Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.46 KB, 12 trang )

Tạp chí Đại học Công nghiệp
63
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Hồ Thanh Trí
*
, Nguyễn Minh Toàn
*

TÓM TẮT
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những nước đang phát triển đã gia tăng mạnh
mẽ trong những năm gần đây và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước
chủ nhà. Do đó, nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính về mặt thể chế (de jure) và các nhân
tố khác tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển là điều rất cần
thiết. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng (panel data) với mẫu dữ liệu bao gồm 29
quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 2000 – 2012. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: hội nhập tài chính, quy mô thị trường, tổng dự trữ ngoại hối, cơ sở hạ
tầng, độ mở thương mại có mối tương quan dương với FDI. Trong khi đó, biến chi phí lao động
có tương quan âm với FDI do một phần nhân công giá rẻ, nhà đầu tư nước ngoài còn hướng đến
lực lượng lao động chất lượng cao.
Từ khóa: FDI, KAOPEN, hội nhập tài chính, phương pháp FGLS.
IMPACT OF FINANCIAL INTEGRATION ON ATTRACT FOREIGN DIRECT
INVESTMENT: EVIDENCE FROM DEVELOPING COUNTRIES
ABSTRACT
The foreign direct investment (FDI) activities in developing country have increased
dramatically in recent which have taken an important role in the growth of received country.
Therefore, it is indispensable for researching the impact of financial integration (de jure) and
the other factors to the FDI at emerging countries. This research uses the model with the panel
data included 29 middle-income nations in range of 2000 - 2012. The result indicates that the
variables such as: financial integration, market extent, foreign reserves, infrastructure, trade
openness degree have positive relation with FDI. On the other hand, labor cost variable


correlate negatively with FDI which is explaned that the foreign investor consider quality rather
than the cost of labor.
Keywords: FDI, KAOPEN, financial integration, FGLS model.
1. GIỚI THIỆU
Câu hỏi làm thế nào thu hút được vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhận được
rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế và
người làm chính sách bởi với quan điểm FDI
góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua việc
bổ sung nguồn vốn trong nước, chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên
môn và trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp
nhận đầu tư. Thực tế cũng cho thấy, các nước
có tốc độ tăng trưởng nhanh tiếp nhận nguồn
vốn FDI nhiều hơn và ngược lại. Một mặt, FDI
bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, làm tăng
cầu các yếu tố sản xuất như: lao động, nguyên
vật liệu đầu vào… góp phần giải quyết việc
làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Thêm
vào đó, qua các hình thức đầu tư này, tại nước
tiếp nhận đầu tư hình thành một hệ thống
doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm đa dạng
hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy khả năng

*
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
64
cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác để
tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn trong

khi giá thành hạ, từ đó làm tăng khả năng sản
xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
cung về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Vì
vậy, các nước đang phát triển với nhu cầu đầu
tư cao để đạt được mục tiêu tăng trưởng, ngày
càng cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn
vốn FDI hơn nữa.
“Bộ ba bất khả thi” là một trong những
lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế,
được phát triển dựa trên những ý tưởng của
Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập
niên 1960. Hai ông đã xây dựng lý thuyết “Bộ
ba bất khả thi”, phát biểu như một định đề:
một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ
giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền
tệ. Chinn và Ito (2007) đã chỉ ra rằng chính
phủ các nước đang phát triển trong việc lựa
chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi là hướng tới
trạng thái trung gian giữa ba chính sách mục
tiêu: hội nhập tài chính nhưng không quên
kiểm soát vốn, độc lập tiền tệ vừa phải, và cơ
chế tỷ giá biến động trong một biên độ mục
tiêu cho phép bằng cách tăng cường kho dự trữ
ngoại hối như một công cụ để quản lý tỷ giá.
Ông cũng đã giới thiệu thước đo bộ ba bất khả
thi, từ đó đưa ra bộ chỉ số "Trilemma Indexes".
Trong đó, tác giả đã sử dụng dữ liệu của chỉ số
mức độ hội nhập tài chính đo lường về mặt thể
chế (de jure) - KAOPEN để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC
NGHIỆM
2.1. Hội nhập tài chính
2.1.1 Khái niệm “hội nhập tài chính”
Theo Shepherd (1994), “hội nhập tài
chính” được giải thích dựa trên quan điểm điều
chỉnh giá tài sản, vốn chứng khoán và dòng
tiền. Nói cách khác, hội nhập tài chính là sự
thay thế tài sản nhờ vào sự bình đẳng và tự do
tiếp cận thông tin cân xứng. Những tài sản
thay thế đó phục thuộc vào khả năng giao dịch
về các thỏa thuận tài chính của chủ thể sở hữu.
Bất kỳ một rào cản nào trong trao đổi về tài
chính cho dù bị chi phối bởi ý muốn chủ quan
hay kỳ vọng của các tổ chức sẽ dẫn tới sự
chuyển đổi tài sản không hoàn hảo.
Theo De Brouwer (2005), hội nhập tài
chính là quá trình mà thị trường tài chính ở
một quốc gia trở nên tương tác mạnh mẽ hơn
với những nền kinh tế khác. Điều đó cho thấy
có sự tăng lên trong dòng vốn và xu hướng giá
và tỷ suất sinh lợi trong việc trao đổi hàng hóa
tài chính song phương.
Xét ở khía cạnh kiểm soát nguồn vốn
của quốc gia, Chin và Ito (2007) cho rằng quá
trình hội nhập tài chính chịu sự chi phối của
những giới hạn trong giao dịch tài khoản vốn.
Nói cách khác, đó là sự tương quan của những
chính sách tự do hóa tài chính, chi phí và
chính sách kiểm soát vốn của một quốc gia. Từ

