MỤC LỤC
PHẦN I: NGỌAI TÁC
1. Định nghĩa
2. Phân lọai
PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA GAME ONLINE
1. Thực trạng game online ở Việt Nam hiện nay
2. Sức hút của game online
3. Tác động của game online tới thời gian học tập,kinh tế,sức khỏe của học sinh
phổ thông hiện nay
4. Những nhân tố tác động đến việc chơi game của học sinh phổ thông hiện nay
PHẦN III:GIẢI PHÁP
1
PHẦN I: NGỌAI TÁC
1. ĐỊNH NGHĨA :
Ngoại tác được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây
tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù.
2. PHÂN LỌAI:
A_Dựa theo tính hiệu quả của sự tác động :
Trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các đối tượng tác
động người ta chia làm 2 loại yêu cầu
a/Yếu tố ngoại vi tích cực :
-Là yều tố ngoại vi có tác động tốt đếncác đối tượng chịu tác động .
Ví dụ :ngườinuôi ong tạo ra yếu tố ngoại vi tich cực đến người trồng táo.
b/Yếu tố ngoại vi tiêu cực:
-Là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: người hút thuốc tạo ra yếu tố ngoại vi tiêu cực đối với những người xung
quanh.
-Ngoài ra còn có loại yếu tố ngoại vi liên quan đến việc phân bổ nguồn lực
chung.Người ta gọi đó là yếu tố ngoại vi tiêu cực tác động lẫn nhau., trong đó hoạt
động của mỗi người có tác động xấu đến người khác
Ví dụ: Những người cùng đánh cá chung trong một cái ao.
B_Dựa theo mức độ tác động :
Đứng trên giác độ tác động hoặc là các biện pháp hạn chế hoặc khuyến khích sự tác
động của các yếu tố ngoại vi lên các đối tượng thì người ta có thể chia làm 3 loại
a/ Yếu tố ngoại vi liên quan đến vấn dề sở hữu :
Là yếu tố ngoại vi mà sự xuất hiện của nó, mức độ tác động và các biện pháp hạn chế
hay khuyến khích phụ thuộc vào tính chất hay mức độ sở hữu của chủ thể tạo ra nó.
Ví dụ: Sản lượng người đánh cá trong ao có thể tăng hay giảm đi phụ thuộc vào vấn
đề cái ao đó là của ai? tư nhân hay công cộng? Dĩ nhiên là sản lượng người đánh cá
trong ao nhiều hay ít va vấn đề hạn chế sản lượng ấy hoặc đó là người nào được phụ
thuộc vào tính chất sở hữu của cái ao.
b/ Yếu tố ngoại vi về mặt kỹ thuật :
Tính chất và trình độ về mặt kỹ thuật ,công nghệ trong toàn bộ nền sản xuất xã hội
hoặc trong từng ngành , nghề ,từng sản phẩm cụ thể gây nên những tác động tích cực
đến mặt bằng giá cả nói chung hoặc từng sản phẩm riêng biệt .Đó chính là các yếu tố
ngoại vi tích cực hoặc tiêu cực trên các đối tượng bị tác động . Sự thay đổi về tính
chất và trình độ kỹ thuật ,công nghệ sẽ dẫn đến sự thay dổi về mức độ tác động, cũng
như sự hạn chế khuyến khích các yếu tố ngoại vi.
2
c/ Yếu tố ngoại vi liên quan đến hàng hóa công :
Là yếu tố ngoại vi có tác động đến các đối tượng mà số lượng đối tượng bị tác động
nhiều hay ít không liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến mức độ tác động của nó .
Ví dụ : Buổi chiếu phim ngoài trời gây ra tác động tích cực đến người xem phim,
nhưng số lượng người xem phim nhiều hay ít không tác động (hoặc không đáng kể)
đến sự thỏa mãn về nhu cầu xem phim của tưng người .
PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA GAME ONLINE
1. THỰC TRẠNG GAME ONLINE Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Game online được xem là ngành công nghiệp “không khói” “hot” nhất hiện nay
trong thế giới giải trí trên thế giới. Game không chỉ đơn thuần là hình thức giải tỏa
những căng thẳng trong học tập và làm việc mà nó còn đem lại nhiều lợi ích khác
giữa các bên tham gia, từ nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, các nhà đầu tư
không ngừng mở rộng thị trường tới các nước đang phát triển như Việt Nam.
Như vậy, game online nói riêng và internet nói chung được giới trẻ đặc biệt là
học sinh phổ thông. Độ tuổi này tiếp cận với phương tiện internet và game online
nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập tin học trong nhà trường, ngoài ra
thế giới “mạng”còn cung cấp cho các em một lượng kiến thức bách khoa “ khổng lồ”
để các em giải đáp những băn khoăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích
cực game online và internet còn mạng lại cho học sinh phổ thông hậu quả vô cùng
xấu như chơi nhiều game gây nghiện sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế gia đình,
chất lượng học tập bị sa sút, hành động mang tính bạo lực, sự hình thành nhân cách
trong quá trình xã hội hóa của cá nhân bị ảnh hưởng.
