng.
 Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên liên hệ với họ để kiểm tra khi nào hàng
hóa về, số lượng nhập về là bao nhiêu và doanh số bán mỗi tuần ra sao.
 Phương tiện làm việc: Laptop, máy in, máy chiếu, điện thoại…
2.Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc:

Kiến thức
 Kiến thức Anh văn cũng như các từ ngữ chuyên ngành Kinh tế phải nắm vững
vì các tài liệu cũng như thư từ làm việc trong công ty bằng tiếng Anh.
 Phải hiểu cách thức họat động của công ty, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh thích
hợp các đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 15


Kỹ năng
 Song song với việc nắm vững về kiến thức về Anh văn, công việc còn đòi hỏi
anh Kiên phát triển thêm những kỹ năng: nghe, nói, viết. Từ đó, anh dễ dàng
tiếp nhận cũng như truyền đạt thông tin trong nội bộ công ty và khách hàng.
 Khả năng làm việc nhóm rất quan trọng đối với công việc của anh. Với anh, cá
nhân làm việc riêng lẻ sẽ không hiệu quả bằng khi làm việc chung với một
nhóm
người.
 Kỹ năng lãnh đạo và quản lí thời gian cũng rất cần thiết trong công việc.
 Bên cạnh đó, các kỹ năng về sử dụng các thiết bị văn phòng rất hữu ích.
3.Những thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi
 Khi có thông tin hoặc công việc từ văn phòng Singapore, thông tin được truyền
đạt một cách trực tiếp đến anh Kiên, chứ không qua trung gian nào khác. Điều
này đảm bảo thông tin được chính xác và công việc được hòan thành nhanh
chóng.
 Anh thường xuyên nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các nhà bán lẻ. Khi anh cần
thông tin từ họ, họ sẵn sàng cung cấp.
 Văn phòng công ty và các nhà bán lẻ nằm gần nhau. Điều này giúp anh có thể
dễ dà
ng trong việc gặp gỡ hoặc tổ chức các buổi họp với họ.
 Thêm vào đó, khỏang cách đi lại từ nhà anh đến công ty cũng khá gần.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 16

Khó khăn
Hiện tại anh đang làm việc với ba nhà bán lẻ, thỉnh thỏang họ mâu thuẫn nhau
về lợi ích. Điều này khiến anh cũng rất áp lực trong việc quản lí sao cho họ nhận

thấy được đúng vấn đề và đưa ra hướng giải quyết thích hợp.
4.Những tâm đắc, thích thú cũng như khó chịu trong công việc

Tâm đắc, thích thú
 Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, trẻ trung.
 Phong cách và tinh thần làm việc của nhóm giúp anh hòan thành công việc suôn
sẻ.
 Được hiểu rõ về công nghệ sản phẩm của NIKE.
 Khi có ý tưởng hay dự án gì mới, anh thường chia sẻ với nhóm và được nhóm
tiếp nhận chân thành, đóng góp phát triển thêm.
Khó chịu
 Khi bắt đầu vào làm, công ty không có sự hướng dẫn, đào tạo rõ ràng. Anh phải
tốn một thời gian để làm
quen với các bước trong công việc.
5.Những ý kiến, mong muốn để công việc tốt hơn

 Văn phòng tại Singapore nên hỗ trợ nhiều hơn về mặt huấn luyện cũng như qui
trình làm việc để anh Kiên không tốn một thời gian dài lúc đầu làm quen với
việc.
 Thêm vào đó, NIKE cũng nên huấn luyện về cách quản lí khách hàng, các nhà
bán lẻ.
 NIKE nên tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng
Việt Nam đối với các mặt hàng thể thao cao cấp. Trên cơ sở đó, anh Kiên và nhà
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 17

bán lẻ có thể điều chỉnh các đơn hàng hoặc các chủng lọai sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của người tiêu dùng.
6.Nhận định về sự phát triển nghề nghiệp