đó, ông đã phát triển một chỉ số để đo lường
mức độ hội nhập tài chính quốc gia thông qua
đo lường quy mô và mức độ mở của tài khoản
vốn.
Nói tóm lại, từ những khái niệm trên ta
thấy, các tác giả đều thống nhất về quan điểm:
hội nhập tài chính là sự tham gia của các chủ
thể tài chính vào thị trường chung, đi cùng với
các luật lệ và thỏa thuận chung một cách công
bằng và được đối xử một cách bình đẳng.
2.1.2 Đặc điểm của hội nhập tài chính
a. Lợi ích từ hội nhập tài chính tại các
nước đang phát triển
Theo Trần Ngọc Thơ (2001), lợi ích từ
hội nhập tài chính gia tăng theo hai phương
thức chính như sau:
Thứ nhất, hội nhập tài chính có khả năng
thúc đẩy sự tăng trưởng do gia tăng mức độ
đầu tư và nâng cao tỷ suất sinh lợi của đầu tư
thông qua việc các nước này tiếp cận được
kinh nghiệm quản lý hiện đại, các thành quả
khoa học trên thế giới và đặc biệt tiếp cận
Tạp chí Đại học Công nghiệp
65
được tác động của thị trường hiệu quả là thị
trường mà các thông tin được phản hồi một
các đầy đủ và kịp thời vào trong giá đối với
các nhà đầu tư (thị trường hiệu quả dạng
mạnh).
Thứ hai, hội nhập tài chính cho phép mọi

cá nhân tự bảo hiểm chống lại sự phát triển
không cân đối trong nên kinh tế nước chủ nhà
bằng cách đa dạng hóa đầu tư và khai thác thị
trường toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm
thời trong thu nhập. Hội nhập tài chính có thể
thúc đẩy đầu tư ở các nước đang phát triển
bằng cách giải bài toán nan giải giữa tiết kiệm
và đầu tư trong một quốc gia. Những kết quả
tiềm ẩn từ đầu tư cao hơn biến đổi từ quốc gia
này đến quốc gia khác tùy thuộc vào tỉ suất
sinh lợi của các cơ hội đầu tư và sự khác biệt
giữa chi phí sử dụng vốn trong nước thường
rất cao trước khi hội nhập so với chi phí sử
dụng vốn quốc tế.
b. Rủi ro trong quá trình hội nhập tài
chính tại các nước đang phát triển
Theo Trần Ngọc Thơ (2006), mặc dù hội
nhập tài chính mang lại cho các nước lợi ích
tiềm năng rất to lớn như đã phân tích ở trên,
các chuyên gia hoạch định chính sách của các
nước luôn quan tâm đến vấn đề là sự gia tăng
hội nhập tài chính và quá trông cậy vào dòng
vốn tư nhân có thể làm cho những thị trường
mới nổi dễ mất ổn định do có sự đảo ngược
lớn của dòng vốn. Sự sợ hãi như vậy không
phải là không có căn cứ, đặc biệt là đối với các
quốc gia có chính sách tài khóa yếu, hệ thống
ngân hàng được bảo vệ quá mức cần thiết hoặc
quản lý tồi và thị trường vốn nội địa lại bị bóp
méo cao độ. Dòng vốn quốc tế có thể ứng xử

như một tấm gương phóng đại của nền kinh tế
trong nước, khuếch đại lợi ích của những
chương trình cải tổ được kết cấu tốt nhưng nó
lại làm tăng thêm thiệt hại do những chính
sách và kinh tế yếu kém. Ở mức độ trung bình,
dòng vốn tư nhân vào các nước đang phát triển
ít có khả năng chịu đựng nổi một sự đảo lộn
lớn trong dòng vốn, số liệu thực tế dòng vốn tư
nhân vào các nước đang phát triển có độ co
dãn đáng kể (vào nhanh, ra nhanh).
Tóm lại, hầu hết các nước đang phát
triển thiếu những chính sách kinh tế vĩ mô và
hệ thống ngân hàng mạnh, thiếu sự hoàn thiện
về thể chế (de jure) nên dễ bị tổn thương bởi
những biến động tiềm ẩn và đảo ngược của
dòng vốn (sudden stop). Trong khi các nhà đầu
tư quốc tế ngày càng trở nên cẩn trọng hơn,
tính kỷ luật của thị trường ngày càng có
khuynh hướng được đề cao thì khi những niềm
tin đó bị mất đi sẽ kích hoạt dòng vốn chảy ra,
và như vậy hội nhập tài chính có khả năng
khuếch đại các cú sốc hoặc thiệt hại do những
sai lầm trong hoạch định chính sách, dẫn đến
bất ổn định lớn hơn ở các nước đang phát
triển.
2.2. Những nghiên cứu lý thuyết
Vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm và có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu
tập trung vào chủ đề này, trong đó các lý

thuyết hầu như tập trung phát triển từ nền tảng
lý thuyết của Hymer, Vernon và Dunning. Các
nhà kinh tế đều tin rằng, FDI là một nhân tố
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế tất cả các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Một công ty có thể có nhiều
động lực để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, do đó, không có một lý thuyết chung
nào về FDI có thể giải thích một cách toàn
diện sự tồn tại của các công ty đa quốc gia
(MNCs), sản phẩm có tính chất quốc tế và
FDI. Người ta bắt đầu tìm kiếm lời giải thích
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khi xuất
hiện hiện tượng toàn cầu hóa. Vai trò của các
công ty đa quốc gia và FDI gia tăng mạnh mẽ
trong những năm 1950 và 1960 giúp cho các
nhà nghiên cứu tìm ra các lý thuyết giải thích
hành vi của MNCs và sự tồn tại của sản phẩm
có tính chất quốc tế. Trong bài nghiên cứu,
nhóm tác giả đã sử dụng lý thuyết về đầu tư
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
66
các công ty đa quốc gia của Hymes (1960), lý
thuyết chu kỳ sống sản phẩm của Vernon
(1966), lý thuyết phân loại mục đích đầu tư
của Jack (1972), lý thuyết lợi thế đầu tư trực
tiếp nước ngoài các công ty đa quốc gia của
Dunning (1980) để làm cơ sở xây dựng giả
thuyết và mô hình của bài nghiên cứu.
2.3. Những nghiên cứu thực nghiệm