Internet và game online mới xâm nhập vào nước ta khoảng hơn chục năm nhưng
thời kỳ “bùng nổ” và “phát tán” mạnh nhất là trong mấy năm trở lại đây. Trong giai
đoạn này, các loại hình Game online đang bùng nổ trên thị trường một cách mạnh
mẽ. Hàng loạt các loại game ra đời: Đế Chế, MU, Thế giới hoàn mỹ, Thiên long bát
bộ, Audition, Võ lâm truyền kỳ… Game chiếm, game đế chế hay đột kích vẫn gây ưa
thích nhất. Những phiên bản mới nhất luôn được các game thủ tìm tòi, cập nhập liên
tục. Đối tượng các loại game hướng tới chính là giới trẻ nhất là học sinh phổ thông,
sinh viên….Họ là những con người thích phiêu lưu, khám phá điều mới lạ, thích tìm
tòi dù đó chỉ là những thứ trong thế giới ảo.
Năm 2007, theo ước tính của Vinagame có khoảng 4 triệu người chơi game
thường xuyên, khách hàng chủ yếu của hãng là giới trẻ đặc biệt nằm trong độ tuổi từ
12-25 chiếm đa số, các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm sắp tới con số này
sẽ tăng lên gấp 10 lần. Đây được xem như hồi chuông cảnh báo về sự tấn công ồ ạt
của game online trên thị trường hiện nay.
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ chơi game online ngày càng “ trẻ hóa” và tập
trung đông nhất là ở hai thành phố lớn trong cả nước. riêng ở thành phố Hồ Chí Minh
thị trường game hoạt động vô cùng nhộn nhịp, càng gần các trường học, càng xuất
hiện nhiều tiệm internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm
hoạt động suốt 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong
vẫn hoạt động… bình thường), mục đích chủ yếu của các em khi tiếp cận internet là
chơi game online.
3
Phải nói rằng đối tượng “làm ăn” chủ yếu của nhiều tiệm internet là học sinh vì
số lượng này nhiều lại có nhiều thời gian rảnh. Chính tâm lý ham chơi nên các em
thích những trò chơi mới lạ mà nhất là game online. Nhiều em nghiện đến mức trốn
học để chơi dù gia đình có cấm cản. Đến mức gia đình phải “cấm vận” không cho
tiền sợ các em chơi game.
Nhiều gia đình thấy con chơi game ở ngoài cũng sợ nên mua máy về cho con.
Lúc đầu nghĩ rằng con học vi tính để nâng cao kiến thức nhưng các em vẫn dán mắt
vào các trò chơi không biết mệt mỏi. Có em chơi suốt ngày, đêm và thậm chí còn mò
vào các trang web bẩn của người lớn. Nhiều gia đình phải suốt cả ngày canh chừng
con cái vì sợ con của họ hư. Một số phụ huynh đã gắng mua sắm những vật dụng đắt
tiền để hạn chế con cái tụ tập, chơi bời với bạn bè nhưng không mấy tác dụng. Để
khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh và nhà
trường.
2. SỨC HÚT CỦA GAME ONLINE
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo nên một xu thế mới cho người chơi
game, trước đây chỉ là những game chơi trên máy tính một mình (game offline), rồi
đến game offline chơi trên mạng Lan và bây giờ là game online. Đại đa số các game
online đều phát triển trên nội dung hay cách chơi của game offline, vậy lý do nào
khiến số lượng người chơi game online tăng một cách áp đảo so với người chơi game
offline.
a. Đối thủ càng "hóc" càng hấp dẫn
Trước đây, khi chỉ có game offline, người chơi game có một đối thủ duy nhất là
máy tính. Và dù có thông minh đến đâu thì nó vẫn chỉ là một cái máy tính. Người
chơi đã tìm kiếm những game có trí tuệ nhân tạo cao nhưng cũng không thể trở thành
đối thủ của mình. Họ chơi càng lâu thì càng nắm bắt được nhiều yếu điểm của đối
thủ ảo này.
Trong game chiến thuật, máy tính nhanh và liều lĩnh chứ không biết “du kích”,
quấy phá,… Trong game nhập vai, máy tính mạnh và ngây thơ chứ không biết “đánh
và chạy” hay lừa lọc,… Vì vậy, người ta tìm đến game mạng Lan, nhưng rồi những
đối thủ quen thuộc đến mức biết được chiến thuật, cách đánh của đối phương,…
Người chơi luôn tìm kiếm thử thách mới, và game online ra đời. Khi công nghệ đã đủ
sức đáp ứng, người chơi có thể ngồi ở nhà và đối đầu với một người chơi nằm ở góc
nào đó của đất nước hoặc thế giới. Đối thủ đa dạng và có hình hài hơn là cái màn
hình máy tính vô tri trước mặt. Đối thủ tinh vi và phức tạp hơn bất cứ con chip nào,
dù là chip 2 nhân hay 4 nhân. Đối thủ có thể nể phục bạn hoặc cũng có thể coi thường
bạn. Vì đối thủ của bạn là một con người.
b. Tránh được sự cô đơn
Tình trạng này có thể ít xảy ra ở Việt Nam, nhưng cũng không phải là không có.