 Với chức vụ là Account Manager, anh cho rằng hướng nghề nghiệp này rất triển
vọng tại Việt Nam do thu nhập của khách hàng ngày càng tăng, kéo theo nhu
cầu sử dụng các mặt hàng xa xỉ cũng phát triển.
 Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước sự hội nhập kinh tế, ngày càng nhiều
thương hiệu nước ngòai nổi tiếng vào thị trường Việt Nam. Điều này giúp khách
hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
7.Những kiến thức, kỹ năng tự hòan t
hiện khi ra trường
Kiến thức
Anh phải tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về thị trường Việt Nam. Theo anh,
trong tình hình cạnh tranh như ngày nay, hành vi mua hàng của các nhà bán lẻ
ngày càng thay đổi. Kèm theo đó là doanh số bán hàng mà công ty đặt ra cho
anh cũng hay biến động.
Kỹ năng
Kỹ năng lãnh đạo, quản lí thời gian, đặc biệt là kỹ năng bán hàng.
8.Lời khuyên dành cho sinh viên ra trường

 Phải luôn luôn chịu khó học hỏi và tìm tòi những cái mới vì mọi thứ ngày nay
đang dần thay đổi. Nếu như không chịu khó thì bản thân sẽ bị bỏ lại đằng sau.
 Là sinh viên mới ra trường, tuổi đời còn trẻ, hãy xác định rõ bản thân mình thích
gì, từ đó tìm kiếm lĩnh vực ngành nghề tương ứng. Tuy nhiên, phải có khả năng
thích ứng vì mọi thứ trong môi trường làm việc sẽ không giống với lúc đi học.
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 18

 Cần rèn luyện và phát triển kỹ năng giải quyết công việc.
















TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 19


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong thời gian gần một tháng thực tập tại công ty NIKE Việt Nam, với vị trí
chuyên viên trưng bày sản phẩm. Tôi đã rút ra cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm
trong một môi trường làm việc công sở, đặc biệt môi trường của một công ty đa quốc
gia.
 Đầu tiên, tôi phải tự trau dồi, phát triển khả năng thích ứng và chịu áp lực công
việc. Thời gian đầu chưa quen, mọi thứ đối với tôi khá mới. Tôi thường xuyên
bị áp lực về nó. Điều đó làm cho tôi có cái nhì
n khá tiêu cực và chán nản về
công việc của mình. Trong những lúc như thế, tôi đã không hoàn thành nhiệm
vụ được giao một cách dễ dàng. Sau một thời gian nhìn lại, tôi nhận thấy có
những lúc chính bản thân tôi gây ra áp lực cho tôi chứ không phải công việc.
Nguyên nhân do lúc đầu không quen với áp lực, rồi dần dần nó hình thành cho
mình suy nghĩ theo chiều hướng áp lực mặc dù khối lượng công việc không

nhiều.
 Qua những lúc áp lực như thế, tôi cũng nhận ra rằng kỹ năng quản lí thời gian
rất quan trọng và cần t
hiết. Trước khi bắt đầu ngày làm việc, tôi thường vạch ra
những việc cần làm trong ngày. Qua đó, tôi xác định được thứ tự quan trọng của
từng công việc được tiến hành trước. Có như thế, thời gian sẽ được sử dụng hiệu
quả hơn. Kéo theo đó tiến độ c
ông việc cũng được hoàn thành như mong muốn.
 Tiếp theo, tôi cũng rút ra được kinh nghiệm về cách đặt câu hỏi. Theo tôi, khi
làm việc cũng như học tập, chỗ nào không rõ thì phải chủ động hỏi. Điều quan
trọng, phải xác định được điều muốn hỏi là gì, ai là người nên liên hệ trực tiếp
để trả lời câu hỏi đó và thời điểm thích hợp để hỏi. Nếu cứ e ngại giấu đi những
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 20