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm
xác định các nhân tố tác động lên dòng vốn
FDI. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố được coi là
nhân tố tác động đến FDI trong mỗi nghiên
cứu ở mỗi quốc gia. Vì vậy, rất khó để liệt kê
các nhân tố tác động, đặc biệt là theo thời gian,
một số nhân tố có thể có hoặc không có ý
nghĩa thống kê. Do đó, phần xem xét lại bằng
chứng thực nghiệm này sẽ tập trung vào
nghiên cứu đo lường chỉ số hội nhập tài chính
về mặt thể chế (de jure) của Chinn và Ito
(2007), cũng như những nghiên cứu về các
nhân tố tác động lên FDI tại các nước đang
phát triển, các nền kinh tế mới nổi và những
quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.
Chinn và Ito (2007) đã chỉ ra rằng, chính
phủ các nước đang phát triển trong việc lựa
chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi là hướng tới
trạng thái trung gian giữa ba chính sách mục
tiêu: hội nhập tài chính nhưng không quên
kiểm soát vốn, độc lập tiền tệ vừa phải và cơ
chế tỷ giá biến động trong một biên độ mục
tiêu cho phép bằng cách tăng cường kho dự trữ
ngoại hối như một công cụ để quản lý tỷ giá.
Ông cũng đã giới thiệu thước đo bộ ba bất khả
thi từ đó đưa ra bộ chỉ số "Trilemma Indexes".
Trong đó, tác giả đã sử dụng dữ liệu của chỉ số
mức độ hội nhập tài chính đo lường về mặt thể
chế - KAOPEN để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.

Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã
đưa ra cách đo về mức độ hội nhập tài chính
của một quốc gia. Chinn và ito (2007) đã chỉ
ra hai cách đo về độ mở tài chính của một
quốc gia. Thang đo thứ nhất tiếp cận từ thực
tế, đó là độ mở tài chính thường (de facto).
Thang đo này có nhiều khuyết điểm đó là
không phản ánh đúng thực chất của mức độ
hội nhập tài chính của một quốc gia vì nó xét
trên khía cạnh dữ liệu thực tế (NET
FLOWS/GDP), trong khi đó hội nhập tài chính
đi từ lý luận từ bộ ba bất khả thi, là sự hoạch
định từ chính sách kiểm soát của một quốc gia.
Nói cách khác, đó là mong muốn chủ quan thể
hiện thông qua chủ trương và chính sách của
chính phủ ở một quốc gia. Vì vậy, cách đo này
không phản ánh đúng bản chất của hội nhập tài
chính tại một quốc gia. Cách đo thứ hai là cách
đo thể chế (de jure), đi từ quan điểm của chính
phủ tại quốc gia của mình và xem xét dựa trên
các chính sách hội nhập tài chính của quốc gia.
KAOPEN dựa trên thông tin trong báo
cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn
chế ngoại hối do IMF phát hành (Annual
Report on Exchange Arrangements and
Exchange Restrictions). Nhìn vào KAOPEN ta
sẽ thấy một quốc gia trên thực tế có tiến hành
chính sách đa tỷ giá hay không. Đây là dạng
cơ chế mà một loại tỷ giá áp dụng cho giao
dịch trên tài khoản vãng lai và một loại tỷ giá

áp dụng cho tài khoản vốn. Vào thời điểm tình
trạng lạm phát tăng tốc ở Việt Nam năm 2008,
một số nhà làm chính sách cho rằng nên áp
dụng cơ chế đa tỷ giá, trong đó tỷ giá áp dụng
cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải khác với
các doanh nghiệp nhập khẩu (chính phủ Việt
Nam sau đó đã không đồng ý với biện pháp
này). KAOPEN vì vậy cho thấy những hạn chế
trong các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài
khoản vốn và kết hối ngoại tệ.
Chinn và ito (2007) đã đưa ra chỉ số
KAOPEN đo lường mức độ hội nhập tài chính
về mặt thể chế của một quốc gia thông qua
mức độ kiểm soát vốn của quốc gia đó.
KAOPEN được tính toán dựa trên các biến giả
nhị phân được tổng hợp từ bảng thống kê
những giới hạn trong giao dịch tài chính quốc
tế trong báo cáo thường niên về những thỏa
thuận giao dịch và giới hạn giao dịch của IMF.
Tạp chí Đại học Công nghiệp
67
Các biến giả này được chia làm bốn nhóm để
quan sát những giới hạn trong việc kiểm soát
vốn trên tài khoản vãng lai (Xem phụ lục 1:
Báo cáo cơ chế tỷ giá và hạn chế ngoại hối
Việt Nam năm 2012).
Trong đó: biến thứ nhất (k
1
) phản ánh sự
hiện diện của chế độ đa tỷ giá. Biến thứ hai