Khi con người đã cảm thấy lạc lõng ở xã hội thật, thì họ phải tìm đến xã hội mới, và
ở đó họ được làm tất cả những gì họ thích. Đó là game online, một cộng đồng lớn
trong xã hội hiện tại.
4
Có thể họ không biết nhau ngoài đời, nhưng trong game họ tôn trọng nhau, có
thể họ chưa bao giờ nổi bật trong đám đông, nhưng trong game họ có cả hàng chục
hàng trăm, thậm chí hàng vạn người biết họ. Có lúc, tính cộng đồng trên game còn
cao hơn ngoài xã hội, bạn sẽ nhận được lời hỏi thăm khi chỉ 1 ngày vắng mặt, bạn sẽ
nhận nhiều lời chào khi vừa thoáng xuất hiện,… Trước đây, bạn uống cà phê một
mình, sau khi gia nhập cộng đồng game bạn uống cà phê với nhiều người khác. Bình
thường bạn làm việc độc lập, nhưng trong game bạn phải làm việc tập thể,… Đó là lý
do mà cộng đồng game khỏa lấp đi sự cô đơn của một số ít người.
c. Phong trào và trải nghiệm
Khi nhà nhà chơi game, thật khó để "cô đơn" đứng ngoài. Bạn không thể ngồi
trong một cuộc vui của người chơi Đột kích để nói về việc trồng hoa. Bạn không thể
nói về kinh doanh khi xung quanh đang nói về Võ Lâm Truyền Kỳ. Khi bạn trai thao
thao bất tuyệt về bước nhảy của Audition thì bạn phải ngồi im, khi bạn gái nói về
Con Đường Tơ Lụa bạn lại chẳng hiểu gì về nó,… Đó là những lý do thôi thúc bạn
phải tìm hiểu để không bị lạc lõng. Đây là lý do kéo đến số lượng người chơi đông
nhất cho game online. Chơi để biết và chơi để hòa với xu thế chung quanh mình.
3. TÁC ĐỘNG CỦA GAME ONLINE TỚI THỜI GIAN HỌC TẬP, KINH
TẾ, SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY
a. Về sức khỏe và chất lượng học tập
Vì các em còn ở độ tuổi đi học nên việc cần được phát triển đầy đủ về mặt thể
chất lẫn tinh thần là rất quan trọng. Ngoài việc học tập các em còn phải dành thời
gian cho việc vui chơi, giải trí.
Ban đầu khi tiếp cận game online, các em chỉ xem đây như là một trò chơi để
thư giãn sau những giờ học căng thẳng; nhưng khi càng chơi các em thấy “ham”, lôi
cuốn dẫn tới mức độ chơi tăng dần lên khiến quỹ thời gian dành cho việc học tập ít
đi. Khi học sinh đã “nghiện” trò chơi này rồi thì chúng rất khó bỏ và không còn ý
thức được việc học tập là quan trọng nữa.
Đối với con em gia đình khá giả thì các em có điều kiện sử dụng internet ngay
trong gia đình nhưng không có sự giám sát của cha mẹ và học theo cách đối phó.
Đối với những gia đình không có điều kiện sử dụng máy vi tính thì luôn tìm
cách trốn hoặc nói dối cha mẹ để ra quán chơi, khi tan học chúng không về thẳng nhà
mà ghé luôn vào quán net “cày” game quên cả giờ về.
Học sinh chơi game online nhiều sẽ khiến đầu óc không tỉnh táo, lúc nào cũng u
mê trong thế giới ảo tưởng, bản thân thì quên ăn, quên ngủ, quên học vì game. Khi
việc chơi game online đã trở thành một thói quen, nhu cầu không thể thiếu sẽ làm cho
nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng bị xáo trộn. Chúng không có hoặc có rất ít thời
gian tự học ở nhà; khi đến lớp thì ngủ gật, tâm trí mơ màng vì thiếu ngủ, không tập
trung nghe giảng và tâm trí luôn nghĩ tới nhân vật của mình trong thế giới ảo, có
những lúc còn tìm cách trốn học. Có những học sinh trước đây học rất giỏi, siêng
năng, kết quả học tập cao nhưng khi “nghiện” game thì việc học trở nên sa sút.
b. Về mặt kinh tế
5