thắc mắc thì vô hình chung, cấp trên hoặc đồng nghiệp sẽ cho rằng mình hiểu
vấn đề. Và như thế, mình sẽ làm theo hướng không đúng với bản chất của nó.
Điều này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
 Tôi cũng đã học được cách giải quyết vấn đề. Trước những vấn đề hay sự việc
diễn ra không theo ý muốn, tôi phải bình tĩnh tìm ra được nguyên nhân của nó.
Từ đó, tôi phải xác định ai là người mà tôi nên trình bày để họ có thể hỗ trợ đưa
ra hướng giải quyết. Với những vấn đề nghiêm
trọng, bản thân không nên để
tâm lí sợ hãi hoặc cấp trên la mắng mà che giấu hoặc tự mình giải quyết. Như
thế sẽ dễ gây ra những thiệt hại cho cả bản thân lẫn công ty.
 Kế tiếp chính là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc không như đại học, đa
phần đều là các anh chị, vì thế chúng ta phải biết cách xưng hô và ứng xử ch
o
phù hợp. Với sinh viên, các bạn cùng trang lứa, cách giao tiếp cũng như chủ đề
nói chuyện sẽ dễ dàng hơn. Nhưng trong môi trường văn phòng, không phải

chúng ta muốn nói gì cũng được, không phải chủ đề nào mọi người cũng đánh
giá cao.
 Trong suốt quá trình thực tập, tôi rút ra cho mình kinh nghiệm trong đàm phán.
Bản
thân tôi phải xác định mình có thế mạnh gì khi đàm phán. Mặc dù là sinh
viên thực tập nhưng tôi phải thể hiện cho khách hàng cũng như nhà cung cấp
dịch vụ in ấn (agency) rằng tôi làm việc như nhân viên công ty. Như thế, tiếng
nói của tôi có trọng lượng hơn và sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
 Thời gian thực tập cho tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của Anh văn đối với công
việc. Nhờ nắm vững kiến t
hức về tiếng Anh, tôi đã tự tin giao tiếp với các anh
chị cũng như hiểu được các tài liệu trong công ty.
 Cuối cùng, đó là những kinh nghiệm về cách sử dụng các thiết bị văn phòng:
máy in, máy chiếu, fax, …

TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 21

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH HỌC MARKETING

Sau khỏang thời gian hai năm học chuyên ngành Marketing, tôi đã trang bị cho
mình khối lượng kiến thức cần thiết cho công việc sau này. Trong khỏang thời gian đó,
tôi càng nhận ra mình đã đi đúng con đường nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, tôi
vẫn có một số đề xuất cả về nội dung và phương pháp để môn học chuyên ngành ngày
càng hòan thiện hơn
 Thứ nhất, sách và các tài liệu chuyên ngành tại thư viện cũng rất hạn chế. Đôi

khi, tôi muốn đọc thêm về môn ngành nhưng sách ở thư viện không đáp ứng
được nhu cầu đó. Với chuyên ngành là Marketing thì các xu hướng, chiến lược
luôn luôn thay đổi và cập nhật. Thế nhưng, các đầu sách thì không cập nhật gì

được nhiều. Thêm vào đó, các sách tham khảo bằng tiếng Anh cũng rất ít. Vì
thông qua các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, tôi có thể dễ dàng nắm bắt
được các thuật ngữ chuyên ngành hơn. Theo như tôi được biết, hiện tại nhà
trường vừa mở cổng thư viện trực tuyến với hơn hàng nghìn đầu sách nước
ngòai nhưng chỉ dành cho các giảng viên và sinh viên c
ao học. Thiết nghĩ, nhà
trường nên dần mở rộng đối tượng người đọc, đặc biệt là các sinh viên chính qui
để họ có thể tham khảo thêm. Trên thực tế, số lượng sinh viên chính qui có khả
năng đọc các sách nước ngòai cũng không phải nhiều.
 Thứ hai, trên thực tế Marketing bao gồm rất nhiều lĩnh vực. K
hông ít sinh viên
vẫn chưa xác định được mình đi theo hướng nào của Marketing. Điều này xuất
phát từ hai phía: sinh viên và thầy cô. Về phía sinh viên, do họ hời hợt không
xác định được điểm mạnh và yếu của bản thân và không thực sự biết được mình
thích cái gì. Về phía giáo viên, thầy cô đã không chỉ rõ cho sinh viên thấy được
đặc điểm cũng như những yêu cầu của ngành là gì. Vì vậy, trong suốt quá trình
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 22