(k
2
) phán ánh sự hiện diện của những giới hạn
trong giao dịch tài khoản vãng lai. Biến thứ ba
(k
3
) phản ánh sự hiện diện của những giới hạn
trong giao dịch tài khoản vốn. Biến thứ tư (k
4
)
phản ánh những chính sách trong hàng rào
xuất khẩu.
Cả bốn biến trên đều được tổng hợp và
phản ánh trong báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ
giá và những hạn chế ngoại hối do IMF phát
hành, tuy nhiên nó vẫn chưa phản ánh đúng sự
phức tạp trong những chính sách kiểm soát
vốn. Do đó, Chinn và Ito (2007) đã sử dụng
phương pháp phân loại biến nhị phân của
Mody và Murshid (2005) để tính toán nhằm
phản ánh tác động của độ mở tài chính hơn là
kiểm soát. Chin và Ito đã mã hóa dữ liệu nhị
phân, theo đó các biến sẽ có giá trị là một khi
tồn tại những giới hạn trong tài khoản vốn.
Hơn nữa, biến thứ ba về sự hiện diện của độ
mở tài khoản vốn (k
3
) được tính dựa trên giá
trị trung bình trượt của 5 năm.


Chỉ số KAOPEN

được tính thông qua
phương pháp PCA (principal component
analysis). Phương pháp này tổng hợp từ ma
trận (4xn), trong đó 4 là số biến, còn n là bộ dữ
liệu qua các năm thành một ma trận (1xn) thể
hiện chỉ số KAOPEN qua các năm.
Mặc dù KAOPEN có nhược điểm là
không phản ánh đúng mức những gì diễn ra
trong thực tế, nhất là việc khu vực tư nhân tìm
mọi cách tránh né các biện pháp kiểm soát vốn
của chính phủ. Ví dụ ở Việt Nam, các sai số
thống kê hàng năm trong cán cân thanh toán
quốc tế nhiều khi lên đến hàng tỷ USD. Các
sai số này được quy cho khu vực doanh nghiệp
tìm cách chuyển tiền xuyên biên giới vì nhiều
mục đích khác nhau. Tuy có một số nhược
điểm nhưng chỉ số KAOPEN được nhiều nhà
kinh tế đánh giá đã phản ánh được các mục
tiêu chính sách quan trọng mà một quốc gia
theo đuổi trong tiến trình hội nhập tài chính.
Chỉ số KAOPEN biến thiên giữa 0 và 1.
Giá trị càng cao của chỉ số này cho thấy các
quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn
xuyên quốc gia. Lưu ý là chỉ số KAOPEN chỉ
cho ta thấy độ mở tài khoản vốn theo pháp lý
dựa trên các báo cáo của chính phủ chi IMF,
WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến
kiểm soát vốn và ngoại hối.

Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nghiên cứu đã sử dụng và tham khảo
nghiên cứu của Mohamed (2004), Ivar và
Espen (2007), Wasseem (2007), James (2008),
(Ludo et al.,2011), Fayyaz và Kabibi (2012),
Ab và Mohd (2012), Cem (2013).
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Ab
và Mohd (2012), tôi giả định các biến có khả
năng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bao gồm:
hội nhập tài chính về mặt thể chế (de jure),
quy mô thị trường, tổng dự trữ ngoại hối, cơ sở
hạ tầng, chi phí lao động, độ mở thương mại.
Sự phân loại này tương tự như trong lý thuyết
Dunning (1980) và Jack (1972).
Như vậy, mô hình nghiên cứu tác động
của hội nhập tài chính về mặt thể chế (de jure)
và các nhân tố tác khác đến dòng vốn FDI vào
các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung
bình và thấp được sử dụng trong bài nghiên
cứu có dạng như sau:
Ln(FDI
it
) = α + β
1
(KAOPEN
it
) +

β
2
ln(Gdp
it
) + β
3
ln(Tr
it
) + β
4
ln(Pc
it
) + β
5

ln(Wgr
it
) + β
6
(Opn
it
) + e
it
(1)
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
68
Trong đó:
Ln(FDI): Giá trị logarit dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đi vào (triệu USD, tính
theo giá USD hiện tại).

KAOPEN: chỉ số đo lường mức độ hội
nhập tài chính về mặc thể chế của các quốc
gia.
Ln(Gdp): Giá trị logarit tổng sản phẩm
quốc nội của quốc gia.
Ln(Tr): Giá trị logarit tổng dự trữ (bao
gồm vàng, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại
IMF, ngoại tệ) của quốc gia.
Ln(Pc): Giá trị logarit tiêu thụ điện (kWh
trên đầu người) của quốc gia.
Ln(Wgr): Giá trị logarit lương của quốc gia.
Opn: Độ mở thương mại của một quốc
gia được tính bằng [(Xuất khẩu + Nhập
khẩu)/GDP].
(i= 1, , N, với N là số quốc gia trong
mẫu nghiên cứu, t = 1, …, T, với T là giai
đoạn nghiên cứu)
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 29
nước đang phát triển, có thu nhập trung bình
và thấp trên thế giới trong khoảng thời gian từ
2000 – 2012 theo phân loại của Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
(UNCTAD) như sau:
Bảng 3.1. Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu
Các nƣớc đang phát triển có thu nhập
trung bình
Các nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp
Algeria, Bolivia, Brazil, Colombia,
Dominican Republic, Ecuador, Egypt,

Pakistan, Jamaica, Jordan, Morocco,
Panama, Paraguay, Peru, Philippines,
South Africa, Sri Lanka, Thailand, Tunisia.
Bangladesh, Cambodia, Cameroon, Ghana,
India, Mongolia, Mozambique, Nicaragua,
Nigeria, Vietnam.
(Nguồn: World investment report, UNCTAD (2012))
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đo lường mối quan hệ giữa FDI với
các yếu tố: hội nhập tài chính về mặt thể chế
(de jure), GDP, tổng dự trữ, tiêu thụ điện, chi
phí lương, độ mở thương mại, tôi sử dụng
phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Phương
pháp dữ liệu bảng phân tích trong nghiên cứu
gồm các phương pháp sau: phương pháp
Random effects (REM), phương pháp Fixed
effects (FEM), phương pháp Pool OLS,
phương pháp Feasible generalized least square
(FGLS).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ trình
bày thống kê dữ liệu của các biến chính qua
các năm, để thấy được tổng quan của nguồn dữ
liệu.
Tạp chí Đại học Công nghiệp
69
Bảng 4.1. Phân tích mô tả dữ liệu của các nước đang phát triển giai đoạn 2000 - 2012
Biến
Số quan

sát
Trung bình
Trung vị
Độ lệch
chuẩn
Độ nhọn
Độ lệch
LN_FDI
377
20.87126
20.82257
1.585324
3.028569
-0.028653
KAOPEN
377
0.476798
0.409077
0.329547
1.682130
0.486147
LN_GDP
377
24.54637
24.56026
1.499929
2.727464
0.250011
LN_Wgr
377

20.95664
21.28950
1.700396
2.510732
-0.251777
LN_Pc
377
3.207336
3.646599
1.283600
2.477818
-0.744752
LN_Tr
377
22.63467
22.55171
1.671844
2.453009
0.264073
Opn
377
0.770587
0.707300
0.353020
2.534464
0.501079
(Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu với phần mềm Eviews)
Số liệu tính toán dựa trên mẫu gồm 29
quốc gia đang phát triển có thu nhập trung
bình và thấp từ năm 2000 – 2012 với 377 quan

sát. Kết quả cho thấy dữ liệu phân phối khá
đều ở hai bên, chỉ số trung bình và trung vị của
các biến khá gần nhau, giá trị độ lệch của các
biến hầu hết nằm trong khoảng (-1,1); giá trị
độ nhọn của các biến xấp xỉ bằng 3 (giá trị độ
nhọn của phân phối chuẩn) ngoại trừ biến hội
nhập tài chính. Do đó, xét về tổng thể thì hầu
hết các dữ liệu có phân phối gần giống với
phân phối chuẩn.
Kế đến, tôi sẽ xem xét tương quan giữa
đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số hội nhập tài
chính, GDP, lương, tiêu thụ điện, tổng dự trữ,
độ mở thương mại để đưa ra những đánh giá
về số liệu của các biến này dựa trên nguồn dữ
liệu đã thu thập.
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến

Ln_FDI
KAOPEN
Ln_GDP
Ln_PC
Ln_Tr
Ln_Wgr
Opn
Ln_FDI
1.000







KAOPEN
-0.122
1.000





Ln_GDP
0.785
-0.335
1.000




Ln_Pc
0.394
0.240
0.274
1.000



Ln_Tr
0.779
-0.278
0.906

0.350
1.000


Ln_Wgr
0.541
-0.079
0.697
0.252
0.635
1.000

Opn
-0.138
0.215
-0.418
0.196
-0.241
-0.274
1.000
(Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Eviews)
Có thể nhận thấy các cặp biến trong mô
hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8,
ngoại trừ hai cặp biến Ln_Tr với Ln_GDP có
hệ số tương quan là 0.9. Theo kinh nghiệm hệ
số tương quan giữa các cặp biến lớn hơn 0.8
thì có đa cộng tuyến cao, song kinh nghiệm
này là chưa chính xác. Thông thường, nguy cơ
xảy ra đa cộng tuyến cao chỉ khi chỉ số nhân tố
phóng đại VIF lớn hơn 10, tuy nhiên trong bài

này, hệ số nhân tố phóng đại VIF của các biến
trong mô hình đều nhỏ hơn 10 và giá trị VIF
trung bình bằng 3.648.
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
70
Bảng 4.3. Kết quả chỉ số nhân phóng đại VIF của các biến
Biến
VIF
1/VIF
KAOPEN
1.328
0.753
LN_Tr
6.494
0.154
LN_GDP
8.929
0.112
LN_Wgr
2.058
0.486
Opn
1.613
0.62
LN_Pc
1.468
0.681
Mean VIF
3.648


(Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Eviews)
4.2. Kết quả nghiên cứu
Bảng 4.4. Kết quả ước tính theo phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, FGLS
Biến độc lập
Pooled OLS
FEM
REM
FGLS

Coefficients
P -
value
Coefficients
P -
value
Coefficients
P -
value
Coefficients
P -
value
Constant
-2.354
0.025
-11.498
0.007
3.604
0.090
-2.354
0.021

KAOPEN
0.585
0.000
0.482
0.137
0.511
0.051
0.585
0.000
LN_GDP
0.779
0.000
1.191
0.000
0.837
0.000
0.779
0.000
LN_Wgr
-0.061
0.113
-0.000
0.993
-0.033
0.613
-0.061
0.094
LN_Pc
0.097
0.024

0.036
0.624
0.142
0.003
0.097
0.013
LN_Tr
0.187
0.008
0.108
0.351
0.154
0.125
0.187
0.007
Opn
0.708
0.000
0.426
0.107
0.531
0.020
0.708
0.000
Số quan sát
377
377
377
377
R

2
0.691
0.838
0.551
0.691
R
2
điều chỉnh
0.686
0.822
0.544
0.686
F
138.269
52.108
75.942
138.269
Durbin-
Watson
0.751
1.410
1.312
1.251
(Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Eviews)
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định
Kiểm định
Kết quả
Redumdant test
Prob = 0.0000
Wald test