giảng dạy, thầy cô thỉnh thỏang đề cập đến các vấn đề về kỹ năng cũng như yêu
cầu chung của các công việc liên quan đến marketing, chẳng hạn: quảng cáo,
nghiên cứu thị trường, … Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể tổ chức các buổi
nói chuyện, giao lưu giữa sinh viên chuyên ngành với các anh chị từng là sinh
viên của trường mà hiện tại làm việc trong lĩnh vực marketing. Từ đó, sinh viên
có cái nhìn tòan cảnh về ngà
nh và khám phá được bản thân mình nên đi theo
hướng nào là phù hợp.
 Thứ ba, về học phần Anh văn, sau khi học xong hai học kì, tôi nhận thấy
phương pháp dạy của trường không thật sự hiệu quả và cuốn hút sinh viên. Kết
quả là nhiều sinh viên không đến lớp thường xuyên và kiến thức tiếp thu được

không nhiều. Thế nhưng điểm quá trình của sinh viên vẫn cao. Thêm vào đó,
giáo trình học cũng tương đối khó. Giáo trình không cung cấp cho sinh viên c
ác
từ thuật ngữ chuyên ngành. Thêm vào đó, mỗi học kì đều có sự thay đổi giáo
viên. Và mỗi giáo viên có phương pháp dạy khác nhau. Thiết nghĩ, nhà trường
nên thống nhất một vài điểm chung trong cách giảng dạy của giáo viên để thuận
lợi việc học cho sinh viên. Ví dụ: trong phần bài tập tình huống, giáo viên nên
thống nhất là để sinh viên thuyết trình thay vì làm việc nhóm tại lớp rồi giáo
viên chọn bất kì thành viên nhóm đó trình bày.Với phương pháp thuyết trình,
sinh viên đư
ợc trang bị thêm kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng
powerpoint … và tạo không khí mới mẻ ở mỗi nhóm. Sinh viên có thể chọn
hình thức đóng kịch để làm buổi hoc thêm sinh động và dễ nhớ bài hơn.
 Thứ tư, nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên Marketing thực hiện dự án
kinh doanh thực tế. Tức là cấp vốn cho sinh viên ở một mức nào đó. Dựa trên số
vốn kinh doanh đó, sinh viên sẽ phải tự nghĩ r
a hình thức kinh doanh sao cho có
lợi nhuận. Tòan bộ lợi nhuận sinh viên kiếm được sẽ do nhóm tự giải quyết.
Trong trường hợp, kinh doanh không có lãi thì sinh viên phải chịu. Dĩ nhiên,
TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 23

mức vốn mà nhà trường cấp ban đầu, sinh viên phải hòan trả lại đúng. Thông
qua dự án, sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức mà mình học ở trường vào
thực tế. Sinh viên sẽ phải lên kế họach quảng cáo, tuyên truyền, dự tính chi phí,
… để sao cho dự án mang về lợi nhuận. Như thế, sinh viên sẽ học rất nhiều từ
thực tế. Họ sẽ có sự đối chiếu giữa kiến thức trường lớp và thực tế.
 Cuối cùng,
giáo viên cũng nên công bằng trong việc thu bài hoặc file thuyết
trình trước khi các nhóm thực hiện. Trên thực tế, một số giáo viên thu bài khi

đến lượt nhóm đó thuyết trình. Kết quả là, những nhóm nộp sau sẽ có sự chuẩn
bị chu đáo hơn và điểm có khả năng cao hơn. Giáo viên nên thu bài của các
nhóm cùng thời điểm. Như thế, các nhóm sinh viên sẽ có thời gian chuẩn bị như
nha
u và kết quả sẽ khách quan hơn.
Trên đây là một số đề xuất của tôi về chương trình học của chuyên ngành
Marketing. Hy vọng trong những năm sắp tới sẽ có nhiều cải thiện để chương trình học
thêm thú vị và đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

×