Prob = 0.1069
Hausman Test
Prob = 0.2500
Kiểm định Lagram – Multiplier
LM1 = obs*R-Squared = 18,096 > Chisao = 12,592
(Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Eviews)
Tạp chí Đại học Công nghiệp
71
Đầu tiên, tôi thực hiện hồi quy mô hình
tác động của hội nhập tài chính và các nhân tố
khác đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những
quốc gia đang phát triển bằng phương pháp
pooled OLS. Mô hình pooled OLS giải thích
được 69% sự thay đổi trong FDI chảy vào các
quốc gia đang phát triển (R
2
= 69%). Kết quả
bảng 4.4 cho thấy ngoại trừ biến chi phí lương,
các biến hội nhập tài chính, GDP, tổng dự trữ,
độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng đều có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là 1%
và 5%, tác động cùng chiều lên FDI. Tuy
nhiên, trong ước tính theo mô hình pooled
OLS không phản ánh được tác động sự khác
biệt của mỗi quốc gia. Tác động này có thể là
thể chế chính trị của quốc gia đó, khoảng cách
từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư…Vì vậy,
tôi sử dụng phương pháp FEM để hồi quy
nhằm tách biệt ảnh hưởng của những tác động
này. Mô hình FEM giải thích được 83,8% sự

thay đổi trong FDI chảy vào các quốc gia đang
phát triển (R
2
= 83,8%). Theo kết quả bảng
4.4, chỉ có biến GDP có ý nghĩa thống kê với
mức ý nghĩa 1%, các biến còn lại không có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên hệ số các biến có
dấu giống như kỳ vọng giả thuyết đã đặt ra.
Tiếp theo, tôi dùng F test để kiểm định xem có
tồn tại tác động cố định của mỗi quốc gia trong
mô hình hay không. Rõ ràng, từ bảng 4.5 ta
thấy phương pháp pooled OLS được sử dụng
không thích hợp bởi vì có sự tồn tại cố định ở
mỗi quốc gia (F = 11,068, P-value = 0,000).
Mặc dù tồn tại tác động cố định trong mô hình
cũng không có nghĩa mô hình FEM là mô hình
đúng. Do đó, tôi sẽ ước tính mô hình bằng
cách sử dụng phương pháp REM để kiểm soát
các yếu tố đặc trưng của mỗi quốc gia có khả
năng tác động đến FDI. Tuy nhiên, trước khi
tiến hành ước lượng mô hình theo REM,
chúng ta cần trả lời một câu hỏi quan trọng là
liệu có tồn tại tác động thời gian trong mô hình
hay không? Để thực hiện điều này, đầu tiên,
tôi sẽ thêm biến giả thời gian vào mô hình
nghiên cứu, và tiến hành hồi quy lại mô hình
theo phương pháp tác động cố định FEM
(fixed effects). Sau đó, tôi sẽ kiểm định xem
có cần thiết phải thêm biến giả vào mô hình
hay không? Sau khi tiến hành kiểm định, kết

quả cho thấy, giả thuyết H
0
được chấp nhận (F
= 1.544, P-value = 0.106) nghĩa là ta không
cần thiết phải thêm biến giả vào mô hình ban
đầu. Tiếp theo, tôi thực hiện mô hình hồi quy
tác động của hội nhập tài chính và các nhân tố
khác đến đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng
phương pháp tác động ngẫu nhiên REM
(random effects). Theo đó, các nhân tố như
lương, dự trữ ngoại hối không có ý nghĩa
thống kê, các biến còn lại tác động cùng chiều
lên FDI đúng như kỳ vọng ban đầu đưa ra.
Đồng thời, tôi thực hiện kiểm định Hausman

2
(6) = 7.84, p-value = 0,25), cho thấy mô
hình REM phù hợp hơn FEM trong việc
nghiên cứu nhân tố tác động đến FDI tại các
quốc gia đang phát triển. Tiếp theo, để kiểm
tra liệu có tồn tại của hiện tượng phương sai
sai số thay đổi hay không, tôi sử dụng kiểm
định LM của Breusch & Pagan (1979), kết quả
cho thấy LM1 = obs*R-Squared = 18,096 >
Chisao = 12,592 nên mô hình tồn tại hiện
tượng phương sai sai số thay đổi. Do tồn tại
hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tôi sử
dụng phương pháp FGLS (feasible generalized
least square) để khắc phục hiện tượng này
trong mô hình.

Kết quả ước tính theo phương pháp
FGLS trong bảng 4.4 cho thấy:
Hội nhập tài chính về mặt thể chế (de
jure) được đại diện bởi biến KAOPEN có tác
động cùng chiều lên dòng vốn FDI tại các
quốc gia đang phát triển, hệ số này có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Theo đó, hội nhập
tài chính tăng lên 1% thì dòng vốn FDI chảy
vào sẽ tăng lên 0.58%. Như vậy, nếu một quốc
gia có mức độ tự do hóa tài chính cao hơn
quốc gia khác, dòng vốn chảy vào và ra khỏi
một quốc gia cũng dễ dàng hơn, lượng vốn
FDI sẽ đi vào thị trường của nước đó cũng
thuận lợi hơn. Mặt khác, khi nhân tố KAOPEN
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
72
nằm trong mô hình không lấn át hay loại bỏ sự
hiện diện của các nhân tố khác.
Quy mô thị trường: được đại diện bởi
GDP có tác động cùng chiều lên dòng vốn FDI
tại các quốc gia đang phát triển, hệ số này có ý
nghĩa thống kê tại mức 1%. Theo đó, khi GDP
tăng lên 1% thì dòng vốn FDI chảy vào sẽ tăng
0,779%. Điều này hàm ý rằng, những quốc gia
có quy mô thị trường lớn (GDP cao hơn) sẽ
thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài
nhiều hơn. Kết quả phù hợp với lý thuyết OLI
của Dunning, các nhà đầu tư nước ngoài nhằm
mục đích tìm kiếm thị trường sẽ đầu tư nhiều
hơn vào những nước có quy mô thị trường lớn;

và nó cũng tương đồng với các kết luận trong
bài nghiên cứu thực nghiêm của các tác giả
như Mohamed (2004), Wasseem (2007), Ivar
và Espen (2007), James (2008), (Ludo et al.,
2011), Ab và Mohd (2012), Cem (2013). Do
đó, quy mô thị trường là nhân tố quan trọng
trong thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia
đang phát triển.
Chi phí lao động: có tương quan âm
(nghịch chiều) với lượng vốn FDI đúng như kỳ
vọng. Điều này cho thấy, quốc gia nào có chi
phí lao động thấp sẽ thu hút được lượng vốn
FDI nhiều hơn và ngược lại chi phí lao động
cao sẽ không khuyến khích nhà đầu tư nước
ngoải. Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa thống kê, kết
quả có ý nghĩa thống kê thấp chỉ có ý nghĩa tại
mức 10% nhưng kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của (Ludo et al., 2011) và Ab và
Mohd (2012). Điều này được lý giải như sau:
nhà đầu tư nước ngoài khi tìm kiếm thị trường
đầu tư, ngoài nguồn nhân công rẻ còn xem xét
đến yếu tố chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt
những ngành công nghệ cao, đòi hỏi về lao
động chất lượng tốt để có thể tiếp nhân được
kinh nghiệm quản lý và công nghệ của nước đi
đầu tư.
Cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư:
được đại diện bởi biến tiêu thụ điện bình quân
đầu người mang dấu dương và có ý nghĩa
thống kê tại mức 2%. Khi lượng điện tiêu thụ

bình quân tăng 1% thì FDI sẽ tăng 0,097%.
Mặc dù khá thấp nhưng cũng chứng minh
được rằng các quốc gia có cơ sở hạ tầng được
cải thiện và tốt hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh so
với các nước khác trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài. Cơ sở hạ tầng tốt và phát triển
cũng làm tăng năng suất lao động của đầu tư
và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Ab và Mohd (2012).
Tổng dự trữ: tương tự như kết luận trong
nghiên cứu của Ab và Mohd (2012), tổng dự
trữ có tương quan dương với FDI và có ý
nghĩa thống kê tại mức 1%. Theo đó, khi tổng
dự trữ tăng lên 1% thì FDi chảy vào quốc gia
đó sẽ tăng 0,187%. Tác động của tổng dự trữ
lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy
vào hàm ý rằng nếu quốc gia đó tích lũy càng
nhiều thì càng giúp nó thu hút được nhiều vốn
FDI hơn, bởi khi quốc gia gia tăng tổng dự trữ
sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào khả
năng thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của
nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng
nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của
quốc gia đó. Từ đó, tạo ra môi trường đầu tư
ổn định, một trong những yếu tố quan trọng
trong việc xem xét quyết định đầu tư ra nước
ngoài của các công ty đa quốc gia.
Độ mở thương mại: như đã nêu ở trên,
độ mở thương mại đo lường bằng (xuất khẩu +

nhập khẩu)/GDP*100% cho thấy mức độ mở
cửa nền kinh tế giao thương với nền kinh tế
khác trên thế giới. Độ mở thương mại bằng 0
tương ứng với nền kinh tế đóng cửa, tất yếu sẽ
không có giao thương quốc tế, nghĩa là không
có vốn FDI chảy vào nước đó, không có nhập
khẩu cũng như xuất khẩu. Kết quả mô hình
cho thấy độ mở thương mại có tác động cùng
chiều lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang
phát triển, hệ số này có ý nghĩa thống kê tại
mức 1%, hay nói cách khác khi độ mở thương
mại của quốc gia đó tăng 1% thì FDI sẽ tăng
0,708% . Điều này hàm ý rằng nhà đầu tư
Tạp chí Đại học Công nghiệp
73
nước ngoài rất quan tâm đến độ mở kinh tế của
quốc gia nước chủ nhà khi quyết định nơi đầu
tư tại các quốc gia đang phát triển.
5. KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao công nghệ của
một quốc gia, tạo ra việc làm mới và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Vì lý do này, nhiều nước
đang cố gắng thu hút FDI để thúc đẩy kinh tế
của nước mình, đặc biệt là trong những năm
gần đây khi khủng hoảng tài chính toàn cầu
dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của các nền
kinh tế trên thế giới. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã trở thành một nguồn vốn tài trợ
khá ổn định của khu vực tư nhân tại các nước

đang phát triển. Khi tiến hành đầu tư vào một
quốc gia đang phát triển, ngoài các nhân tố
khác liên quan thì vấn đề hội nhập tài chính tại
quốc gia đó nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, xác định tác
động của hội nhập tài chính và các nhân tố
khác ảnh hưởng đến quyết định của các nhà
đầu tư nước ngoài là một câu hỏi đối với các
nhà lập chính sách tại mỗi quốc gia. Vì vậy, đề
tài đã nghiên cứu vấn đề trên với mẫu 29 nước
đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp
theo phân loại của Unctad trong giai đoạn từ
năm 2000 - 2012. Để thực hiện được điều, này
tôi sử dụng phương pháp FGLS để ước lượng
hồi quy nhằm khắc phục một số nhược điểm
của phương pháp bình phương bé nhất OLS.
Kết quả hồi quy cho thấy, đầu tư trực tiếp
nước ngoài có thể được giải thích tốt bởi các
nhân tố cơ bản của nền kinh tế. Hội nhập tài
chính của một quốc gia về mặt thể chế (de
jure) được đại diện bởi biến KAOPEN tác
động cùng chiều đến thu hút FDI. Quy mô thị
trường được đại diện bởi GDP, tổng dự trữ
ngoại hối, yếu tố cơ sở vật chất được đại diện
bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng
chiều với FDI. Điều này hàm ý rằng những
quốc gia có nền kinh tế hội nhập tài chính về
mặt thể chế (de jure), quy mô thị trường càng
lớn, tích lũy dự trữ càng nhiều cũng như có cơ
sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy các nhà đầu

tư nước ngoài đầu tư vào nước mình nhiều
hơn. Ngoài ra, biến độ mở thương mại có tác
động cùng chiều lên dòng vốn FDI tại các
quốc gia đang phát triển. Điều này cho thấy
các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến độ
mở kinh tế của quốc gia nước chủ nhà khi
quyết định nơi đầu tư tại các quốc gia đang
phát triển. Đồng thời, biến chi phí lao động có
tương quan âm với FDI nhưng chỉ ở mức ý
nghĩa thống kê là 10%, kết quả này phù hợp
với giả thuyết nghiên cứu cũng như một số kết
quả thực nghiệm của Ludo et al., (2011) và Ab
và Mohd (2012). Mặc dù, mức ý nghĩa thống
kê của biến không đạt nhưng phản ánh tình
hình thực tế lực lượng lao động tại các quốc
gia này. Với những kết quả đạt được, nghiên
cứu này bước đầu cung cấp cho các nhà quản
lý mức độ tác động của hội nhập tài chính về
mặt thể chế (de jure) và các nhân tố khác đến
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó có
thể dựa vào sự vận dụng các lý thuyết, kết quả
thực nghiệm và tình hình thực tế để đưa ra
chính sách phù hợp nhất. Những hàm ý nghiên
cứu cho thấy để thu hút được nhiều FDI, các
nước đang phát triển cần đưa ra những chính
sách thông thoáng hơn trong vấn đề hội nhập
tài chính, cũng như gia tăng dự trữ đến mức
hợp lý, cải thiện cơ sở hạ tầng, tích cực tham
gia vào tiến trình tự do hóa toàn cầu, đầu tư
nhiều hơn cho giáo dục nâng cao trình độ, tay

nghề của người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aizenman, J., M. Chinn, and H. Ito, (2007), Assessing the Emerging Global Financial
rchitecture: Measuring the Trilemma’s Configurations over Time, NBER Technical Report
14533, Cambridge: NBER
Tác động của hội nhập tài chính đến thu hút đầu tư…
74
2. Ab Quyoom Khachoo and Mohd Imran Khan (2012), “Determinants of FDI inflows to
developing coutries: a panel data analysis”, MPRA
3. B.Ang, J. (2008), “Determinants of foreign direct investment in Malaysia”, Journal of
Policy Modeling, 30, pp.195-189.
4. Cuyvers, L., Soeng, R., Plasmans, J., and Bulcke, D.V.D. (2011), “Determinants of foreign
direct investment in Cambodia”, Journal of Asian Economics, 22, pp.222-234.
5. Dunning, J. H. (1980), “Towards an Eclectic Theory of International Production: Some
Empirical Tests”, Journal of International Business Studies, Published by: Palgrave
Macmillan Journals, volume 11, No. 1 (Spring - Summer, 1980), pp. 9-31.
6. Dunning, J.H and Sarianna M.Lunda (2008), Multinational Enterprises and Global
Economy (2nd), Edward Elgar Publishing, Inc, 67 – 74.
7. Farrell, R., Gaston, N., and Sturm, J.E. (2004), “Determinants of Japan’s foreign direct
investment:An industry and country panel study, 1984–1998”, Journal of The Japanese
and International Economics,18, pp.161-182.
8. Hymer, S.H. (1960), The international operations of national firms: a study of direct
investment, Ph.D thesis MIT press :Cambridge, MA.
9. Jack Behrman (1972). The role of international companies in Latin American integration
autos and petrochemicals: A supplementary paper of the committee for economic
development, pp.76-74.
10. Karl W. Deutsch and all, Political Community and the North Atlantic Area, Princeton,
N.J., Princeton University Press, 1957; Xem Karl W. Deutsch and all, France, Germany,
and the Western Alliance: A Study of Elite Attitudes on European Integration and World

Politics, New York, Scribner’s, 1967.
11. Karl F. Habermeier et al., (2012), The annual report on exchange arrangements and
exchange restrictions, IMF.
12. Kolstad, I., and Villanger, E. (2008), “Determinants of foreign direct investment in
services”, European Journal of Political Economy, 24, pp.518-533.
13. Mina, W. (2007), “The location determinants of FDI in the GCC countries”, Journal of
Multinational Financial Management,17, pp.336-348.
14. Tintin, C. (2013), “The determinants of foreign direct investment inflows in the Central
and Eastern European Countries: The importance of institutions”, Communist and Post-
Communist Studies, 46, pp.287-298.
15. Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe, Introduction to International Relations:
Power & Justice, Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall, 1986; Carl J.
Friedrich, Trends of Federalism in Theory and Practice, New York, Praeger, 1968.
16. Trần Ngọc Thơ (2001), “Những lợi ích trong quá trình hội nhập tài chính ở các nước đang
phát triển”, Tạp chí Phát triển kinh tế (134).
17. Trần Ngọc Thơ (2006), “Những rủi ro trong quá trình hội nhập tài chính ở các nước đang
phát triển”, Tạp chí Phát triển kinh tế (175).
18. UNCTAD (2012), World Investment Report 2012: Towards a new generation of
investment policies, UNCTAD.
19. Vernon, R. (1966), “International investment and international trade in the product cycle”,
Quarterly Journal of Economics 80:190–207.

×